Cách giao tiếp bằng tay với người khiếm thính

seminoon seminoon @seminoon

Cách giao tiếp bằng tay với người khiếm thính

19/04/2015 12:25 PM
3,243

Muốn giúp cho người khiếm thính hoà nhập cộng đồng, mọi người phải gần gũi, giao tiếp bình đẳng với họ. Muốn vậy chúng ta phải biết cách giao tiếp. Vậy làm thế nào để giao tiếp với người khiếm thính.






Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính

"Ngôn ngữ ký hiệu" hay còn gọi là "thủ ngữ" bao gồm ngôn ngữ ước hiệu, đó là bảng chữ cái và chữ số, để có thể giao tiếp bằng chữ viết, người khiếm thính dùng ngôn ngữ ước hiệu để diễn đạt chính xác một sự vật hiện tượng, ví dụ như tên, tuổi và ngày tháng năm sinh.

 

Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính



Điều này có vẻ hơi phiền phức bởi để mà diễn tả một câu như "Anh yêu em nhiều lắm" thì phải thể hiện trên tay 21 ký tự, rất mất thời gian phải không các bạn?. Chính vì thế mà một phần không thể thiếu là cử chỉ điệu bộ, đây là những mô tả sự vật hiện tượng bằng tay. Chẳng hạn để nói một cái máy vi tính, hay nghề văn phòng thì bạn sẽ để hai tay trước ngực hai bàn tay khum lại như đang gõ bàn phím, thế là ai cũng hiểu không cứ gì người khiếm thính.

Nếu bạn là người mới, khi nói tên bạn, bạn phải dùng tay mô tả đủ các chữ cái ghép thành tên bạn, nhưng sau một vài lần, cộng đồng người khiếm thính đặt cho bạn một cái tên giản lược (có thể gọi là Nickname) chẳng hạn bạn có cái răng khểnh rất duyên thì người ta chỉ lên miệng vào vị trí cái răng duyên của bạn và chữ cái đầu của tên bạn...

Mình phải dông dài một chút để các bạn hình dung, và thông cảm cho người khiếm thính và để các bạn thấy rằng chúng ta thật hạnh phúc và ngôn ngữ nói và viết của chúng ta thật tuyệt vời. Đối với người khiếm thính để giải thích cho họ hiểu sự khác nhau giữa giám đốc, hiệu trưởng, chủ nhiệm, lãnh đạo, chủ tịch, tổng thống,... là cả một sự khó khăn bởi họ không có đủ từ khác nhau để phân biệt, mà tất cả chỉ có một cử chỉ để biệu lộ thôi các bạn ạ.

Khi họ nói chuyện với mình, nếu để ý và hiểu sang ngôn ngũ bình thường thì các bạn cũng thấy rằng nó giống như một người nói trống không, chẳng hạn "Khỏe không,...tên gì" Trong khi đó chúng ta sẽ hỏi: Bạn có khỏe không?... Bạn tên là gì? Hãy thông cảm cho họ, đó không phải là những lời nói trống không, mà do quy ước của họ là như vậy đấy các bạn ạ, và khi nói chuyện với họ, bạn cũng nhớ áp dụng quy tắc đó, nha. Mong rằng các bạn sẽ nói chuẩn và đẹp.
 

Hướng dẫn sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khi tiếp xúc người khiếm thính

Số trong ngôn ngữ cử chỉ


Bạn đầu, mình học Signlanguage American, có nghĩa là ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ Mỹ, về sau mình mới học ngôn ngữ ký hiệu điệu bộ cử chỉ của VN, do các anh chị trong CLB Người Điếc Hà Nội dạy, ở VN, chưa có sách giáo khoa chuẩn cho người khiếm thính, cho nên các bạn sẽ thấy một số khác biệt trong ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của 3 miền, nhưng điều đó chẳng sao, tất cả người khiếm thính ở 3 miền họ đều có thể hiểu nhau, kể cả những người khiếm thính chẳng bao giờ đị học hay sinh hoạt tại một câu lạc bộ nào, khi đến với nhau họ cũng hiểu nhau rất nhanh.

Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay cả đối với chúng ta cũng có ngôn ngữ địa phương mà, phải không các bạn?

Những lưu ý cơ bản khi hỗ trợ người khiếm thị


1. Cách giao tiếp với người khiếm thị

- Bạn hãy giới thiệu tên của mình và những người có mặt (trong chỗ làm việc, nên giới thiệu thêm chức vụ) cho người khiếm thị biết họ đang nói chuyện với ai.

Nhiều người khiếm thị không thích bị đặt vào tình huống “đoán vui không có thưởng” khi nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Có nhớ ai không?” hoặc vỗ vai, đập vào người họ thay cho lời chào. Điều này khiến nhiều người khuyết tật có cảm giác đang bị trêu chọc, bị xem là trò đùa cho mọi người.  

 

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị


- Nói chuyện với khoảng cách âm lượng và tốc độ bình thường. Bạn có thể sử dụng những từ như "thấy, xem..."

- Một số người khiếm thị rất kỵ từ "mù, tàn tật" hãy sử dụng những từ giảm nhẹ như khiếm thị, khiếm thính, khuyết tật, mắt kém....

- Bạn nên cung cấp thông tin về khung cảnh và diễn biến xung quanh. Hỏi xem người bạn ấy có cần thêm thông tin gì nữa không. 

- Khi nói chuyện với người khiếm thị, bạn nên dùng những từ định vị cụ thể: bên trái, bên phải, tránh dùng "bên này, bên kia, đằng đó, đây nè  ..." hoặc không nên nói đến những vấn đề mà cần sự nhận định như: màu này đẹp không? Cái này to quá phải không? trông nó có buồn cười quá không? …

- Ở chỗ đông người, bạn nên gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu bạn đang nói với ai.

- Tránh dùng những kiểu nói hoài nghi, coi thường, hạ thấp khả năng của người khiếm thị. 

- Lúc đưa đồ cho người khiếm thị thì bạn nên vừa nói vừa đưa tận tay cho họ, đôi khi chúng ta vẫn có thói quen chìa tay ra và bạn mình sẽ tự lấy đồ. Nhưng đây là người khiếm thị, chúng ta cần để ý quan sát hơn.

- Nếu có việc phải ra đi trong lúc nói chuyện, nhớ báo cho người khiếm thị biết, không nên để người khiếm thị “nói chuyện một mình”.
 

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị


- Bạn chớ di dời đồ đạc của người khiếm thị khi chưa được sự đồng ý của họ, nhất là cây gậy dẫn đường.

- Không nên có thái độ "bao cấp" đối với người khiếm thị. Hãy đối xử bình thường và đừng giả định điều này, điều kia quá khó hoặc nguy hiểm cho họ.

- Điều quan trọng nhất cần nhớ: Bạn hãy nói chuyện trực tiếp với người khiếm thị, không cần qua người cùng đi. bạn cứ thoải mái, nếu có sai sót thì xin lỗi. Đừng né tránh người khiếm thị vì sợ nói điều gì sai.
 

2. Cách hỗ trợ người khiếm thị:

a. Cách hỗ trợ họ di chuyển :

- Đầu tiên, bạn phải làm quen họ như cách giao tiếp chung với người khuyết tật, giới thiệu về bạn và hỏi xem họ có cần sự giúp đỡ không? Đừng giúp nếu họ từ chối, mỗi cá nhân cần một mức độ trợ giúp khác nhau, bạn hãy tôn trọng tính tự lập của họ.

Nếu họ cần sự hỗ trợ của bạn để di chuyển đến 1 địa điểm nào đó, đừng lôi kéo, đẩy hoặc dìu họ đi mà bạn nên đặt nhẹ tay bạn chạm vào tay họ. Sau đó, chỉ dẫn họ nắm vào khủy tay của bạn.

Khi di chuyển, khoảng cách phù hợp giữa bạn và  người khiếm thị là cách nhau nửa bước chân. Bạn sẽ đứng song song, và bước trước họ nửa bước. Trên đường đi, bạn nên nói về những cảnh đang diễn ra trước mắt bạn. Nhắc nhở họ những chỗ cần lưu ý độ an toàn như: bước lên bậc thang, có cửa, chỗ đông người.

Ở những lối đi hẹp, bạn báo trước cho họ biết, có thể đặt tay họ lên vai bạn và bạn bước đi trước, hướng dẫn họ đi theo bạn.
 

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị


Những lời chỉ dẫn của bạn phải dứt khoát, rõ ràng và chính xác đối với họ. Ví dụ như: bước xuống bao nhiêu bậc thang, rẽ phải hay rẽ trái…

Khi di chuyển lên, xuống ở các bậc thang có thanh vịn, bạn nên khuyến khích và hướng dẫn người khiếm thị sử dụng tay còn lại để vịn vào thanh vịn, giúp di chuyển dễ dàng hơn.

Khi muốn đổi hướng di chuyển, bạn nên nói với họ, và bạn đổi chiều di chuyển. Sau đó, bạn giúp họ nắm vào tay khủy tay bạn và tiếp tục di chuyển.

- Khi đi cùng người khuyết tật nói chung và người khiếm thị nói riêng thì điều nên tránh nhất là sự im lặng. Bạn bè chúng ta đi với nhau cả đoạn đường dài mà không nói với nhau lời nào thì nặng nề lắm. Nếu là lần đầu tiên gặp, có thể hỏi thăm đối tượng về tuổi tác, quê quán, gia đình, sở thích....bạn có thể nói về rất nhiều đề tài về thời tiết, học hành, chuyện thời sự (ca cẩm về giá xăng dầu tăng làm cái hàng bánh ngọt cạnh nhà... tăng giá chẳng hạn)... Trò chuyện chứ không có nghĩa là phải hỏi, phải nói liên tục vì nói nhiều không khéo gây khó chịu cho đối tượng đấy nhé ...

- Nếu bạn đi xe, nhường đường để người khiếm thị di chuyển cũng là một cách hỗ trợ người khiếm thị.

b. Cách hỗ trợ trong bàn ăn:

- Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn nên giới thiệu tên từng món, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào bát cho họ. Sau khi người ấy nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem họ thích món nào và gắp giúp người ấy.
 

Những lưu ý cơ bản hỗ trợ người khiếm thị


 - Nhiều người khiếm thị có tính cách độc lập cao, cũng đã qua những lớp tập huấn kỹ năng hòa nhập cơ bản thì bạn có thể giúp họ định hướng các món ăn trên bàn theo phương vị mặt đồng hồ. Ví dụ: đĩa rau xào ở vị trí 12h, đĩa thịt ở vị trí 9h...


: Một vài lưu ý khi tiếp xúc với người khiếm thính

“Điếc” có nghĩa là gì? Nếu bạn hét lớn hết mức có thể, âm thanh đo được khoảng 80 đêxiben. Chỉ những người không thể nghe tiếng hét như vậy mới thực sự được xem là người Điếc. Người bị mất thính lực ít hơn được xem như “nghe kém”.

Một vài lưu ý khi tiếp xúc với người khiếm thính

Làm thế nào để có thể nhận biết người tôi đang giao tiếp là người khiếm thính?

Mất thính lực thường được coi như là “khuyết tật ẩn” vì thế có thể không có cách nào biết một người bị mất thính lực nặng. Những người bị điếc sâu có thể không đeo máy trợ thính.

Một vài người Khiếm thính có mang thẻ ghi thông tin vắn tắt về cách giao tiếp với người khiếm thính. Nếu có ai đó đưa cho bạn một trong những cái thẻ như vậy, bạn nên biết rằng người mang thẻ bị mất thính lực và có thể gặp khó khăn khi giao tiếp với bạn.

Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy...

Lời nói của người Khiếm thính có thể nghe hơi lạ. Âm lượng của giọng nói có thể không thích hợp hay họ phát âm một vài từ nghe rất lạ. Cần nhớ rằng người Khiếm thính không thể nghe giọng nói của chính họ và vài người Khiếm thính đã học nói chưa bao giờ nghe được một từ đơn giản nào cả.

Một cách khác cho thấy một người có thể là người Khiếm thính nếu người đó dùng tay để viết ra những yêu cầu. Những người sử dụng ngôn ngữ ký hiệu không nói chuyện thì thường hay chuẩn bị viết và giấy.

Làm thế nào để giao tiếp với người Khiếm thính?

Cách người Khiếm thính giao tiếp thường phụ thuộc vào thời gian bị mất thính lực của họ. Những người sinh ra là người Điếc hoặc mất thính lực trước khi bắt đầu học nói thường sử dụng ngôn ngữ ký hiệu. Những người bị mất thính lực sau khi đã học nói thường sẽ giao tiếp bằng lời nói và đọc tính hiệu môi.

Trước hết, hãy xem người Khiếm thính đó giao tiếp như thế nào. Nếu họ hỏi bạn bằng lời nói, chắc chắn rằng họ sẽ cần nghe bằng đọc tín hiệu môi khi bạn trả lời.

- Hãy nhìn thẳng vào người khiếm thính, nếu nhìn sang chỗ khác người khiếm thính sẽ không thấy môi của bạn.

- Nói rõ ràng chậm rãi

- Đừng hét to

- Bảo đảm rằng phía sau lưng bạn không có ánh đèn sáng chói có thể làm cho người khiếm thính khó nhìn thấy khuôn mặt của bạn.

- Nên nói cả câu hơn là trả lời từng từ một – 70% việc đọc tín hiệu môi là đoán và nhiều từ trông rất giống nhau. Nói cả câu giúp đoán được nội dung.

- Hãy kiên nhẫn, nếu được yêu cầu lặp lại, hãy cố gắng chuyển giọng một cách nhẹ nhàng, điều này giúp người khiếm thính hiểu dễ dàng hơn.

- Nếu người khiếm thính vẫn chưa hiểu, đừng bỏ cuộc, hãy viết ra giấy.

Với người Điếc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu, họ vẫn có thể muốn nghe bằng đọc tín hiệu môi. Đáng buồn là có rất ít người nghe biết ngôn ngữ ký hiệu và người Điếc lại quen với cách cố gắng giao tiếp với người nghe.

Ngoài những vấn đề trên, cần lưu ý thêm

- Hãy cố gắng sử dụng bảng chữ cái ngôn ngữ ký hiệu đánh vần bằng tay bất cứ tên gọi hay những từ không thông thường nào. (Xem bảng chữ cái).

- Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ giải thích điều bạn muốn nói. Ví dụ, dùng bàn tay thể hiện kích thước và hình dạng hoặc thể hiện chiều hướng bằng cách chỉ, có thể rất hữu dụng.

- Sử dụng nét mặt để diễn tả nội dung

Không nên cho rằng vì một người Điếc có đeo máy trợ thính, anh ta có thể nghe được điều bạn đang nói. Anh ta chỉ có thể nghe được những âm thanh đặc biệt hay tiếng động nền.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

 

Những điều cần biết khi giao tiếp với người khuyết tật

Để giao tiếp hoặc làm việc với người khuyết tật (NKT) có hiệu quả, chúng ta cần lưu ý một số cách xử sự cẩn trọng sau đây:


1. Nên nói: Cho phép tôi được giúp bạn việc này nhé !

Nếu muốn giúp một NKT dù quen hay lạ, bạn nên bắt đầu bằng câu nói hỏi như trên. Bởi nếu bạn đường đột tự ý giúp họ có khi lại làm họ cảm thấy buồn.

2. Nên hỏi: Tôi phải làm gì đây/làm thế nào đây?

Bạn nên hỏi và nghe NKT giới thiệu cách hỗ trợ, xin đừng tự ý làm theo cách bạn nghĩ. Ví dụ, muốn đưa một người khiếm thị qua đường, bạn hãy để họ nắm tay bạn và nói cho họ biết các vật cản phía trước thay vì bạn nắm gậy của họ hoặc kéo tay họ đi. Nếu muốn nâng một người đi nạng bước lên xe buýt cũng phải theo sự hướng dẫn của họ. Nếu không bạn có thể gây ra một tai nạn nhỏ đấy.

3. Gọi tên hoặc chạm nhẹ vào người khiếm thị khi cần nói điều gì.

Bạn nên gọi tên hoặc nắm nhẹ tay, vỗ vai thân ái, khi cần nói với người khuyết tất. Vì nếu không có động tác này có thể họ sẽ không hiểu ai đang nói với ai. Nếu tiếp xúc với người khiếm thính cần tránh vỗ vai họ từ phía sau. Bạn nên tiến đến trước mặt họ rồi mới chào họ.

4. Tự giới thiệu chính mình khi giao tiếp với người khiếm thị

Khi gặp một người khiếm thị, nhiều người thích chào người quen này bằng câu đùa: “Anh có nhớ ai không?”. Một số người khiếm thị than phiền rằng bạn bè thân thích đôi khi lại không chào mà chỉ vỗ vai rồi bỏ đi mặc cho họ muốn đoán ai thì đoán! Điều ấy có khi làm họ có cảm giác đang bị trêu chọc, bị xem là trò đùa cho mọi người.
Nếu trò đùa không đem lại tiếng cười cho cả hai phía thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm.Tốt nhất bạn nên chào hỏi người bạn khiếm thị của mình bằng lời chào trân trọng, thân mật và tự giới thiệu chính mình trước.

5. Thong thả bước đi bên người bị khuyết tật vận động.

Khi đi với một số người đi nạng, đi xe lăn... bạn nên bước thong thả và đi cùng họ. Bạn không nên hối thúc hoặc bỏ đi trước họ mà không nói một lời nào.

6. Giới thiệu các món ăn trên bàn với người khiếm thị.

Khi ngồi chung bàn với người khiếm thị, bạn nên giới thiệu tên từng món, hỏi họ thích dùng gì, sau đó lần lượt gắp các món ấy cho vào bát cho họ. Biết đâu trong số ấy có những món mà họ chỉ nghe tên mà chưa từng nếm. Sau khi nếm qua các món hiện có, bạn hãy hỏi xem người ấy thích món nào và gắp giúp người ấy.

7. Lịch thiệp với người tật trí não

Khi giao tiếp với người tật chậm phát triển trí não, bạn nên tôn trọng nhân cách của họ, ứng xử ân cần với họ đúng với các qui tắc xã hội, bạn sẽ giúp họ ổn định tâm lý nhiều hơn.

8. cần có những nụ cười của tình yêu thương và sự quan tâmtới người khác.

Tất cả chúng ta đều đồng ý rằng, những tiếng cười vui vẻ sẽ là cần thiết và có ý nghĩa cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Tuy nhiên, nếu chuyện cười hoặc trò đùa không đem lại tiếng cười cho tất cả mọi người có mặt thì chính nó trở thành một kiểu xúc phạm.Vậy,khi pha trò cười hoặc kể chuyện cười ở nơi đông người, bạn nên để ý đến những NKT. Thật không hay khi đề cập đến những hạn chế hoặc khuyết tật trước đông người (nhịu lại người nói lặp, lùn, hói, vỗ....). Có thể trong số những người đang cười với bạn, có một người đang buồn đấy....Người cán bộ phát triển là người tạo dựng niềm tin, nụ cười hạnh phúc cho tất cả mọi người, đặc biệt quan tâm tới những người khuyết tật, trẻ em và người dễ bị tổn thương trong xã hội.




Nguyên nhân của bệnh mất trí nhớ và những điều cần biết
Làm sao khi trẻ chậm nói
Mẹo giúp bé nhanh biết nói
Bệnh mê sảng và cách điều trị (Delerium)
Bệnh liệt não ở trẻ



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Mến Chào Anh/Chị !Em có người bạn có con bị khiếm thính ( Bị câm và điếc ), em muốn tiếp xúc nói chuyện với bé nhưng không biết nói thế nào cho bé hiểu. Khi đọc bài viết này em thấy bảng chữ cái dành cho người khiếm thính...Em xin hỏi nếu em học thuộc hết bảng chữ cái này thì có thể nói chuyện với bé bằng thủ ngữ được chưa ạ !? Em thấy trên mạng không có nhiều bài viết dạy cách chúng ta nói chuyện giao tiếp với người khiếm thính, nhân đây anh/chị có thể cung cấp giúp em tài liệu hoăc video clip dạy hướng dẫn nói chuyện được với người khiếm thính không ạ ...Mọi tài liệu anh/chị vui lòng gửi vào địa chỉ mail: letam16041985@yahoo.com.vn hoặc saobang858507@yahoo.com.vn . Em xin chân thành cảm ơn !!
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bé nhà bạn cũng phải được học về thủ ngữ thì hai người mới có thể nói chuyện được. Trước tiên bạn nên cho trẻ đeo máy trợ thính càng sớm càng tốt (từ 6 tháng tuổi) nhằm tận dụng tối đa năng lực nghe còn sót lại để đẩy mạnh sự phát triển ngôn ngữ.Trẻ phải được huấn luyện khả năng nghe - nói bởi các nhà chuyên môn sau khi đeo máy trợ thính hoặc cấy điện cực ốc tai; có như vậy sự phục hồi khả năng nghe nói mới được phát huy tối đa - Tập cho trẻ lưu ý, nhận thức thế giới âm thanh, môi trường âm thanh quanh mình. - Phát hiện khả năng đọc hình miệng - Tập cho trẻ nghe, hiểu và nói nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp của trẻ. Việc giáo dục rèn luyện này phải phù hợp với đặc điểm riêng của từng trẻ, trải qua nhiều năm và đòi hỏi sự kiên nhẫn của cha mẹ cũng như sự hợp tác tích cực của trẻ. Bạn có thể cho bé học tại các trung tâm, trường mầm non dành riêng cho trẻ khiếm thính nhé!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý