Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ ch con nhanh khỏi bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách giao tiếp với trẻ tự kỷ ch con nhanh khỏi bệnh

19/04/2015 12:25 PM
287


Khi trẻ bị chuẩn đoán tự kỷ, chúng ta thường tập trung giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ và giao tiếp, thường thì theo cách rất không bình thường.Hãy tham khảo những cách sau để giao tiếp tốt với trẻ tự kỷ nhé!






6 BƯỚC CẢI THIỆN GIAO TIẾP VỚI CON

 Đó là những người xung quanh (không tự kỷ) thường cố gắng duy trì giao tiếp với trẻ bằng cách trợ giúp quá mức trong rất nhiều hoạt động. Điều này cũng bình thường khi phải đối phó với những trẻ gặp vấn đề về phát triển trí tuệ và thường dẫn đến việc chỉ thiết lập được mối quan hệ một chiều. Bất luận trẻ lên mấy, có mức độ IQ cao hay thấp, cha mẹ và người chăm sóc thường hoặc là luôn chiều theo những ý thích đòi hỏi của trẻ hoặc ngược lại bắt buộc trẻ phải tuyệt đối nghe theo các mệnh lệnh của cha mẹ. Đối với một số cha mẹ, trị liệu viên, người chăm sóc hay cô giáo rất khó để duy trì giao tiếp 2 chiều qua lại với trẻ TK. Trong bài viết này tôi giới thiệu 6 bước để thiết lập lại cách giao tiếp và tương tác có đi có lại (2 chiều) với trẻ TK (và mặc dù bài viết này nhằm vào đối tượng trẻ TK, các chiến lược áp dụng rất có ích đối với các trẻ hay thanh thiếu niên chậm phát triển, mà đã từng trải qua kiểu tương tác 1 chiều nêu trên)

Bước 1: Loại bỏ những thứ lộn xộn

Những thứ lôn xộn linh tinh sẽ làm bạn xao nhãng trẻ, và có thẻ làm trẻ xao nhãng không thể tập trung vào bạn. Nếu bạn luôn có một đống các công việc linh tinh kiểu như : giặt đồ, rửa bát… bạn sẽ bắt đầu bối rối và không biết phải bắt đầu từ đâu. Tương tự Nếu trẻ có một lô các thứ bên cạnh : tầu hỏa, lego, các đĩa trò chơi…nằm rải rác khắp mọi nơi trong nhà bạn – thì đã đến lúc phải loại bỏ bớt và sắp xếp lại chúng. Tôi khuyên bạn nên ghi ra các hoạt động và mục tiêu định làm với trẻ, dựa vào đó lên kế hoạch, lựa chọn đồ (một số không cần thiết có thể vứt đi hoặc tặng lại cho người khác), sau đó tiến hành từng hoạt động đã lên kế hoạch. Có thể cho trẻ tham gia việc này, giao cho trẻ nhiệm vụ cùng bạn lựa chọn sắp xếp lại đồ đac hoặc chọn đồ để loại đi. Khi không còn những thứ lộn xộn không cần thiết xung quanh, bạn có thể tập trung vào trẻ và ngược lại. Và cứ mỗi lần phải dọn dẹp lại nhà cửa lại là một cơ hội để chúng ta cùng nhau dọn dẹp, giúp xây dựng mối quan hệ.

Bước 2: Dành thời gian ở bên nhau

Trẻ TK cần nhiều thời gian hơn trẻ thường để xử lý một vấn đề, vì vậy bạn cần chuẩn bị tư tưởng luôn ở trạng thái thư giãn thoải mái. Tạo những thời gian trong ngày, trong tuần mà bạn không phải đi đâu làm việc gì mà chỉ dành cho trẻ. Giao tiếp là một quá trình và cần mất nhiều thời gian để phát triển giao tiếp-và cách giao tiếp với trẻ TK không phải là theo kiểu ra lệnh cho con đi giầy và sẵn sàng ra khỏi nhà trong vong 30 giây. Nếu bạn không chậm lại và chờ đợi, trẻ sẽ không thể chậm lại và chia sẻ, theo bạn trong hoạt động.

Bước 3 : Hãy bắt đầu kế hoạch của bạn – với sự hiểu kỳ

Đây là vấn đề lớn – thật khó để nó cứ xảy ra như vậy. Sự thực là giao tiếp tự nhiên chỉ xảy ra khi bạn thực sự quan tâm đến phản ứng, cảm xúc, suy nghĩ và hành động tiếp theo của đối tác. Phần lớn thời gian giao tiếp của chúng ta với trẻ TK là để làm một công việc nào đó – kiểu như lấy cái gì đó, thử kiểm tra kiến thức, dạy một kỹ năng… Tôi không nói rằng kỹ năng là không quan trọng. Nhưng nếu bạn không thực sự quan tâm (ở đây chắc là tập trung vào việc giao tiếp, tò mò, muốn đi tới cùng…) thì bạn vẫn chưa thực sự giao tiếp.

Chỉ khi bạn không quá tập trung vào kết quả mà mình mong muốn trẻ đạt được, bạn mới thực sự thấy trẻ làm được gì. Đừng quá chú trọng những thứ chi tiết vụn vặt, hay giục giã khi giao tiếp của bạn và bé đang bị ngắt quãng. Thử xem liệu bạn có thể kiên nhẫn chờ đợi trẻ trong vài phút, chỉ ngồi chờ bên cạnh và chằng làm gì cả. Hãy xem trẻ phản ứng lại thế nào khi bạn thay đổi cách mà bạn vẫn làm từ trước đến nay (ám chỉ việc nhắc nhở liên tục, trợ giúp ngay và quá mức ..). Bạn có thực sự muốn biết câu trả lời không?

Bước 4: Nào! Hãy chậm lại chút

Bạn có phải  là người nói nhanh?  Bạn có thường lặp lại 3 lần trước khi trẻ trả lời? Bạn có thường nhảy vào làm giúp trẻ mà không đợi dù chỉ là 3 giây? Nếu có, bạn sẽ cải thiện hơn trong quan hệ với trẻ chỉ bằng việc làm chậm lại. Hãy giành thời gian để trẻ suy nghĩ và phản hồi. Chúng tôi thường giành cho trẻ 45 giây để trả lời trước khi bạn lặp lại hay nhảy vào giúp trẻ. Hãy để con nghĩ và để con làm. Trẻ TK cần nhiều thời gian hơn để suy nghĩ, hành động và duy trì kết nối. Nếu không bạn sẽ bị tắc mãi ở giai đoạn trợ giúp quá mức trong một thời gian dài.

Bước 5 : Hỏi ít hơn và thay vào đó là các câu trần thuật nêu ý kiến chia sẻ .

Hãy ghi nhớ câu tôi nói ở trên : nếu bạn không tò mò thì bạn không phải đang giao tiếp. Điều này thường dẫn đến việc đặt câu hỏi. Khi trẻ bị TK, chúng ta thường đặt cho chúng những câu hỏi chẳng ra đâu. Các câu hỏi mà chúng ta đều đã biết câu trả lời, hoặc có thể làm trẻ nghĩ là bạn có vấn đề, kiểu như “ Con mặc áo mầu gì vây? Con là con trai hay gái / con tên gì?

Đúng là chúng ta muốn con học mầu sắc, biết về tên của mình, biết chúng là trai hay gái. Nhưng điều khác biệt là chúng ta không hỏi như vậy hàng ngày nhiều lần rong ngày với trẻ bình thường. hơn nữa những câu hỏi kiểu này không dạy trẻ giao tiếp. Giao tiếp là một quá trình chứ không phải là những kỹ năng riêng rẽ rời rạc.

Thay vì đặt câu hỏi (khi bạn thật sự tò mò muốn biết ) nên chuyển sang các câu kiểu như “ Mẹ thích cái áo con đang mặc” “mẹ thích đôi giày mới mầu xanh của con” “ Mẹ không biết trưa nay con thích ăn gì ? mẹ đoán có thể con muốn món ưa thích bơ lạc và mứt”

Hãy nhớ rằng tôi nói, ít đặt câu hỏi chứ không phải là không đặt câu hỏi. Hãy hỏi nếu bạn thực sự muốn biết, và khi bạn muốn kiểm tra kiến thức của con, chỉ có điều hỏi ít hơn và hợp lý. Trẻ sẽ không thích nếu bạn cứ hỏi cả ngày – hết ngày này qua ngày khác.

Bước 6: Sử dụng giao tiếp không lời

Tại sao lại là giao tiếp không lời. Bởi vì điều này xảy ra đối với trẻ bình thường ngay trong giai đoạn đầu đời. Trước khi bập bẹ nói, trẻ đã học và sử dụng giao tiếp không lời. Trẻ TK không trải qua quá trình giao tiếp không lời này. Kết cục là trẻ có thể nói nhưng không hiểu thế nào là giao tiếp.

Khi bạn đã qua 5 bước nêu trên, loại bỏ bớt những thứ lộn xộn, vớ vẩn, dành thời gian bên nhau, làm chậm lại, bớt ra lệnh yêu cầu ….bạn đã có thể thiết lập kiểu giao tiếp không lời với con mình. Đừng cố thử kiểu giao tiếp không lời khi trẻ đang bận với tivi, máy tính hay đang mê mải với một hoạt động ưa thích nào đó. Hãy tìm một chỗ yên tĩnh, dành một khoảng thời gian nhất định, thư giãn và đưa ra các ý tưởng khuyến khích trẻ giao tiếp với bạn. Hãy tập trung vào những điều tự nhiên, có ý nghĩa thực tế.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Kỹ thuật giáo dục trẻ Tự Kỷ










ưới đây là những phương pháp tỏ ra có hiệu quả đặc biệt cho trẻ Tự kỷ. Cha mẹ của trẻ tự kỷ cần phải thông thạo trong việc áp dụng những cách đối phó với hành vi của trẻ nhằm sửa đổi để cho tốt đẹp hơn.

Ba vấn đề quan trọng nhất trong việc dạy trẻ Tự kỷ là :

giáo dục ngôn ngữ

Dạy các kỹ năng giao tiếp xã hội

Đối phó với hành vi.

Ngôn ngữ.

Ngôn ngữ của chúng ta gồm 2 phần : ngôn ngữ tiếp nhận và ngôn ngữ diễn đạt. Đối với trẻ tự kỷ, việc dạy trẻ tiếp nhận tín hiệu ngôn ngữ cũng như diễn đạt ý muốn của trẻ là điều hết sức khó khăn, đòi hỏi bậc phụ huynh phải kiên nhẫn thực hiện theo một quá trình lâu dài.

Về mặt ngôn ngữ tiếp nhận

Vì một số trẻ tự kỷ không nói được một cách rõ ràng hay đầy đủ, nên việc trao đổi với trẻ có thể dùng lời hay dấu hiệu. Nguyên tắc dạy trẻ nói là em sẽ chịu giao tiếp khi muốn điều mà em không thể tự thoả mãn và phải nhờ người khác hay cách khác.

Bước đầu tiên trong việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ tự kỷ là bố mẹ cần nhận biết lúc trẻ muốn một điều gì, vì thời điểm đó cũng chính là lúc mà ta có thể giúp trẻ tiếp nhận lời nói và học nói hiệu quả nhất.

Cha mẹ cần có ý thức là trẻ cần học nói nên khi giao tiếp với trẻ cần nói chậm lại, nhìn vào mặt trẻ, cho trẻ có nhiều thì giờ và cơ hội để nghe đi nghe lại và nắm được chữ, khi hiểu thì trẻ tỏ ra dấu hiệu như mĩm cười, khoa chân múa tay thích chí.

Cách học này có thể gây ra vài khó khăn cho trẻ tự kỷ. Một số em còn trục trặc ngay từ đầu và không bao giờ nói được, trẻ có thể không có sự đáp ứng như nhìn trả lại, mỉm cười với cha mẹ … việc thiếu đáp ứng này có thể làm cha mẹ nói với trẻ như một người lớn, hay nói mà không thực tâm chờ được trả lời. Làm như vậy càng khiến cho cơ hội học nói của trẻ giảm thêm, mặt khác khi trẻ có anh chị thì cha mẹ quen với việc nói theo độ tuổi phát triển bình thường mà không nhớ rằng trẻ tự kỷ cũng có sự chậm phát triển về nhận thức., có tuổi năm tháng cao nhưng ngôn ngữ không cao bằng.

Để giúp con, bước đầu tiên là phải xác định tuổi ngôn ngữ của trẻ, thí dụ như trẻ 3 tuổi nhưng có ngôn ngữ của trẻ 1.5 tuổi, về mặt này việc đo chỉ số thông minh IQ có ích lợi là nó cho biết về tuổi ngôn ngữ, và tuổi này liên hệ ra sao với sự phát triển nói chung của trẻ. Khi biết được rồi thì cha mẹ và thầy cô có thể sửa đổi lại cho hợp hơn, và bởi có hai loại ngôn ngữ : hiểu và nói, khả năng nói có khi chậm hơn so với kỹ năng nghe hiểu, nên kích thích khả năng nói có thể giúp ích cho trẻ.


 


Cử chỉ.

Bình thường trẻ tự kỷ không hiểu cử chỉ, nét mặt muốn nói gì, và việc không chỉ tay, không theo hướng tay chỉ là dấu hiệu sớm của đa số trẻ tự kỷ. Trẻ chậm nói nên điều quan trọng là việc liên lạc cần phải có hành vi kèm theo để khiến trẻ chú ý đến giá trị của lời nói. Ban đầu tốt nhất là cha mẹ nên chạm vào vật mà mình muốn nói tới, thay vì đưa tay chỉ về hướng của vật, cho tới khi trẻ hiểu và biết tự mình chỉ tay. Ngược lại ta cũng có thể dạy trẻ chỉ tay và nắm tay dẫn tới vật mong muốn.

Ngôn ngữ diễn đạt.

Chương trình dạy nói của trẻ tự kỷ tuỳ thuộc vào mức phát triển, khả năng bắt chước, biết liên lạc tới chừng nào và bắt đầu bằng bảng hình, hay dạy nói, ra dấu hay phối hợp cách này với cách kia.

Sử dụng bảng giao tiếp bằng hình ảnh.

Dụng cụ này là căn bản nhất để dạy về kỹ năng liên lạc, nó chỉ là những hình ảnh của những vật dụng thường ngày mà trẻ gặp, hay sử dụng, muốn có. Sử dụng hình chụp thì tốt hơn (tốt nhất nên chụp những vật mà trẻ thường tiếp xúc, sử dụng )

Mục đích của bảng giao tiếp bằng hình là cho trẻ chỉ tay vào món mà chúng muốn bằng cách chạm vào hình đồ vật, như thế trẻ bắt đầu có ý niệm rằng hình là biểu tượng cho đồ vật. Chữ có tính trừu tượng hơn nên đối với một số trẻ, chúng khó mà giữ lại trong trí và liên kết với vật ở ngoài. Với trẻ tự kỷ đặc biệt là trẻ nhỏ thì biểu tượng cần phải cụ thể hơn để giúp chúng nắm bắt được khái niệm. Do đó người ta dùng các vật mẫu như trái cây bằng nhựa, hộp cốm, hộp trái cây rỗng, và khi mới bắt đầu thì chỉ nên có một hay hai hình cho tới khi trẻ quen với cách học.


Bảng giao tiếp bằng hình cũng có thể dùng để trao đổi và trình bầy ý tưởng, cha mẹ có thể chụp những sinh hoạt khác nhau trong nhà như khi ở sân chơi, ngồi ăn trưa. Khi tới một sinh hoạt nào đó thì ta có thể đưa ra bức hình ra giới thiệu sinh hoạt, hay dùng chúng để nhắc cho trẻ biết là sắp có sinh hoạt gì, cùng việc cần bắt đầu chuyển từ sinh hoạt này sang sinh hoạt khác.

Khi nào dùng bảng hình?

Bảng giao tiếp bằng hình rất hữu ích nhất là với trẻ nhỏ, vì các em chưa có những cử động tinh tế và khả năng bắt chước còn giới hạn. Trẻ nhỏ tự kỷ phát triển việc nhìn nhiều hơn là nói, tức trẻ biết và nhận ra được nhiều vật, hiểu công dụng của chúng nhưng không nói được. Vì thế khi muốn vật gì trẻ có thể la khóc, ăn vạ vì em nhìn ra trong trí hình của vật ấy mà không thấy có ngoài thực tế, và không biết cách nào để giúp em có cái em mường tưởng ra. Vì thế, bảng giao tiếp bằng hình rất hữu ích trong trường hợp này, bằng những bảng cụ thể, cha mẹ có thể hiểu được trẻ cần gì, và hiểu được các phản ứng của trẻ.


Tuy nhiên, không phải tự nhiên mà trẻ tự kỷ biết sử dụng bảng giao tiếp. Cha mẹ cũng cần phải có thời gian để tập cho trẻ biết sử dụng nó. Cần cho trẻ học được rằng sự liên hệ quan trọng nối kết giữa một bức hình và vật ở ngoài. Cách tốt nhất là bắt đầu với thức ăn hay đồ chơi mà trẻ ưa thích, dán ảnh vào bảng, cha mẹ sẽ cầm tay trẻ chạm vào hình và nói:

Cam? Bé muốn ăn cam?

Kèm theo đó là cho trẻ miếng cam cùng với lời khen trẻ.

Khi trẻ đã thông thạo rồi ta có thể bắt đầu cho trẻ lựa chọn với hai hoặc nhiều hình.

Một số phụ huynh không thích cho trẻ sử dụng bảng giao tiếp vì sợ rằng sẽ hạn chế khả năng học nói của con mình, cho rằng trẻ sẽ quen chỉ tay vào hình mà không dùng ngôn ngữ để yêu cầu. Nhưng phụ huynh vẫn có thể sử dụng bảng hình để dạy trẻ phát triển ngôn ngữ. Bảng hình dạy cho trẻ nhận ra sự liên lạc nghĩa là gì, và đồ vật thì khác với biểu tượng, kế đó khi dùng lời nói đi kèm với bảng hình, trẻ có hình để nhớ khi phát âm ra chữ, tên của đồ vật, tiếng nói vì vậy hóa cụ thể và dễ nhớ, giúp việc học nói nhiều hơn.

Với đa số trẻ tự kỷ, viêc dùng bảng hình có thể xem như là một biện pháp của chuyện học, khi nỗi bực tức vì nhu cầu không được đáp ứng đã giảm đi nhờ có thể sử dụng bảng hình thành thạo, khả năng nói của trẻ tăng dần.

Chuyện rõ ràng là vào lúc trẻ lăn ra gào thét vì không thể cho ngườI khác biết điều mình muốn, ta khó mà dạy trẻ bất cứ điều gì. Nay khi bình tĩnh cho hay ý mình qua bảng hình, trẻ dễ dàng tiếp nhận chữ mới, cử chỉ và những thông tin khác về vịêc liên lạc.

Qua thời gian, trẻ nhận thấy viêc sử dụng ngôn ngữ để yêu cầu sẽ nhanh hơn viêc phải sử dụng bảng hình. Chẳng hạn việc trẻ tự kỷ nói với mẹ “Sữa” để tỏ ý muốn uống sữa sẽ nhanh hơn vịêc phải dắt tay mẹ đến gần tủ lạnh, chỉ vào bảng hình sữa trên tủ lạnh. Vì trẻ sẽ có khuynh hướng muốn được thoả mãn nhu cầu càng nhanh càng tốt, trẻ sẽ chọn lời nói là phương tiện liên lạc hữu hiệu hơn khi chúng đã biết cách dùng bảng. Tính trung bình thì trẻ Tự kỷ nào dùng bảng hình thường bắt đầu biết nói trong vòng một năm và tự động ngưng dùng nó.

Ra dấu, nói bằng dấu hiệu.

Nhiều chương trình dạy liên lạc có kèm việc học dấu hiệu để phát triển khả năng liên lạc. Đối với một số trẻ khuyết tật thì ra dấu là cách liên lạc cụ thể hơn là học nói, và có thể học sớm từ lúc được chín tháng. Tiện lợi của việc ra dấu là người ta không cần phải mang theo gì so với việc phải mang theo bảng hình, dù là gọn và nhẹ, nhưng cũng có cái bất tiện cho riêng trẻ tự kỷ. Ra dấu là cử chỉ và muốn cử chỉ được nhận biết thì người ta phải thấy cử chỉ ấy, tức người ra dấu ít nhất phải đối mặt và tốt hơn nữa là vừa ra dấu vừa nhìn vào mặt người khác để xem phản ứng của họ là có hiểu, có đồng ý hay không.

Trong khi ấy ta biết trẻ tự kỷ rất tránh việc nhìn vào mắt người khác, đối đầu với người chung quanh dù là cha mẹ, không chỉ tay hay nhìn theo tay chỉ của người khác, thế nên trẻ gặp khó khăn lúc ra dấu để tỏ ý muốn. Lên tiếng nói sẽ gây âm vang làm người khác chú ý, còn ra dấu không có âm nào phát ra và nếu người đối diện không nhìn, thì không biết có ai đang ra dấu muốn nói chuyện với họ.

Chuyện xảy ra là có trẻ tự kỷ đứng quay lưng lại cha mẹ và ra dấu muốn uống nước, đi toilet, ăn cam. Nếu không có phản ứng của cha mẹ vì không thấy và trẻ không biết tại sao, thì em bực bội dễ mất hứng thú với việc ra dấu, không còn muốn sử dụng phương pháp này nữa. Nguyên tắc là nếu trẻ tự kỷ bị khiếm khuyết nặng về mặt liên lạc không cần lời, như không biết chỉ tay, thì tập cho trẻ sử dụng bảng hình còn như trẻ đã biết chỉ tay hay biết nhìn theo hướng tay chỉ thì ra dấu có lẽ thích hợp hơn, hoặc cũng có thể không thích hợp cả hai. Cha mẹ không nên e ngại việc sử dụng bảng hình hoặc dấu hiệu sẽ khiến con họ hạn chế phát triển ngôn ngữ, vì đó là kênh liên lạc hữu hiệu của trẻ lúc trẻ chưa có ngôn ngữ. Đồng thời nó cũng là bước nền cho trẻ chuyển sang việc học nói một cách tốt hơn.

Kinh nghiêm cho thấy, một trẻ Tự kỷ chưa biết nói khi bắt đầu chương trình giáo dục đặc biệt mà sau 3 tháng vẫn chưa khởi sự dùng lời nói để tỏ ý yêu cầu, dù là thô sơ, thì nên thêm việc học liên lạc dưới hình thức không lời ( bảng hình, ra dấu) vào chương trình.

Băng Video.

Cha mẹ sẽ thắc mắc là để con xem phim video thì có hại không. Câu trả lời là tuỳ thuộc vào một số yếu tố. Đầu tiên chuyện có thể có lợi là cho vịêc học nói theo nghĩa video kích thích trẻ, khiến em lắng nghe giọng nói, ngôn ngữ và thúc đẩy trẻ nhắc lại lời nói, cái lợi khác là cha mẹ được nghỉ ngơi hay có giờ làm chuyện khác khi trẻ xem băng video.

Việc xem tới xem lui video nhiều bận có thể kích thích tốt cho việc học nói, vì lần nào cách nhấn âm trong câu nghe cũng giống y nhau, thích hợp cho trẻ mới bắt đầu hiểu tiếng nói. Tuy nhiên khi khả năng nói phát triển nhiều hơn tới mức trẻ có thể đặt câu, dùng câu nhiều chữ, thì việc xem đi xem lại băng video có thể khiến trẻ đứng yên một chỗ không phát triển thêm vì không có gì mới lạ, hay còn khiến trẻ có tật nhái lại. Bởi vì khả năng ngôn ngữ không phải chỉ gồm biết nói, mà còn là biết tương tác, có nghĩa là nhìn vào mặt, vào mắt nhau lúc nói chuyện để đoán biết ngụ ý của lời nói, thay phiên nhau nói chứ không phải là độc thoại, và biết khi nào tiếp tục hay chuyển sang đề tài khác. Vì thế, việc cho xem video phải hạn chế, và chỉ cho xem dưới sự giám sát cẩn thận.

Giao tiếp.

Không Nhìn vào mắt. Đây là đặc điểm của chứng Tự kỷ và cũng là khó khăn cho việc học nói. Vì thế việc giao tiếp với trẻ Tự kỷ cần tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau.


Đối phó với hành vi

Đối với trẻ tự kỷ hành vi thường là sự thách đố lớn nhất trong việc nuôi dạy. Cử chỉ lạ lùng lập đi lập lại như đập tay, vung vẩy tay, hay nổi cơn giận dữ thình lình có thể làm bạn muốn bỏ cuộc và thấy khó chịu hơn bất cứ khuyết tật nào khác. Trong nhà, hành vi của con có thể làm bạn kiệt lực, ra ngoài xã hội bạn có thể cảm thấy bực mình vì cho rằng người khác sẽ phê phán khả năng làm cha mẹ một đứa bé phá phách mà bề ngoài bình thường. Đừng để cho hành vi của con phá rối gia đình, vì có những giải pháp sau.

Đặt ra luật lệ.

Trẻ nào cũng cần có kỷ luật, kể cả con bạn. Đặt ra luật rõ ràng và cho biết chuyện gì sẽ xảy ra nếu phá luật.Tính kỷ luật là thông lệ (routines ) công bằng cho mọi người trong nhà. Xem chúng có thích hợp với cảnh nhà hay không? Các con khác có thể theo luật được thay đổi cho phù hợp với trẻ tự kỷ không ? và cũng quan trọng y vậy là luật có dễ hiểu ở mức phát triển của con hay không ?


Có cha mẹ không thích việc áp đặt kỷ luật với trẻ tự kỷ, họ thấy tội nghiệp trẻ hay thấy có lỗi đã sinh ra con khuyết tật. Nếu trẻ chậm phát triển thì họ càng tin rằng đó là lý do trẻ không học được để có hành vi tốt. Cha mẹ khác thì xem kỷ luật là sự trừng phạt thay vì hướng dẫn để trẻ có sự phát triển vui tươi, lành mạnh. Con bạn cần kỷ luật để cảm thấy an toàn trong thế giới của mình, y như bạn cần được chỉ dẫn để biết cách lo chuyện nhà hay nơi làm việc.

Nhất quán, trước sau y vậy.

Nhiều trẻ Tự kỷ gặp khó khăn trong việc nhận ra các dấu hiệu tinh tế của môi trường chung quanh. Chúng có thể học được hành vi nhưng không thể thích ứng hay tổng quát hoá trong trường hợp gặp người mới, khung cảnh và các trường hợp mới. Vậy hãy xếp đặt các tình trạng sao cho chúng xảy ra theo dự liệu để giúp trẻ nhớ được cách đáp ứng thích hợp. Khi thành viên trong nhà phản ứng bằng cùng một chữ hay cùng một hành động thì trẻ xem đây là dấu hiệu để lập lại một số hành vi. Khi trẻ học được hành vi thích hợp thì cần phải xét đến có khung cảnh tương tự nhưng cũng nên thay đổi dần để cho trẻ thực tập hành vi tới lúc trở thành tự động.


Người nhà mà có những phản ứng không thống nhất thì trẻ sẽ cho rằng hành vi không thể chấp nhận với người này lại đụơc phép với người khác, nếu hành vi này tiếp tục kéo dài trong một thời gian. Thí dụ cha hay mẹ có thể bế con lên khi trẻ khóc và đòi cha mẹ chú ý, trong khi nên chờ tới khi trẻ ngưng khóc rồi mới bế lên để thưởng. Chuyện đơn giản mà quan trọng nhất để giúp trẻ tập cư xử đúng mức là phải có sự nhất quán giữa cha và mẹ.

Khích lệ con sửa đổi hành vi.

Trẻ tự kỷ thường không biết chắc là nên hành xử ra sao, nhưng giống như các trẻ khác chúng lập đi lập lại hành vi nào làm chúng cảm thấy thoải mái. Một cách tế nhị để hướng dẫn việc học tập của con là khen ngợi, hãy khen thưởng cho hành vi mà bạn muốn con lập đi lập lại. Sự thoả mãn này làm tăng cơ may là trẻ sẽ cư xử như vậy nữa, điều đó gọi là sự khích lệ tích cực. Chú trọng vào mặt tích cực giúp bạn thấy con có thể hành xử tốt đẹp như thế nào, và bạn sẽ dần dần thành thạo về kỹ năng nuôi con.


Phương pháp hiệu quả nhất để thay đổi hành vi trong chứng Tự kỷ là xây dựng một kế hoạch thứ tự để uốn nắn lối cư xử của con. Hệ thống dùng phần thưởng để củng cố điều chấp nhận được và trừng phạt để làm nản lòng điều không thể chấp nhận được. Nguyên tắc của cách này là mỗi hành vi sinh ra hậu quả, và hậu quả tích cực hay tiêu cực sẽ xác định là ngươì ta muốn lập lại hành động hay không. Y như phần thưởng có được luôn luôn sau khi làm một hành vi nào có khuynh hướng làm tăng việc xảy ra trở lại hành vi ấy, thì sự trừng phạt liên tục như trách mắng thường dẫn tới làm giảm hành vi. Có nhiều cách để giải thích và nhiều chữ riêng để nói về việc sửa đổi hành vi, nhưng nguyên tắc chung thì tương tự nhau. Bạn có thể nói chuyện với thầy cô của trẻ hay chuyên viên điều trị, để điều hợp nỗ lực nhằm sữa đổi hành vi của con. Cách khác là làm theo nhận thức riêng của bạn khi huấn luyện hành vi cho con, dưới đây là vài chỉ dẫn để theo:

Xác định hành vi bạn muốn thay đổi.

Chỉ nên chọn một hay hai việc cần làm một lúc mà thôi, có thể bạn muốn giảm hành vi lập đi lập lập lại nào đó, hay dạy cho con ngồi yên ở bàn ăn 15 phút. Giới hạn số hành vi muốn sửa đổi giúp bạn làm việc thống nhất hơn và cho con bạn cơ hội nhiều hơn để thành công mà không bị rối trí hay lo quá nhiều chuyện.

Ghi chép khi nào và hành vi xảy ra thường như thề nào?

Nhờ quan sát này bạn có thể phân tích chuyện gì gây ra hành vi cuả con, hay mô thức mà con cư xử. Thí dụ bạn có thể thấy rằng thay đổi khung cảnh như đẩy ghế ra xa khỏi bàn mà con hay leo lên, làm thay đổi hành vi theo cách tích cực.

Chọn phần thưởng tích cực để thúc đẩy con.

Chuyện này có thể khá tế nhị đối với chứng Tự kỷ. Ban đầu con bạn có thể cần nhiều hơn là một nụ cuời, giọng nói vui vẻ hay cái ôm hôn để chịu làm theo ý bạn, vậy nên nghĩ đến những phần thưởng khác như xoa bóp người trẻ, vò đầu, chơi vật lộn với con, hay đưa ra cho con những đồ chơi không đắt tiền. Có trẻ nói được cho bạn biết chúnng muốn gì, trẻ lớn hơn có thể thích sưu tập đồng cắc, các hình dán (stickers) và được miễn làm chuyện mà chúng không thích. Hãy nhớ rằng mục tiêu là biến phần thưởng cụ thể thành phần thưởng có tính cách xã hội hơn như lời khen. Theo với thời gian con sẽ cư xử một cách dễ chấp nhận hơn vì trẻ thấy thoải mái khi làm vậy.

Đặt ra thời gian biểu để thưởng.

Bạn có thể thưởng con ngay khi làm xong một chuyện , hay vào lúc đi ngủ. Giờ giấc ấn định tuỳ theo khả năng của con bạn trong việc nối kết phần thưởng với hành vi đúng dắn, và thưởng con thường hơn nếu trẻ không hiểu đựơc ý bạn muốn gì. Ban đầu thưởng mỗi lần trẻ làm hành vi nên có, hay cách quãng đều đặn trong lúc hành vi xảy ra, cùng lúc ngỏ lời khen con. Bạn muốn con hiểu là hành vi đáng được thưởng. Thí dụ nói, “ ngồi yên - giỏi lắm”. Tính chắc là nhắc nhở con chuyện gì chấp nhận được để trẻ không thay thế hành vi không chấp nhận được bằng hành vi xấu khác.

Soạn một bảng ghi lại những lần trẻ được thưởng cho một hành vi nào đó.

Bảng như vậy giúp trẻ theo dõi được tiến bộ của mình và cho bạn lượng xét là kế hoạch có thành công hay không. Khởi đầu thì hành vi bất hảo có thể gia tăng, đây là cách trẻ thử thách bạn và học về luật. Trong vòng vài tuần hành vi sẽ giảm xuống. Tăng dần dần khoảng cách mỗi lần bạn thưởng con, và chuyển từ phần thưởng cụ thể sang cái ôm hôn và lời khen

 

Nếu hành vi bất hảo của con vẫn còn, bạn có thể cần thay đổi một trong các điều sau:

Thay đổi phần thưởng thành cái khích động con nhiều hơn.

Rút ngắn thời gian giữa những lần phát thưởng để thưởng hành vi muốn có nhiều lần hơn.

Xem lại là việc bạn đang muốn giảm có phải là hành vi đúng đắn hay không.

Khi con tiến bộ thì bạn có thể dùng một bảng để ghi lại trách nhiệm, việc làm. Mỗi ngày vào giờ nhất định cùng với con xem lại bảng, dán một nhãn (sticker) vào cạnh phần việc nào đã làm xong. Duyệt lại tiến bộ của con và thêm trách nhiệm khi thấy là con có thể đảm đương chúng. Tấm bảng cũng cho ra cái sườn trong ngày mà không cần bạn bỏ công quá đáng vào đó. Sửa đổi hành vi là cách không doạ nạt, không tình cảm quá đáng và có xếp đặt để đối phó với con khi bạn cảm thấy gần chịu hết nổi về mặt cảm xúc. Phương pháp này là một trong nhiều phương tiện để giúp con bạn và gia đình chú tâm đúng chỗ và theo đường lối tích cực.

Làm ngơ hành động muốn được chú ý.

Làm ngơ là kỹ thuật khác nhằm loại trừ hành vi muốn được chú ý, bạn cất đi phần thưởng là sự chú ý của bạn đối với con bằng cách làm ngơ. Nhất định không nhìn vào mắt con, đụng chạm hay chịu nói mỗi lần con có hành vi mà bạn muốn loại trừ như làm nư hay la hét. Ban đầu hành vi có thể gia tăng để thử thách quyết tâm của bạn nhưng cuối cùng hành vi sẽ chấm dứt. Khi khó mà làm ngơ hành vi thì tìm chuyện khác để chú tâm vào, bằng không thì phải ra khỏi phòng.

Giờ trống ( Time out).

Vài hành vi tệ hại đến mức không thể làm ngơ được, và bạn có thể phải nắm con lại để làm chúng yên hay được an toàn. Cách khác gọi là giờ trống ( time out). Theo đó bạn bình tĩnh đem con ra khỏi nơi xáo trộn vào một phòng khác, hay cái ghế khác, hay nơi giành riêng cho việc này. Giờ trống cho bạn lấy lại hơi sức và cho con bạn dịu xuống.

Đặt đồng hồ reo khoảng thời gian cho giờ trống, hay cho con biết là có thể ra khỏi phòng lúc chấm dứt hành vi tiêu cực. Bằng cách ấy thì hoặc đồng hồ hay trẻ kiểm soát hành vi của trẻ. Tính chắc là bạn nói rõ tại sao con có giờ trống, và đề nghị hành vi khác thay vào.

Khi giúp con cải thiện hành vi là bạn thực sự cho con cách sống công bằng và đáng yêu hơn.

Chúc bạn đạt được những hiệu quả tốt.



Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỉ bạn đã biết hết chưa?
Những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em
Bệnh tự kỷ ở trẻ
Chứng tự kỷ ở trẻ em
riệu chứng của bệnh tự kỷ ở trẻ em


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý