Hướng dẫn ghép cây sứ cho hoa nhiều màu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn ghép cây sứ cho hoa nhiều màu

19/04/2015 12:35 PM
1,500
Cùng tham khảo những hướng dẫn ghép cây sứ cho hoa nhiều màu nhé. Rất đơn giản mà cực chi tiết đấy.


Kỹ thuật ghép cây hoa sứ

   Trong tự nhiên, thực vật không ngừng phát triển và biến đổi để tự thích nghi với môi trường sống mà tồn tại. Quá trình biến đổi đó đã sản sinh hàng loạt sản phẩm tự nhiên: từ cây có kích thước lá to xuất hiện cây lá thu nhỏ lại; màu sắc trên lá cũng có khác nhau; lá đốm, lá 1 sọc, lá cẩm thạch; từ hoa đơn đến hoa kép; từ một giống hoa có một màu xuất hiện cây có hoa nhiều màu phong phú. Dựa trên sự phát triển đa dạng đó của thực vật, nghệ nhân cây cảnh nhiều nơi đã thu gom tuyển chọn chắt lọc lai ghép tạo ra một cây cảnh có nhiều đặc điểm lá, hoa khác nhau:
   - Nếu trồng cây cần thăng làm kiểng trong chậu, cây cần thăng này sẽ khó có hoa và trái. Nhưng nếu ta ghép cây tắc vào cây cần thăng thì trái tắc vào cây cần thăng thì trái tắc đã hiện diện trên cây cần thăng.
   - Nếu muốn cây có hoa nhiều màu thì cây mai vàng ghép được các màu: vàng đậm (12 cánh), vàng nhạt (5-6 cánh), cam (5 cánh), trắng (5-6 cánh), xanh (5 cánh) ..v.v..
   - Cây hoa giấy phép được nhiều hoa có màu phong phú và cũng ghép được lá xanh lẫn sọc trắng; lá vàng đục trên cùng một cây.
   - Và 2 năm gần đây, nghệ nhân hoa cảnh đã trình làng cây hoa sứ Thái ghép nhiều màu; các màu mới như sau. Qua đây tôi xin được thông tin và trao đổi với các bạn quy trình kỹ thuật ghép hoa nhiều màu trên cây sứ Thái.
   Nên chọn lựa những gốc sứ có hình dạng đẹp. Bộ rễ đã thành củ già cỗi để ghép. Tất nhiên bạn có thể đại trà trên các cây sứ 2 tuổi để lấy giống. Có 2 phương pháp: ghép ngọn và ghép hông

   1. Phương pháp ghép ngọn

   * Thời điểm ghép:
   Có thể ghép quanh năm, nhưng lý tưởng nhất vẫn là thời điểm mùa khô ở Nam Bộ - cuối tháng 10 âm lịch cho đến hết tháng 3 âm lịch, năm sau.
   * Các thao tác ghép:
   - Ngưng tưới 7 ngày: nếu như bạn ghép sứ vào mùa mưa phải chủ động che chắn cho chậu sứ thật khô ráo.
   - Cắt tỉa các cành dư thừa - chừa lại đủ số cành để ghép vì mỗi cành chỉ nên ghép 1 màu mới đảm bảo việc lưu chuyển dòng nhựa tập trung đủ nuôi cho ngọn ghép mới.
   - Chọn ngọn ghép có tiết diện tương ứng với tiết diện cành ghép nhưng không được lớn hơn.
   - Ở đầu cành ghép chọn điểm ghép cắt mở mối ghép dạng mang cá
   - Ở ngọn ghép cắt xéo hai bên thân để vết cắt hình chữ V khớp với cành ghép
   - Các động tác cắt mở vết ghép nên thao tác thận nhanh, chính xác và băng lại bằng dây nylon chồng khít lên nhau, trùm kín mối ghép
   - Dùng bao nylon mới nguyên (kích thước 10x25 cm) trùm bên ngoài cành ghép, buộc dây thật chặt, 7 ngày - 10 ngày sau tháo bỏ bao nylon; 21 ngày sau quan sát các vết mối ghép nếu đã kéo mủ lành vết ghép thì ta cắt bỏ dây băng.
   - 2 - 3 ngày sau ta có thể đưa cây sứ ra ngoài môi trường tự nhiên.
   - 45 - 60 ngày sau các chồi ghép phát triển tốt sẽ cho đợt hoa đầu tiên

   2. Phương pháp ghép hông:

    - Cắt tỉa cành để phân bố vị trí ghép: Cắt tỉa đầu cành sứ gốc chừa dài hơn một đoạn khoảng 15 - 20 cm. Sau này sẽ cắt trở lại phần dư này.
   - Chọn vị trí để ghép: Ta chọn vị trí ghép ở bên hông cành sứ gốc 1 đoạn từ 10 - 12 cm tính từ nơi cắt tỉa trở xuống, dùng dao bén vạt xéo vào hông cành một đoạn 2 - 3 cm.
  - Ngọn ghép có chiều dài 7 - 10 cm, đáy được vạt xéo hai bên theo kiểu vạt nêm, phần vạt nêm dài độ 2 - 2,5 cm.
   - Sau đó ta đưa ngọn sứ ghép cắm vào cành sứ gốc.
   - Điều chỉnh cho phần vạt xéo ở ngọn sứ ghép nằm trong chỗ đã vạt ở cành gốc ghép. Dùng nylon băng kỹ - quấn dây băng từ dưới lên trên qua khỏi vết cắt. Lại quấn từ trên xuống và cột dây băng lại.
   - Kế đến ta dùng bao nylon có kích thước 10 - 25 cm trùm kín cành ghép lại
   - 5 - 7 ngày sau ta tháo bao nylon.
   - 15 - 20 ngày tiếp theo ta tháo băng nơi vết ghép và cắt bỏ bớt phần thừa ở cành gốc ghép.
   - Đưa cây sứ đã ghép ra nắng
   - Chăm sóc cây bình thường
   Tưới ít nước, thường một quy trình ghép như vậy thì 90 ngày sau ngọn ghép sẽ cho hoa lần đầu. 

   Lưu ý:

   1. Nếu như ở cách ghép 1 - ghép nối tiếp giữa cành và ngọn, mối ghép cắt theo chữ V, đòi hỏi thao tác cắt vạt mối ghép phải thật chính xác ở cả ngọn gốc và đọt ghép mới mong có được sự tiếp xút nhựa để nuôi ngọn ghép.
   2. Khắc phục yếu điểm ở các câu 1, áp dụng cách ghép ở hoa giấy đưa sang ghép sứ. ở cách ghép này ta chẻ thân cành gốc ghép (vạt xéo bên hông cành ghép) bên ít bên nhiều chênh lệch nhau cỡ 2/3. Khi đưa ngọn ghép vào nơi vết ghép, nhựa được tiếp xúc nhiều hơn nên đạt tỷ lệ sống của ngọn ghép nhiều hơn. Có nhiều khi ngọn sứ lại một lần nữa cho vết ghép đẹp hơn và nhựa lại dồn nuôi ngọn ghép tập trung hơn. Hiện nay giống mới đã được bán ở các cơ sở nuôi trồng vườn trồng, các bạn có thể tự lựa chọn màu thích hợp để ghép cho mình một chậu hoa sứ có nhiều màu vừa ý.

Cách gieo hạt và ghép cây Sứ

Cây Sứ cuốn hút người thưởng ngoạn bởi sự đa dạng của màu sắc và kiểu dáng hoa. Sự tiến bộ trong công nghệ lai tạo giống cộng với tâm huyết của các nhà dẫn giống lai tạo Việt Nam, mà ngày nay chúng ta được chiêm ngưỡng những cây Sứ ghép đa dạng sắc màu từ màu trắng, đỏ, hồng, vàng.. đến những cánh Sứ có màu pha trộn. Những thành công này, là cả một quá trình nuôi trồng tháp, ghép công phu để đạt đến mục đích là mang đến cho người thưởng ngoạn những loài hoa Sứ mới với thời gian ngắn nhất có thể.

Hoa cây Sứ Thái- dạng cánh kép

Hoa cây Sứ Thái- dạng cánh kép

Các nhà lai tạo đã làm việc đó như thế nào?

1.Cách lấy hạt Sứ

Công việc lấy hạt giống cây Sứ bắt đầu từ khi những trái của cây Sứ phát triển to dần ( Hình 1a-b). Trước khi trái Sứ khô, dùng dây hay chỉ buộc sơ  trái của cây Sứ, để chúng không bung hạt, bay đi mất ( H2).

Cách gieo hạt và ghép cây Sứ - Hình 1a-1b

Cách gieo hạt và ghép cây Sứ – Hình 1a-1b

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 2

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 2

Hạt cây Sứ có 2 chùm lông hai đầu, ta gỡ bỏ trước khi gieo ( H3).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 3

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 3

2. Gieo hạt

Dùng khay hay chậu nhỏ, dễ thoát nước, cho chất trồng mịn như bột xơ dừa + tro trấu, dày khoảng 5- 10 cm, ém sơ cho bằng bề mặt ( không nén chặt sẽ khó thoát nước). Gieo thưa  hạt Sứ vào lớp  mặt (H4), phủ thêm một lớp mỏng hỗn hợp đất trồng sao cho che kín hạt cây Sứ ( H 5 – 6). Tưới sương nhẹ một lần. Để chậu hạt Sứ vào nơi bóng râm hay ngoài nắng cũng được. Tốt nhất nên dùng bao ny lông để giữ ẩm và để tránh côn trùng cắn phá hạt Sứ cũng như cây Sứ con mới nhú mầm. Có thể tiếp tục nuôi dưỡng trong các chậu gieo hạt ấy ( H7-8), nhưng tốt nhất thì khi cây Sứ con có 2-4 lá nên nhổ tách ra trồng lại, chúng sẽ phát triển nhanh hơn ( H9).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 4

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 4

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 5-6

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 5-6

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 7-8-9

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 7-8-9

3. Các cách ghép cây Sứ

Cây Sứ con phát triển và cho hoa sau khoảng một năm kể từ ngay gieo hạt. Như vậy trung bình từ lúc bắt đầu thụ phấn cho đến khi thu hoạch mất 3 tháng, sau đó gieo hạt và nuôi cho đến khi có hoa cũng mất khoảng một năm.

Để rút ngắn thời gian,các nhà lai tạo Sứ ở nước ta đã ghép những cây Sứ con này lên gốc cây Sứ già. Như vậy có thể rút ngắn thời gian chỉ còn 6 tháng kể từ ngày thụ phấn. Có 2 cách ghép  đã được áp dụng là ghép ngồi và ghép nêm.

3.1 Ghép ngồi

Cắt ngang gốc cây Sứ con ( H 10) và cắt ngang cành cây Sứ già ( H11). Dùng dây cột ngang thân cây Sứ con ( H12),

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 10-11-12

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 10-11-12

Để cây Sứ con lên vết cắt, cố định và ràng buộc vào ngọn cành cây Sứ già ( Hình 13a-b)

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 13a-13b

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 13a-13b

Dùng bao ny lông trùm kín  ( H14),và buộc kín đáy ( Hình 15 a-b). Sau một thời gian, khi cây Sứ con phát triển thì tháo bao ny lông ( H16).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 14-15a,b-16

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 14-15a,b-16

3.2 Ghép nêm

Sau khi cắt ngang ( H17) chúng ta vạt xéo 2 bên gốc cây Sứ con ( H18) và cũng vạt xéo lõm vào ở vết cắt trên gốc cây Sứ già ( H19 a-b) để cho 2 phần này có thể cắm sát khít khao vào nhau ( H20 a-b).

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 17-18-19a,b

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 17-18-19a,b

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 20a,b

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 20a,b

Dùng dây choàng qua cọng lá ( H21) để cố định cây Sứ con và buộc nó vào ngọn cây Sứ già ( H22). Trùm bao ny lông và buộc kín lại để giữ ẩm ( H23). Cây Sứ ghép này sẽ cho hoa sau đó không lâu.

Cách gieo hạt và ghép cây  - Hình 21-22

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 21-22

Cách gieo hạt và ghép cây - Hình 23-24

Cách gieo hạt và ghép cây – Hình 23-24

Vì cắt ngay phần gốc của cây Sứ con nên sau này trên cây Sứ có phần phù to không mỹ thuật ở chỗ ghép ( H24). Tuy nhiên việc ghép giúp ta rút ngắn thời gian chờ đợi để ngắm hoa  và để  người lai tạo quyết định nhân giống đưa ra thị trường.

 

Hướng dẫn ghép sứ nhiều màu

Cây sứ nguyên thủy hay cây sứ hạt lai tạo tự nhiên thường cho hoa màu hồng lợt, hoa nở theo mùa khô trong năm. vì vậy, để cho cây sứ đa dạng hơn về màu sắc , hay cùng một cây có thể cho nhiều màu hoa khác nhau, chúng ta có thể tiến hành việc ghép các loại sứ nhiều màu lên gốc sứ nguyên thủy.

Về thời gian ghép: tốt nhất là vào mùa khô , trước và sau tết, lúc này sức phát triển của cây sứ mạnh

Việc ghép sứ thể tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Dụng cụ bao gồm
  • Túi nylon (kích thước 7 cm x 10 cm là vừa)
  • Dây thun
  • Dao cắt (ở đây tôi sử dụng lưỡi lam)
  • Bông gòn hoặc khăn sạch


Bước 2: Chọn gốc ghép. Gốc ghép phải đang phát triển mạnh và "đủ tuổi" để ghép. Thường thì gốc ghép "đủ tuổi" sẽ có màu xanh ngả sang xám, đường kính nhánh > 1cm


Bước 3: Cắt nhánh, tạo tàn chính.
Định hình thân chính cây sứ sau này, cắt trừ hao từ 5-10 mm . không nên chừa nhánh quá dài, mắt ghép sẽ phát triển yếu sau này



Bước 4: Chuẩn bị bo ghép
Sau khi cắt tán định hình , chờ 1 - 2 phút cho nhựa cây sứ tiết ra. Có thể dùng bông gòn lau cho sạch nhựa



Trong lúc này, có thể tranh thủ chuẩn bị bo ghép
Bo ghép lấy từ nhánh có loại hoa đẹp , bo ghép có màu xanh hơi ngả sang xám thì ghép dễ lên hơn. cắt bỏ hết các lá. Bo ghép dài từ 8-10mm ( dài quá thì càng khó dính). mỗi bo có ít nhất 1 mắt lá, chỗ này sẽ mọc chồi khi bo ghép phát triển





Bước 5: Tiến hành đặt bo vào gốc ghép
Dùng dao cắt bỏ 1 lớp mỏng ở gốc ghép ( từ 2-5mm). không cho bề mặt này tiếp xúc với bất cứ vật gì nữa



Đặt bo ghép vào gốc ghép sao cho 2 bề mặt khít với nhau



Dùng túi nylong trùm kín và ghịt chặt bo ghép vào gốc ghép. lấy thun cột chặt lại




Tiến hành tương tự cho các nhánh sứ còn lại


Lưu ý:
  • Đối với cách ghép này không cần phải mang cây sứ vào chỗ mát. có thể để dưới ánh nắng trực tiếp và tưới nước bình thường, thích hợp để ghép những cây sứ to
  • Sau 10 ngày cắt dây thun nhưng vẫn để nguyên bịt nylon như vậy thêm 2-3 ngày nữa thì mới tháo hoàn toàn
  • Thường xuyên kiểm tra dây quấn, nếu chưa đến 10 ngày mà dây thun bị đứt thì quấn lại bằng dây mới

cập nhật thêm cách ghép ngồi
Một cách ghép khác cũng tiến hành theo các bước từ 1 đến 4, sang bước 5 thì có hơi khác một chút
cách ghép này áp dụng đối với những bo ghép còn non , nhưng nhược điểm là phải đặt chậu ghép ở nơi thoáng - mát , không tưới từ lúc ghép cho tới lúc tháo bịt, thời gian ghép lâu hơn

Lưu ý: dùng dây nylon màu trắng (trong) để ghép thì tỉ lệ sống cao hơn dây ny lon màu, ở đây tôi dùng dây màu để minh họa cho rõ

cụ thể như sau:

Đặt bo ghép lên gốc ghép





DÙng bao ny long trùm kín bo ghép lại, lưu ý không để thành bao chạm với bo ghép


sau 12 ngày thì cắt bịt, cắt dây, để trong mát khoảng 1 tuần cho mầm nhú ra từ 1cm trở lên mới đem ra nắng



Hướng dẫn ghép xương rồng đơn giản
Hướng dẫn ghép xoài cho năng suất cao
Hướng dẫn ghép cây ăn trái cho hiệu quả kinh tế cao
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước
Cách trồng cây tai thỏ cực yêu
Hướng dẫn trồng cây lựu ra nhiều hoa và sai quả
Hướng dẫn trồng cây ăn trái trong chậu

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý