Cách giao tiếp gây thiện cảm tốt cho người đối diện

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách giao tiếp gây thiện cảm tốt cho người đối diện

19/04/2015 12:31 PM
515

Tạo thiện cảm trong giao tiếp, nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Nhỏ thôi, có khi đó là quần áo bạn mặc, khi đó là nụ cười, nhưng bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, hoặc có thể mất cả một hợp đồng làm ăn!





CÁCH GIAO TIẾP GÂY THIỆN CẢM TỐT CHO NGƯỜI ĐỐI DIỆN


Bạn có luôn chuẩn bị chu đáo trước khi gặp ai đó? Bạn có để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình? "Trang phục là thông điệp không lời, cách bạn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin", hoa hậu Ngọc Khánh chia sẻ. Quả thật, một bộ trang phục có giá trị không hẳn lúc nào cũng thích hợp và tôn lên bạn là ai!

Đến một buổi xin việc trong vị trí tuyển dụng là nhân viên văn phòng, bạn lại mặc quần jeans đánh bạc, áo pull; hay đến gặp đối tác là một chuyên gia thời trang trong một quán cà phê trẻ trung, bạn lại "kín cổng cao tường" trong bộ sơ mi tuềnh toàng và cổ điển..., thì có thể bạn đã mất điểm từ cái nhìn đầu tiên của những người mà bạn sắp giao tiếp. Hay trang sức quá cồng kềnh, hoặc không hợp tuổi? Nước hoa thì quá nặng mùi, mà bạn không biết chắc người gặp mình có bị chứng dị ứng với những loại mùi hương hay không!...

Một "nghệ thuật" rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp chính là ngôn ngữ của bạn. Câu nói của ông bà ta "Chim khôn hót tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe"... xem chừng không bao giờ sai. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao; lên giọng, xuống giọng đúng lúc sẽ luôn dễ dàng đi vào lòng người hơn đó là những nói oang oang một cách không ý thức.

Một cán bộ nhân sự ngân hàng Vietcombank bộc bạch: "Tôi rất bức xúc khi thấy không ít bạn SV thực tập, hoặc SV mới ra trường, dù đã được huấn luyện trước, nhưng hình như không có ý thức mở một nụ cười và lời chào thân thiện khi gặp những đồng nghiệp đi trước trong cơ quan.

Tôi nghĩ nhà trường phổ thông hoặc giảng đường ĐH cần có hình thức giáo dục những kỹ năng sống này cho các bạn trẻ ấy, bởi đó là những điều quan trọng trong cuộc sống và làm người khác có thể yêu hay ghét bạn dù chưa nói với nhau lời nào"...

Để ghi điểm, bạn còn phải ghi nhớ những chuyện tưởng chừng như nhỏ mà không nhỏ: tên gọi của người đang trò chuyện với bạn. Lần sau khi gặp lại, bạn có thể quên nhưng hãy khéo léo xin lỗi họ là bạn quên, thay vì gọi họ bằng những danh xưng "cô ấy ơi", "chị ấy ơi"... trong khi tuổi tác và vai vế của bạn không cho phép.

Ngoài ra, nếu ghi nhớ về sở thích của họ thì càng tốt cho bạn, sẽ giúp bạn dễ chiếm cảm tình của họ hơn. Và cả lời khen, bạn có "tiết kiệm" lời khen không? Một lời khen cho vợ, cho chồng, cho con và rộng hơn đó là đồng nghiệp... - bạn có thường xuyên gửi đến họ đúng cách, đúng lúc, hay bạn cho đó không là chuyện quan trọng.

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực, đôi mắt không quá "dán sát" vào người đang nói, hoặc lại không có sự tập trung; những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ: Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều...

Giao tiếp là một hoạt động mà bạn phải đối mặt thường xuyên, mọi lúc, mọi nơi, từ đơn giản đến phức tạp, từ với một người đến đám đông. Để hoàn thiện, bạn cần cả một quá trình và đôi lúc cần được học bài bản. Bởi có được sự thiện cảm trong giao tiếp, bạn sẽ dễ dàng thực hiện được nhiều điều bạn mong muốn...


Cách gây thiện cảm


Quan tâm chăm sóc, gây thiện cảm về hình ảnh cá nhân, thương hiệu cá nhân đến người khác sẽ giúp bạn dễ dàng thành công trong cuộc sống. Gây thiện cảm cũng là một tố chất đánh giá khả năng giao tiếp ứng xử hiệu quả của mỗi người Dưới đây những gợi ý giúp bạn gây được thiện cảm với người khác khi nói chuyện:

- Luôn quan tâm đến người khác: 

"Mình vì mọi người, thì mọi người vì mình", chân lý này không mới mẻ gì. Muốn được người khác yêu quí ta thì bản thân mình phải niềm nở và sốt sắng đón tiếp người khác. Ta phải vì họ, đừng quản công, đừng sợ mất thời gian, phải gắng sức và quên mình.

- Trên môi luôn nở nụ cười:

Phải hoan hỉ kết giao với người thì mới mong người khác hứng thú giao du với mình. Mỉm cười với ai là như nói với họ: "Tôi mến bạn, được gặp bạn tôi vui vẻ lắm". Lẽ tất nhiên nụ cười đó phải tự đáy lòng phát ra mới thu được cảm tình người khác, còn ngược lại thì chỉ làm cho người ta ghét thêm mà thôi.

- Chăm chú nghe và khuyến khích người khác nói về họ:

Say mê nghe lời của một người tức là tôn kính họ, mà rất ít người không cảm động trước sự tôn kính đó. Chăm chú nghe người khác nói chẳng khác nào bạn nhiệt liệt khen ngợi họ. Những câu hỏi mà ai cũng say mê trả lời là những câu hỏi về đời sống của họ, thành công của họ. Bạn phải biết nghe người khác nói, tránh nói nhiều về mình. Không nên ngắt lời người khác khi họ chưa nói hết câu.

- Nói với người khác về sở thích, hoài bão của họ:

Khi trò chuyện phải biết tâm lý của người tiếp chuyện, phải biết sở thích của họ mà gợi chuyện. Bạn hãy nói những điều mà họ đang nói, bạn nên nhớ rằng nói về chính bản thân mình bao giờ cũng dễ dàng và say sưa hơn nói chuyện về người khác. Biết khơi nguồn cảm hứng của họ thì họ sẽ "mê" bạn ngay.

- Tạo cho họ thấy được sự quan trọng của họ:

Bạn hãy cố gắng để chứng tỏ cho người đối thoại với mình hiểu rằng, đối với bạn người đó rất quan trọng, tối quan trọng. Bởi vì họ muốn bạn đồng ý với họ và thừa nhận tài năng của họ.



  

Tạo thiện cảm trong giao tiếp nhất là lúc sơ giao, là điều không phải ai cũng dễ dàng làm được. Bạn có thể nhận được bao điều tốt đẹp, kí kết những hợp đồng làm ăn lớn, có được một tình yêu đẹp hoặc trắng tay ra về. Nếu bạn chưa thực sự  tự tin về khả năng giao tiếp của mình trước người khác thì thử  áp dụng 4 bước tạo thiện cảm dưới đây nhé.

Quan tâm vẻ bề ngoài.

Trang phục là thông điệp không lời, ăn mặc cũng là cách để bạn chuyển tải thông tin. Chính vì thế, trước khi  ra ngoài bạn nên để ý đến trang phục, trang sức hay nước hoa của mình. Không ai muốn tiếp xúc với một người ăn mặc xuề xòa nhìn không gọn gàng đúng không nào?


Sử dụng ngôn ngữ.

Ông bà ta có câu “Chim khôn kêu tiếng rảnh rang/ Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe” Đây là  một nghệ thuật rất quan trọng để đem đến thiện cảm trong giao tiếp. Một giọng nói nhẹ nhàng, thanh tao, lúc trầm lúc bổng dễ dàng lấy được cảm tình của người khác đồng thời cũng giúp cho quá trình giao tiếp trở nên thú vị hơn. Nếu tiếng nói của bạn khó nghe hay không chuẩn từ, đừng lo lắng hay tự ti nhé thay vào đó bạn hãy vui vẻ và nói chậm rãi, biết đâu đó lại là ưu điểm của bạn thì sao?
Ngoài ra bạn cũng nên ghi nhớ  tên gọi của người đang trò chuyện với bạn để sau này gặp lại sẽ dễ ăn nói hơn.

Khen tặng và mỉm cười.

Khát vọng sâu xa của mỗi con người là được khen ngợi, được tôn trọng và được quan tâm. Chính vì thế, trong khi giao tiếp bạn nên vận dụng linh hoạt lời khen, lồng ghép một cách khéo léo nụ cười vào cuộc nói chuyện. Điều này giúp người đối diện cảm thấy gần gũi và quý mến bạn hơn. Bạn đã từng nghe câu danh ngôn này chưa “ hãy yêu người nào có thể làm bạn luôn mỉm cười vì chỉ có nụ cười mới có thể xua đi những góc khuất tăm tối trong tâm hồn”.

Lắng nghe

Lắng nghe cũng là một nghệ thuật, từ ánh mắt đến tư thế của bạn. Bạn hãy tập cho mình một cách lắng nghe đúng mực. Chú ý đôi mắt không quá dán sát vào người đang nói, hoặc không có sự tập trung, lơ đãng. Ngoài ra, những cái gật đầu nhè nhẹ khi đang nghe người khác nói cũng sẽ giúp mọi người đánh giá cao bạn. Quan trọng, bạn cũng nên ghi nhớ:

Nói thật ít và lắng nghe thật nhiều.


Không phải ngẫu nhiên mà câu thành ngữ "Nói là bạc, im lặng là vàng, lắng nghe là kim cường" được mọi người công nhận là đúng. Biết lắng nghe - điều này có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì lắng nghe là một hoạt động thường nhật hàng ngày, cho nên chỉ có một số ít người quan tâm tới việc phát triển kỹ năng nghe của mình.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Làm thế nào để giao tiếp tốt hơn?

Giao tiếp là cách thức truyền đạt thông tin giữa những cá thế khác nhau trong cùng một xã hội. Tuy nhiên, giao tiếp không hề đơn giản, thay vào đó là một nghệ thuật đòi hỏi con người phải có những kĩ năng được trau dồi cẩn thận. Vậy những phương thức nào giúp chúng ta giao tiếp hiệu quả?

Trong giao tiếp, có nhiều con đường để truyền đạt thông tin:
- Giao tiếp bằng lời thông qua: âm thanh, ngôn ngữ.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: quá trình giao tiếp thông qua việc gửi và nhận thông tin không lời giữa con người. Thông tin có thể được truyền đạt thông qua cử chỉ và cảm ứng, ngôn ngữ cơ thể hoặc tư thế, biểu hiện trên khuôn mặt và tiếp xúc bằng mắt . Thêm vào đó, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng bao gồm việc truyền đạt thông tin qua hình ảnh và viết văn bản.

Dù là ở phương thức truyền đạt thông tin nào, con người cũng phải tìm hiểu, lựa chọn cách truyền đạt ý nghĩ, cảm xúc, mục đích lời nói một cách chính xác, mang lại lợi ích. Vì vậy, đối với những ai gặp khó khăn trong giao tiếp hoặc muốn bồi đắp thêm kĩ năng, chúng ta có thể tham khảo một số biện pháp giúp giao tiếp hiệu quả sau:
1.Tạo môi trường phù hợp
- Chọn thời điểm thích hợp
Thời điểm để truyền đạt thông tin đóng vai trò rất quan trọng trong việc người nghe có tiếp nhận hay không, và đồng thời đánh giá tính hiệu quả trong trong những thông tin bạn cung cấp. Cụ thể, bạn không thể  bàn luận bản báo cáo, tin tức tài chính, hay số liệu chứng khoán trong khi người nghe đang hoàn toàn mệt mỏi, cần sự nghỉ ngơi tĩnh dưỡng. Hoặc dễ hiểu hơn, chúng ta không thể đòi hỏi những yêu cầu cho bản thân khi người tiếp nhận thông tin đang trong tình trạng bức bối, khó chịu.

- Chọn địa điểm phù hợp
Yếu tố lựa chọn địa điểm để truyền tải thông tin chiếm phần trăm không nhỏ trong sự thành công của người nói. Có một số vấn đề, bạn không thể nói cho người nghe tại nơi công cộng đông người, mà nên nói ở những nơi riêng tư để thuận tiện cho quá trình đối thoại hai chiều diễn ra thuận lợi. Ví dụ khi bạn đuổi việc nhân viên, thông báo những tin tức xấu trong đó người nghe bị ảnh hưởng hoặc bạn chia tay người yêu , v.v.  Điều này thể hiện sự tôn trọng của bạn khi truyền tải thông tin, giúp bạn tránh gây tổn thương đến đối phương_ đối tượng trực tiếp đón nhận những thông tin đó và họ sẽ dễ dàng chấp nhận hơn.

- Tránh những yếu tố tác động gây phiền nhiễu
Trong cuộc đối thoại giữa bạn và người nghe, có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sự truyền tải thông tin cụ thể đó là sự ồn ào, âm thanh lớn gây khó khăn trong việc lắng nghe. Điều này cũng giải thích tại sao phải để điện thoại im lặng trong cuộc họp, hội thảo hay rạp chiều phim. Nếu để sự tác động phiền nhiễu này gây ảnh hưởng, thì chất lượng và nội dung của những thông tin bạn cần truyền đạt sẽ không chính xác và thiếu sót.

2.Biết cách tổ chức sự giao tiếp
- Tổng hợp những thông tin cần truyền đạt một cách có tổ chức
Bạn nên sắp xếp những thông tin theo trình tự logic phù hợp để khi đối phương lắng nghe có thể hiểu chính xác mục đích bạn cần nói tới. Không những vậy, việc này sẽ giúp bạn không bị quên những điểm quan trọng và mấu chốt trong thông tin khi trình bày một vấn đề phức tạp. Ví dụ, khi một người diễn thuyết thảo luận đề tài bất kì nào đó, họ thường mang theo những tờ giấy ghi chú gồm những điểm quan trọng, sắp xếp chúng theo từng bước trình tự đã chuẩn bị sẵn để tránh truyền đạt thông tin thiếu sót.

- Thông tin cần truyền đạt cần rõ ràng
Mục đích khi bạn giao tiếp là để trao đổi ý kiến, chia sẻ ý nghĩa hay thông cáo vấn đề bạn cần truyền tải. Vì vậy, bạn không nên tạo sự mập mờ khó hiểu để người nghe cảm thấy phức tạp, khó khăn khi tiếp cận những điều bạn cần nói. Hãy tạo sự rõ ràng để đối tượng lắng nghe cảm thấy thoải mái và dễ dàng đón nhận thông tin một cách hiệu quả.

- Luôn  đặt trọng tâm vào vấn đề muốn nói tới
Khi bạn thảo luận về một đề tài nào đó, luôn có sự tranh luận ý kiến giữa bạn và người nghe. Có người đồng tình với quan điểm của bạn những cũng có người phản bác lại với những lập luận có thể khiến bạn lung lay. Tuy nhiện, bạn phải cố gắn giữ cân bằng, đứng trên lập trường của bản thân, bảo về chủ đề bạn cần truyền đạt, tạo nên  điểm nhấn trong quan điểm vấn đề chính mà bạn đang nói tới. Nếu nhưng bạn bỏ dở giữa chừng, thay đổi luận điểm thì các vấn đề bạn truyền tải sẽ không ăn khớp, rời rạc khiến người nghe không hiểu được mục đích bạn muốn nói là gì.

- Nói lời cảm ơn đến người lắng nghe bạn
Dù là ở hoàn cảnh nào, khi bạn trình bày vấn đề, bạn nên gửi lời cảm ơn đến những người lắng nghe. Bởi họ đã dành thời gian suy nghĩ, tìm hiểu về những quan điểm bạn trình bày. Đôi khi bạn phải đối mặt với sự phản bác, những quan điểm không đồng tình khiến bạn tức giận hay khó chịu , nhưng bạn vẫn nên cảm ơn họ. Vì bạn sẽ thể hiện được sự tôn trọng của mình đối với khác, chứng minh cho mọi người thấy bạn cũng là người biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến. Như vậy, bạn sẽ gây được thiện cảm trong giao tiếp xã hội.

3.Giao tiếp qua cách nói
- Tạo ấn tương tốt
Trước khi vào cuộc thảo luận, bạn nên thiết lập mối quan hệ hoặc gây ấn tượng tốt đối với người bạn muốn truyền đạt thông tin. Điều này giúp bạn gây được cảm tính khiến người ta có trạng thái vui vẻ, hào hững và nhiệt tính khi lắng nghe. Bạn có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ những sở thích chung, hỏi han về công việc gia đình, khen ngợi vẻ bề ngoài hay trang phục của họ.

- Sử dụng ngôn từ đúng cách
Tùy thuộc vào đối tượng bạn truyền đạt thông tin, hãy biết cách lựa chọn ngôn từ sử dụng. Có những từ ngữ mang ý nghĩa sâu xa, phức tạp đòi hỏi người nghe phải có trình độ nhất định mới hiểu được. Vì vậy, hãy dùng những từ ngữ mang tính rõ ràng, chính xác để người nghe không hiểu lầm, không khó khăn trong việc đoán nghĩa, tạo nên thành công trong giao tiếp truyền tải thông tin.

- Loại bỏ thói quen lầm bầm
Việc bạn nói lầm bầm khi giao tiếp với mọi người xung quanh sẽ gây nên sự thiếu thiện cảm. Người ta sẽ không hiểu bạn đang nói gì, tiêu cực hơn họ có thể hiểu lầm bạn đang nói những điều ác ý, không đồng tình với quan điểm của họ. Hơn nữa, giao tiếp là sự truyền đạt thông tin giữa hai hay nhiều người, vì vậy bạn cần phải phát biểu, nói lên suy nghĩ ý kiến với người khác, để họ có thể hiểu được mục đích bạn bạn muốn nói tới. Qua đó, bạn sẽ tạo nên được sự tự tin trong giao tiếp.

- Biết lắng nghe đối phương
Giao tiếp là quan hệ hai chiều giữa người nói và người lắng nghe. Hãy trở thành người lắng nghe theo đúng cách, để hiểu được quan điểm và tôn trọng đối phương. Điều đó rất quan trọng khi bạn trình bày, biểu đạt ý kiến của bản thân. Biết lắng nghe người khác thì người khác mới lắng nghe mình.

- Sử dụng giọng điệu phù hợp
Giọng điệu là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự thiện cảm của người nghe. Bạn không thể quát tháo, dùng những âm vực gây chói tai, để truyền đạt thông tin. Hay quá nhỏ nhẹ, thì thầm, trong việc tranh luận vấn đề gay gắt nào đó. Lựa chọn giọng điệu phù hợp giúp tăng sức thuyết phục trong giao tiếp.

4. Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể
- Nhận biết sự kết nối
Trong đám đông, bạn không đảm bảo rằng bạn quen biết hết mọi người. Tuy nhiên, khi một người nào đó kết nối giao tiếp với bạn đơn giản qua cách chào hỏi như gật đầu hoặc mỉm cười. Lúc đó, bạn không nên quá bất ngờ, mà phản ứng bình tĩnh đáp lại sự kết nối ấy. Có thể đó là mối quan hệ tiềm năng trong tương lai.

- Sự dụng biểu cảm qua khuôn mặt
Việc biểu lộ cảm xúc qua khuôn mặt thể hiện thái độ, tình cảm khi bạn giao tiếp. Mỗi trường hợp hoàn cảnh khác nhau, bạn luôn phải biết cách kiềm chế, che giấu những biểu cảm tiêu cực bên trong tránh gây mất hòa khí hay phảm cảm giữa cuộc đối thoại. Ngoài ra, khi bạn bộc lộ sự nhiệt tình được thông qua nét mặt, bạn sẽ khiến người nói hoặc người nghe có  được sự thoải mái, đồng tình và hào hứng với chủ đề bàn luận.

- Giao tiếp qua ánh mắt
Giao tiếp qua ánh mắt trong cuộc đối thoại chia sẻ thông tin là một yếu tố không thể thiếu. Thay vào đối tượng đang lắng nghe thông tin truyền đạt, bạn lại nhìn vào người hoặc vật thể khác thì cuộc nói chuyện này sẽ không thể tiếp diện. Người nghe sẽ không biết mục tiêu, người bạn cần nói là ai cũng như không thấy được thái độ tôn trọng của bạn. Dĩ nhiên, bạn không nên chăm chăm nhìn thẳng vào mắt của đối phương, tùy từng trường hợp sẽ gây nên tác động tiêu cực. Bạn có thể nhìn vào sống mũi của họ hoặc thỉnh thoảng lướt qua cặp mắt như thế sẽ có lợi hơn.

- Biết dừng đúng lúc để nhấn trọng tâm vấn đề
Trong một bài diễn thuyết hoặc chủ đề thảo luận với nội dung dài. Bạn không nên thao thao bất tuyệt đọc liền một mạch thay vào đó nên dừng vào những trọng tâm để nhấn mạnh. Qua đó, người nghe cũng sẽ không cảm thấy nhàm chán và mệt mỏi.

- Dùng cử chỉ bằng tay đúng cách
Trong giao tiếp, ngôn ngữ  biểu đạt qua cơ thể giúp cho việc truyền đạt thông tin sinh động và thú vị hơn. Nhưng không phải bạn cứ khoa chân mua tay, chỉ trò lung tung, nhất là việc chỉ tay vào đối phương là mang lại lợi ích. Do đó, phải biết kiểm soát cử chỉ của cơ thể để tránh điều bất lợi.

- Ngoài ra bạn cũng nên chú ý đến trang phục, cách đi đứng và các cử chỉ khác của cơ thể để thể hiện bản thân ở mặt tốt và có lợi nhất trong giao tiếp.
5.Giao tiếp trong xung đột
Trong các cuộc tranh luận gay gắt đặc biệt xảy ra xung đột, việc bộc lộ sự bực bội, tức giận là điều xảy ra phổ biển. Trường hợp khi không kiềm chế được cảm xúc, đôi bên có thể phát ngôn ra những từ ngữ thiếu văn hóa, gây tổn thương và xúc phạm đến lòng tự trọng của nhau. Lúc đó hai bên không còn sự chia sẻ, giao tiếp, truyền đạt thông tin một cách chuẩn mực. Điều đó không giải quyết được vấn đề gì ngoài việc mất đoàn kết, tổn hại lẫn nhau. Vì vậy, bạn nên học cách bình tĩnh, dùng từ ngữ và cử chỉ thích hợp cố gắng làm giảm sự căng thẳng tránh gây nên cao trào kích thích xung đột.

Lời kết
Giao tiếp không chỉ là cách thức truyền đạt thông tin hai chiều giữa người nói và người nghe. Đó là sự thể hiện văn hóa, lối sống, cách ứng xử của mỗi người. Vì vậy, tác giả xin gửi những phương pháp hữu ích sử dụng trong giao tiếp để mọi người tìm hiểu và ứng dụng một cách hiệu quả.


Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh
Cách ứng xử trong giao tiếp tạo sự thân thiện khéo léo
Làm sao để giao tiếp tốt và cách cải thiện kỹ năng giao tiếp hiệu quả
Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp nhanh mà hiệu quả
Nghệ thuật nói chuyện có duyên
Cách giao tiếp với bạn trai mới quen tạo ấn tượng tốt ban đầu


(ST)

5 cách gây thiện cảm với mọi người

Viết ngày bởi admin

Để gây được cảm tình với người khác, chúng ta phải biết chiến thắng tính ích kỷ của bản thân. Và dưới đây là một vài cách “giành” thiện cảm của đồng nghiệp, cộng sự hay bạn hàng mà bạn có thể áp dụng.

gây thiện cảm với mọi người

Hãy nhớ ngày sinh nhật để chúc mừng

Mách cho bạn một bí quyết nhỏ để biết ngày sinh của một ai đó nhé! Trong cuộc nói chuyện, bạn gợi hỏi xem người đó có tin vào tử vi không, liệu năm sinh tháng đẻ có ảnh hưởng đến tính cách con người không?

Sau một đôi câu, dĩ nhiên là bạn có được thông tin. Đánh dấu vào cuốn lịch, và đến ngày sinh nhật của người đó, biết đâu bạn là đồng nghiệp duy nhất gọi điện chúc mừng? Cơ hội thành công chính  là ở những chi tiết đó đấy!

Trả lời điện thoại ai đó, bạn hãy tỏ ra vui vẻ ngay trong tiếng “alô” 

Dường như bạn mong đợi người đó gọi điện từ lâu và thực sự sung sướng khi người ấy đã liên lạc với bạn.

Một bí quyết không kém phần quan trọng: Gọi tên của người đối thoại

Thay vì những đại từ chung chung. Ai cũng vậy thôi, rất nhạy cảm và rất yêu tên mình, bởi tên chúng ta gắn liền với cá nhân, với cái vị kỷ của ta.

Nhớ được tên người đối thoại để xưng hô trong lúc trò chuyện là một cách gây cảm tình “đảm bảo có hiệu quả”. Song điều cốt yếu là bạn phải nhớ chính xác tên người đó, bởi nhầm tên thì sẽ tệ hại hơn nhiều.

Hãy biết lắng nghe tâm sự của người khác.

Xét cho cùng, ai trong chúng ta mà chẳng coi những vấn đề của bản thân là quan trọng nhất? Bởi vậy, hãy cho người đối thoại cơ hội được bộc bạch lòng mình, hãy chăm chú nghe, cảm thông, góp vài lời khuyên nếu thấy cần thiết.

Tỏ ra cho người khác thấy tầm quan trọng của họ

Đó là một cách nữa để gây cảm tình. Nhưng phải bằng thái độ chân thành, bởi biểu hiện giả tạo sẽ làm người đối thoại bị xúc phạm, và cuối cùng bạn sẽ nhận được kết quả hoàn toàn ngược lại.

- See more at: http://gockynang.vn/ky-nang-giao-tiep/5-cach-gay-thien-cam-voi-moi-nguoi#sthash.by9NkDmY.dpuf
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý