Cách giao tiếp của người Anh khiêm nhường, rất thú vị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giao tiếp của người Anh khiêm nhường, rất thú vị

19/04/2015 12:25 PM
4,387

Khi giao tiếp với người khác, người Anh thường quan tâm đến địa vị hoặc tầng lớp, họ là người thẳng thắn nhưng khiêm tốn. Khi giao tiếp với ai đó họ biết rõ, cách giao tiếp của họ có thể suồng sã nhưng vẫn giữ sự khiêm tốn đó.






CÁCH GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI ANH RẤT THÚ VỊ

Phong cách giao tiếp của người Anh

Người nước Anh có một cách pha trộn hết sức thú vị trong cách giao tiếp kết hợp giữa giao tiếp phi ngôn ngữ và giao tiếp trực tiếp. Rất nhiều những doanh nhân lớn tuổi hoặc những người ở tầng lớp trên giao tiếp dựa phần lớn vào những nghi thức đã được công nhận. Hầu hết những người Anh đều là những bậc thầy về sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ và không sử dụng nhiều những từ ngữ mang nhiều tình cảm. Những từ có xu hướng được dùng nhiều nhất là các từ như :có thể, có lẽ, điều đó có thể là…..

Giao tiếp bằng văn bản của người Anh thường phải theo sát những nghi thức. Phần kết thúc thư được viết như nào tùy thuộc vào mối quan hệ của người viết và người đọc. Cách xưng hô trong văn viết thường được sử dụng là chức danh và họ của người nhận thư. Tên của người nhận thường ít được sử dụng trong văn viết trừ khi bạn biết rất rõ người đó.

E-mail ngày càng trở nên phổ biến hơn trong thế giới hiện đại, tuy nhiên phong cách giao tiếp của người Anh vẫn giữ được những nghi lễ của nó, ít nhất là hơn những quốc gia khác trên thế giới. Hầu hết người Anh ít khi dùng tiếng long hay viết tắt trong những tình huống giao tiếp mang tính tôn nghiêm.

van hoa giao tiep 300x154Văn hóa giao tiếp của người Anh


Xây dựng mối quan hệ

Những người Anh khá nghi thức và đôi khi họ thích làm việc với những người hoặc công ty mà họ biết. Tuy nhiên những thế hệ trẻ hơn rất khác; họ không cần phải có những mối quan hệ quá thân thiết trước khi bắt tay và công việc, và cũng không cần một khoảng trung gian để giới thiệu khi làm kinh doanh. Tuy  nhiên, mạng lưới quan hệ chính là chìa khóa để thành công lâu dài trong kinh doanh. Những người Anh sẽ tìm kiếm những mối quan hệ lâu dài với những người kinh doanh cùng họ, và sẽ thận trọng với bạn nếu bạn có vẻ sẽ biến mất khi hoàn thành một bản thỏa thuận nhanh chóng.

Những cuộc gặp trong kinh doanh

Nếu bạn đang muốn thực hiện một kế hoạch kinh doanh với người Anh, hãy chuyển bản kế hoạch đó cho những đồng nghiệp người Anh để nhận được những lời khuyên và sửa chữa kịp thời.
Đúng giờ là yếu tố rất quan trọng trong những buổi gặp mặt kinh doanh. Trong hầu hết các trường hợp, người mà bạn gặp sẽ đến đúng giờ. Những người tại Scotland là những người nổi tiếng về việc tuân thủ giờ giấc. Hãy gọi điện cho đối tác nếu bạn đến muộn hơn dù chỉ 5 phút so với lịch hẹn. Buổi gặp gỡ đó diễn ra như thế nào thường được quyết định bởi thành phần tham gia cuộc họp đó:

  • Nếu tất cả mọi người đều ở vị trí như nhau, thì những quan điểm hay ý kiến được nêu ra một cách thoải mái, tự do.
  • Nếu có người ở vị trí cao hơn thì đó sẽ là người nói chủ yếu trong cuộc gặp đó.

Nói chung, những cuộc gặp theo hình thức này thường khá nghi thức:

  • Những cuộc gặp  này thường có mục đích rõ ràng, và có thể bao gồm cả bản kế hoạch.
  • Sẽ có những cuộc trò chuyện ngắn trước khi chính thức vào cuộc họp.
  • Nếu bạn phải làm một bài thuyết trình , hãy tránh những lời nói mang ý quá khái quát.
  • Giữ ánh mắt và giọng nói tự tin trong suốt quá trình thuyết trình.
  • Chuẩn bị những thông tin và số liệu chính xác vì những người Anh tin vào số liệu hơn là tình cảm.
  • Sau cuộc họp, hãy viết một lá thư tóm tắt lại những điều đã được quyết định trong cuộc họp và chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Cách trò chuyện với người Anh


Bạn đã có cuộc trò chuyện nào thú vị chưa? Người nói chuyện có duyên phải là người nói hay và nghe tốt. Bạn đã có hai tố chất này chưa? Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để trở thành một người nói chuyện có duyên, mời bạn tìm hiểu một số cách dưới đây của người Anh nhé!


1. Tạo cho mình cảm giác thật thoải mái

Bạn phải tự nhiên, tránh dùng những cụm từ biến mình thành người kiêu căng và ngạo mạn.

2. Khám phá sự hài hước trong cuộc sống

Hãy luôn mang bên mình câu nói đùa hay giai thoại có tính chất hài hước. Ngoài tình yêu và sự yêu thương, con người cần có tiếng cười. Tiếng cười là bài tập thể chất và tinh thần quan trọng cho tâm sinh lý con người. Ở đâu có tiếng cười, ở đó có sự thoải mái và hạnh phúc.

3. Biết tán dương

Bạn phải biết khen ngợi người khác. Ví dụ: Cậu mặc cái áo này đẹp lắm!

4. Đưa ra những câu hỏi sâu sắc

Ai cũng thích nói về bản thân cũng như sở thích của họ. Bạn hãy đề cập đến những gì liên quan tới họ. Chẳng hạn như, nếu bạn nhìn thấy ai đó đang cầm quyển sách thì hãy hỏi người đó về cuốn sách đó hoặc những cuốn sách mà anh ta đã đọc.

5. Thực hành nói

Nâng cao các kỹ năng nói có tác dụng giúp bạn đối phó với tất cả các dạng câu hỏi tốt hơn. Chuẩn bị cho các tình huống bất thình lình bằng cách học và thực hành. Nhờ ai đó giúp bạn bằng cách “đóng vai”. Bạn sẽ cảm thấy bớt lo lắng, tự tin hơn và nói chuyện hay hơn nếu biết trước được nên phản ứng như thế nào trong những tình huống cụ thể.

6. Sử dụng những âm lấp khoảng trống

Đây là những âm chúng ta tạo ra khi dừng lại để nghĩ (như “um”, “uh”). Theo như các chuyên gia về giao tiếp, bạn nên ngừng lại còn hơn là thốt ra những âm như thế. Tuy nhiên, trong các cuộc nói chuyện hàng ngày, chúng lại có tác dụng chỉ ra rằng bạn vẫn đang nói để ai đó không ngắt lời bạn.

7. Dùng cử chỉ và ánh mắt

Hãy nhìn vào mắt người nghe khi nói và thể hiện sự chú ý đến họ. Giao tiếp bằng ánh mắt còn thể hiện sự quan tâm, sự ấm áp và sự tin cậy dành cho người nói chuyện với bạn. Mỉm cười là là tín hiệu đầy ma lực, thể hiện sự thân thiện, ấm áp và gần gũi.

Dùng điệu bộ, cử chỉ (như gật đầu) để làm cho cách nói chuyện của bạn thêm sinh động. Đứng thẳng nhưng không cứng nhắc và hướng về phía trước một chút là tư thế thoải mái và giúp bạn có ấn tượng tốt trong mắt người đối diện.

8. Nắm bắt tín hiệu từ người khác

Nếu người đàm thoại với bạn nói bằng những câu ngắn, thì bạn cũng nên phản ứng lại bằng những câu ngắn. Cách nói này không đòi hỏi bạn phải nói quá nhiều hoặc đưa ra những câu trả lời không có hồi kết. Có một cách để biết liệu rằng bạn đang nói quá dài hay không là khi ai đó ngắt lời bạn. Tốt nhất là nên đưa ra những câu trả lời trực tiếp, điều đó chứng tỏ rằng bạn đã lắng nghe câu hỏi.

Hy vọng thông qua bài viết này, các kỹ năng giao tiếp của bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn.

Phép xã giao khi du lịch Anh

 Chỉ còn vài ngày nữa Thế vận hội mùa hè 2012 sẽ chính thức khai mạc ở London, Anh. Bên cạnh việc xem thể thao, trải nghiệm của du khách sẽ trọn vẹn hơn nếu bạn nắm được các phong tục, thói quen trong lối sống của người Anh.

Dưới đây là những điểm đặc trưng nhất:

1. Chào hỏi

Giống như phần lớn các nước trên thế giới, một cái bắt tay chặt, sử dụng tay phải, là hình thức chào hỏi mặt đối mặt thông thường cho hầu hết các tình huống xã hội ở Anh. Cái bắt tay ngắn, chỉ kéo dài một vài giây, và nên đi kèm với giao tiếp trực tiếp bằng mắt. Đừng làm phức tạp việc chào hỏi với các hình thức khác như chạm tay lên lưng, bắt tay bằng hai tay.

2. Giới thiệu

Nếu bạn giới thiệu những người khác, có một vài quy tắc chung cần chú ý. Đàn ông nên được giới thiệu với phụ nữ, người trẻ tuổi hơn nên được giới thiệu với người lớn tuổi. Giới thiệu cá nhân cho nhóm trước và sau đó giới thiệu nhóm cho cá nhân. Không cần đề cập đến họ trừ khi đó là một dịp trang trọng.

3. Quán rượu

Chuyến thăm nước Anh sẽ không thể trọn vẹn nếu bạn không uống chút gì đó ở một quán rượu Anh truyền thống. Đồ uống được mua trực tiếp từ quầy bar - không bao giờ có dịch vụ bàn trừ khi bạn đang ăn, và việc bo tiền là không cần thiết. Đừng chiếm lấy một khoảng không ở quầy bar, chặn đường những người khác. Nếu nhóm của bạn đang uống cùng nhau thì lẽ thường mọi người lần lượt mua đồ uống theo vòng.

4. Xếp hàng

Trong thực tế, chen ngang vào hàng là sai lầm tồi tệ nhất mà người nước ngoài có thể phạm phải, ngay cả dè dặt như người Anh cũng sẽ thấy có lý do chính đáng để chỉ thẳng tay về phía cuối hàng đối với bất kỳ ai nhảy vào hàng. Nếu nghi ngờ, luôn là một ý hay khi bạn hỏi: “Đây có phải cuối hàng không?”.

5. Nói xin lỗi

Đối với nhiều người Anh, xin lỗi là một phản ứng mặc định đối với những điều khó chịu nhỏ của cuộc sống. Phản ứng rất vô lý này sâu ăn sâu trong tâm lý người Anh. Nếu một ai đó xô vào bạn, giẫm lên ngón chân bạn, hoặc làm đổ đồ uống của bạn, lầm bầm nói "xin lỗi" là việc khá thông thường.

6. Tính khiêm tốn

Tính khiêm tốn là một đặc điểm thấm đẫm văn hóa Anh. Người Anh chúa ghét tính khoa trương, lên mặt ta đây, tự đề cao bản thân. Nếu bạn muốn tránh bị hiểu lầm, hãy học cách nói nhẹ, nói bớt khi có thể. Mọi người sẽ ngưỡng mộ sự khiêm tốn của bạn.

7. Xem thể thao

Người Anh nổi tiếng là có ý thức mạnh mẽ về lối chơi công bằng. Dù là người ủng hộ quyết liệt, họ sẽ luôn thể hiện sự đánh giá đúng sức mạnh thể thao của đối thủ. Trong giới hạn của ghế ngồi sân vận động, hãy biết đến những người cùng xem cạnh bạn, đừng che khuất tầm nhìn của họ hoặc làm phiền họ bằng cách nhảy lên, nhảy xuống khi quá khích. La hét, cổ vũ, reo hò quá mức sẽ làm phiền người khác và bị coi là cách cư xử xấu.

8. Taxi

Khi bạn nhìn thấy một taxi bật đèn sáng, tức là nó sẵn sàng chở khách, chỉ cần giơ tay lên và ngả người ra khỏi vỉa hè một chút để thu hút sự chú ý của tài xế taxi. Không được gọi to “taxi” hoặc vẫy tay điên cuồng. Bảo người lái xe nơi bạn đến qua cửa sổ phía trên trước khi ngồi vào ghế sau.

Theo phong cách taxi London, đàn ông nên để phụ nữ vào xe trước và ngồi ghế dài, còn họ nên ngồi ghế gấp nếu cần thiết. Khi đến nơi, ra khỏi xe và trả tiền qua cửa sổ phía trên. Tỉ lệ tiền bo hiện tại là 10% số tiền phải trả.

9. Trà

Người Anh không yêu gì hơn việc thưởng thức một tách trà và nét phong nhã nhẹ nhàng của nghi thức trà Anh được xem như sự phản ánh của đặc tính quốc gia. Nếu người bồi bàn đặt một ấm trà lên bàn mà không rót trà, người ngồi gần ấm trà nhất nên rót cho tất cả mọi người.

Trà nên được rót trước và sữa hoặc đường cho thêm vào sau. Khi bạn đã khuấy trà xong, hãy lấy thìa ra khỏi tách trà và đặt lên đĩa đựng tách. Khi uống trà, giữ tay cầm của tách trà giữa ngón cái và ngón trỏ của bạn. Đừng giơ ngón tay út của bạn trong không khí.

10. Tiền bo

Ở Anh, việc cho tiền bo trong nhà hàng thường “tùy ý”. Kiểm tra hóa đơn của bạn, nếu thấy ghi “Dịch vụ không bao gồm” có nghĩa là thông thường thì nên chi tiền bo 10%. Nếu bạn trả bằng thẻ, bạn thường có thể cho thêm tiền bo trước khi nhập số PIN tài khoản của bạn. Thay vì thế, bạn có thể để lại tiền mặt hoặc một số nơi sẽ tự động tính thêm một tỉ lệ phần trăm tùy ý.

Trong các khách sạn, đưa một khoản tiền thưởng nhỏ (1 hoặc 2 bảng Anh) cho người trực tầng hoặc khuân vác nếu họ mang túi xách vào phòng cho bạn. Người gác cửa nên được cho tiền bo khi bạn trả phòng nếu họ giúp bạn gọi taxi hoặc khuân hành lý. Trong quán bar, nơi bạn ngồi và đồ uống được mang đến bàn cho bạn, hãy bo 10% như bạn làm trong các nhà hàng. Không bo trong quán rượu.


MỜI BẠN  THAM KHẢO THÊM:

 

Những điều cần biết khi giao tiếp với khách nước ngoài

I. Một số cách ứng xử, giao tiếp thông thường trong giao tiếp quốc tế

Mỗi dân tộc có nền văn hóa và đặc điểm riêng của mình. Trong giao tiếp quốc tế, mỗi người ít nhiều đều mang “tính đại diện”cho đất nước, địa phương hay đơn vị mình, do đó mọi lời nói, cử chỉ, hành động đều cần phải cân nhắc kỹ, thận trọng để tránh hiểu lầm. Có những chuyện tưởng chừng như lặt vặt, nhưng nếu ứng xử không thích hợp, có thể để lại ấn tượng không tốt, thiếu hữu nghị, ảnh hưởng đến mục đích chính của cuộc giao tiếp.

Bắt tay

- Tư thế: bình đẳng, nét mặt vui tươi, chìa tay phải và nhìn thẳng vào mặt nhau; không bắt tay chéo, không bắt tay người này mà nhìn người khác, không ngậm thuốc lá, không đút tay trái vào túi quần, không mang găng tay.

- Biểu thị tình cảm đúng mức: giữa nam giới với nhau, nên nắm cả bàn tay, siết chặt, giữ ít lâu. Giữa nam giới và nữ giới thì người phụ nữ có thể chỉ nắm hờ, nam giới không nên siết quá mạnh.

- Thứ tự bắt tay: Chủ nhà giơ tay trước để bắt tay tất cả khách. Người         đứng sau chủ động giơ tay trước để bắt tay khách. Cấp trên, người lớn tuổi chủ động giơ tay trước. Cấp dưới, người trẻ tuổi chỉ khẽ cúi đầu trước để tỏ lòng kính trọng. Nam giới gặp đôi vợ chồng thì bắt tay người vợ trước, người chồng sau.            

Trao danh thiếp




Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp đời thường cùng như trong quan hệ chính thức để tự giới thiệu và làm quen với nhau. Danh thiếp cần chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết, không nên rườm rà, cầu kỳ.

- Cần có thái độ trang trọng khi trao đổi danh thiếp cho nhau, trao nhận bằng hai tay.

- Người cương vị thấp hoặc trẻ tuổi cần trao danh thiếp trước cho người có cương vị cao hơn hoặc nhiều tuổi hơn.

- Khi được trao danh thiếp cần trao đáp lại, nếu không có nên xin lỗi và giải thích lý do.

- Chú ý khi nhận danh thiếp của khách, không nên bỏ túi ngay, cần đọc và hỏi cách phát âm tên của khách cho đúng (để chứng tỏ sự quan tâm). 

 Cách xưng hô

- Phải gọi đúng tên họ, địa vị xã hội của khách. Phải nhớ tên khách, tránh gọi “trổng”. Khi giới thiệu chính thức cần kèm theo hàm, vị. Chỗ thân tình có thể gọi nhau bằng tên riêng. Đối với những người mới gặp nhau lần đầu thì gọi bằng ông, bà, cô (Mr/Mrs/Miss). Trường hợp không chắc một phụ nữ có chồng hay không thì gọi bằng Ms. 

 Giao tiếp bằng lời nói

- Ăn nói lịch sự, không khúm núm, không tự cao. “Cảm ơn”, “xin phép”, “xin lỗi” là những lời nói không bao giờ thừa.  Nói vừa nghe, khen chê phải thích hợp. Không nên nói nhiều về mình nếu không được yêu cầu. Không nên chủ động hỏi đời tư của khách, nhất là đối với phụ nữ (tuổi tác, hôn nhân, gia đình, lương bổng, doanh thu…)

Giao tiếp bằng cử chỉ

a. Nét mặt và đôi mắt

Nét mặt :

- Nét mặt bao giờ cũng nên vui tươi ngay cả trong trường hợp mình có chuyện riêng đáng buồn hoặc có chuyện gì không hài lòng về khách.

- Nên cười đúng chỗ, đúng lúc, đúng mức khi có chuyện thật sự đáng cười;

- Nét mặt tỏ ra thông cảm trước mọi khó khăn của khách mà mình biết được.

  Đôi mắt




Còn được gọi là “cửa sổ tâm hồn”, có thể giúp các bên đối tác nhìn sâu vào phía trong tâm hồn, những suy nghĩ của nhau:

- Khi nói, nên thỉnh thoảng nhìn vào mặt người nghe để thăm dò phản ứng đối với vấn đề mình đang nói, tránh gầm mặt xuống đất, xuống bàn hoặc ngó nơi khác;

- Đối với những vấn đề tế nhị, nhạy cảm, tránh nhìn chằm chằm vào mặt người nghe làm họ ái ngại, mất tự nhiên;

- Khi cần khống chế và tác động vào đối phương thì cần nhìn thẳng vào mắt họ.

b. Cử chỉ của tay, chân

- Tay: Khi nói cần có điệu bộ thích hợp để thêm phần sinh động và linh hoạt, tuy nhiên, cũng không nên có quá nhiều điệu bộ. Việc dùng ngón tay trỏ chỉ thẳng vào mặt người nghe là điều hết sức mất lịch sự. Cần tránh những cử chỉ như: nhổ râu, thọc tay vào mũi, ngoáy tai… khi nói chuyện với khách

- Chân: Dáng đi khoan thai, đừng đi chân “chữ bát”, tay cà bơi, trông khó coi, mất tư thế. Khi ngồi không rung đùi. Không đứng chàng hảng hoặc hai tay chống nạnh khi nói chuyện.

II. Một số lưu ý trong giao tiếp với khách nước ngoài





- Thái độ của chúng ta khi tiếp xúc với người nước ngoài cần chân thành, tự nhiên, không khách khí, nhưng cũng nên tránh tùy tiện, xuề xòa để khách có thể hiểu lầm là ta coi thường họ. Người khách nước ngoài nào khi tiếp xúc với ta lần đầu, cũng để ý đến thái độ của chúng ta. Nếu gây được cảm tình tốt ngay từ buổi đầu thì sẽ dễ dàng cho việc tiếp xúc sau này. Trái lại, nếu để khách cảm thấy ta lạnh nhạt, quá dè dặt, kiểu cách sẽ không có lợi cho mối quan hệ giữa ta và khách, đồng thời cũng gây một ấn tượng không đẹp ngay từ buổi đầu, làm cho khách khó chịu.

- Cần khiêm tốn, nhưng cũng nên tránh xu hướng khiêm tốn giả tạo, tránh tự ti, tránh thái độ không tốt là tự kiêu dân tộc, khoe khoang thành tích của dân tộc mình. Đối với những người ở nước nhỏ, cần chú ý: không nên làm gì, nói gì, thái độ gì để khách cảm thấy là ta không coi trọng nước nhỏ.

- Không bao giờ phê phán, chỉ trích chế độ chính trị xã hội, luật lệ, phong tục, tập quán, tôn giáo của khách nhất là tuyệt đối không nhận xét, chỉ trích những người lãnh đạo nước họ. Cần tôn trọng những điều thiêng liêng của khách (quốc huy, quốc kỳ). Chúng ta cần nhận thức rằng nước nào cũng có những luật lệ, phong tục tập quán hay, bên cạnh một số phong tục tập quán dở. Một nước dù văn minh đến mấy cũng có thể có những luật lệ, phong tục tập quán mà chúng ta chưa cho là hay, là hợp, thậm chí còn có những luật lệ, phong tục rất lạc hậu, dã man (như chế độ phân biệt chủng tộc, đàn áp người khác màu da…). Bởi vậy thái độ của người giao thiệp khôn khéo là chỉ nói những điều hay, chỉ biểu dương những ưu điểm có thật của họ và tránh không nói đến những điều dở.

- Trong tiếp xúc với khách không nên đưa ra những vấn đề chính trị, thời sự gay cấn và nên tránh tranh luận gay gắt. Nếu như khách chủ động nêu ra những vấn đề gay cấn thì ta cũng nên tìm cách lái sang những chuyện khác.

- Trong lúc vui chuyện với khách nên cân nhắc kỹ không nên làm lộ những điều bí mật. Song cũng cần tránh thái độ quá dè dặt làm cho khách không dám chuyện trò cởi mở.

- Cần giữ lời hứa, do vậy, cần cân nhắc kỹ những đề xuất của khách. Trường hợp đã hứa, nhưng vì lý do nào đó mà không đáp ứng được thì cần nói lại cho khách biết để thông cảm, ta không nên lờ đi mà không nói lại lý do không làm được.

- Cần giữ đúng cương vị, xã hội nào cũng có trật tự nhất định. Giao thiệp giữ đúng cương vị là cần thiết, nếu không khách sẽ hiểu lầm cho là ta coi thường họ. Nhưng nếu ta ở cấp cao hơn khách thì cần cân nhắc. Cần phân biệt khi ta đứng cương vị chiêu đãi khách, hoặc tiếp khách đến thăm có khác với khi ta đứng cương vị phụ trách đàm phán, thảo luận công việc. Khi tiếp khách, ta có thể tiếp tất cả mọi người, ở cương vị khác nhau, nhưng khi thảo luận công việc, đàm phán thì cần giữ đúng cương vị tương đương hoặc cao hơn một chút so với khách. Trong những cuộc gặp gỡ chiêu đãi, thường thường người cấp thấp không nên chủ động tìm gặp làm quen với những người cấp cao hơn mình.

- Cần biết tên và chức vụ của khách để tiện xưng hô. Gặp lại khách lần thứ hai thì cần biết tên và chức vụ hoặc nghề nghiệp của khách. Người khách nào cũng vậy đứng về mặt tâm lý cũng sẽ có cảm tình khi ta gọi đúng tên của họ.

- Nếu mời cơm cần nghiên cứu kỹ thực đơn sao cho phù hợp với khẩu vị của khách. Tránh làm những món ăn mà khách kiêng kỵ không ăn vì lý do tôn giáo, sức khỏe.

- Cần tôn trọng tập quán sinh họat của khách. Quan hệ nam, nữ giữa người Châu Âu họ rất tự nhiên khác với người Châu Á (hôn tay, hôn trán, hôn má…)

- Các nước công nghiệp phát triển thường có thói quen giữ đúng giờ giấc. Ta cũng nên học tập thói quen làm việc đúng giờ, họp hành chiêu đãi đúng giờ. Hẹn đến đúng giờ hẹn, nếu vì lý do đột xuất đến chậm cần điện thoại xin lỗi vì chậm trễ

- Trước khi vào nhà cần phải gõ cửa, đợi người ở trong phòng trả lời cho phép mới mở cửa vào, khi vào hay ra khỏi phòng nhớ đóng cửa lại

- Xin lỗi, cảm ơn là những từ luôn luôn ở cửa miệng, khi làm điều gì phiền tóai đến người khác cần xin lỗi, người ta giúp một việc nhỏ cũng cần phải cảm ơn

Ở những nơi công cộng đông người không nên nói to. Nếu nghiện thuốc nên tìm nơi cho phép hãy hút thuốc. Nếu ngồi cạnh phụ nữ, muốn hút thuốc cần hỏi ý kiến trước khi hút

- Về mùa đông đi ngoài đường thường đội mũ, mặc áo choàng chống rét nhưng khi vào trong nhà nên bỏ mũ, cởi áo ngoài ra

- Trong lúc ăn không nên xỉa răng, nếu có xỉa răng thì nên dùng một tay che miệng. Sau bữa ăn không nên ngậm tăm. Uống nước sau bữa ăn không nên xúc miệng gây thành tiếng (òng ọc), nhất là nên tránh xúc rồi nhổ toẹt ra gần chỗ ngồi

- Khi nói chuyện với phụ nữ không nên hỏi tuổi, không nên hỏi chuyện riêng về gia đình, chồng con… Phụ nữ Châu Âu không thích khen béo

Nếu đi cùng phụ nữ cần thể hiện sự quan tâm lúc lên xe, xuống xe. Khi vào trong nhà giúp đỡ cởi áo choàng, hoặc giúp mặc áo choàng hay xách đỡ những đồ vật nặng khi lên xuống xe
 

III. Những điều cần biết khi được mời dự chiêu đãi




- Tìm hiểu chủ nhà là ai, ở cấp nào, mục đích của buổi chiêu đãi, thành phần dự tiệc…

- Có đi dự hay không đi dự tiệc (để chủ tiệc không bị động, lúng túng)

- Có quy định trang phục cho buổi tiệc hay không

- Đến đúng giờ theo giấy mời (đặc biệt là tiệc ngồi)

- Tiệc ngồi thường có sơ đồ xếp bàn tiệc, trước khi vào phòng tiệc nên quan sát để nhận biết chỗ ngồi của mình

- Khi ngồi xuống ghế thì lấy khăn ăn trải trên hai đùi, không cài khăn lên cổ áo hay thắt lưng. Chủ dùng khăn ăn để chấm thức ăn ở miệng chứ không dùng lau mặt

- Tư thế ngồi: thẳng lưng và chỉ cúi đầu khi ăn, không để cùi tay lên trên bàn

- Khi bắt đầu ăn, chờ cho chủ và khách chính lấy thức ăn rồi mới lấy cho mình

- Đừng ăn uống khi chủ và khách phát biểu

- Ngồi cạnh phụ nữ nên mời và nhường phụ nữ lấy thức ăn trước. Không dùng dụng cụ ăn của mình để lấy thức ăn mời người khác, không ép uống rượu hoặc ăn những món mà người khác có ý không thích

- Lấy thức ăn vừa phải, ăn hết mời lấy tiếp

- Tại tiệc ngồi, lấy dao, nĩa, thìa ăn từ phía ngoài vào phía đĩa, từ cái xa đĩa ăn nhất và kết thúc với cái sát đĩa ăn. Nếu không rành thì tinh tế quan sát người khác rồi làm theo. Tránh cầm nhầm của người khác

- Cầm muỗng, dao bằng tay mặt. Dao dùng để xắt, không dùng để xăm thức ăn vào miệng. Nĩa cầm tay trái khi tay mặt đang cầm dao. Nếu chỉ dùng nĩa (không có dao) thì cầm bằng tay phải

- Muốn nói chuyện khi ăn, nên gác dao nĩa lên mép đĩa lớn. Tuyệt đối không cầm nĩa dao trong tay và ra điệu bộ khi nói chuyện. Vừa ăn vừa nói chuyện từ tốn

- Cách đặt dao nĩa xuống đĩa lớn mang ý nghĩa khác nhau: khi ăn xong hoặc không muốn ăn nữa (mặc dù trong đĩa còn thức ăn) thì đặt dao nĩa dọc trong đĩa lớn. Nếu còn đang ăn hoặc muốn ăn thêm thì đặt dao nĩa lên hai bên mép đĩa lớn;

- Trong khi ăn tránh nhai tóp tép

- Đừng lấy miếng thức ăn cuối cùng trên đĩa. Đừng yêu cầu phục vụ tiếp lần thứ 3 cho một món ăn

 - Muốn xỉa tăm phải dùng tay che miệng

-  Khi dự tiệc đứng, lấy thức ăn xong nên rời ngay khỏi bàn, nhường chỗ cho người khác vào lấy thức ăn

- Khi có việc cần phải về sớm, nên gặp chủ nhà giải thích để được thông cảm.





Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài
Phong tục cưới hỏi của nước Anh
Những hình ảnh đẹp của nước Anh khiến bạn khó lòng rời mắt
Làm sao để giao tiếp tốt với người nước ngoài
Món ăn truyền thống của Anh cực độc đáo
Kinh nghiệm phỏng vấn với người nước ngoài




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý