Cách cải thiện tốc độ máy tính hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Cách cải thiện tốc độ máy tính hiệu quả

19/04/2015 12:44 PM
306

Hầu hết người dùng máy tính thường hay “kêu ca” việc máy tính chạy chậm sau một thời gian sử dụng. Nhóm thử nghiệm PCWorld Mỹ (NTN) đã “cất công” thử nghiệm để tìm ra các phương cách giúp cải thiện hiệu suất máy tính.





CÁCH CẢI THIỆN TỐC ĐỘ MÁY TÍNH

NTN đã tiến hành kiểm tra 2 bộ máy tính trước và sau khi nâng cấp, nhằm tìm ra giải pháp nâng cấp phần cứng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ngoài việc nâng cấp phần cứng, NTN còn cung cấp nhiều mẹo, thủ thuật về phần mềm, mạng nhằm cải thiện hiệu suất hoạt động cho hệ thống.

Tăng tốc phần cứng

Bạn muốn máy tính chạy nhanh hơn? Hãy thay linh kiện. Đây là câu trả lời mau lẹ nhất nếu bạn hỏi bất kỳ ai. Tuy nhiên, nếu tài chính bạn hạn hẹp hay linh kiện cần thay không phải là đồ miễn phí, hãy đọc bài viết này.

Nhóm thử nghiệm PCWorld Mỹ (NTN) sẽ giúp bạn cách thức chọn linh kiện phù hợp và tiết kiệm chi phí nhất.

 

Hình 1: Windows Experience Index giúp bạn biết được linh kiện nào hoạt động hiệu quả.


Trước tiên, NTN thiết kế cuộc thử nghiệm phần cứng theo 2 mục đích sử dụng: công việc (ứng dụng văn phòng, biên tập hình ảnh, giải nén phim) và chơi trò chơi (game). Sau đó, NTN chia ra 4 loại linh kiện: bộ xử lý (CPU), bộ nhớ (RAM), ổ cứng và card màn hình để dùng cho việc nâng cấp và đo kiểm hiệu suất hệ thống.

NTN chọn 2 bộ máy tính dùng cho việc thử nghiệm phần cứng, có cấu hình như sau: bộ máy tính của hãng Polywell, bảo hành 3 năm, dùng bộ xử lý Pentium D 3,4GHz, RAM 2GB, ổ cứng 500GB, card màn hình GeForce 8800GT. Bộ máy tính của hãng Dell, bảo hành 1 năm, dùng bộ xử lý Core i7 2,8GHz, RAM 4GB, ổ cứng 1TB, card màn hình ATI HD 5670.

NTN tiến hành kiểm tra hệ thống máy tính, kết hợp 4 loại linh kiện trên nhằm xác định cấu hình nào có chi phí hợp lý và hiệu suất hoạt động tốt nhất. Kết quả của thử nghiệm này có thể không đúng với các bộ máy tính khác nhau, nhưng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho bạn khi xem xét chọn phần cứng tối ưu cho hệ thống của mình.
 


Nâng cấp CPU:
 thay bộ xử lý Pentium D 3,4GHz bằng Core 2 trên bộ máy tính Polywell, hiệu suất hệ thống được cải thiện ngay lập tức. NTN dùng bộ xử lý Core 2 Quad 2,67GHz, hiệu suất hệ thống khi dùng các ứng dụng cải thiện đến 36,8%; dùng Core 2 Duo 3,0GHz hệ thống hoạt động hiệu quả hơn, đạt đến 52,6% – sự cải thiện đáng kể hiệu suất có lẽ do SFB (speedier frontside bus) trên Core 2 Duo cao hơn Core 2 Quad. Hiệu năng đồ họa cũng được cải thiện qua việc nâng cấp 2 bộ xử lý này.

NTN cho rằng, nếu nâng cấp CPU, hãy chọn Core 2 Duo vì bạn chỉ mất 2,91 USD~60 ngàn đồng cho từng điểm phần trăm (2,91USD/phần trăm) cải thiện toàn bộ hệ thống.

Nâng cấp RAM: việc nâng cấp RAM sẽ giúp hệ thống chạy nhanh hơn. Việc nâng cấp dễ thực hiện và chi phí cũng “nhẹ nhàng” hơn. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn đã đủ lượng RAM cần thiết thì việc nâng cấp thêm RAM cũng không cải thiện thêm. Chẳng hạn, NTN nâng cấp RAM 2GB lên 4GB, hiệu suất hệ thống khi dùng ứng dụng chỉ cải thiện thêm 1,3%, không có cải thiện hơn khi chơi game. Tương tự, trên bộ máy tính Dell, khi nâng cấp RAM 4GB thành 8GB, hiệu suất hệ thống cũng không cải thiện nhiều chỉ khoảng 3%.

NTN nhận thấy, việc nâng cấp hơn lượng RAM cần thiết cũng không có ý nghĩa, thậm chí NTN kiểm tra với hệ thống dùng hệ điều hành 64 bit.

Nâng cấp ổ cứng: ổ thể rắn (SSD) hứa hẹn cải thiện tốc độ hơn so với ổ cứng thông thường. Trong thử nghiệm, khi thay ổ cứng 500GB, tốc độ 7200rpm bằng ổ thể rắn SSD 120GB, hiệu suất hệ thống khi dùng các ứng dụng tăng đến 8%, chơi game mức cải thiện đạt đến 18,4%.

Ổ thể rắn có giá thành không rẻ. Bạn sẽ phải chi trả 26,58USD/phần trăm~553 ngàn đồng để cải thiện hệ thống và 11,41USD/phần trăm~237 ngàn đồng cải thiện đồ họa. Tuy nhiên, với những ai cần hiệu suất hệ thống cao, việc trang bị ổ thể rắn là rất đáng giá.

Nâng cấp card đồ họa: Việc nâng cấp card đồ họa sẽ giúp chơi game trở nên hấp dẫn hơn. Khi NTN nâng cấp card đồ họa trên bộ máy tính Polywell bằng ATI Radeon HD6870 card, hiệu suất game cải thiện 14,9%. Khi trang bị ATI Radeon HD6850 cho bộ máy tính Dell, hiệu suất game cải thiện đến 117,2%. Nhưng hiệu suất khi dùng ứng dụng, không cải thiện đáng kể.

Với bộ máy tính Polywell, NTN phải chi 15,10USD/phần trăm~314 ngàn đồng cải thiện đồ họa, trong khi bộ máy tính Dell, NTN chỉ phải bỏ ra 1,54USD/phần trăm~32 ngàn đồng cải thiện đồ họa.

Nâng cấp nhiều linh kiện: nếu bạn dư dả tiền, hãy nâng cấp cả 4 linh kiện là CPU, RAM, ổ cứng và card màn hình. Khi nâng cấp cả 4 linh kiện cho bộ máy tính Polywell, NTN nhận thấy hiệu suất hệ thống tăng đến 67,1%, hiệu suất chơi game là 166,3%. Việc nâng cấp đồng loạt 4 linh kiện, sẽ giúp cải thiện hiệu suất hơn hẳn việc nâng cấp linh kiện riêng lẻ. Chi phí cho việc nâng cấp này khoảng 10,21USD/phần trăm~212 ngàn đồng cải thiện hệ thống.

Tất nhiên, nếu chi phí hạn hẹp, bạn không nhất thiết phải nâng cấp cả 4 linh kiện trên. Hãy chú ý linh kiện nào thường gây hiện tượng “nghẽn cổ chai”. Để nhận biết linh kiện nào gây ra hiện tượng này, trên Windows, trong Control Panel, vào mục Performance Information and Tools. Bạn chú ý mục Windows Experience Index, linh kiện nào có điểm số thấp nhất, hãy nâng cấp linh kiện đó.

Nên nâng cấp cả 4 linh kiện hay mua bộ máy tính mới: câu trả lời là nên mua máy tính mới. Với bộ máy tính Polywell, NTN vừa mất thời gian cho việc nâng cấp vừa phải bỏ ra khoảng 700USD~14,5 triệu đồng đến 800USD~16 triệu đồng, chi phí này còn cao hơn mua bộ máy tính mới.

Nhưng dù bạn có thể mất công sức và gặp rủi ro trong quá trình nâng cấp, bạn sẽ thấy những trải nghiệm thú vị. Nếu bạn dùng máy tính để chơi game, việc nâng cấp card đồ họa sẽ đem lại những trải nghiệm chơi game thú vị hơn so với card đồ họa tích hợp trên bộ máy tính mới.
 

Hình 2: Gỡ bỏ các ứng dụng không cần thiết, sẽ giúp hệ thống hoạt động tốt hơn.

Nhưng nếu bạn nâng cấp máy tính để dùng các ứng dụng thông thường, đó lại là câu chuyện khác. Ví dụ, bạn bỏ ra 850USD~18 triệu đồng để trang bị Core i5 3,3GHz, RAM DDR3 4GB và ổ cứng với 10.000 rpm, không mang lại kết quả tương xứng. Trong trường hợp này, mua mới bộ máy tính là phương án hiệu quả, nhưng việc chọn lọc linh kiện nâng cấp, chẳng hạn CPU, cũng là một lựa chọn đáng xem xét.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài“Tự ráp bộ máy trong mơ” (pcworld.com.vn/ A1010_80), để có được bộ máy tính tối ưu theo nhu cầu cá nhân mà không làm bạn “cháy túi”.

Tăng tốc phần mềm

Tùy hệ thống máy tính, việc thay đổi một số thiết lập phần mềm có thể giúp cải thiện đáng kể hiệu năng thực thi.

Quét virus: bạn tin rằng máy tính của mình không thường xuyên nhiễm virus. Hãy lập lịch quét virus hằng tuần vào buổi tối để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất máy tính trong thời gian bạn làm việc.

Điều chỉnh lại thiết lập nguồn điện năng: mặc định Windows thiết lập máy tính dùng pin (đối với máy tính xách tay – MTXT) ở chế độ cân bằng (balanced). Thiết lập này cân bằng giữa hiệu suất hoạt động và thời gian dùng pin; nhưng nếu bạn thường xuyên cắm điện cho MTXT thì chế độ thiết lập thời lượng pin mặc định không còn ý nghĩa.

Bạn có thể nâng cao hiệu năng thực thi của MTXT bằng cách chuyển sang chế độ dùng năng lượng cao hơn, mặc định Windows ẩn chế độ này. Hãy nhấn biểu tượng pin trên khay hệ thống, chọn More power options. Từ trình đơn thả xuống, chọn Show additional plans và chọn High performance. Bạn sẽ thấy, chế độ này sẽ tắt tùy chọn đặt máy tính ở chế độ ngủ (sleep), giúp tiết kiệm thời gian khởi động khi bạn rời máy tính.

Gỡ bỏ ứng dụng không dùng: Windows được thiết kế với khả năng chạy hàng ngàn ứng dụng. Tuy nhiên, có quá nhiều ứng dụng sẽ khiến máy tính mất nhiều thời gian khởi động các chương trình, dù bạn dùng hay chưa dùng cũng đều sẽ chiếm dụng RAM và không gian lưu trữ trên ổ cứng.

Hãy vào control panel, mục ‘Programs and Features’, chọn ứng dụng mà bạn không dùng đến, nhấn uninstall để gỡ bỏ ra khỏi máy tính. Chú ý các thanh công cụ và trình điều khiển thiết bị (như máy in, modem, camera, bàn phím, chuột) mà bạn không còn dùng. Nhấn Uninstall để gỡ bỏ. Quá trình gỡ bỏ ứng dụng có thể yêu cầu bạn khởi động lại máy tính.

Dọn dẹp ổ cứng: lúc đầu, tập tin chưa lưu trữ nhiều trên ổ cứng, bạn sẽ thấy việc truy cập tập tin khá nhanh. Nhưng khi lượng dữ liệu tăng lên, chiếm gần hết ổ cứng thì truy cập các tập tin trở nên chậm và tìm kiếm các tập tin trở nên khó khăn hơn.

Hãy dọn dẹp ổ cứng để truy cập dữ liệu hiệu quả hơn. Bạn hãy sao chép dữ liệu ra ổ cứng gắn ngoài hay phương tiện lưu trữ bất kỳ, sau đó chạy Disk Cleanup để xóa các tập tin không cần thiết như tập tin Internet tạm, các chương trình cài đặt cũ, tập tin trong Recycle Bin. Để chạy Disk Cleanup, gõ disk cleanup trong trình đơn Start, nhấn <Enter>. Chọn các tùy chọn bạn muốn, nhấn Disk Cleanup.

Dùng tính năng ReadyBoost: Nếu bạn có chiếc máy tính cũ với dung lượng RAM khiên tốn, hãy dùng thử tính năng ReadyBoost. Tính năng này cho phép bạn “biến” bút lưu trữ USB thành thanh RAM. Để thực hiện, bạn cần có một chiếc bút lưu trữ USB tốc độ cao. Nếu bút lưu trữ này thích hợp cho ReadyBoost, Windows sẽ cho phép bạn kích hoạt bút lưu trữ khi gắn vào máy tính. Khi cửa sổ AutoPlay xuất hiện, chọn Speed up my system, và làm theo hướng dẫn.

Thử cài trình điều khiển mới: bạn không nên cài trình điều khiển mới (driver) nếu tất cả thiết bị đều đang hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, trình điều khiển mới đôi khi giúp cải thiện hiệu suất máy tính.

Trước khi cài trình điều khiển mới, hãy tạo điểm khôi phục hệ thống (System Restore point), để khi có sự cố, bạn có thể khôi phục lại tình trạng trước đó. Gõ Create a restore point ở trình đơn Start, nhấn chọn Create và theo chỉ dẫn.

Bước tiếp theo, vào Windows Update. Nhấn chọn Check for Updates, sau đó chọn các cập nhật xuất hiện. Microsoft phân loại cập nhật trình điều khiển theo tùy chọn, vì vậy nếu Windows Update thông báo không cần cập nhật, bạn cũng cứ nhấn chọn liên kết tùy chọn cập nhật (optional updates). Chọn các trình điều khiển và nhấn OK để cài đặt.
 

Hình 3: Tính năng Disk Cleanup giúp dọn dẹp máy tính hiệu quả.




























Kế tiếp, truy cập trang web của nhà sản xuất máy tính, linh kiện. Vào trang hỗ trợ (support), chọn tải về trình điểu khiển mới tương ứng linh kiện gắn trên máy tính (vào Windows Device Manager để biết loại thiết bị, hãng sản xuất để tải đúng trình điều khiển). Chú ý, chỉ tải những trình điều khiển bạn cần. Cài đặt trình điều khiển mới theo chỉ dẫn. Nếu bạn cài đặt nhiều trình điều khiển, tương ứng mỗi trình điều khiển cài đặt mới và hoạt động tốt, bạn hãy tạo một điểm khôi phục hệ thống. Điều này giúp bạn khôi phục được ngay thời điểm trước, và không phải tốn công cài đặt lại các trình điều khiển mới đã hoạt động tốt. Hiệu suất hệ thống sẽ được cải thiện đáng kể sau khi cập nhật trình điều khiển BIOS, bo mạch chủ và card đồ họa.

Tắt màn hình chào: chương trình khi khởi chạy thường xuất hiện màn hình chào hay các trình hướng dẫn. Mặc dù các màn hình chào này không làm chậm máy tính nhưng sẽ ảnh hưởng đến tốc độ khởi chạy ứng dụng. Hãy vào mục thiết lập (setting) của chương trình và tắt màn hình chào này.

Tắt các ứng dụng khởi chạy: Thông thường khi Windows khởi động, đồng loạt các ứng dụng cài đặt trên máy tính sẽ khởi động theo. Trước tiên, mở trình đơn Start, gõ msconfig. Chọn thẻ Startup, bạn sẽ thấy danh sách các ứng dụng khởi chạy cùng Windows. Bỏ chọn các ứng dụng bạn không muốn khởi động cùng Windows.

Ngoài ra, bạn có thể dùng tiện ích miễn phí Soluto. Tiện ích này cho phép bạn thiết lập thời gian các ứng dụng khởi chạy, tránh việc khởi động đồng loạt cùng Windows và giúp bạn không phải bối rối nên bỏ chọn ứng dụng nào trong loạt danh sách ứng dụng hiển thị trong thẻ Startup (lệnh msconfig).

Tắt tính năng chỉ mục tìm kiếm: Windows 7, Windows Vista có khả năng tìm kiếm dữ liệu khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã tổ chức và sắp xếp tập tin, thư mục hợp lý, bạn có thể không cần đến khả năng tìm kiếm của Windows nữa. Khả năng tìm kiếm hiệu quả của Windows dựa trên việc lập chỉ mục (index), tuy nhiên, các chỉ mục này đôi khi lại là nguyên nhân làm chậm hiệu suất hệ thống.

Để thay đổi các thiết lập chỉ mục, gõ service trong trình đơn Start, chạy ứng dụng Services. Cuộn xuống và phải chuột trên Windows Search, chọn Properties. Tại ô “Startup type” chọn Disabled, nhấn OK để hoàn tất.

Không nên dùng hình nền có hiệu ứng (Aero): màn hình nền Windows có khả năng hiển thị các cửa sổ trong suốt, hiệu ứng đồ họa bắt mắt,… Nhưng các hiệu ứng này ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu suất hoạt động của máy tính.

Để giảm bớt hiệu ứng, trong control panel, vào Personalization, cuộn xuống và chọn trong phần ‘Basic and High Contrast Themes’. Các hình nền này khá đẹp và dùng rất ít các hiệu ứng đồ họa.

Nếu bạn muốn tinh chỉnh lại các hiệu ứng hình nền, trong control panel, vào ‘Performance Information and Tools’, chọn Adjust visual effect. Thẻ Visual Effects cung cấp cho bạn rất nhiều các hiệu ứng hình ảnh khác nhau. Nhấn bỏ chọn Adjust for best performance rồi nhấn OK.

Tắt các hiệu ứng cửa sổ của Windows: các hiệu ứng cửa sổ Aero Peek, Aero Snap cũng chiếm dụng ít nhiều tài nguyên hệ thống.

Gõ ease trong trình đơn Start, chọn Ease of Access Center. Cuối màn hình, nhấn Make it easier to focus on tasks. Nhấn chọn ô có dòng Prevent windows from being automatically arranged when moved to the edge of the screen để tắt tính năng Aero Snap. Nhấn chọn Turn off all unnecessary animations (when possible) để tắt các hiệu ứng chuyển động.

Để tắt Aero Peek, phải chuột trên thanh tác vụ, chọn Properties. Sau đó bỏ chọn Use Aero Peek to preview the desktop.

Không nén thư mục: nếu dung lượng ổ cứng đủ lớn, bạn không nên nén thư mục thường xuyên. Vì mỗi khi cần sử dụng, bạn phải giải nén, quá trình giải nén này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tài nguyên hệ thống.

Để giải nén các thư mục đã nén (không dùng phần mềm hãng thứ 3), phải chuột trên thư mục đã nén, chọn Extract All. Chọn nơi lưu thư mục giải nén. Sau khi giải nén xong, xóa thư mục nén để giải phóng không gian lưu trữ trên đĩa cứng.

Tắt chức năng xem hình thu nhỏ: nếu bạn xem hình ảnh dạng thu nhỏ (thumbnail) trong thư mục chứa hàng trăm hình, bạn sẽ thấy Windows chạy “ì ạch”. Để tắt tính năng này, trong Windows Explorer, chọn Tools, Folder Options. Nhấn thẻ View, chọn ô tùy chọn đầu tiên Always show icons, never thumbnails.

Dọn dẹp Registry: một số ý kiến cho rằng việc dọn dẹp Registry sẽ giúp máy tính chạy nhanh hơn, hoạt động hiệu quả hơn, nhưng số khác phản đối vì cho rằng việc dọn dẹp này không đem lại hiệu quả. NTN nhận thấy việc dọn dẹp Registry có tác dụng đối với một số máy tính đã sử dụng hơn 1 năm.

Tham khảo thêm bài về tăng tốc hệ thống bằng phần mềm tại pcworld.com.vn/A0811_113

Tăng tốc truy cập mạng

NTN cung cấp 4 mẹo giúp bạn cải thiện hiệu suất truy cập mạng. Tuy nhiên, việc truy cập mạng chậm có thể do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn cấu hình bộ định tuyến chưa đúng.

Nâng cấp các thiết bị lên chuẩn 802.11n: việc trang bị bộ định tuyến không dây mới và các thiết bị (MTXT, card không dây) hỗ trợ mạng Wi-Fi chuẩn 802.11n, sẽ giúp cải thiện đáng kể hiệu năng truy cập mạng. Cần chú ý, nếu bạn nâng cấp bộ định tuyến không dây hỗ trợ chuẩn 802.11n và dùng MTXT cũ, hỗ trợ chuẩn 802.11b/g thì chẳng có ý nghĩa. Vì MTXT không thể hoạt động hay nếu có thể hoạt động thì cũng không thể đạt được tốc độ của chuẩn 802.11n.

Ngoài ra, việc thiết lập mã hóa WPA2 trên bộ định tuyến không dây mới cũng sẽ giúp tận dụng hết khả năng về tốc độ của chuẩn 802.11n. Nếu bạn chọn mã hóa WPA, theo lý thuyết, tốc độ truyền tải dữ liệu qua mạng không dây lúc này chỉ đạt phân nửa.

Chỉnh an-ten, di chuyển bộ định tuyến không dây: Hãy chỉnh an-ten (an-ten gắn ngoài) hay di chuyển bộ định tuyến không dây đến nơi nào bạn cảm thấy hiệu suất mạng cao nhất. Tùy thuộc vào hướng an-ten và nơi đặt bộ định tuyến không dây, bạn có thể sẽ có thêm 20% hiệu suất truy cập mạng.

Theo lý thuyết, máy tính càng gần nguồn phát sóng Wi-Fi, hiệu suất truy cập mạng càng cao. Nếu bộ định tuyến không dây đặt quá xa máy tính hay đặt ở nơi “quá kín” như dưới tầng hầm, tốc độ truy cập mạng sẽ suy giảm đáng kể.

Hình 5: Nếu trong danh sách DHCP Client xuất hiện máy tính lạ, đây có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu suất mạng.

Kiểm tra việc truy cập mạng: hiệu suất mạng sẽ giảm nếu có quá nhiều người cùng dùng mạng đồng thời. Hãy kiểm tra danh sách DHCP client trên bộ định tuyến. Danh sách này cho bạn biết số lượng thiết bị đã kết nối vào mạng, gồm các thông tin về địa chỉ MAC, tên máy tính. Đừng lo lắng nếu thấy xuất hiện các thiết bị không phải máy tính trong danh sách này, chẳng hạn máy in, điện thoại thông minh… Chỉ thật sự chú ý nếu trong danh sách xuất hiện các thiết bị lạ, ví dụ máy tính của nhà hàng xóm. Lúc này hãy nâng mức độ bảo mật cao hơn cho thiết bị mạng, chẳng hạn thay đổi mật khẩu quản trị hay mã hóa.

Tối ưu dịch vụ truy cập: hãy chú ý việc tối ưu hóa dịch vụ truy cập trên bộ định tuyến. Chẳng hạn, bạn có thể thiết lập ưu tiên sử dụng băng thông đường truyền cho các dịch vụ như phim, hình ảnh, âm thanh. Khi đó, việc xem phim sẽ trơn tru, âm thanh sẽ mượt mà hơn, không còn xảy ra hiện tượng ngắt quãng.

Hiện nay, ngày càng nhiều bộ định tuyến tích hợp tính năng QoS (Quality of Service), giúp cải thiện chất lượng dịch vụ. Xem thêm các bài viết về QoS tại pcworld.com.vn/A0108_72, A1010_121.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

6 bước giúp cải thiện tốc độ Windows XP

Gở bỏ chức năng Indexing Service đối với ổ cứng định dạng NTFS

Indexing Service là tính năng giúp cho các phân vùng ổ cứng định dạng NTFS tìm kiếm và truy xuất file nhanh hơn tuy nhiên về cơ bản thì tính năng này có thể nói là vô dụng. Nếu là một người thường xuyên sử dụng máy tính của mình, bạn có thể tìm kiếm và truy xuất những file cần thiết trên ổ cứng 1 cách nhanh chóng. Do vậy, tắt đi tính năng này lại là một cách đơn giản để nâng cao hiệu quả của hệ thống bởi vì Windows đỡ “mất sức” khi phải làm một công việc vô ích.

Thông thường, tính năng Indexing Service mặc định được Windows tự động kích hoạt đối với các phân vùng ổ cứng NTFS (đối với các ổ cứng format theo định dạng FAT thì không có tính năng này), do vậy bạn có thể gỡ bỏ tính năng này bằng cách thực hiện theo các bước sau:

- Đầu tiên, bạn mở cửa sổ My Computer. Tiếp theo bạn click chuột phải vào các phân vùng được format theo định dạng NTFS (ví dụ ở đây là phân vùng ổ đĩa C:) và chọn Properties. (các ổ cứng có dung lượng lớn và mới được sản xuất gần đây luôn được format theo định dạng NTFS).

 

- Sau khi chọn Properties đối với các phân vùng ổ cứng cần thiết, cứa ổ Properties của phân vùng ổ cứng đó sẽ hiện ra. Tại thẻ General của cửa sổ này, bạn sẽ thấy tùy chọn Allow Indexing Service to index the disk for fast file search được đánh dấu chọn. Bây giờ, bạn click bỏ tùy chọn đánh dấu tại đây để gở bõ tính năng này của Windows và bấm OK.

- Một cửa sổ mới hỏi bạn rằng muốn gỡ bỏ tính năng Indexing Service đối với phân ổ đĩa C hay toàn bộ các thư mục chứa bên trong nó. Bạn chọn Apply change to C:\, subfolders and files để gỡ bỏ tính năng này đối với tòan bộ các thư mục và file bên trong ổ phân vùng ổ đĩa C và click OK để xác nhận.

 

- Sau khi bạn click OK, quá trình sẽ bắt đầu tiến hành gỡ bỏ tính năng Indexing Service đối với toàn bộ file và thư mục bên trong phân vùng ổ cứng mà bạn chọn. Quá trình sẽ kéo dài lâu hoặc mau phụ thuộc vào số lượng file, folder và dung lượng chứa trên phân vùng ổ cứng đã chọn. Nếu trong quá trình này, bạn nhận được một vài thông điệp thông báo lỗi Access Denied (Truy cập bị từ chối) thì bạn chỉ việc click vào Ignore All để bỏ qua các lỗi này bởi vì những lỗi này có thể xảy ra khi quá trình tiến hành truy cập vào các file hệ thống đang hoạt động thì sẽ bị từ chối.

- Sau khi quá trình kết thúc, bạn có thể tiến hành các bước tương tự với các phân vùng ổ cứng định dạng NTFS còn lại.

Trong trường hợp ngược lại, sau khi gỡ bỏ tính năng Indexing Service, bạn có thể khôi phục lại tính năng này bằng cách làm ngược lại các bước ở trên.

Tiến hành chống phân mảnh các phân vùng ổ đĩa

Chống phân mảnh ổ đĩa là một công việc quan trọng bởi vì sau nhiều lần máy tính của bạn đọc và ghi những file, dù nhỏ hay lớn, sẽ có nhiều file được ghi trên những phần không liên tiếp, tạo nên nhiều khoản trống trên ổ cứng gọi là hiện tượng phân mảnh ổ đĩa. Đó là lí do vì sao khi bạn mới mua 1 chiếc máy tính hoặc 1 ổ cứng mới, nó sẽ hoạt động cực kỳ “mượt mà” và êm ái. Nhưng qua thời gian, sau khi bạn cài đặt, gở bỏ, copy, xóa file… máy tính và hệ thống của bạn sẽ trở nên chậm chạp và ì ạch.


Để khắc phục tình trạng phân mảnh ổ đĩa, Windows cung cấp cho bạn tiện ích Defrag (gọi là tiện ích chống phân mảnh ổ đĩa) sẽ giúp sắp xếp lại những khoản trống trên ổ cứng. Điều này sẽ giúp cho hệ thống dễ dàng tìm kiếm và truy cập các file hơn so với trước.


Để sử dụng tính năng chống phân mảnh ổ đĩa của Windows, bạn thực hiệntheo các bước sau:

- Đầu tiên, bạn click chuột phải vào My Computer ở màn hình desktop, chọn Manager và chọn tiếp Disk Defragment ở cửa sổ hiện ra..

 

- Cửa sổ Disk Defragment sẽ được hiện ra. Cửa sổ này chứa toàn bộ các phân vùng có trên ổ cứng của bạn. Trước khi tiến hành chống phân mảnh đối với các phân vùng ổ cứng, bạn chọn 1 phân vùng ổ cứng bất kỳ trên danh sách các phân vùng và click vào Analyze để kiểm tra tình trạng phân mảnh của phân vùng đó. Sau khi quá trình kiểm tra kết thúc, bạn sẽ nhận được thông báo là phân vùng ổ cứng này có cần phải tiến hành chống phân mảnh hay không. Trong trường hợp phân vùng không bị phân mảnh quá nhiều, tiện ích sẽ khuyên bạn không cần thiết tiến hành chống phân mảnh. Ngược lại, đối với những phân vùng bị phân mảnh quá nhiều, bạn có thể click vào Defragment để tiến hành chống phân mảnh đối với phân vùng đó.



- Thời gian diễn ra quá trình chống phân mảnh lâu hay mau phụ thuộc vào mức độ phân mảnh của phân vùng đã chọn. Sau khi quá trình kết thúc, bạn có thể tiến hànhcác bước tương tự với các phân vùng còn lại.

Bạn nên tiến hành chống phân mảnh đĩa 1 tháng 1 lần để đảm bảo rằng ổ đĩa của mình không bị phân mảnh quá nhiều, làm ảnh hưởng đến tốc độ của hệ thống.

Dọn dẹp ổ cứng

Nếu bạn đang sở hữu 1 ổ cứng với dung lượng không quá lớn nhưng lại chứa rất nhiều file khác nhau, như tài liệu, hình ảnh, video, nhạc… sẽ khiến cho dung lượng ổ cứng bị giảm đi nhanh chóng. Một khi dung lượng ổ cứng chỉ còn lại ít, các file sẽ chứa chồng chất lên nhau, việc truy cập đến các file sẽ gặp khó khăn, các quá trình của hệ thống sẽ bắt đầu chậm đi và kết quả cuối cùng là tốc độ của hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Do vậy, dọn dẹp và xóa đi những gì không cần thiết trên ổ cứng sẽ phần nào giúp cho hệ thống của bạn cải thiện được tốc độ.

Với 5thủ thuật đơn giản mà Dân trí đã giới thiệu với các bạn ở bài “5 thủ thuật giải phóng dung lượng ổ cứng”, bạn có thể nhanh chóng dọn dẹp và tổ chức lại ổ cứng của mình để có thể vừa giải phóng dung lượng lưu trữ của ổ cứng, vừa có thể cải thiện được tốc độ của hệ thống.

Gỡ bỏ các hiệu ứng không cần thiết của hệ thống

Trong windows XP và các phiên bản sau này, Micorsoft đã tích hợp thêm vào đó nhiều hiệu ứng giúp cho giao diện của hệ điều hành trông đẹp và bóng bẩy hơn. Tuy nhiên đôi khi chúng lại gây ra phiền phức đối với các máy cầu hình không quá cao. Gỡ bỏ đi những hiệu ứng không cần thiết cũng là một cách đơn giản nhưng hiệu quả giúp cải thiện tốc độ của hệ thống. Bạn có thể làm theo các bước sau:

- Đầu tiên, click chuột phải vào biểu tượng My Computer ở ngòai màn hình Desktop và chọn Properties.

- Cửa sổ System Properties sẽ được hiện ra. Tại đây, bạn chọn tab Advanced, ở mục Performance trong thẻ này, bạn click vào nút Settings.

- Tại cửa sổ Performance Options mới hiện ra, bạn sẽ ở thẻ Visual Effects với danh sách các hiệu ứng của hệ điều hành. Tại đây bạn có thể hệ thống sẽ được tự động thiết lập ở tùy chọn Let Windows choose what best for my computer, đây là tùy chọn vốn có của hệ thống. Để bỏ đi một số hiệu ứng không cần thiết và cài thiện tốc độ của hệ thống, bạn click vào mục Custom và click bỏ 1 vài tùy chọn ở danh sách bên dưới. Các hiệu ứng nên bỏ đi là:

+ Fade or slide menu into view

+ Fade or slide tool tips into view

+ Fade out menu items after clicking

+ Show shadows under menus

+ Slide open combo boxes

+ Slide taskbar buttons

+ Smooth-scroll list boxes

+ Use a background image for each folder type

+ Use common tasks in folders

- Cuối cùng bạn click OK và khởi động lại máy để các thiết lập có tác dụng.

Bây giờ hãy thử sử dụng Windows với các thiết lập mới và hiệu ứng mới, bạn sẽ thấy rằng Windows đã được cải thiện đáng kể về tốc độ xử lí.

Thiết lập và sử dụng bộ nhớ ảo

Bộ nhớ ngoài hay còn gọi là bộ nhớ RAM là bộ nhớ dùng để chứa các tiến trình đang chạy trên hệ thống, do đó nếu hệ thống của bạn có bộ nhớ RAM với dung lượng không quá lớn thì sẽ không chứa được nhiều chương trình hoạt động cùng lúc, do vậy máy tính của bạn sẽ trở nên ì ạch và chậm chạp, thậm chí bị treo vì dung lượng RAM không đủ để phân phối cho toàn bộ các tiến trình.

Cách đơn giản nhất đề khắc phục tình trạng này đó là bạn “sắm” thêm cho máy tính của mình 1 bộ nhớ RAM với dung lượng lớn hơn. Nhưng có 1 cách đơn giản hơn để cải thiện tốc độ của hệ thống mà không hề tốn kém, đó là thiết lập bộ nhớ ảo để sử dụng tương tự bộ nhớ RAM bằng tính năng Virtual Memory của Windows XP.

Bạn có thể xem thêm cách thức tiến hành và các bước để thiết lập bộ nhớ ảo trên Windows XP trong bài viết “Sử dụng bộ nhớ ảo trong Windows XP” đã được Dân trí giới thiệu trước đây. 

Giảm bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống

Trong trường hợp hệ thống của bạn vốn đã thuộc vào loại chậm chạp và nặng nề thì nếu như bạn buộc hệ thống của mình ngay từ khi khởi động đã phải “vác” thêm cùng lúc nhiều tiện ích khác nhau thì quá trình khởi động sẽ rất lâu, thậm chí có khi bạn phải mất hàng chục phút để chờ cho hệ thống của mình hoàn tất quá trình khởi động. Do vậy, việc giảm bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống sẽ giúp cho hệ thống của bạn khởi đầu được trơn tru và nhanh hơn.

Ngoài ra, việc gỡ bỏ bớt các chương trình không cần thiết trong quá trình khởi động còn làm cho các tiến trình không cần thiết này không hoạt động trong quá trình sử dụng máy vi tính, do vậy hệ thống sẽ không phải kiêm nhiệm thêm các tiến trình thừa và tập trung tài nguyên hệ thống vào những tiến trình quan trọng hơn.

Để giảm bớt các chương trình khởi động cùng hệ thống, bạn thực hiện theo các bước sau:

- Đầu tiên, click Start, chọn Run, điền msconfig và bấm Enter.

- Cửa sổ System Configuration Utility được mở ra. Tại đây bạn vào chọn tab Startup.

- Tại tab Startup, danh sách các chương trình có thể khởi động cùng hệ thống sẽ hiện ra. Bạn có thể đánh dấu để chọn hoặc bỏ chọn 1 chương trình nào đó từ trong danh sách này. Bạn nên để các chương trình bào vệ máy tính như antivirus, firewall… được khởi động cùng hệ thống để đảm bảo rằng hệ thống sẽ được bảo vệ ngay từ khi khởi động. Các chương trình còn lại thì bạn nên loại ra khỏi danh sách khởi động của hệ thống.

 

- Cuối cùng bạn click OK và khởi động lại hệ thống để các thiết lập có tác dụng.

Lời cuối

Chỉ với những thủ thuật đơn giản nhưng không phải ai trong chúng ta cũng có thể biết đến hoặc không lưu ý để có thể có những thiết lập thích hợp, giúp cho hệ thống cải thiện được phần nào tốc độ. Hy vọng với những thủ thuật đơn giản này, hệ thống của bạn sẽ được cải thiện hơn phần nào trước khi quyết định “đầu tư” để mua một máy tính mới.

Cách tăng tốc độ máy tính cho windowns 7


Thông thường chúng ta có thể thay thế phần cứng để tăng tốc cho máy tính của mình. Tuy nhiên, trong bài này chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số cách thay đổi các thiết lập phần mềm để thực hiện nhiệm vụ này.

Chạy trình quét virus

Máy tính không bị tiêm nhiễm virus! Không ai dám chắc điều đó. Hãy lập lịch trình để chương trình antivirus của bạn thực hiện quét virus hàng tuần vào thời điểm ban đêm (khi không sử dụng đến máy) để tránh cản trở các công việc cần thực hiện hàng ngày trên máy tính.

Thử cài driver mới

Theo hiểu biết thông thường, bạn không nên cài đặt driver mới nếu không có gì trục trặc với máy tính, vì việc nâng cấp đôi khi có thể làm lộn xộn những gì đang ổn định trước đó. Tuy nhiên, việc nâng cấp driver mới là một cách giúp hệ thống của bạn hoạt động nhanh hơn.

Để tối thiểu hóa rủi ro trước khi thực hiện việc nâng cấp driver, bạn hãy tạo một điểm khôi phục để có thể khôi phục lại máy tính về trạng thái trước đó nếu quá trình thực hiện có gặp bất trắc: nhập Create a restore point vào hộp thoại tìm kiếm trong menu Start, kích Create...trong cửa sổ xuất hiện.

Bước tiếp theo trong việc nâng cấp driver là Windows Update. Kích Check for Updates, sau đó kích vào dòng chữ thông báo số lượng nâng cấp có sẵn. Thông thường Microsoft không bắt buộc phải thực hiện việc nâng cấp driver, vì vậy nếu Windows Update chỉ thị rằng không cần bất cứ nâng cấp quan trọng nào thì bạn cũng vẫn nên kích vào liên kết. Tích hộp kiểm bên cạnh các driver đã được cập nhật và kích OK để cài đặt.

Tiếp theo, truy cập vào website của nhà sản xuất máy tính. Kiểm tra trang hỗ trợ và download driver mới nếu có. Trong hầu hết các trường hợp, bạn phải biết phần cứng cụ thể được cài đặt trên hệ thống mình (kiểm tra Windows Device Manager nếu chưa chắc chắn số model của các thành phần) và chỉ nên download driver cần thiết. Cài đặt driver mới theo hướng dẫn; thông thường, bước này được thực hiện bằng cách chạy file thực thi và sau đó khởi động lại hệ thống. Kiểm tra toàn bộ hệ thống sau mỗi một cài đặt driver, tạo các điểm khôi phục System Restore nếu bạn muốn nâng cấp nhiều driver. Hiệu suất tổng thể sẽ tăng lên nhờ nâng cấp BIOS, bo mạch chủ và card đồ họa.

tang toc may tinh bang driver

Nâng cấp thiết lập nguồn

Mặc định, Windows sẽ thiết lập máy tính ở chế độ cân bằng (Balanced) về mặt sử dụng nguồn. Thiết lập đó nhằm cân bằng giữa hiệu suất và thời lượng của pin; tuy nhiên nếu bạn liên tục sử dụng nguồn qua adapter AC thì thiết lập này không còn thích hợp.

Bạn có thể nâng hiệu suất của laptop bằng cách sử dụng kế hoạch sử dụng nguồn khác. Để truy cập vào tính năng thay đổi kế hoạch sử dụng nguồn, kích biểu tượng pin trong khay hệ thống và chọn More power options. Chọn mũi tên sổ xuống bên cạnh Show additional plans và chọn High performance. Với kế hoạch sử dụng nguồn này, hệ thống sẽ tắt hết chức năng chuyển máy tính sang chế độ ngủ đông (chế độ cho phép tiết kiệm năng lượng khi bạn không làm việc với máy).

tang toc may tinh

Dọn dẹp ổ cứng

Việc có quá nhiều file rác trong ổ đĩa cứng cũng là một vấn đề làm chậm máy tính của bạn, cụ thể là hệ điều hành Windows phải làm việc nhiều hơn để tìm kiếm các khoảng trống dư thừa ở đâu đó để lưu các file.

phuong phap tang toc may tinh

Offload bất cứ thứ gì bạn có thể vào ổ cứng ngoài hoặc thiết bị lưu trữ khác; sau đó chạy Disk Cleanup để loại trừ các file tạp, chẳng hạn như các file Internet tạm thời, các chương trình cài đặt cũ và các file đã xóa trong Recycle Bin. Để truy cập Disk Cleanup, đánh disk cleanup vào hộp tìm kiếm trong menu Start, nhấn Enter. Chọn các hộp kiểm cho các kiểu file mà bạn muốn loại bỏ, sau đó hãy để Disk Cleanup thực hiện công việc còn lại.



Làm sao để cải thiện tốc độ máy tính
Hướng dẫn làm tăng tốc độ máy tính
Hướng dẫn làm cho máy tính khởi động nhanh
Khắc phục tình trạng máy tính chạy chậm đơn giản cực kì
Cách chọn main cho máy tính kinh nghiệm của dân chuyên nghiệp
Hướng dẫn làm cho laptop chạy nhanh hơn



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý