Mẹo vặt chữa bệnh khản tiếng nhanh chóng, an toàn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Mẹo vặt chữa bệnh khản tiếng nhanh chóng, an toàn

19/04/2015 12:24 PM
5,951

Mẹo vặt chữa bệnh khản tiếng nhanh chóng, an toàn. Khản tiếng, mất tiếng do viêm thanh quản ảnh hưởng nhiều tới giao tiếp của người bệnh. Một giải pháp có khả năng mang lại hiệu quả cao đơn giản và an toàn là sử dụng các bài thuốc từ y học cổ truyền.

Kết quả hình ảnh cho Mẹo vặt chữa bệnh khản tiếng


Viêm thanh quản thường gặp ở những người làm công việc phải nói nhiều, nói to (giáo viên, ca sĩ, phát thanh viên…), người làm việc trong môi trường ô nhiễm, khói bụi… Bệnh gây khản tiếng kéo dài khiến việc nói nhiều làm bạn chóng mệt, thậm chí mất tiếng.
 

Điều trị bệnh tắt tiếng

http://www.hervietnam.com/images/stories/thanh%20quan.jpg

Bạn thức dậy vào một buổi sáng. Như thường lệ, bạn bước vào phòng tắm để rửa mặt, chuẩn bị đi làm. Vợ bạn đang loay hoay trong nhà bếp, có lẽ đang chuẩn bị món điểm tâm cho hai vợ chồng. Từ phòng tắm, bạn gọi với ra: "Em ơi, pha giùm anh ly cà phê!". Kỳ lạ chưa, bạn chợt nhận ra rằng tiếng nói không còn thuộc về mình nữa. Chỉ có những tiếng khò khè trong cổ họng. Bạn tằng hắng và thử lại một lần nữa, chẳng có gì khá hơn. Bạn biết mình đã bị tắt tiếng. Nói theo y học, bạn bị nhiễm trùng bộ phận phát âm.
Bộ phận giúp bạn phát ra tiếng nói nằm ở cổ họng, chúng ta thường gọi đùa là trái táo của ông Adam. Ở cổ họng đàn bà, bộ phận này không lồi ra như với đàn ông, vì vậy tiếng nói của họ thanh hơn. Phía dưới bộ phận phát âm này có hai màng rung giống như lưỡi gà của một cây kèn, giúp chúng ta phát ra tiếng nói khi hơi được đẩy từ phổi lên miệng.

Chỉ cần một thay đổi rất nhỏ ở màng rung này là tiếng nói nghe khác hẳn. Thay đổi này có thể tạo ra do một lần la hét quá to, do nhiễm trùng của bộ máy hô hấp, do chứng dị ứng khi thời tiết thay đổi, hoặc chỉ đơn giản vì không khí quá khô khan. Tất cả các lý do này đều có thể tạo sự thay đổi từ nhẹ (như khan tiếng), đến nặng (như tắt tiếng), thậm chí đến mức nguy hiểm khi sự khan tiếng hay tắt tiếng này đi kèm theo cảm giác đau đớn ở cổ họng mỗi khi bạn nuốt nước miếng.

Bạn nên khám bác sĩ khi triệu chứng tắt tiếng kéo dài hơn 5 ngày, hoặc nghe có tiếng khò khè trong cổ họng khi hít thở, hoặc khạc ra máu... Đó là dấu hiệu chứng tỏ tình trạng nhiễm trùng cổ họng đã rất nặng, hoặc có thể bạn bị nổi mụn trong cổ họng. Sự nhiễm trùng hay nổi mụt này có thể làm phần trên của bộ phát âm sưng to, dẫn đến sự tắc nghẽn của đường không khí vào phổi.
Trước khi bệnh kéo dài đến 5 ngày, bạn có thể dùng những phương pháp dưới đây (trong đa số trường hợp, các phương pháp này có thể giúp bạn lấy lại tiếng nói không mấy khó khăn).

Đừng nói chuyện
Việc nói chuyện, hơn bất cứ lý do nào khác, làm triệu chứng tắt tiếng lâu khỏi hơn, vì các màng rung trong cổ họng cứ phải hoạt động nhiều mà không có dịp nghỉ ngơi để bình phục.
Ngay cả việc thì thầm rất nhỏ cũng gây hại. Theo bác sĩ George tại bệnh viện Boston (Mỹ), khi chúng ta thì thầm bằng tiếng gió, các màng rung trong cổ họng lại dao động mãnh liệt không kém gì khi chúng ta hét thật to.

Giữ cho cổ họng không bị khô
Không khí quá khô thường là nguyên nhân của đa số trường hợp mất tiếng. Bạn có để ý rằng tiếng nói của mình hơi bị khàn đi sau một buổi đi picnic ngoài trời không, nhất là khi bạn đi về miền núi trong khi thời tiết khô?
Không khí khô thường làm khô màng rung trong cổ họng cũng như lớp đờm bảo vệ quanh nó. Khi bị khô, lớp đờm này lại trở thành một chất rất dính, càng làm sự phát âm bị cản trở nhiều hơn.
Để tránh làm cổ họng bị khô, bạn có thể dùng những cách dưới đây:
- Hãy thở bằng mũi: Không khí đi vào bằng đường mũi sẽ phải qua nhiều ngõ ngách ẩm ướt trước khi vào đến cổ họng, và những ngõ ngách ẩm ướt này làm cho không khí bớt khô đi.
- Đừng hút thuốc trong lúc bị tắt tiếng: Khói thuốc là nguyên nhân đứng đầu trong các nguyên nhân làm cổ họng bị khô.
- Uống nhiều nước (chừng 10 ly mỗi ngày): Việc này có thể giúp cho cổ họng giữ ẩm nhiều hơn. Nên uống nước lạnh hoặc nước trái cây. Nước trà quá đậm và các loại rượu có thể làm cổ họng có cảm giác khô hơn.
- Ngậm kẹo ho: Các loại kẹo này thường có thể giúp giữ ẩm ướt trong cổ họng. Nên dùng loại có mùi trái cây, tránh loại the có bạc hà hay mùi cay (mint).
- Đừng uống thuốc aspirin: Nếu bạn vì hét quá lớn mà bị khan tiếng, thuốc này có thể gây phản ứng phụ cho cổ họng và làm bệnh lâu lành hơn. Các thuốc làm dịu đau có chất acetaminophen (như thuốc Tylenol) đỡ hại hơn aspirin.
Nhìn chung, chỉ với 2 việc là nói ít và giữ cho cổ họng đừng bị khô, bạn đã có thể chữa bệnh tắt tiếng của mình trong vài ngày. Nên khám bác sĩ khi những phương pháp trên không làm giảm được bệnh tắt tiếng của bạn.

Hình ảnh có liên quan

Mẹo vặt chữa khàn tiếng hiệu quả

Để điều trị bệnh viêm thanh quản và các triệu chứng khản tiếng, mất tiếng, bên cạnh những phương pháp hiện đại, bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc theo y học cổ truyền như:

- Lấy 100g giá đậu xanh sống, rửa sạch cho vào bát, bóp nát giá, sau đó đổ một lượng nước sôi vào bát, đậy nắp trong 15 phút rồi lọc lấy nước, uống từ 2 – 3 lần/ ngày.

- Lấy một lượng củ cải tươi vừa, bỏ vỏ, giã nhuyễn, vắt lấy nước, pha với một ít nước gừng tươi, uống hàng ngày.

Đặc biệt, vị thuốc quý từ thân rễ cây rẻ quạt (xạ can) cũng được dùng để chữa các bệnh về họng, ho nhiều đờm, khản tiếng. Người bệnh có thể dùng 3g – 6g rễ cây rẻ quạt mỗi ngày dưới dạng thuốc sắc uống.

Ngày nay, để bệnh nhân có thể sử dụng thuận tiện hơn, rẻ quạt đã được dùng làm thành phần chính và phối hợp với các dược liệu quý khác như: bán biên liên, bồ công anh, sói rừng… và bào chế dưới dạng viên nén, tiện dụng mang tên thực phẩm chức năng Tiêu Khiết Thanh. Sản phẩm này giúp giảm triệu chứng sốt, đau họng, khản tiếng, mất tiếng, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm thanh quản, ngăn chặn bệnh tái phát. Tiêu Khiết Khanh ra đời đã đi đầu trong sự lựa chọn cho các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ, được đông đảo bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.

Để đạt được kết quả hỗ trợ điều trị bệnh viêm thanh quản tốt nhất, bên cạnh việc duy trì uống Tiêu Khiết Thanh hàng ngày, bệnh nhân cần kiêng nói, không hút thuốc lá, nên uống đủ nước…
 

Gừng, chanh, muối

Là một sự kết hợp khá tốt để giảm thiểu những gì có thể ảnh hưởng tới cổ họng, giúp làm dịu sự ngứa rát ở cổ họng của bạn.

Bạn có thể tự pha nước gừng để uống như nước trái cây, sau đó nhớ thêm chanh và muối vào cốc nước gừng vừa pha nhé.


Mật ong, dầu ô liu, chanh

Để chống lại tình trạng khản tiếng, bạn có thể trộn 2 muỗng canh mật ong, 1 muỗng canh dầu ô liu và nước chanh.

Bạn nên uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 3 lần/ ngày và uống liên tiếp 3-4 ngày sẽ điều trị hữu hiệu sự khản tiếng.

Trà, chanh và muối

Sự phối hợp này là thực tế điều trị tốt nhất cho những gì ảnh hưởng tới cổ họng và nhanh chóng làm dịu cổ họng của bạn. Chúng cũng có thể điều trị sự khản tiếng hay đau họng.

Rót một cốc trà đầy, đổ nước cốt chanh và 02 muỗng canh muối vào khuấy đều. Sau đó sử dụng hỗn hợp này để súc miệng mỗi ngày nhiều lần.

Khàn tiếng không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn mà nó còn làm cho bạn cảm thấy khó chịu, bực bội. Đặc biệt là khi thời tiết giao mùa bạn rất dễ bị khàn tiếng, dưới đây là một số bài thuốc trị khàn tiếng hiệu quả.

Khàn tiếng hay mất tiếng thường xảy ra ở người thường xuyên phải nói nhiều, nói to, nói liên tục như giáo viên, phát thanh viên, dẫn chương trình, cổ động viên, người làm việc trong các môi trường ô nhiễm, hút thuốc lá nhiều.

Khàn tiếng, mất tiếng gây ra những bực bội và nhiều khó chịu. Bên cạnh kháng sinh chống viêm, còn có nhiều loại thức ăn giúp giảm các triệu chứng khàn tiếng.

Nước giá đậu xanh: Lấy 100g giá sống, rửa sạch cho vào tô. Rửa tay sạch, bóp nát giá, sau đó đổ một ít nước sôi vào tô, lượng nước ngang bằng giá. Đậy nắp lại khoảng 15 phút, bỏ xác giá, lọc lấy nước uống. Có thể uống hai - ba lần mỗi ngày.

Quất chưng đường phèn: Cắt hai trái quất (tắc) ra thành các khoanh mỏng, bỏ hạt. Đập nát một cục đường phèn nhỏ cho vào và đem chưng cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội và ngậm quất trong ngày.

Húng cây chưng đường phèn: Dùng 5-10 lá húng cây luôn cả thân, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào tô chưng cách thủy với đường phèn khoảng 20 phút. Để nguội, ngậm lá trong ngày.

Chè đậu xanh nguyên vỏ: Nấu khoảng 50g đậu xanh hạt nguyên vỏ, đậu xanh chín nhừ cho ít đường vào. Ăn trong ngày. Người bị khàn tiếng có thể ăn canh thịt nạc nấu với đậu hủ, lá hẹ hoặc ăn cháo thịt kho với giá sống. Nên hạn chế nói để giúp bệnh sớm hồi phục; tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia; tránh ăn thức ăn chiên xào, chua cay.

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em đã mổ nhân sơ day thanh được 5 tháng rồi mà giọng em vẫn khàn tiếng, bác sĩ hãy giúp em.
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý