Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học ưng ý nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách trình bày luận văn tốt nghiệp đại học ưng ý nhất

19/04/2015 12:47 PM
3,032

Với những ngành học có thời gian 4, 5 năm thì hiện nay đa số các bạn năm cuối đang chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học và Cao học. Tuy nhiên, do không nắm rõ các quy định về hình thức trình bày nên hầu như đa số các bạn đều rất lúng túng. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp bảng hướng dẫn hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp để các bạn tham khảo và đỡ tốn công sức và tiền bạc khi phải in đi, in lại nhiều lần.





Hướng dẫn trình bày đề tài NCKH và khóa luận tốt nghiệp



1.Cấu trúc của đề tài

1.1 Phần mở đầu

          Cần làm rõ những nội dung chính: Lí do chọn đề tài; lịch sử vấn đề nghiên cứu; mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; nguồn tư liệu, phương pháp nghiên cứu; đóng góp của đề tài; giải thuyết khoa học, bố cục đề tài.

1. 2. Phần nội dung

          Nội dung nghiên cứu được trình bày theo từng chương. Số chương của đề tài tuỳ thuộc vào các nội dung cụ thể mà nhiệm vụ đề tài đặt ra. Việc trình bày bố cục cần sự sáng tạo, tôn trọng tính đặc thù của bộ môn, không dập khuôn máy móc, song vẫn phải tuân thủ theo cấu trúc khoa học. 

-  Đối với các đề tài nghiên cứu cơ bản

+ Chương tổng quan: Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết. (Nội dung này có thể  trình bày trong phần lịch sử vấn đề ở một số môn khoa học xã hội).

+ Các chương kế tiếp tập trung giải quyết những nhiệm vụ chủ yếu của đề tài.

i. Những nghiên cứu thực nghiệm hoặc lí thuyết (trình bày các cơ sở lý thuyết, lý luận, mô tả phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài).

ii. Trình bày, đánh giá, bàn luận các kết quả (Mô tả ngắn gọn công việc nghiên cứu khoa học đã tiến hành và kết quả đạt được. Phần bàn luận phải căn cứ vào các dữ liệu khoa học thu được trong quá trình nghiên cứu của đề tài hoặc đối chiếu với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác thông qua các tài liệu tham khảo).

+ Kết luận: Trình bày những kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, cụ thể, rõ ràng. Các kiến nghị tiếp theo từ kết quả nghiên cứu.

+ Danh mục tài liệu tham khảo: Chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng trực tiếp trong thực hiện đề tài.

-  Đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng: Tuân thủ những yêu cầu chung cơ bản của cấu trúc nêu trên, nhưng có thể điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với đặc điểm của loại hình nghiên cứu.

+ Chương đầu: Trình bày các cơ sở lí lụân và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

+ Các chương tiếp theo: Tập trung trình bày các đề xuất, định hướng giải quyết nhiệm vụ của đề tài, các giải pháp khả thi, các biện pháp sư phạm cụ thể, quy trình thực nghiệm sư phạm và xử lí kết quả, các kết luận sư phạm rút ra từ thực nghiệm.

2. Soạn thảo văn bản

    2.1 Hình thức trình bày

-  Đề tài trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, chú thích chính xác, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.

-  Sử dụng phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 13 hoặc 14 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường, không nén hoặc kéo dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trái: 3,5 cm; lề trên: 2,5 cm; lề dưới: 3cm và lề phải: 2cm. Số trang được đánh ở giữa, phía dưới mỗi trang giấy. Không chèn các tít, tiêu đề, tên đề tài ở đầu hoặc cuối mỗi trang văn bản. Không gạch chân các cụm từ cần nhấn mạnh hoặc các tiểu mục của đề tài. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.

 -  Đề tài hoàn thiện, được đóng thành quyển, bìa giấy mầu. Toàn văn nội dung đề tài và trang bìa phụ  được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).

-  Tóm tắt đề tài phải trung thực với nội dung đề tài, trình bày từ 10 -14 trang in trên giấy 2 mặt, kích thức bằng ½ tờ giấy khổ A4. Phông chữ Times New Roman; cỡ chữ 11 dãn dòng Exactly 17; lề trái,lề trên,lề dưới và lề phải đều là 2cm.

2.2.Chương, mục, tiểu mục

 Các chương được ghi bằng chữ số Arập, dưới chương là các mục gồm hai chữ số, dưới mục là nhóm tiểu mục gồm 3 chữ số, dưới nhóm tiểu mục là các tiểu mục gồm 4 chữ số. Các tiểu mục được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1 chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo. Tên các mục, tiểu mục cần ngắn gọn, rõ ràng, tường minh, không hiểu theo nhiều nghĩa. Không để tên tiểu mục ở dòng cuối cùng của trang văn bản. Cuối mỗi mục, tiểu mục không có dấu chấm.

Quy định kích thước (theo font chữ unicode) của các chương, mục, tiểu mục được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Quy định kích thước của các chương, mục, tiểu mục

Đề mục

Kiểu chữ

Cỡ chữ

Định dạng

Ví dụ (mẫu chữ)

Phần (A,B,C,D)

TimeNewRoman ( viết hoa)

15

Đậm, đứng

PHẦN A

KHẢO SÁT...

Chương (đánh theo số 1,2,3...)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm

đứng

Chương 1

Tên chương

TimeNewRoman  (viết hoa)

14

Đậm,

đứng  

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...

Mục (đánh số 1.1, 1.2,...)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm,

1.1.Thực trạng

Tiểu mục 1.1.1, 1.1.2...)

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm

1.1.1. Vai trò ...

Tiểu mục tiếp theo

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường

1.1.1.1. Nhà trường

Nội dung

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường

Chất lượng dạy học môn  ...

Tên hình, bảng

TimeNewRoman (viết thường)

13

Đậm,

Bảng 2.1. Kết quả thực nghiệm biện pháp ...

Chú thích hình, bảng

TimeNewRoman (viết thường)

10

Thường

  • Landrace:
  • Yorshire

Phụ lục, tài liệu tham khảo

TimeNewRoman (viết thường)

13

Thường,

Nguyễn Việt Hùng (2003)...

2.3.Bảng biểu, hình vẽ, phương trình

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương: ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong chương 3. Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ, ví dụ “Nguồn: Bộ Tài chính 2000”. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này. Các bảng dài hoặc hình vẽ lớn có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng hoặc hình vẽ.

Các bảng rộng vẫn nên trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy này sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy (Hình 1) . Cách làm này cũng giúp để tránh bị đóng vào gáy của đề tài phần mép gấp bên trong hoặc xén rời mất phần mép gấp bên ngoài. Tuy nhiên nên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này. Trong mọi trường hợp, 4 lề bao quanh phần văn bản và bảng biểu vẫn như quy định ở trên.


(Hình 1. Cách gấp  giấy rộng hơn 210 mm)

 

Trong đề tài các hình vẽ phải được trình bày sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại, có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề; cỡ chữ phải bằng cỡ chữ trong văn bản quy định. Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng biểu đó, ví dụ “…được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “(xem Hình 3.2)” mà không được viết “ được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị của X và Y sau”.

Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đề tài. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của đề tài. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

2.4.Viết tắt

Không lạm dụng việc viết tắt trong đề tài. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đề tài. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đề tài. Nếu cần viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức… thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đề tài có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo ABC) ở phần đầu đề tài.

3. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn

3.1. Quy định chung

Các tài liệu tham khảo dùng để viết đề tài mà không phải của riêng tác giả phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục tài liệu tham khảo của đề tài.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm đề tài nặng nề với những tham khảo trích dẫn.

Nếu không có điều kiện tiếp cận tài liệu gốc mà phải thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ các trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.

Khi cần trích một đoạn ít hơn 2 câu hoặc 4 dòng đánh máy thì có thể sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày, với lề trái lùi vào hơn 2 cm. Khi mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải sử dụng dấu ngoặc kép.

3.2. Cách trình bày tài liệu tham khảo, chú thích

    Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung...), theo thứ tự ABC họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước:

- Tác giả là người nước ngoài, xếp thứ tự ABC theo họ.

- Tác giả là người Việt Nam, xếp  thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.

- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ quan ban hành, báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, …

-  Tài liệu tham khảo là sách, giáo trình, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin sau: Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách) Năm xuất bản, (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn),Tên sách, luận án hoặc báo cáo, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên), Nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản), Nơi xuất bản. (Dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo) Ví dụ :

       Triều Ân (2006), Văn học chữ Hán dân tộc Tày, Nxb Văn học, Hà Nội.

-  Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách phải ghi đầy đủ các thông tin: Tên tác giả (năm công bố),“Tên bài báo’’, (đặt trong ngoặc kép, in đứng, dấu phẩy cuối tên, nếu bài viết trong sách, tạp chí thì tên sách, tạp chí in nghiêng), (Số), Các số trang. (gạch ngang giữa hai chữ số, chấm kết thúc).Ví dụ:

    Đỗ Huy(1990), “ Về bản sắc dân tộc của văn hoá ”, Tạp chí Triết học, (Số 1), tr8.

       Nếu là tài liệu trên Internet: Tên tác giả (thời gian công bố), tên tài liệu, địa chỉ Website, đường dẫn tới nội dung trích dẫn, thời gian trích dẫn.

Vídụ: Mai Loan (2008), “Phát triển nhiên liệu sinh học không tổn hại nông nghiệp Việt Nam”,http://vietnamnet.vn/khoahoc, trích dẫn 15/10/2010.

Cần chú ý những chi tiết về trình bày nêu trên. Nếu tài liệu dài hơn một dòng thì nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào so với dòng thứ nhất 1cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.

-  Các chú thích tài liệu trong đề tài không để cuối mỗi trang mà trình bày ngay sau nội dung cần chú thích, trong ngoặc móc. Ví dụ: [2, tr33] (2 là số thứ tự tài liệu trong danh mục tài liệu tham khảo, 33 là trang của tài liệu được trích dẫn).

 4.   Phụ lục của đề tài

Phần này bao gồm những nội dung cần thiết nhằm minh hoạ cho nội dung đề tài như: Mẫu phiếu điều tra, khảo sát, số liệu,  biểu bảng thống kê, tranh ảnh...



Hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp


Với những ngành học có thời gian 4, 5 năm thì hiện nay đa số các bạn năm cuối đang chuẩn bị bảo vệ luận văn tốt nghiệp Đại học và Cao học. Tuy nhiên, do không nắm rõ các quy định về hình thức trình bày nên hầu như đa số các bạn đều rất lúng túng. Vì vậy, chúng tôi xin cung cấp bảng hướng dẫn hình thức trình bày luận văn tốt nghiệp để các bạn tham khảo và đỡ tốn công sức và tiền bạc khi phải in đi, in lại nhiều lần.

Đầu tiên, Luận văn phải được trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang, đánh số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị.

Luận văn đóng bìa cứng màu xanh biển, in chữ nhũ đủ dấu tiếng Việt xem phụ lục 2, trang phụ bìa (title page) xem phụ lục 3, mục lục xem phụ lục 1. (Việc đóng bìa cứng tùy thuộc vào yêu cầu của mỗi khoa, mỗi trường. Có nhiều trường yêu cầu bìa ứng màu đỏ nâu, cũng có trường chỉ yêu cầu 1 cuốn đóng bìa nhũ mà thôi. ).

Ngoài ra, mỗi trường sẽ có 1 quy định riêng (như làm bảng tóm tắt luận văn) nhưng hầu như về hình thức trình bày thì quy định của các trường là khá giống nhau , do tuân thủ theo quy định chung của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo.

Cụ thể như sau:

1. Soạn thảo văn bản:

Luận văn sử dụng chữ Times New Roman, bảng mã Unicode cỡ chữ 13 của hệ soạn thảo Winword hoặc tương đương; mật độ bình thường, không được nén hoặc dãn khoảng cách giữa các chữ, đặt ở chế độ 1.5 Lines, lề trên 3.5 cm, lề dưới 3 cm, lề trái 3.5 cm, lề phải 2 cm. Số trang được đánh ở giữa, phía trên đầu mỗi trang giấy. Các bảng biểu trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì đầu bảng là lề trái của trang, nhưng hạn chế trình bày theo cách này. Luận văn được in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 ´ 297 mm).

2. Tiểu mục:

Các tiểu mục của luận văn được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ: 4.1.2.1. chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà không có tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.

3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình:

Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương; ví dụ hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.

Mọi đồ thị, bảng biểu lấy từ các nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Nguồn được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo. Đầu đề của bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của hình vẽ ghi phía dưới hình. Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị phải đi liền với phần nội dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở những trang riêng nhưng cũng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu tiên.

Các bảng rộng vẫn trình bày theo chiều đứng dài 297mm của trang giấy, chiều rộng của trang giấy có thể hơn 210mm. Chú ý gấp trang giấy sao cho số và đầu đề của hình vẽ hoặc bảng vẫn có thể nhìn thấy ngay mà không cần mở rộng tờ giấy. Tuy nhiên hạn chế sử dụng các bảng quá rộng này.

Đối với những trang giấy có chiều đứng hơn 297mm (bản đồ, bản vẽ…) thì có thể để trong một phong bì cứng đính bên trong bìa sau của luận văn. Các hình vẽ phải sạch sẽ bằng mực đen để có thể sao chụp lại; có đánh số và ghi đầy đủ đầu đề, cỡ chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản luận văn.

Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình vẽ bảng biểu đó, ví dụ “… được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “xem Hình 3.2” mà không được viết “… được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tùy ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn luận văn.

Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt kê và để ở phần đầu của luận văn.

Tất cả các phương trình cần được đánh số và để trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3).

4. Viết tắt:

Không lạm dụng việc viết tắt trong luận văn. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong luận văn. Không viết tắt những cụm từ dài, những mệnh đề; không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong luận văn. Nếu cần viết tắt những từ thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức … thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu luận văn có nhiều chữ viết tắt thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu luận văn.

5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn:

Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ ra nguồn trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn.

Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như không làm luận văn nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị giúp người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.

Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ chỗ trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của luận văn.

Cách sắp xếp danh mục Tài liệu tham khảo xem phụ lục 4. Việc trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.314-315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42].

6. Phụ lục của luận văn:

Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc hỗ trợ cho nội dung luận văn như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh … . Phụ lục không được dày hơn phần chính của luận văn.

Cách tạo Slide thuyết trình Luận Văn ấn tượng


 
327672.jpg



1. Sử dụng tính năng Slide Master để tạo một mẫu thiết kế đơn giản và thống nhất. Bạn có thể thay đổi nội dung trình chiếu (nghĩa là kiểu danh sách liệt kê, cột văn bản, văn bản và hình ảnh), nhưng hãy thống nhất những yếu tố khác như kiểu chữ, màu chữ và hình nền.

2. Đơn giản hoá và giới hạn số lượng từ trong mỗi một slide. Khi làm slide, hãy nhớ tới công thức 6×6 (nghĩa là 6 chữ trong 1 hàng, 6 hàng trong 1 slide). Hãy sử dụng các cụm từ chính và chỉ đưa vào những thông tin quan trọng.

3. Giới hạn dấu câu và tránh viết hoa toàn bộ chữ. Để khoảng trống trên slide sẽ giúp khán giả dễ đọc hơn.

4. Sử dụng sự tương phản màu sắc giữa chữ và nền. Chữ tối màu và nền sáng màu là tốt nhất. Hình nền quá rắc rối sẽ khiến chữ khó đọc.

5. Tránh sử dụng những kiểu hiệu ứng sặc sỡ như là kiểu chữ bay vào. Những hiệu ứng kiểu này tưởng chừng như sẽ gây ấn tượng mạnh nhưng thực chất chúng khiến người nghe bị xao nhãng.

6. Lạm dụng những hiệu ứng đặc biệt như animation hay âm thanh sẽ khiến cho bài thuyết trình của bạn thiếu chuyên nghiệp và có thể ảnh hưởng xấu tới uy tín của bạn.

7. Sử dụng ảnh chất lượng cao để nhấn mạnh và bổ trợ cho thông điệp mà bạn muốn gửi tới người nghe. Hãy đảm bảo rằng các hình ảnh này vẫn giữ được sức ảnh hưởng và độ phân giải khi trình chiếu trên màn ảnh rộng.

8. Nếu cần phải sử dụng hiệu ứng, hãy để nội dung xuất hiện trên màn hình một cách thống nhất và đơn giản; từ trên hoặc từ bên trái là tốt nhất. Chỉ dùng hiệu ứng khi cần làm rõ quan điểm bởi chúng sẽ làm chậm bài thuyết trình của bạn.

9. Giới hạn số lượng slide. Những thuyết trình gia mà chỉ chăm chăm “lật” sang slide tiếp theo chắc chắn sẽ mất khán giả. Tốt nhất là chiếu mỗi slide trong 1 phút.

10. Học cách di chuyển giữa các slide. PowerPoint cho phép người thuyết trình nhảy cóc đến hoặc quay lại mà không phải trình chiếu lần lượt tất cả các slide.

11. Hãy biết làm thế nào để di chuyển tới VÀ quay lại trong bài thuyết trình và luyện tập kỹ năng này. Khán giả thường đề nghị xem lại slide trước.

12. Nếu có thể, xem trước slide của bạn trên màn hình mà bạn định dùng để thuyết trình. Hãy đảm bảo rằng slide của bạn dễ đọc cho dù khán giả ngồi ở hàng cuối cùng. Chữ và biểu đồ cần đủ lớn nhưng đừng quá to nếu không sẽ làm khán giả “giật mình”.

13. Có kế hoạch B phòng trường hợp gặp khó khăn về mặt kỹ thuật. Nhưng hãy nhớ rằng tài liệu phát tay cho khán giả sẽ không thể hiện được hiệu ứng trình chiếu.

14. Tập luyện với người khác.Người này chưa từng nhìn qua bài thuyết trình của bạn càng tốt. Hãy đề nghị họ thẳng thắn nhận xét về màu sắc, nội dung và bất kỳ hiệu ứng hay hình ảnh mà bạn đã đưa vào.

15. Đừng có nhìn slide mà đọc. Nội dung trong slide là dành cho khán giả, không phải cho người thuyết trình.

16. Đừng có nói với slide của bạn. Rất nhiều người thuyết trình mà mặt chỉ chăm chăm hướng vào màn hình trình chiếu thay vì hướng vào khán giả.

17. Đừng thấy có lỗi vì bất kỳ điều gì trong slide của bạn. Nếu bạn nghĩ là nó khó đọc thì đừng sử dụng.

18. Nếu có thể, hãy chạy slide trình chiếu từ ổ đĩa cứng thay vì từ ổ đĩa mềm. Chạy từ ổ đĩa mềm có thể làm chậm bài thuyết trình của bạn.



Cách trình bày slide bảo vệ luận văn khoa học nhất
Những điều cần lưu ý khi đi thực tập
Cách trang trí slide powerpoimt ấn tượng
Cách chọn phông nền cho slide đẹp
Cách trình bày slide đồ án tốt nghiệp thành công nhất
 


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý