Cách giao tiếp khi đi phỏng vấn giúp bạn ghi điểm

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách giao tiếp khi đi phỏng vấn giúp bạn ghi điểm

19/04/2015 12:31 PM
655

Chuẩn bị là chiếc chìa khóa mở ra sự thuận lợi và ấn tượng tốt cho buổi phỏng vấn. Có thể những mẹo sau đây không chắc chắn đem lại cho bạn một công việc mới, nhưng chúng sẽ mách nước cho bạn để có một buổi phỏng vấn tốt đẹp.





Những bước chuẩn bị trước khi đi phỏng vấn

1. Đầu tiên hiểu biết về công ty họ:

Vì bạn sẽ được hỏi “Bạn biết gì về công ty chúng tôi?” và sẽ tốt hơn nếu bạn đáp lại một cách chính xác. Bạn có thể sử dụng internet để tìm hiều về tất cả thông tin về họ, từ ban lãnh đạo, nhân viên đến lĩnh vực kinh doanh. nếu bạn không chuẩn bị trước những thông tin này thì bạn sẽ không biết lấy gì để trả lời tốt những câu hỏi quan trọng đó.

2. Chuẩn bị trước những dự án hay những thành tích ở các vị trí công việc trước đó bạn làm. Nhà tuyẩn dụng sẽ tin tưởng hơn nhiều nếu bạn có những thành tích làm việc tốt đẹp.

3. Học thêm những kỹ năng mà bạn biết là họ đang tìm kiếm. Có thể bạn sẽ được hỏi hoặc thậm chí được làm một bài kiểm tra về những kỹ năng đó. Thông thường khó mà nhớ lại hầu hết những kỹ năng bạn đã làm cách đây hai ba năm, nên bạn sẽ phải ôn lại nó nếu bạn hy vọng có được một công việc mới.

4. Hãy chắc chắn là cách ăn mặc của bạn thật tốt nhưng không quá nổi bật. Mặc quần tây áo sơ mi là tốt nhất, nhưng đeo một cái đồng hồ hiệu Rolex và đeo một chiếc nhẩn vàng thật to thì không tốt đâu.

5. Đừng chờ đến khi chỉ còn 5, 10 phút mới xuất phát đến cuộc phỏng vấn. Bạn không muốn đến trễ thì tốt hơn là đến sớm 15 phút để trấn tĩnh lại tinh thần. Qui tắc đầu tiên của một nhân viên tiếp thị là đừng bao giờ đến trễ. Và bạn chính là người tiếp thị bản thân, sự phục vụ của bạn và năng lực mà bạn có. Mặt khác, đừng bày tỏ quá vội vàng hoặc thái độ của bạn quá ham muốn.

6. Nếu bạn biết bất cứ người nào đó ở công ty họ, tiếp xúc với họ để có được sự mô tả tỉ mỉ về công ty và người mà sẽ phỏng vấn bạn. Tìm hiểu về tính cách của họ để bạn dễ ứng phó.

7. Đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn những thức ăn ảnh hưởng đến cái dạ dày bất ổn của bạn. Đừng để người phỏng vấn phải ngửi thấy mùi khó chịu từ bạn, mùi rượu bia, thuốc lá hay mùi dầu thơm còn lại sau khi cạo râu hay mùi nước hoa nồng nặc.

8. Thuyết phục bản thân rằng bạn là người tốt nhất cho vị trí ấy và họ sẽ may mắn nếu có được bạn. Sự tự tin của bạn sẽ thể hiện qua suy nghĩ đó. Bạn sẽ có sự tự tin này thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không có gì làm cho nhà tuyển dụng phát cáu hơn là việc không có khả năng trả lời những điều mà nhà tuyển dụng cần nghe. Đặc biệt nếu bạn thất nghiệp một thời gian.

Sau cùng, hãy sử dụng internet làm nền tảng cho những thông tin mà bạn cần.
 

Câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn xin việc

Thông thường, khi tuyển dụng nhân sự, các chuyên gia thường dựa vào cách trả lời câu hỏi của ứng viên để lựa chọn những người thích hợp. Những câu hỏi được đưa ra từ phía nhà tuyển dụng luôn có những mục đích nhất định, nên có thể bạn sẽ thấy một vài câu hơi “ngớ ngẩn” nhưng đừng coi thường, biết đâu dựa vào đó quyết định chọn hay từ chối bạn sẽ được nhà tuyển dụng đưa ra.

Dưới đây là những câu hỏi thường gặp nhất trong các cuộc phỏng vấn tuyển dụng:

Câu hỏi 1: Hãy kể cho tôi nghe đôi điều về bạn

Đây là câu hỏi đầu tiên khi bạn tiếp xúc với nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được khá nhiều kỹ năng của bạn, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, trình bày và thuyết phục. Đừng bao giờ kể “tràng giang đại hải” về tiểu sử bản thân ở đây! Điều mà nhà tuyển dụng muốn nghe chỉ là một đoạn mô tả ngắn gọn chừng 2-3 phút về bạn và “vốn” bạn đã chuẩn bị để có thể ứng tuyển vào vị trí này (bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, thành tích đã đạt được…).

Hãy chuẩn bị một vài điểm nhấn để "quảng bá" bản thân, nhưng phải phù hợp với vị trí bạn ứng tuyển để tránh gây phản tác dụng

Câu hỏi 2: Bạn nghĩ lý do gì khiến chúng tôi nên tuyển dụng bạn?

Nếu bạn gặp dạng câu hỏi này, bạn nên mừng vì đây là một cơ hội tốt để bạn tạo sự nổi bật cho bản thân. Hãy chuẩn bị tối thiểu ba điểm mạnh để nhưng phải phù hợp với vị trí bạn nộp hồ sơ, vì nhà tuyển dụng luôn muốn tuyển “đúng người” cho “đúng việc”.

Câu hỏi 3: Đâu là điểm yếu của bạn?

Một câu hỏi khá hóc búa nhưng nhà tuyển dụng vẫn thường hay áp dụng để đánh giá ứng viên. Nhiệm vụ của bạn là cần phải đưa ra câu trả lời vừa trung thực lại vừa “ghi điểm” quả là một điều không dễ dàng. Cách hay nhất để trả lời câu hỏi này là thành thật thừa nhận điểm yếu của bạn, nhưng đồng thời phải chỉ ra được cách thức bạn đã khắc phục nó.

Chẳng hạn nếu bạn từng yếu trong việc lập kế hoạch và quản lý thời gian thì hãy chỉ ra cách mà bạn đã khắc phục, như lên lịch làm việc chi tiết vào đầu ngày rồi xếp mức ưu tiên cho từng công việc. Như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá bạn là người luôn quyết tâm cải thiện năng lực bản thân.

Câu hỏi 4: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong vòng năm năm tới là gì?

Không nhà tuyển dụng nào muốn tuyển dụng một ứng viên không có kế hoạch và định hướng phát triển rõ ràng. Điều đó thể hiện bạn là một người không có mục tiêu nghề nghiệp và sẽ rất nguy hiểm khi chính bạn không biết mình thích gì và muốn làm gì.

Nếu bạn đã lập kế hoạch nghề nghiệp thì bây giờ chỉ việc sử dụng những thông tin trong đó để giới thiệu với nhà tuyển dụng. Ví dụ: “Trong vòng năm năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng tín dụng của một ngân hàng. Chính vì thế, hiện nay tôi đang theo học một khóa...”.

Câu hỏi 5: Bạn đề nghị mức lương ra sao?

Đây là câu hỏi khó nhất trong tất cả các câu hỏi, đặc biệt với những người ít kinh nghiệm. Thật ra, khi được đặt câu hỏi này, bạn nên phấn khởi vì đã nhận được dấu hiệu khả quan từ nhà tuyển dụng. Nhiệm vụ còn lại là đi đến mức lương thỏa thuận giữa hai bên. Thông thường, với các bạn sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, các bạn thường thiếu tự tin khi bước vào phần thương lượng lương. Bạn nên tự tin để không mất điểm trước nhà tuyển dụng.

Bên cạnh đó, để trả lời tốt câu hỏi này, trước khi đi phỏng vấn bạn hãy tìm hiểu mức lương phổ biến trên thị trường đối với vị trí bạn ứng tuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu về công ty bạn tham dự phỏng vấn về quy mô, chính sách đào tạo, lương thưởng để kết hợp với mức lương bạn mong muốn. Tốt nhất là bạn nên đề nghị mức lương kiểu "khoảng" hơn là một con số chính xác. Đối với nghề kế toán, mức lương khởi điểm có thể 3-4 triệu đồng.

Riêng đối với ngành nghề kế toán, bạn nên chuẩn bị thêm những kiến thức chuyên môn, những nội dung bạn đã học ở bởi vì nhà tuyển dụng sẽ có thêm những câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ công việc của bạn. Đó thường là những tình huống thực tế mà bạn sẽ tiếp xúc trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thể hiện mình đã trau dồi các kỹ năng liên quan nhưng bổ trợ rất hiệu quả cho công việc của bạn như thế nào: kỹ năng tin học, ngoại ngữ, kỹ năng mềm (giao tiếp, ứng xử, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm…).


Mười cách trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn

rong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Vì vậy bạn cần một cái đầu luôn tỉnh táo, nhanh nhạy với các câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Dưới đây là 10 câu hỏi “hóc búa” mà nhà tuyển dụng thường hỏi cùng một số gợi ý giúp bạn “ghi điểm”:

1. Bạn có thể nói cho tôi biết một chút về bản thân biết được không?

(hoặc: Bạn nghĩ mình là người như thế nào và tại sao bạn lại chọn công việc này?)
Đây là cơ hội để bạn chứng tỏ kỹ năng giao tiếp của mình để nói về cuộc sống, công việc của mình một cách hợp lý, tránh huyên thuyên.
Ví dụ: Nếu bạn tốt nghiệp ngành mỹ thuật nhưng lại xin làm việc ở một hiệu sách, bạn có thể trả lời rằng: “Tôi là người yêu thích văn học, mặc dù tôi tốt nghiệp trường mỹ thuật nhưng tôi cũng có kiến thức về các nhà văn cổ điển và đương đại. Tôi tuy không là người đọc sách thường xuyên nhưng tôi lại là người dễ gần và có duyên khi tiếp xúc với người mới”.
2. Tại sao bạn lại bỏ công việc hiện tại của mình?

Bạn không nên nói bất cứ điều gì không tốt về sếp, đồng nghiệp hay những quy cách làm việc của công ty cũ. Đó là điều tối kỵ. Bạn nên trả lời rằng: Bạn muốn mở mang kiến thức về công việc của bạn hay muốn cọ sát với những thử thách mới.
3. Tại sao công ty nên chọn bạn mà không phải bất kỳ ai khác?

(hoặc: Bạn có thể đóng góp gì cho sự phát triển của công ty?)
Đây là cơ hội bạn cho họ thấy những lợi ích bạn có thể đem lại cho công ty khi bạn được tuyển dụng. Hãy nói về những lợi ích, ảnh hưởng của bạn đối với công ty chứ không phải những khả năng đặc trưng của bạn.
Ví dụ: “Tôi có những ý tưởng mới lạ, cải thiện bộ mặt công ty bằng cách tăng hiệu quả của bộ phận lễ tân, sử dụng kỹ năng giao tiếp của mình để tạo ấn tượng và sự tin tưởng với khách hàng”.
4. Theo bạn nghĩ đâu là khiếm khuyết lớn nhất của mình?

Nếu bạn thiếu kỹ năng, điều kiện nào đó mà nhà tuyển dụng đưa ra thì đây là lúc bạn tự tin nói về nó. Bạn có thể nói: “Tôi chưa có kinh nghiệm trong việc trực tiếp bán hàng nhưng với bằng marketing này của mình, tôi tin mình sẽ học hỏi một cách nhanh chóng”.
5. Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn”.

Mười cách trả lời “ăn điểm” khi đi phỏng vấn


6. Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc”.
7. Bạn thấy mình ở đâu sau khoảng thời gian 10 năm?

Mẹo ở đây là bạn không nên trả lời quá thông minh hay quá kém cỏi so với khả năng thực của mình. Bạn nên nói rằng: “Tôi hy vọng công việc này sẽ cho tôi một chỗ để có thể phát huy hết khả năng của mình”.
8. Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ”.
9. Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.
10. Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”… để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Những điều nên và không nên trong buổi phỏng vấn

Đúng giờ




Giống như tất cả mọi ngày, nhà tuyển dụng luôn luôn bận rộn với quá nhiều công việc. Hãy cho họ biết rằng bạn tôn trọng thời gian của họ và thời gian đó thực sự rất quý giá với bạn. Nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ rất thiện cảm với một ứng viên đúng hẹn với một chiếc đồng hồ trên tay và sẵn sàng tạo cho bạn một cơ hội để trình bày về bản thân – những điều mà CV không thể nói hết về con người bạn.
 


Đến muốn cho phép nhà tuyển dụng kết luận bạn là người tự cho mình là trung tâm, chỉ nghĩ cho mình mà không nghĩ cho người khác, vô kỷ luật, bất lịch sự. Đừng lấy bất kỳ lý do gì để bào chữa cho hành vi đến muộn của mình, tắc đường, gặp việc đột xuất, hỏng xe…tất cả đều nằm trong tầm kiểm soát của bạn.

Trang phục

Hầu như tất cả mọi người đều rất quan tâm đến việc mình phải ăn mặc đẹp trong cuộc phỏng vấn. Nhưng khái niệm đẹp có lẽ còn nhiều điều phải bàn. Không phải cứ ăn mặc cầu kỳ, thời trang hợp mốt mới là đẹp. Ăn vận đẹp nơi công sở nói chung và trong phỏng vấn nói riêng đồng nghĩa với lịch sự và hợp bối cảnh. Bạn có thể mặc quần jeans và áo phông rất đẹp và năng động, nhưng trong một cơ quan làm nghiên cứu, hay hành chính sự nghiệp nhà nước chắc chắn là không hợp. Bạn sẽ rất đẹp và gợi cảm trong chiếc áo khoét nách và không cổ khi đi dạo, đi mua sắm, đi biển nhưng sẽ là không hợp bối cảnh khi bạn mặc nó đến công sở. Một sự bất cẩn trong cách ăn mặc cũng có thể khiến nhà tuyển dụng quy kết bạn là người tuỳ tiện thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng người khác.

Bắt tay

Bắt tay là một hành động quen thuộc trong giao tiếp, rất có thể bạn sẽ gặp trong cuộc phỏng vấn. Bạn làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng ngay từ phút giao tiếp đầu tiên, hay bạn để lại ấn tượng gì với họ trong phút cuối cùng khi ra về. Một cái bắt tay chắc chắn (nhưng không nắm quá mạnh), không quá lâu với thái độ trân trọng sẽ ngay lập tức tạo ra cảm giác thân thiện và thoải mái với cả hai. Ngược lại những cái bắt tay quá hời hợt nhanh chóng sẽ khiến làm cho đối phương nghĩ rằng bạn chẳng mặn mà gì với mối quan hệ này. Rất có thể họ sẽ đánh giá bạn là người hời hợt, thiếu tế nhị.
 


Khi được đề nghị bắt tay bạn nên đón nhận bằng cả hai tay để thế hiện sự tôn trọng họ, nắm tay họ một chắc chắn không hời hợt nhưng cũng không quá mạnh, không nên giữ tay họ trong một thời gian quá lâu, nhưng cũng không nên buông nhanh chóng. Hãy thể hiện rằng bạn tôn trọng và trân trọng mối quan hệ mà hai người đã gây dựng được.

Ghi chép

Lắng nghe nhà tuyển dụng trao đổi một cách tập trung và chăm chú thôi chưa đủ, ghi chép lại trong cuốn sổ tay nhỏ của bạn sẽ khiến họ đánh giá rất cao phong cách làm việc của bạn. Hãy ghi chép lại những thông tin mà nhà tuyển dụng cung cấp về cơ quan của họ, những nội dung của công việc mà bạn đang ứng tuyển, các lịch hẹn tiếp theo của nhà tuyển dụng…

Họ sẽ nhìn thấy bạn là người làm việc có khoa học, cẩn thận và lên kế hoạch rõ ràng.

Thể hiện những hình ảnh tích cực của bản thân

Trong suốt quá phỏng vấn có vô số những cơ hội bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy những ưu điểm của bạn. Hãy cho họ thấy hình ảnh tự tin của bạn khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn cũng như khi giao tiếp.

Ngôn ngữ và cách thể hiện ngôn ngữ rất quan trọng trong trường hợp này. Nếu như giọng bạn khá trầm và nhỏ, nếu như bạn nói quá nhanh, nếu như bạn nói hay bị vấp, hãy cố gắng nói thật rõ ràng, nhấn mạnh vào những điểm bạn cần nhấn mạnh. Nhà tuyển dụng sẽ không hỏi lại bạn hay nhắc lại câu hỏi của chính họ nếu như họ nghe rõ những điều bạn nói.

Hãy nhìn vào mắt người phỏng vấn trong khi giao tiếp, đó là cách chuyển tải thái độ của bạn nhanh nhất đến nhà tuyển dụng.

Hãy sử dụng tên của nhà tuyển dụng trong quá trình giao tiếp nhưng nên có chừng mực. Nó chứng tỏ bạn đang quan tâm và lắng nghe. Nó cũng giúp bạn thiết lập mối quan hệ đầu tiên với nhà tuyển dụng, một trong những yếu tố quan trọng làm nên sự thành công cho một cuộc phỏng vấn.

Cảm ơn họ “hai lần”

Vào cuối cuộc phỏng vấn, bạn thường cảm ơn người phỏng vấn, tuy nhiên hãy cố gắng nhấn mạnh lời cảm ơn tới họ vì hai điều: thứ nhất họ đã dành thời gian cho bạn, và thứ hai họ đã tạo cho bạn một cơ hội để tiếp cận với vị trí tuyển dụng. Giống như việc bạn đến đúng giờ, lời cảm ơn thể hiện thái độ trân trọng và đánh giá cao giá trị thời gian mà nhà phỏng vấn dành cho bạn.
 


Cuộc phỏng vấn của bạn cho tới khi ra về vẫn chưa kết thúc khi sau đó bạn viết một lá thứ cảm ơn đến họ và trình bày những mong muốn của mình với công việc đó. Chú ý là thư cần thật ngắn gọn, súc tích. E – mail ngày nay rất thông dụng, nhưng nếu bạn gửi một bức thư qua đường bưu điện, dấu ấn của bạn để lại sẽ nhiều hơn. Lưu ý rằng đây là loại hình giao tiếp trong công việc, kinh doanh nên thư không nên viết tay mà nên đánh máy rõ ràng.

3 điều không nên

Không nói điều gì mà mình không biết chắc

Thể hiện sự học hỏi càng nhiều càng tốt từ cơ quan và vị trí bạn ứng tuyển sẽ thể hiện phỏng cách và thái độ làm việc của bạn trong tương lai. Hãy nhớ rằng người phỏng vấn bạn đang làm việc cho cơ quan này, mà họ nắm chắc những thông tin cũng như tình trạng hoạt động của họ hơn ai hết. Chính vì thế đừng nói những gì mà mình không biết chắc, cũng như đừng quá tán dương cơ quan này, nó có thể làm cho bạn mất rất nhiều điểm ngay từ lần gặp đầu tiên.

Không làm mất uy tín của cơ quan làm việc cũ

Nếu bạn đã từng rời bỏ một công ty nào đó để tìm một công việc mới, nếu không thể nói được một điều gì tốt từ đó, tốt nhất là không nói gì cả. Sẽ thật không hay nếu như bạn nói điều gì đó không tốt về đồng nghiệp, cơ quan cũ chỉ để bảo vệ chính mình. Nhà tuyển dụng có thể ngay lập tức cảm thấy khó chịu về cách hành xử của bạn. Cho dù điều bạn nói là thật hay không người phỏng vấn sẽ cho rằng bạn là người không có tính trách nhiệm thay vào đó là đổ trách nhiệm cho người khác khi công việc không thành. Một tình huống khác họ có thể đặt ra, sau khi làm việc cho họ vì một lý do nào đó bạn cũng ra đi, đến một nơi mới bạn có hạ thấp hình ảnh của họ chỉ để bảo vệ chính bạn hay không?

Hơn nữa bạn đang phỏng vấn cho công việc mới, làm việc cho một môi trường mới, một cơ quan mới, nói về chuyện cũ, người cũ không có ích gì trong trường hợp này.

Đừng nói dối về bất cứ điều gì.

Đừng nói dối hay thêm thắt, to vẽ về bất cư điều gì. Hãy nhớ rằng mọi người đều tôn trọng và đánh giá cao những người làm nhiều hơn nói chứ không phải nói nhiều hơn làm.




Phong thái khi đi phỏng vấn
Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Trang phục khi đi phỏng vấn thế nào cho phù hợp?
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ
Trang phục khi đi phỏng vấn xin visa
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý