Cách giao tiếp của người Malaysia

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giao tiếp của người Malaysia

19/04/2015 12:25 PM
3,885

Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn.



CÁCH GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI MALAYSIA


Phong tục tập quán của người Malaysia

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa văn hóa do có sự hòa trộn của những nền văn hóa Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ và nền văn hóa bản địa Orang Asli. Tuy có nhiều tộc người với nhiều nền văn hóa khác nhau, ở đây vẫn có sự dung hòa, tôn trọng lẫn nhau, gắn kết trong cả nước. Người dân Malaysia rất hữu nghị và mến khách. Dưới đây là một số thông tin về phong tục tập quán của người Malaysia khá hữu ích cho du khách cũng như những ai muốn đến sinh sống, học tập, làm việc tại đây.

Văn hóa giao tiếp

- Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc áo sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, đùi ở những nơi công cộng. Phụ nữ thường mặc áo dài tay. Vì thế, du khách đến Malaysia được khuyến cáo nên chọn lựa những trang phục lịch sự, kín đáo, đặc biệt khi đến những nơi thờ tự.

- Khi đến thăm các gia đình ở Malaysia, bạn nên gọi điện thông báo trước. Để giày dép phía ngoài trước khi vào nhà và không nên từ chối khi được mời bánh ngọt, vì nếu từ chối sẽ bị cho là mất lịch sự. Và hãy nhớ, khi cho hoặc nhận tiền, quà hãy dùng tay phải! Tay trái bị xem là không sạch sẽ, vì thế khi ăn uống bạn cũng nên nhớ chỉ sử dụng tay phải và phải rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn.

- Trong giao tiếp người Malaysia rất tuân thủ giờ giấc, coi trọng mũ áo chỉnh tề. Vì vậy nếu bạn có những cuộc hẹn với người Malaysia vì bất cứ mục đích gì thì tốt nhất là bạn nên đến thật đúng lúc.

- Khi gặp nhau, người Malaysia có thói quen sờ vào lòng bàn tay của nhau, sau đó chắp tay lại. Tuy nhiên, họ rất kiêng kỵ việc xoa đầu và lưng người khác. Một lưu ý quan trọng khác là người Malaysia không bắt tay người khác giới đồng thời tránh những đụng chạm kể cả ngẫu nhiên giữa những người không cùng giới.

- Chủ đề tốt nhất để bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử nền văn minh Malaysia, cách nấu nướng món ăn ở các vùng của Malaysia, bóng đá. Không nên bàn luận về chính trị, chủng tộc, mức sống với người Malaysia.

Quà tặng

- Quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn là bút viết, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa), bởi vì hầu hết người dân theo đạo Hồi ở Malaysia không uống rượu.

Trong ăn uống

- Người  Mã  Lai chiếm đa số dân số Malaysia. Người Malaysia là những người theo đạo Hồi chính thống, họ không uống rượu và ăn thịt heo vì đây là những điều cấm kỵ theo tín ngưỡng đạo Hồi. Người  Malaysia chỉ ăn những thực phẩm được nấu nướng theo nguyên tắc của đạo Hồi và những món ăn được gọi chung là halal.

- Nhiều người Malaysia và Ấn Độ thích ăn bằng tay vì thế việc đựng thức ăn trong lòng bàn tay và việc người ta sản xuất rất nhiều các loại hóa chất để rửa tay trước và sau khi ăn không có gì là lạ ở đất nước này.

- Khi ăn uống không dùng tay trái vì phong tục người Malaysia chỉ dùng tay phải để ăn uống. Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi vì vậy họ rất giữ nghiêm giáo quy. Họ không mời khách uống rượu mà chỉ mời trà, cà phê hoặc nước ngọt, họ kiêng ăn thịt lợn, thịt chó.

 Doanh nhân Malaysia mộ đạo và lịch thiệp


Định vị văn hóa


Tập quán trong nhận thức: Người Malaysia thường nhận thức sự vật theo cách nhìn truyền thống của văn hóa Hồi giáo. Những thông tin được họ xử lý ít nhiều có chi phối bởi tình cảm và tâm lý xã hội riêng của họ. Do vậy, họ rất chú trọng đến quan hệ cá nhân trong đánh giá vấn đề.

Người Malaysia đánh giá đối tượng trên cơ sở nào?
Đa phần người Malaysia dựa vào cảm xúc chủ quan riêng để đánh giá một sự việc; các số liệu dẫn chứng, bằng chứng khách quan ít quan trọng hơn. Dĩ nhiên, số người ảnh hưởng bởi tư duy duy lý của phương Tây thì vẫn thích căn cứ vào các bằng chứng khách quan hơn là cảm xúc.

Người Malaysia xử sự theo chuẩn mực nào? Cần chú ý rằng, nhiều lĩnh vực kinh doanh tại Malaysia do người Hoa và người Ấn chi phối, các sắc tộc này trong cộng đồng dân tộc Malaysia lại có những hệ thống giá trị khác nhau. Bài này cho thấy hệ thống giá trị có ảnh hưởng nhất tại đó là người Malaysia Hồi giáo.

Họ quyết định trong hoàn cảnh nào? Khi tiến hành quyết định, người Malaysia thường chú ý xem xét đến hoàn cảnh cụ thể của sự việc và các mối quan hệ chằng chịt chung quanh nó. Nhưng, dù gì đi nữa các quyết định của họ không bao giờ đi ngược lại luật Hồi giáo. Thông thường sau khi đã được quyết định, quyết định đó luôn nhanh chóng gặt hái được sự hỗ trợ của cộng đồng.

Tự bản chất, người Malaysia không giỏi trong việc đối kháng nên họ thường tìm cách hài hòa các mâu thuẫn. Cũng như người Thái, họ ít khi nói "không" một cách thẳng thừng. Điều cực kỳ quan trọng là: bạn phải xây dựng cho được mối quan hệ cá nhân gần gũi với đối tác người Malaysia nếu bạn muốn tìm được sự ủng hộ nhanh chóng của họ.

Điều tạo ra sự yên tâm: Niềm tin tôn giáo giúp người Malaysia vững vàng và ổn định trong đời sống. Gia đình với mối quan hệ chặt chẽ giữa bên nội và bên ngoại là hạt nhân của xã hội. Xã hội được củng cố bởi luật pháp và luật đạo (Hồi giáo) và hai bộ luật này hầu như không có mâu thuẫn. Để tránh những căng thẳng tâm lý không cần thiết, người Malaysia sống tôn trọng chính quyền, củng cố các giềng mối gia đình và luôn đúng mực trong các cư xử xã hội.

Quan niệm về bình đẳng: Malaysia là một liên bang và hầu hết các tiểu bang đều có tiểu vương (Sultan) riêng. Sự phân biệt giữa hoàng tộc và thứ dân khá rõ. Hoàng tộc thường được cư xử tôn kính với nhiều nghi thức tỉ mỉ và cách xưng hô cầu kỳ.

Ở Malaysia, người Malay chiếm đa số và nắm quyền điều hành quốc gia, nhưng về kinh tế thì người Malaysia gốc Hoa lại chi phối nhiều hơn. Đây là một xã hội nam quyền còn rất mạnh.

Các lời khuyên thực tiễn trong thương lượng

- Thông thường, người Malaysia chỉ làm ăn với người họ biết và thích. Chinh phục được tình cảm này quả là khó và mất thời gian, nhưng đó lại là yếu tố quyết định để thành công.

- Cũng như hầu hết các nước Á Đông, tiến trình thương lượng kinh doanh ở đây diễn ra chậm, nên đòi hỏi nhiều kiên nhẫn. Đừng bao giờ nghĩ đến việc hoàn thành thương lượng chỉ trong một chuyến đi đến Malaysia mà hãy tính kế hoạch cho nhiều chuyến đi kéo dài và nhiều tháng thương lượng.

- Lịch thiệp là một trong những đòi hỏi cơ bản để thành công ở Malaysia. Cũng do lịch thiệp, người Malaysia ít khi nói "không". Do vậy, khi họ nói "vâng" thì chữ này hàm ý nhiều nghĩa, từ nghĩa "đồng ý" đến "có thể", đến "mong ngài hiểu cho tôi là tôi không thể". Chữ "vâng" hàm ý "không" rõ nhất là "Yes, but…" (Vâng, nhưng…).

- Một số người Malaysia gốc Hoa thường chọn ngày lành tháng tốt cho công việc, nên đừng ngạc nhiên nếu ngày ký kết hợp đồng bỗng được dời đến một hôm khác. Cũng do lịch sự, một số doanh nhân Malaysia gốc Hoa thường đưa ra những lời mời có nhiều chọn lựa cho khách.

Chẳng hạn thay vì mời: "Ngài vui lòng dự bữa tiệc tối với tôi", thì họ sẽ nói: "Ngài có thể dùng tiệc tối với tôi hay không?" (Cũng như vậy khi dùng tiếng Anh, họ không nói "Would you like to have dinner" mà sẽ nói: "You want dinner or not"). Cách đặt vấn đề kiểu "muốn hay không muốn", "khỏe hay không khỏe", “có hay không có” lý do xuất phát từ cấu trúc câu hỏi trong khẩu ngữ Trung Hoa.

- Cuối cùng cần chú ý rằng, ở Malaysia người ta không bao giờ biểu lộ cảm xúc giận dữ nơi công cộng. Họ quan niệm rằng ai không kiểm soát được cảm xúc thì không thể tự chủ được. Những người như vậy thường chưa đủ tin cậy.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:



Những Lưu Ý Khi Đến Malaysia

Ở Malaysia, khi mua máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa đều được miễn thuế. Tuy nhiên, nếu bạn mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế (bao gồm quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, túi xách tay, rượu mạnh...) phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Khi rời khỏi Malaysia, bạn xuất trình món hàng đó và biên lai thu tiền cọc, sẽ được trả khoảng 50% số tiền thu ban đầu. Dưới đây là một số những lưu ý khác cho bạn khi đến đất nước "hoàng kim" du lịch.

1.Tiền tệ

Đơn vị tiền tệ của Malaysia là đồng Ringgit (RM)

Tiền của Malaysia

Tiền mệnh giá 50 đồng của Malaysia - Ảnh: Internet

Tất cả các loại tiền tệ mang vào hay mang ra khỏi Malaysia đều phải khai báo qua tờ khai du lịch, được phát tại các điểm xuất nhập cảnh của Malaysia. Theo quy định của chính phủ, người không phải công dân Malaysia được phép đem vào hoặc mang ra khỏi Malaysia không quá 1.000 RM mỗi lần, nhưng không hạn chế ngoại tệ. Tất cả các ngân hàng thương mại không được phép trao đổi ngoại tệ. Tuy nhiên các khách sạn lớn chỉ được phép mua hoặc nhận ngoại tệ thông qua chi phiếu hoặc séc du lịch.

2. Múi giờ

Giờ Malaysia trước 1 tiếng so với Việt Nam. Malaysia không áp dụng chế độ giờ mùa hè, giờ mùa đông.

3. Thủ tục xuất nhập cảnh, hải quan và quy định về hình phạt

Đối với du khách Việt Nam đi du lịch Malaysia dưới 30 ngày không cần xin visa vào Malaysia.

Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio-cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa đều miễn thuế. Mỗi người khi nhập cảnh vào Malaysia có thể mang theo 200 điếu thuốc lá. Nếu mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Bạn sẽ được nhận lại một phần. Thường là khoảng 50% số tiền đó, khi rời Malaysia (bạn nhớ mang theo hoá đơn khi mua hàng, biên lai thu thuế hoặc biên lai thu tiền đặt cọc).

Kuala Lumpur về đêm

Thủ đô Kuala Lumpur về đêm - Ảnh: Internet

Các mặt hàng phải nộp thuế bao gồm thảm, quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, sô-cô-la, túi xách tay, rượu mạnh, đồ uống có cồn, thuốc lá, thuốc lá điếu. Để nhận lại tiền, bạn phải xuất trình món hàng đó khi rời khỏi Malaysia. Những mặt hàng chịu sự kiểm soát ngặt nghèo gồm: thuốc chữa bệnh, trang thiết bị kinh doanh, tiền tệ, sách hoặc các vật phẩm in ấn khác. Các vật phẩm thuộc diện cấm nhập cảnh gồm các mặt hàng: vũ khí, ma túy và các chất gây nghiện, văn hóa phẩm đồi truỵ.

Công viên giải trí Theme Park

Công viên giải trí Theme Park - Ảnh: Internet

Bất cứ sự thiếu hiểu biết nào về các quy định, về hình phạt đều không được luật pháp Malaysia chấp nhận. Do đó, bạn nên biết để tránh vi phạm pháp luật của nước sở tại. Hình phạt có thể là trục xuất, bắt giữ hoặc bỏ tù. Malaysia thi hành nghiêm luật chống ma tuý. Người bị kết án buôn bán ma túy có thể bị bỏ tù hoặc tử hình. Theo luật pháp Malaysia, chỉ cần mang trong người 15 gam heroin hoặc 200 gam marijuana là bị kết tội buôn bán ma túy.

4. Điện thoại, giờ mua sắm, giờ ngân hàng hoạt động

Thẻ trả trước, thẻ gọi quốc tế trực tiếp cho phép sử dụng điện thoại di động không cần đăng ký được bán rộng rãi với giá rất phải chăng. Dịch vụ Internet cũng rất phổ biến, nhất là ở các đô thị. Hầu hết các Internet cafe sử dụng kết nối tốc độ cao. Các quán áp dụng mức giá khác nhau nhưng đa số dưới 5 RM (dưới 20.000 VNĐ/giờ)

Cửa hàng bách hóa và siêu thị thường mở cửa từ 10h00 sáng đến 10h00 tối, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 09h30 sáng đến 07h00 tối. Ở thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở 24/24 giờ một ngày.

Quảng trường thời đại Berjaya

Quảng trường thời đại Berjaya là niềm tự hào của Berjaya và là tổ hợp giải trí trong nhà lớn nhất châu Á cùng với hơn 1.000 cửa hàng mua sắm - Ảnh: Travelkey.vn

Giờ hoạt động của ngân hàng ở hầu hết các bang là 09h30 sáng - 04h00 chiều (từ thứ hai đến thứ sáu), 09h30 sáng -11h30 sáng (thứ 7), chủ nhật đóng cửa.

Ở Kelatan và Terenganu: 09h30 sáng – 04h00 chiều (từ thứ bảy đến thứ tư), thứ năm từ 09h30 sáng đến 11h30 sáng, thứ sáu đóng cửa.

5. Phong tục tập quán.

Khi đến thăm Malaysia, bạn nên tìm hiểu một số tập quán của người dân địa phương.

- Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo phải để giày, dép ở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào trong nhà thờ.

- Khi gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Người Malaysia rất kỵ việc xoa đầu và xoa lưng người khác. Gặp phụ nữ không được bắt tay và không được dùng tay chỉ vào người khác.

- Người Malaysia dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch.

Thành phố Putrajaya

Thành phố Putrajaya là thành phố du lịch tiêu biểu của Malaysia, nổi tiếng với những công trình kiến trúc được quy hoạch hết sức thông minh - Ảnh: Internet

- Người Malaysia thường mặc áo dài bằng vải hoa, nam giới mặc sơ mi không cổ và không được để hở cánh tay, hở đùi ở những nơi công cộng. Nữ thường mặc áo dài tay. Ở đất nước này, màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, cho nên trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung, không được mặc quần áo màu vàng.

- Bạn nên gọi điện thoại trước khi đến thăm gia đình Malaysia. Khi vào nhà người Malaysia, bạn nhớ cởi giày, dép. Khách đến chơi nhà thường được chủ nhà mời đồ uống, bạn nên lịch sự đón nhận. Chủ đề tốt nhất để bàn luận ở Malaysia là công việc buôn bán, thành tựu xã hội, lịch sử nền văn minh Malaysia, cách nấu nướng món ăn ở các vùng của Malaysia. Tránh nhắc tới tranh chấp chủng tộc ở Malaysia, sinh hoạt chính trị của các nước hồi giáo vì Malaysia là nước theo đạo Hồi.

Nhà thời Tin lành Malacca

Nhà thời Tin lành Malacca - Ảnh: Travelkey.vn

Ngoài ra, người Malaysia không thích người khác so sánh mức sống của họ với người dân nước khác. Món quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn là bút sắt, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa), bởi vì hầu hết người dân theo đạo ở Malaysia không uống rượu.

6. Những món ăn đặc sắc của Malaysia

Là vùng đất của nhiều vùng văn hóa và dân tộc, Malaysia có nhiều loại ẩm thực khác nhau. Người Malaysia thường mở đầu câu chuyện bằng hỏi: “Bạn đã ăn gì chưa?” Mọi người đều yêu thích nghệ thuật ẩm thực. Ăn uống đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống người dân ở đất nước này, nên đi ăn cùng người địa phương là một trong những cách tốt nhất để làm quen với đất nước, nền văn hoá và con người Malaysia.

Các món ăn truyền thống của Malaysia thường gồm cơm hoặc mỳ luôn ăn kèm với các món thịt, cá, tôm được chế biến thành cà ri, xốt cay, hoặc chiên, nướng và bao giờ cũng kèm món rau xanh. Đặc điểm của đồ ăn Malaysia là cay và luôn nêm rất nhiều các loại gia vị địa phương.

a. Món Nasi Lemak: Nasi Lemak là một trong những món ăn được yêu thích nhất ở Malaysia. Nếu có một món ăn nào vượt qua được hàng rào văn hoá và sắc tộc thì đó chính là Nasi Lemak.

Món Nasi Lemak

Món Nasi Lemak từng làm ngất ngây gu ẩm thực của bao du khách - Ảnh: Internet

b. Cơm gói lá chuối: Cơm gói lá chuối được làm từ cơm, rau các loại, thịt nấu từ cà ri, bánh tráng, và tất cả được bày trên một chiếc lá chuối tươi, sạch và xanh mướt. Mùi lá hoà quyện tuyệt vời với mùi hương của món ăn nóng hổi. Để thưởng thức món cơm gói lá chuối thật trọn vẹn, bạn nên dùng tay để ăn, giống người Malaysia vậy.

c. Nasi Padang: Cơm trắng được ăn kèm với các món thịt nấu cà ri và thường rất cay. Món ăn này luôn dọn ăn nóng, mùi cơm thơm phức luôn quyện với mùi cà ri ngào ngạt tạo nên một hương vị vô cùng hấp dẫn.

d. Laksa Johor: Là món mì làm từ bột gạo, trộn cùng các loại cà ri cá, rưới nước sốt nóng và ăn kèm rau.

e. Mee Jawa: Mì rưới nước sốt cay ăn kèm với tôm nướng, khoai tây thái nhỏ và đậu phụ.

f. Soto Ayam: Là món súp gà cay, ăn kèm cơm và rau xắt nhỏ.

6. Điểm đến tham quan

Petronas – Twin Towers: Tháp đôi Petronas, hay Petronas Twin Towers một trong 5 cao ốc cao nhất thế giới, và là tòa tháp đôi cao nhất trên thế giới tính đến năm 2009.

Tháp đôi Petronas

Tháp đôi Petronas là công trình thuộc loại cao nhất thế giới (tính chiều cao kiến trúc) - Ảnh: Internet

Lake Garden: Đây là lá phổi của Kuala Lumpur với diện tích gần 92 ha được xây dựng từ năm 1988. Nơi đây được bao phủ bởi một màu xanh ngát của cây xanh và hồ nước trong vắt, phẳng lặng đầy nét thơ mộng. Bên trong Vườn Hồ bao gồm Đài tưởng niệm quốc gia, vườn bướm, vườn chim, vườn nai, thích hợp cho những người có tâm hồn lãng mạn và yêu thích chụp ảnh. Nơi đây cũng có khu vực vui chơi dành cho trẻ em, khu vực cho những người tập thể dục, chạy bộ.

Lake Garden - lá phổi của Kuala Lumpur

Lake Garden - lá phổi của Kuala Lumpur - Ảnh: Internet

Batu Caves: Là một đồi đá vôi nằm ở phía Bắc Kuala Lumpur, gồm 3 hang động chính, vô số động nhỏ khác và đền thờ bên trong. Đây là nơi thờ phụng linh thiêng của người Hindu ở Malaysia.

Núi đá vôi Batu Caves - Malaysia

Núi đá vôi Batu Caves cách thủ đô Kuala Lumpur khoảng 13km về phía Bắc - Ảnh: Internet

Thánh đường quốc gia: Từ khu vực Lake Garden, du khách có thể đi bộ đến Thánh đường quốc gia. Đây là thánh đường lớn nhất Đông Nam Á với kiến trúc độc đáo mang dấu ấn của nghệ thuật Hồi giáo.

Thánh đường hồi giáo Putra

Thánh đường hồi giáo Putra có mái vòm được bao phủ bởi những viên đá granite màu hồng, nơi đây có thể chứa đến 15.000 người - Ảnh: Internet

Quảng trường Merdeka: Quảng trường Mardeca còn được gọi là “Quảng trường Độc Lập”, là nơi tham quan lí tưởng đối với những du khách có hứng thú với lịch sử KL nói riêng và của Malaysia nói chung. Đây là nơi thủ tướng đầu tiên của Malaysia – Tunku Abdul Rahman tuyên bố Malaysia là một quốc gia độc lập vào ngày 31-08-1957.

Quảng trường Mardeca

Quảng trường Mardeca - nơi có cột cờ cao nhất thế giới - 100m với mặt đất - Ảnh: Travelkey.vn

Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo – IAMM: Đến với đất nước Hồi giáo, du khách không thể bỏ qua bảo tàng nghệ thuật Hồi Giáo lớn nhất Đông Nam Á. Tòa nhà rộng 30.000 m2, nằm gần khu vực Lake Gardens và Bảo tàng quốc gia. Tại đây có hơn 7.000 đồ tạo tác và một thư viện với những quyển sách nghệ thuật Hồi Giáo độc đáo. Bảo tàng thường tổ chức những cuộc trưng bày phục vụ khách tham quan.

Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo – IAMM

Bảo tàng nghệ thuật Hồi giáo – IAMM là bảo tàng nghệ thuật Hồi Giáo lớn nhất Đông Nam Á - Ảnh: Internet

Nhà hát quốc gia Istana Budaya: Istana Budaya (có nghĩa là “cung điện văn hóa”) có lối kiến trúc độc đáo, thể hiện nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Malaysia với tổng diện tích khoảng 54.000 m2, trong đó sảnh nhà hát rộng đến 21.000 m2. Truy cập website của nhà hát để biết được chương trình đang được biểu diễn.

Nhà hát quốc gia Istana Budaya

Nhà hát quốc gia Istana Budaya - Ảnh: Internet

Bảo tàng Quốc gia – Muzium Negara: Tham quan bảo tàng, du khách có thể tìm hiểu và hình dung được cả quá trình phát triển của đất nước Malaysia về lịch sử lẫn khía cạnh văn hóa. Bảo tàng quốc gia nằm cạnh Bộ bảo tàng Malaysia trên đường Damansara, mở cửa: 09h00 sáng đến 06h00 chiều hàng ngày, trừ vào dịp lễ Aidil Fitri và Aidil Adha.

Bảo tàng Quốc gia – Muzium Negara

Bảo tàng Quốc gia – Muzium Negara - Ảnh: Internet
Bí quyết hòa nhập văn hóa Malaysia 'siêu tốc'

Nếu teen đang băn khoăn về một nền văn hóa đậm tính Hồi giáo với những 'quy định thép', làm sao để đi lại, vui chơi giải trí theo một phong cách thật teen đây?... thì ngay bây giờ hãy bye bye lo ngại đó đi thôi.

Những tuyệt chiêu dưới đây sẽ là quân sư quạt mo siêu hiệu quả, giúp chúng mình hòa nhập… vèo vèo đấy!

1. Những điều phải “hy sinh” khi nhập gia tùy tục


Ở Malaysia, đạo Hồi là quốc giáo. Người dân sống khá kín đáo, bình dị và yên ả. Cũng vì phong cách kín đáo đó mà teen mình sẽ phải hạn chế nhiều thói quen yêu thích ở nhà.

Đơn cử như việc người dân bản xứ không tụ tập bạn bè ở những nơi công cộng. Thế nên, đương nhiên sẽ không có cảnh teen Malaysia rủ nhau tung tăng đi dạo, ăn vặt ngoài đường, hay trà đá đàm đạo hoặc đấu games cùng các chiến hữu.

Đạo Hồi cấm món ăn chế biến từ thịt heo và hạn chế đồ uống có cồn. Teen cần hiểu rõ những tập tục này để lúc mới sang không bị bất ngờ nhé.

Quy định về tác phong của học sinh - sinh viên cũng “nặng cân” không kém. Ví dụ như trường UTP (University Teknologi Petronas): Sinh viên phải mặc áo có cổ, đeo thẻ, đi giày. Nam thì quần dài, tóc cắt ngắn và không được nhuộm tóc (teen nào sở hữu một mái tóc “không nguyên thủy” ở nhà rồi thì đành phải “say goodbye” nó nếu muốn du học ở đây). Các bạn nữ muốn điệu đà một chút cũng phải chọn váy dài đến mắt cá chân. Các trường đều cấm sinh viên mặc quá mát mẻ và “thiếu vải”.

Tuy vậy, Malaysia cũng rất tôn trọng nét riêng của các nền văn hóa khác. Tỷ dụ như sinh viên đến từ Nam Phi thì quen với model tóc “sư cọ” cho mát mẻ, hoặc những bạn theo đạo Sikh thì không bao giờ… cắt tóc cạo râu, nên râu các bạn í rất dài và tóc thì buộc thành túm to trên đỉnh đầu luôn (?!) Những điều này không nằm trong phạm vi cấm cản nào hết. Bởi vậy, teen nào mà thích thì có thể cover thoải mái, miễn bạn không phải sinh viên chính hiệu Malaysia, hehe.

Thêm một hệ quả nữa từ quan điểm Hồi giáo, đó là giao tiếp nam và nữ phải tuân theo quy định khá nghiêm ngặt. Luật pháp Malaysia cấm nam nữ có hành động quá thân mật nơi công cộng, đặc biệt cấm quan hệ tình dục trước hôn nhân, nếu vi phạm bạn sẽ phải nói chuyện với… cảnh sát.

Ký túc trường học cũng chia hai khu nam và nữ. Sinh viên nam không được vào khu của sinh viên nữ và ngược lại. Mọi hoạt động gặp gỡ, trao đổi bài vở hay liên hoan chủ yếu diễn ra ở canteen trường. Một sinh viên Việt mình chia sẻ: “mấy năm sang học ở đây, mình chưa thấy cặp đôi nào có hành động bạo dạn vượt quá… cầm tay nhau trong khuôn viên trường, hì”.

Chẳng rõ teen nhà mình có “đau lòng” hay không, nhưng các bậc phụ huynh thì hưởng ứng quy định này cả hai tay.

2. Nhập môn tôn giáo Malaysia

Sinh viên Malaysia trong một nghi lễ tôn giáo. (Ảnh: Sơn Trường)

Malaysia là một đất nước đa sắc tộc, đa tôn giáo (gồm người dân bản địa, người gốc Hoa, Ấn, Pakistan và một bộ phận không nhỏ dân Việt Nam mình nữa). Mặc dù đạo Hồi được chính thức ghi nhận là quốc đạo của Malaysia, nhưng các đạo lớn khác như Thiên Chúa, Phật vẫn rất được tôn trọng. Những ngày lễ của các tôn giáo lớn, cả nước được nghỉ. Đây là điều khiến nhiều teen nhà ta cảm thấy sung sướng vô cùng. Học ở Malaysia được nghỉ lễ nhiều đến mức dân tình còn không nhớ nổi nghỉ vì ngày lễ gì nữa.

Hầu hết mọi người đều theo một đạo riêng, thế nên bạn bè quốc tế thường tròn xoe mắt khi nghe nhiều sinh viên Việt Nam tuyên bố rằng mình không theo một đạo nào hết. Các bạn ấy gọi chúng mình là những “Free thinker”, hì hì.

Malaysia có rất nhiều thánh đường khang trang và uy nghi để trưa Thứ sáu hàng tuần mọi người tập trung cầu nguyện. Teen nào muốn vào thăm quan thánh đường thì nhớ phải ăn mặc thật chỉnh tề. Đặc biệt, có sẵn những chỗ để mọi người rửa chân tay trước khi làm lễ, bạn nên cẩn thận kẻo nhầm chỗ này với… WC (kinh nghiệm “xương máu” của sinh viên mình truyền lại đấy, hic).

3. Bản đồ giao thông

Malaysia có dân số rất là thưa thớt (chỉ bằng 1/4 Việt Nam thôi trong khi diện tích thì tương đương). Xe hơi ở đây rẻ so với thu nhập của người dân (chứ không khủng như ở nước mình), nên đây là phương tiện rất phổ biến, kể cả với teen (giống như teen Việt mình được bố mẹ sắm xe máy cho ấy).

Có một điểm trừ cho giao thông, là ngoài thủ đô Kuala Lumpur ra các nơi khác giao thông công cộng không phát triển mấy.

Malaysia có hệ thống đường bộ cao tốc khá hiện đại và hoàn chỉnh, các hãng xe buýt có dịch vụ tương đối tốt nên teen có thể đi một hơi hàng trăm km mà chẳng xi nhê gì. Nếu thích tham quan mua sắm quanh thủ đô Kuala Lumpur, teen có thể đi tàu điện ngầm (LRT) hoặc tàu điện trên cao (MonoRail) rất nhanh chóng, không sợ tắc đường.

Lưu ý này: người Malay lái xe bên trái đường, ngược với hệ thống giao thông ở Việt Nam nên bạn phải mất một khoảng thời gian để làm quen.

Các sinh viên tiền bối cũng mách nhỏ vài điểm tham quan lý thú, như Genting Highland - cao nguyên nằm cách thủ đô Kuala Lumpur 40km (ở đây chỉ trong một ngày chúng mình có thể tận hưởng khí hậu cả bốn mùa, rất thú vị). Còn trong thủ đô thì những điểm nổi tiếng như tháp đôi Petronas, quảng trường Độc Lập, cung vua, nhà thờ quốc gia… teen nhất định là nên đến rồi.




Món ăn truyền thống của Malaysia
Kinh nghiệm du lịch Malaysia
Kinh nghiệm du lịch Penang Malaysia 2013

Món ăn ngon ở Malaysia khó ăn nhưng dễ nghiền
Kinh nghiệm phượt Malaysia vừa rẻ vừa bổ ích
Hướng dẫn đi du lịch Malaysia


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý