Cách viết sơ yếu lý lịch cho sinh viên phù hợp nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách viết sơ yếu lý lịch cho sinh viên phù hợp nhất

19/04/2015 12:24 PM
1,635
Để có một bức thư xin việc và CV (sơ yếu lý lịch) hoàn hảo, gây ấn tượng và thuyết phục, bạn phải “bán cái người khác cần mua, bán cái thị trường cần, chứ không nên rao bán cái mình có”.





CÁCH VIẾT SƠ YẾU LÝ LỊCH CHO SINH VIÊN


Đó là nguyên tắc đầu tiên mở màn cho chặng đường xin việc.


Những việc đầu tiên cần thực hiện đó là cần phải tìm hiểu về nhà tuyển dụng, phải biết họ cần gì, họ muốn gì. Những thứ họ cần bạn có không, nếu có, hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.

Đối với nhà tuyển dụng, điều quan trọng là tuyển được người có khả năng phù hợp với công việc. Họ không cần một người bằng cấp đầy mình nhưng lại chẳng ăn nhập gì với công việc cả. Vì vậy, dù bạn có rất nhiều bằng cấp cũng đừng nghĩ rằng cứ liệt kê hết ra là đủ.

Đừng quá phô trương bản thân nhưng phải biết chú trọng vào những điểm mạnh của mình, tránh để lãng phí chúng.

Hồ sơ xin việc thuyết phục

HS xin việc thường bao gồm:

- Đơn xin việc (Cover Letter)
- Sơ yếu lý lịch (Curriculum Vitae /Resumé)
- Bằng cấp - Thư giới thiệu.
- Các tài liệu chứng minh thành tích.

Thư giới thiệu hay còn gọi là Thư tiến cử. Có nhiều cách để bạn có được thư này. Thư này có thể được viết bởi người quản lý bạn trong công ty bạn vừa mới nghỉ việc. Thư tiến cử cũng có thể được viết bởi người cấp trên của của bạn trong công tác Đoàn Hội, hay chính là giáo viên bộ môn mà môn đó bạn học xuất sắc. Thư tiến cử chắc chắn sẽ là một lợi thế của bạn so với các ứng viên khác.

Curriculum Vitae (CV) thuyết phục

Có 4 kiểu CV cơ bản: CV kiểu kỹ năng, CV theo trình tự thời gian, CV theo kiểu chức năng, CV kiểu hình tượng.

Các nội dung chính của một CV:

1. Thông tin cá nhân: Họ và tên, giới tính, năm sinh, địa chỉ liên hệ, email, số điện thoại.

2. Học vấn: Cao học (Đại học), chuyên ngành, năm tốt nghiệp, các khóa ngắn hạn có liên quan. Thành tích nổi bật, cho kèm bằng khen (nếu có).

3. Kinh nghiệm làm việc: Bạn có thể sắp xếp theo nhiều cách: Theo thứ tự từ công việc gần nhất, theo thứ tự kinh nghiệm liên quan quan trọng nhất. Các thành quả đạt được trong công việc. Thêm kinh nghiệm bán thời gian hoặc tình nguyện.

4. Các kỹ năng có liên quan đến công việc:

Khả năng giải quyết vấn đề. Ví dụ: “Tôi đã tham gia đề tài giải quyết vấn đ�� nghỉ học của sinh viên. Tôi đã phỏng vấn một số sinh viên để tìm ra nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để hạn chế sinh viên bỏ học. Kết quả là lượng sinh viên bỏ học đã giảm 20% sau 3 tháng áp dụng”.

Khả năng giao tiếp - kỹ năng thuyết trình. Hãy liệt kê các dịp phát biểu trước công chúng, các bài thuyết trình ở hội thảo. Ví dụ: “Tôi đã từng được mời phát biểu trong kỳ Đại hội Hội Sinh viên TP.HCM năm 2005”.

Khả năng trình bày.

Khả năng quản lý thời gian.

Khả năng quản lý dự án.

Một số kỹ năng ngoài, những sở trường đặc biệt, ít người có.

5. Ngôn ngữ: Ngôn ngữ cần sử dụng súc tích, tránh dài dòng, bóng bẩy hay thái quá, ngoa ngôn.

6. Sở thích, mối quan tâm: Chỉ ghi khi thực sự cần thiết hoặc có liên quan hay mang tính đặc trưng cho nghề nghiệp.

7. Người tham khảo: Là người sẵn sàng chứng thực cho bạn về những khả năng tuyệt vời mà bạn có. Người đó phải sẵn sàng tiếp đón đại diện công ty mà bạn ứng tuyển nếu công ty đó có nhu cầu thẩm tra về bạn. Người tham khảo có thể cũng chính là người viết Thư giới thiệu cho bạn.

Cần nêu rõ chức vụ, họ tên, nơi công tác, số điện thoại và địa chỉ liên lạc của người tham khảo.

Thư xin việc thuyết phục

Thông thường thư xin việc chỉ nên trình bày trong một trang, trong đó bạn phải nêu rõ vị trí dự tuyển, các điểm chính trong CV bạn vừa viết xong, nhấn mạnh các kỹ năng chính có liên quan đến công việc. Làm cách nào công ty có thể liên lạc được với bạn. Một vài lời hứa hẹn chân thành. Bày tỏ mong muốn thật sự được đóng góp cho công ty.

Ngôn ngữ nhẹ nhàng, giản dị, chân thật. Sử dụng câu ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh tuyệt đối việc sai lỗi chính tả và các dấu chấm câu. Chú ý xuống dòng ở những chỗ cần thiết. Trình bày thoáng, đẹp mắt.

Bước cuối cùng là hoàn thiện hồ sơ: Đọc và kiểm tra lại hồ sơ của mình. Nếu có phần mềm kiểm tra chính tả thì càng tốt. Để chắc chắn, bạn có thể nhờ bạn bè kiểm tra hoặc nhân viên tư vấn giúp bạn.

Thông tin cá nhân
Người ta không cần quan tâm bạn sinh ở đâu và bố mẹ bạn làm gì đâu, điều quan trọng là chính bạn. Phần thông tin cá nhân cơ bản chỉ cần ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và số điện thoại liên lạc là đủ. Sếp tuyển dụng chỉ cần biết bấy nhiêu đó để liên lạc với bạn hẹn phỏng vấn mà thôi.

Quan điểm - nguyện vọng nghề nghiệp

Phải nêu rõ ràng và nổi bật công việc bạn thích, phù hợp khả năng, kể cả môi trường làm việc mà bạn yêu cầu. Khi xin vào làm việc tại một công ty hiện đại thì đây là phần ăn điểm vì chúng ta dám yêu cầu, đòi hỏi và hoàn toàn tự tin khi đề nghị công việc cho chính mình.

Khả năng và bằng cấp

Một CV tốt là phải phản ánh được khả năng, sở trường của bạn, kể cả những thành tựu đã đạt được. Viết thật đơn giản, tránh khoa trương nhưng phải đảm bảo chỉ ra được bạn làm được những gì. Bằng cấp thì chỉ nên nêu những bằng có giá trị và có liên quan đến công việc đang xin.

Kinh nghiệm làm việc

Sinh viên Việt Nam hơi thiếu khoản này. Vì vậy, ngay bây giờ phải gấp rút lăn xả vào thực tế, hòng kiếm cái để ghi vào mục này đi nhé. Không cần phải liệt kê tất tần tật những công việc lớn nhỏ mà bạn đã làm qua. Chỉ cần lựa chọn một hai công việc có giá nhất và thành tựu lớn nhất đạt được là đủ.

Hoạt động ngoại khóa

Đây là phần quan trọng không kém, nó thể hiện cá tính và năng lực của bạn. Có thể trình bày cả hobby của bạn trong phần này. Thành tích hoạt động càng nhiều càng có cơ hội việc làm.

Ngày tháng tốt nghiệp đại học: là phần kết thúc cái CV hiện đại của bạn. Đừng che giấu cá tính của mình trong CV. Bây giờ nó không khô khan như trước kia nữa, CV đi tiền trạm cho bạn và nó quyết định tương lai của bạn.(Phần viết địa chỉ liên lạc của ứng viên)


Các bước cơ bản để có được CV tốt.

[​IMG]




Bước 1: Xác định mục tiêu


Mục đích cuối cùng của người tìm việc là một công việc tốt. Hãy bắt đầu bằng việc đưa mục tiêu nghề nghiệp của bạn lên hồ sơ. Mục này phải thể hiện rõ được mục tiêu nghề nghiệp của bạn và khả năng của bạn cho vị trí đó. Dù đây không phải là mục bắt buộc, việc nêu mục tiêu nghề nghiệp cho phép bạn điều chỉnh hồ sơ theo mô tả công việc.



Bạn cần đảm bảo rằng nội dung của mục tiêu hướng tới công ty và công việc bạn đang ứng tuyển. Ví dụ: “Tôi tìm kiếm một vị trí khởi đầu tại một tạp chí cho tôi cơ hội áp dụng các kiến thức tiếng Anh và kinh nghiệm ba năm làm biên tập viên cho tờ báo trường.”


Bước 2: Hãy làm nổi bật năng lực của mình


Phần lớn các công ty muốn ứng viên trình bày kinh nghiệm làm việc của họ theo trình tự ngược, bắt đầu bằng công việc gần đây nhất. Đừng quên đưa thông tin về vị trí công việc, công ty, địa điểm, và thời gian làm việc. Sử dụng các động từ mô tả thành tích và trình bày chi tiết bạn đã tạo ảnh hưởng tốt như thế nào tới công ty. Ví dụ thay vì nói:”Tăng doanh thu khu vực phụ trách lên cao hơn so với mục tiêu của công ty” bạn hãy nói “Tăng doanh thu khu vực phụ trách thêm 25% trong vòng sáu tháng, vượt chỉ tiêu ban đầu là 15%”, như thế sẽ gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.
Nếu bạn đã không đi làm trong một thời gian hoặc đang muốn chuyển nghề, hãy sử dụng mẫu hồ sơ theo chức năng công việc thay vì theo trình tự công việc đã làm.


Bước 3: Loại bỏ các thông tin thừa


Đừng làm kiệt sức người đọc bằng những thông tin không liên quan tới công việc. Ví dụ, nếu bạn đang làm một công việc về tài chính và là fan hâm mộ xiếc, chẳng có lý do gì để bạn kể về sở thích đu dây của mình. Hoặc nếu bạn muốn nêu một kỹ năng đặc biệt chưa nhắc đến trong mục quá trình công việc, như khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm Microsoft, hãy liệt kê các khóa học bạn đã tham gia và các bằng cấp bạn đã nhận. Đừng đưa vào các sở thích cá nhân không liên quan tới công việc.


Bước 4: Đừng quên bước gút cuối cùng


Sau khi viết xong hồ sơ, bạn nên kiểm tra lại lần cuối ngữ pháp, dấu chấm câu, chính tả và lỗi đánh máy. Định dạng hồ sơ sao cho chúng trông dễ đọc và bắt mắt. Chỉ sử dụng font in đậm cho tên các mục, tên công ty và chức danh công việc, chừa đủ khoảng trống để phần trình bày không bị dày đặc chữ.



Nếu bạn nộp hồ sơ qua email, chuẩn bị file dưới dạng văn bản thuần túy để có thể đọc được trên mọi hệ thống máy tính. Không dùng các định dạng màu mè như gạch chân, in đậm và thay các dấu đầu dòng bằng hoa thị hay gạch đầu dòng.


Bước 5: Nhờ người khác kiểm tra hộ


Trước khi nộp hồ sơ, đưa cho bạn bè hoặc chuyên gia trong lĩnh vực xem qua và hỏi xem nó đã nhấn mạnh được các kinh nghiệm và kỹ năng của bạn chưa. Người ngoài có thể dễ dàng phát hiện những lỗi mà bạn đã bỏ qua.


Viết hồ sơ là một thách thức, nhưng đừng để nó đè nặng lên vai bạn. Hãy chia nhỏ ra thành từng bước, bỏ thời gian và tập trung công sức cho mỗi bước. Chỉ cần một chút nỗ lực và ý chí, bạn có thể tăng cơ hội nhận được công việc bạn hằng mong muốn.


Những điểm cần lưu ý khi viết Sơ yếu lý lịch


Khi nhà tuyển dụng và bạn chưa gặp nhau, sơ yếu lý lịch chính là cơ hội duy nhất và hữu hiệu nhất để bạn “tiếp thị” hình ảnh của mình đến với họ. Vậy làm thế nào để CV của bạn có thể dễ dàng lọt vào “mắt xanh” của các nhà tuyển dụng?
Dưới đây là một số lưu ý nhỏ để có được một bản sơ yếu lí lịch ấn tượng đối với nhà tuyển dụng:

1. Hãy viết một bản Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu và phù hợp với nhà tuyển dụng
Tờ sơ yếu lý lịch thường được xem xét đầu tiên bởi nhà tuyển dụng khi nhận hồ sơ của một người xin việc. Vì vậy, bạn có được mời đi phỏng vấn hay không phụ thuộc vào việc nhà tuyển dụng có bị bản sơ yếu lý lịch của bạn thu hút hay không. Từ đó, hãy tạo cho mình một bản sơ yếu gọn gàng, khoa học nhất, làm nổi bật được điểm mạnh của bản thân và thực sự sáng tạo. Hãy chứng tỏ rằng bạn là một người đầy nhiệt huyết đối với công ty và vị trí mà họ đang cần.

Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là bạn phải làm thế nào để thể hiện một cách rõ ràng kinh nghiệm làm việc của bản thân, các kỹ năng cũng như hồ sơ cá nhân.

Nếu bạn chưa đọc về điều này thì có thể tham khảo bài viết trước đây:

Cách viết sơ yếu lý lịch (tóm tắt 3 điểm chính)

2. Hãy viết về tất cả kinh nghiệm làm việc của bạn
Bạn hãy ghi tất cả những doanh nghiệp nơi bạn đã có kinh nghiệm làm việc. Nếu bạn là sinh viên, bạn có thể viết về kinh nghiệm làm thêm nhưng nếu bạn đã đi làm chính thức thì về cơ bản, không cần thiết phải ghi những kinh nghiệm làm thêm này.

Trong trường hợp, công ty mà bạn từng làm việc có sự thay đổi về tên, hoặc liên doanh với công ty khác như mua lại và sáp nhập v.v.. thì bạn cũng không cần phải ghi thành 2 mục riêng. Chỉ cần ghi chú sự thay đổi này là đủ.

3. Hãy liệt kê nội dung công việc cũng như một vài thông tin về công ty
Thông thường, khi bạn tham khảo các bản Sơ yếu lý lịch khác, bạn sẽ thấy có rất nhiều người không ghi thông tin về những công ty mà họ đã có kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, điều này cũng là một sự thiếu sót, bạn nên viết thêm một vài thông tin như lĩnh vực hoạt động, quy mô,… của công ty đó.

Ví dụ về cách ghi nội dung công việc:
* Nội dung công việc:
Công ty cổ phần XYZ
Số lượng nhân viên: 50 người
Vốn đầu tư: 1 tỉ VND
Doanh thu: không công khai
Hình thức: nhân viên chính thức
Chức vụ: trưởng phòng

Nội dung công việc:
- Buôn bán bất động sản, quản lý bất động sản, cho vay bất động sản.
- Tư vấn bất động sản và nghiệp vụ đại lý bảo hiểm tổn thất.

4. Hãy viết tóm tắt những kinh nghiệm làm việc của bạn
Để nhà tuyển dụng có thể hiểu và nắm bắt được kinh nghiệm làm việc của bạn nhanh nhất, hãy ghi lại một cách tóm tắt những công việc bạn đã làm đối với mỗi nơi mà bạn đã từng làm việc. Trong trường hợp thăng chức hay có sự di chuyển về nhân sự, bạn hãy kết hợp lại để ghi.

Ví dụ về việc ghi tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
* Tóm tắt kinh nghiệm làm việc:
Loại công việc: Nhân sự

Tóm tắt kinh nghiệm làm việc: Được tuyển dụng vào công ty ngay sau khi ra trường và phụ trách về mặt nhân sự nói chung. Sau 3 năm, thăng chức lên trưởng phòng nhân sự, phụ trách, quản lý 3 nhân viên cấp dưới và thực hiện nhiệm vụ xây dựng chế độ nhân sự.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Nhà tuyển dụng trông đợi gì khi xem CV của bạn?



 Cũng như hầu hết các ứng viên , bạn muốn biết quá trình tuyển dụng của các công ty như thế nào? Bạn thắc mắc nhà tuyển dụng nghĩ gì khi đọc hồ sơ của bạn? Tại sao họ lại chọn hoặc bỏ nó? Thông thường khi xem một bộ hồ sơ xin việc , nhà tuyển dụng sẽ để ý đến những điểm sau....

1. Hồ sơ của bạn đã phù hợp với yêu cầu chưa?

Đó thực sự là câu hỏi dễ trả lời đối với bất kỳ ứng viên nào chỉ cần bạn chú ý một chút. Ví dụ, nếu một công ty đang tìm kiếm một lập trình viên máy tính chắc chắn sẽ không mời bạn phỏng vấn khi hồ sơ của bạn cho thấy bạn học chuyên ngành nhân sự . Hoặc một công ty cần tuyển một nhân viên có kinh nghiệm nhưng đọc hồ sơ họ thấy bạn là sinh viên mới ra trường và chưa từng trải qua một việc làm thêm nào thời sinh viên.

Mọi yêu cầu trong quảng cáo tuyển dụng dù nhỏ đến đâu cũng ảnh hưởng đến việc hồ sơ của bạn bị bỏ lại đằng sau. Vì vậy trước khi viết hồ sơ xin việc cho bất kỳ vị trí nào bạn cần xem rõ yêu cầu về kỹ năng và bằng cấp của họ sau đó so sánh với những điều bạn có. Điều này sẽ giúp bạn viết một hồ sơ với những thông tin nhà tuyển dụng cần chứ không phải viết một hồ sơ với những thông tin đẹp. Đặc biệt bạn cần tránh viết duy nhất một hồ sơ nhưng lại gửi cho nhiều công ty khác nhau.

2. Hồ sơ đó có chứng tỏ bạn có thể làm việc lâu dài không?


[​IMG]

Việc tuyển dụng nhân viên mới luôn tốn thời gian, tiền bạc của các công ty. Bởi vì chi phí tốn kém như vậy nên nhà tuyển dụng muốn tìm kiếm những ứng viên có ý định làm việc lâu dài, có những kế hoạch phát triển chiến lược trong công việc chứ không muốn nhận một nhân viên chỉ tìm việc làm một thời gian. Họ sẽ tìm những bằng chứng trong hồ sơ của bạn có thể cho họ thấy bạn không phải người hay nhảy việc.


Nếu bạn không phải là người hay nhảy việc hãy chú trọng đến thời gian bạn từng làm ở những công ty cũ khi viết hồ sơ . Ví dụ: “Làm trợ lý giám đốc công ty A: 3 năm”.

Nếu bạn là người thích thay đổi, bạn đổi công việc mỗi năm một lần thì trong hồ sơ bạn nên tập trung vào tính chất công việc bạn từng làm. Ngoài ra bạn cần tự trả lời trước một vài câu hỏi như “Tại sao bạn lại bỏ công việc trước đây?” vì nhà tuyển dụng có thể hỏi bạn khi đi phỏng vấn.

3. Bạn có phải là ứng viên số 1 cho vị trí đó?

Bạn thử tưởng tượng xem khi bạn muốn thuyết phục ai đó mua một sản phẩm chỉ bằng những miêu tả bằng lời của bạn nhưng lại không cho họ nhìn thấy hoặc kiểm tra sản phẩm. Như vậy liệu họ có muốn mua chúng không? Đó cũng chính là thách thức của bạn khi viết hồ sơ xin việc. Chỉ qua vài trang giấy bạn phải làm cho nhà tuyển dụng thấy bạn là người họ đang tìm kiếm trong số hàng trăm hồ sơ này.

Vì thế trong hồ sơ của bạn không được có bất cứ một lỗi nào dù là nhỏ như lỗi chính tả, đánh máy,… Họ không có thời gian kiểm tra lại chúng và hơn thế họ còn đánh giá bạn là người không cẩn trọng khi làm việc. Ngoài ra bạn cần trình bày chúng có trật tự, dễ đọc và dễ ghi nhớ.

Trước khi bạn định gửi hồ sơ đi hãy nhờ bạn bè hay người thân đọc qua hồ sơ của bạn rồi hỏi họ những câu hỏi như “Họ có nhớ được bạn có những kinh nghiệm gì? Với những kinh nghiệm đó bạn có phù hợp với công việc bạn định xin tuyển không? Họ có nhớ mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì không?...” Nếu họ trả lời được thì bạn đã thành công còn nếu họ không trả lời được những câu hỏi đó bạn cần xem lại lần nữa hồ sơ đó.


Những mẫu sơ yếu lý lịch thường gặp

Office Workers with Question Mark Placards

1. Bản lý lịch viết theo trình tự thời gian

Đối với những người ứng tuyển vào vị trí quản lý và tuyển dụng lao động, đây là loại lý lịch được ưa dùng nhất. Ở phía trên cùng của bản lý lịch là mục đích nghề nghiệp hoặc là phần tóm tắt nghề nghiệp. Tiếp theo, một danh sách chi tiết các công việc mà người ứng tuyển đã làm, bắt đầu bằng công việc gần đây nhất. Với mỗi chức vụ được nêu ra, những thành tựu và nhiệm vụ nên được trình bày một cách ngắn gọn.

Một bản lý lịch viết theo trình tự thời gian thường bắt đầu bằng danh sách những công việc mà bạn đã từng làm, trong đó những công việc bạn làm gần đây nhất sẽ được đưa lên đầu tiên. Tất cả các công việc sẽ được sắp xếp theo thứ tự thời gian, công việc bạn đang làm hoặc làm gần đây nhất sẽ được đề cập đầu tiên. Bản lý lịch theo trình tự thời gian sẽ giành được sự ưu ái của người tuyển dụng bởi vì họ sẽ dễ dàng biết được các công việc trước đây của bạn, bạn đã làm gì và bạn làm công việc đó vào lúc nào.

2. Bản lý lịch trình bày khả năng

Một bản lý lịch đề cập đến khả năng thì sẽ không theo trình tự thời gian mà sẽ tập trung vào những kỹ năng và khả năng mà bạn sẽ đạt được trong thời gian bạn làm việc. Kiểu lý lịch này cho nhà tuyển dụng thấy bạn có thể làm được gì hơn là bạn đã làm gì.

Bản lý lịch trình bày khả năng liệt kê những kỹ năng và kinh nghiệm nhưng không quá tập trung vào trình tự thời gian của các công việc mà bạn làm. Những người mà thay đổi công việc liên tục hay có thời gian nghỉ việc sẽ thích kiểu lý lịch này hơn.

3. Bản lý lịch kết hợp

Mỗi người thích một kiểu lý lịch, và không có kiểu lý lịch cụ thể nào hoàn hảo cho tất cả mọi người. Đó là lý do tại sao kiểu lý lịch kết hợp là sự lựa chọn tuyệt vời nhất.

Trong bản lý lịch kết hợp, khả năng và kinh nghiệm của bạn sẽ được đề cập tới đầu tiên. Tiếp theo sẽ là thứ tự công việc của bạn. Đối với kiểu lý lịch này, khả năng và kỹ năng phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển nên được nhấn mạnh sao cho thật nổi bật, sau đó là danh sách các công việc theo trình tự thời gian, và công việc bạn làm gần đây nhất sẽ được đề cập tới đầu tiên.

4. Bản lý lịch có mục đích

Một bản lý lịch có mục đích có thể giống một trong ba kiểu trên; điểm khác biệt duy nhất là nó được viết cho một công ty hoặc một vị trí cụ thể. Bản lý lịch có mục đích được sử dụng trong trường hợp ai đó mời bạn một công việc cụ thể hoặc bạn tìm được thông qua quảng cáo hoặc bản tin tìm việc.

Hầu hết các nhà tuyển dụng thường không thích kiểu lý lịch này bởi vì họ rất khó để tìm ra những gì mà bạn đã từng làm với mỗi công việc.

5. Bản lý lịch chuyên môn

Khi chúng ta đề cập tới các mẫu và các ví dụ cho bản lý lịch, chúng ta đã từng đề cập tới một bản lý lịch chuyên môn sẽ được viết như thế nào. Khi chúng ta nói về kiểu lý lịch chuyên môn, có hai vấn đề chúng ta nên đưa vào. Thứ nhất, bản lý lịch của bạn được viết theo cách chuyên nghiệp và hình thức. Thứ hai, trong bản lý lịch phải bao gồm các thông tin mà một chuyên gia sẽ muốn đưa vào trong bản lý lịch của họ.

6. Bản lý lịch mới tốt nghiệp

Bản lý lịch của những người mới tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nhằm nêu ra những khả năng và tiềm năng của họ. Những khả năng mà những người mới ra trường có được rất khác với khả năng của những ứng viên khác. Về cơ bản mà nói, họ thiếu hoặc chưa có kinh nghiệm, đơn giản chỉ vì họ vừa mới tốt nghiệp.

Điều đó lý giải vì sao những người mới tốt nghiệp phải chú trọng trình bày khả năng, kiến thức, khả năng hoàn thành công việc, phẩm chất của họ là gì, họ sẽ có những trách nhiệm nào, hoặc họ đã làm được những công việc hay chuyến đi tình nguyện nào, họ có khả năng sử dụng ngoại ngữ hay không.

7. Bản lý lịch dành cho ủy viên quản trị

Các ủy viên ban quản trị, những người có vị trí cao, thường dùng kiểu lý lịch này. Nó sẽ bao gồm những thành tích mà ứng viên đã dạt được với cương vị là người lãnh đạo của một công ty hay ban ngành nào đó, ví dụ như vậy, khả năng lãnh đạo của họ, họ dã phát triển và thực hiện các dự án, tận dụng khả năng và sự thúc đẩy của một nhóm, đưa ra giải pháp cho tình huống như thế nào. Tóm lại, bản lý lịch quản trị nhấn mạnh khả mà họ có và những khả năng mà tổ chức yêu cầu.

8. Sơ yếu lý lịch

Một bản sơ yếu lý lịch thực sự là một tài liệu mang tính hình thức hay một bản kê khai những gì mà bạn đạt được hay tích lũy được. Một bản sơ yếu lý lịch thường gồm bốn cho tới tám trang. Kiểu lý lịch này thường được những người muốn học khóa học tiến sỹ sử dụng, tức là dùng trong những trường hợp cần bằng cấp cao hơn,cần nghiên cứu, làm các công việc xuất bản, tính chuyên nghiệp và sự thừa nhận được đánh giá cao.

Các học viện thường có xu hướng thích kiểu lý lịch này, và nó thương được biết tới với tên gọi là CV hơn là Resume. Rất nhiều người nghĩ rằng không có một tiêu chuẩn hình thức nào khi viết CV, tuy nhiên người tuyển dụng vẫn thích tìm ra những thông tin cơ bản và đặt hi vọng vào nó khi đọc lý lịch. Bạn nên bổ sung những yếu tố cần thiết và các thông tin liên quan vào trong CV của bạn.



Viết sơ yếu lý lịch ấn tượng không khó như bạn nghĩ
Cách viết sơ yếu lý lịch bằng tay tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng
Cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường
Công việc sau khi ra trường -
Cách viết sơ yếu lý lịch bằng tiếng anh chuẩn mực
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Các câu hỏi pỏng vấn thường gặp



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý