Cách trình bày kế hoạch marketing hiệu quả nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách trình bày kế hoạch marketing hiệu quả nhất

19/04/2015 12:47 PM
1,515
Có rất nhiều bạn quan tâm đến cách thành lập cũng như cấu trúc của một bản kế hoạch Marketing nên mình đưa ra dàn ý của bản kế hoạch hy vọng nó sẽ giúp ích được cho các bạn!




 

Vai trò của quản trị marketing trong các hoạt động kinh doanh

Đinh nghĩa

Trong hoạt động kinh doanh của một tổ chức, marketing giữ một vai trò rất quan trọng. Marketing chính là cầu nối giữa người mua và người bán - giúp cho người bán hiểu được những nhu cầu đích thực của người mua nhằm thỏa mãn một cách tối ưu nhất. Dựa vào các mục tiêu đề ra của tổ chức mà các nhà quản lý sẽ xây dựng một chương trình hoạt động marketing phù hợp bằng các hoạt động quản trị marketing của mình.

“Quản trị Marketing là sự phân tích, hoạch định, thực hiện và kiểm tra các chương trình đã đề ra , nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi
có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức.”

Quản trị Marketing tìm cách ảnh hưởng đến mức độ, thời tính và đặc trưng của nhu cầu theo hướng sẽ giúp cho tổ chức đạt thành các mục tiêu của nó.

Nói đơn giản, quản trị marketing là quản trị sức mua.

Các quan điểm

Xét theo góc độ cạnh tranh của các tổ chức hoạt động kinh doanh, có 5 quan điểm: quan điểm trọng sản xuất, trọng sản phẩm, trọng việc bán, trọng tiếp thị, và tiếp thị vị xã hội

- Quan điểm trọng sản xuất:

Theo quan điểm này thì người tiêu thụ sẽ ưa chuộng những sản phẩm có sẵn để dùng và sản xuất, và đương nhiên việc quản trị nên tập trung vào việc đẩy mạnh sản xuất cũng như phân phối có hiệu quả . Quan điểm này thích hợp khi nhu cầu của thị trường lớn hơn khả năng cung cấp lúc đó các tổ chức sẽ tập trung sản xuất đế đáp ứng nhu cầu; hoặc khi chi phí sản xuất quá cao và các tổ chức cần tăng năng suất để kéo chi phí xuống và đồng thời giảm giá sản phẩm.

- Quan điểm trọng sản phẩm:

Quan điểm này cho rằng người tiêu thụ sẽ thích những sản phẩm có chất lượng cao, hiệu quả, hình dáng tuyệt hảo, và đương nhiên việc quản trị sẽ tập trung vào việc cải thiện sản phẩm. Nhà sản xuất phải có sự nghiên cứu và phát triển trong kiểu dáng, bao bì, giá hấp dẫn, phân phối tiện lợi, thu hút sự chú ý của khách hàng từ nhiều phía

- Quan điểm trọng việc bán:

Theo quan điểm này, người tiêu thụ sẽ không mua đủ các sản phẩm của công ty trừ khi công ty tiến hành công việc bán và hoạt động nhằm cổ động vi���c mua hàng. Quan điểm này nhắm vào nhu cầu người bán, được áp dụng một cách năng nổ nhất đối với những hàng hóa thuộc loại là “hàng khó bán, hàng ngậm, hàng mà người mua không nghĩa đến việc mua “(bảo hiểm, tự điển…). Tuy nhiên quan điểm này cũng được áp dụng cho các hàng hóa thông thường như xe hơi…

- Quan điểm trọng tiếp thị:

Quan điểm này cho rằng chìa khóa để đạt được các mục tiêu của tổ chức nằm trong việc xác định nhu cầu và ước muốn của thị trường trọng điểm, đồng thời đáp ứng những thỏa mãn mong đợi một cách hiệu quả và hiệu năng hơn các đối thủ cạnh tranh. Điểm này nhắm vào nhu cầu của người mua, thoả mãn nhu cầu khách hàng bằng phương tiện sản phẩm và dịch vụ được kết hợp qua sự phân phối và tiêu thụ .

-
Quan điểm tiếp thị vị xã hội:

Theo quan điểm này, bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu mong đợi của người mua một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh, mà còn phải bảo toàn hoặc nâng cao phúc lợi của người tiêu thụ và xã hội. Quan điểm này phát sinh từ sự nghi ngại có nên thiết lập một triết lý kinh doanh thuần tuý hay không, trong trời buổi có sự ô nhiễm môi trường, tài nguyên cạn kiệt, bùng nổ dân số, sức khoẻ con người bị đe dọa …

Vai trò của quản trị marketing

Quản trị marketing nhằm tạo dựng, bồi đắp và duy trì những trao đổi có lợi với người mua mà mình muốn hướng đến, trong mục đích đạt được các mục tiêu của tổ chức. Có những vai trò trọng tâm sau:

– Tối đa hóa tiêu thụ: Công việc của Marketing là tạo những ham muốn và kích thích sự tiêu thụ tối đa, bên cạnh đó sẽ tạo ra sự sản xuất, thuê mướn nhân công và tối đa doanh thu.

– Tạo sự thỏa mãn cho khách hàng bằng chất lượng và dịch vụ: tạo điều kiện dễ dàng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng tối đa.

Tuy nhiên việc thỏa mãn khó mà đo lường được, đôi lúc việc thoả mãn một cá nhân nào đó rất có thể liên quan đến các điều tệ hại như sa đọa hoặc thiệt hại môi sinh.

– Tối đa hóa sự chọn lựa : Đa dạng hóa sản phẩm sẽ kéo theo đa dạng chọn lựa. Việc tối đa hóa sự chọn lựa của người tiêu dùng sẽ biến thành sự phí tổn , hàng hóa và dịch vụ sẽ đắt hơn vì việc đa dạng hóa quá rộng sẽ đòi hỏi thời đoạn vận hành của sản xuất ngắn hơn và cấp độ phát minh cao hơn.

Quản trị quá trình marketing và lập kế hoạch marketing

Marketing cung cấp thông tin, dự báo, nhu cầu và các lời khuyên cho các nhà hoạch định chiến lược dùng về việc phân tích và đánh giá về sau này. Các nhà hoạch định chiến lược sau đó sẽ thương thuyết về các mục đích và các nguồn tài nguyên, rồi thì lập nên các kế hoạch về marketing dựa trên các mục đích này và tiến hành thực hiện chúng.

Để thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, các nhà quản trị về marketing đi qua một quá trình về marketing.

Người ta định nghĩa nó như sau :

“ Quá trình marketing bao gồm việc phân tích các cơ hội về marketing, nghiên cứu và chọn lựa các thị trường có mục tiêu, thiết kế các chiến lược marketing hoạch định các chương trình về marketing và tổ chức thực thị
và kiểm tra các cố gắng nổ lực về marketing”

- Phân tích các cơ hội thị trường:

Để xác định và đánh giá các cơ hội, cần xây dựng và hoạt động một hệ thống nghiên cứu marketing đáng tin cậy. Tiến hành tổ chức các nghiên cứu các yêu cầu, mong muốn, vị trí và khả năng mua thực tế của khách hàng …. Cần phải liên tục thu thập các tin tức tình báo về thị trường, về khách hàng, về các đối thủ cạnh tran, các nhà phân phối…Nắm bắt và lựa chọn các cơ hội phù hợp.

- Nghiên cứu và lựa chọn thị trường mục tiêu:

Để chọn lựa được thị trường mục tiêu cần đo lường thị trường tiềm năng và dự báo những nhu cầu tương lai. Phân khúc thị trường, đánh giá chúng và lựa chọn những khúc thị trường mà công ty có thể phục vụ tốt nhất.

- Thiết kế chiến lược Marketing:

Nghiên cứu vị trí của đối thủ cạnh tranh trên thị trường mục tiêu, xác định vị trí của công ty (giá, chất lượng, thị phần…). Tuỳ theo vị trí của công ty và vị trí của đối thủ cạnh tranh mà đưa ra các chiến lược cụ thể . Riêng đối với việc đưa ra sản phẩm mới, chiến lược sản phẩm cần phải được điều chỉnh qua các giai đoạn khác nhau của chu kỳ sống như: giới thiệu, tăng trưởng, chín muồi, suy tàn .

- Hoạch định chương trình về Mar:

Vạch ra những chiến lược kinh doanh rộng lớn để giúp công ty đạt được mục tiêu của mình, vạch ra các chiến lược chiến thuật về marketing cho các sản phẩm riêng biệt. Phải quyết định xem mức độ nào về chi phí marketing là cần thiết để đạt đến các mục tiêu về marketing. Việc phân chia như thế nào trong tổng ngân sách về Mar cho những công việc khác nhau trong Mar Mix.

- Tổ chức thực hiện và kiểm tra nổ lực Mar:

Phải xây dựng một tổ chức về marketing có đủ khả năng để thực thi kế hoạch về mar. Tính hiệu quả của bộ phận Mar còn phụ thuộc vào việc nhân sự của nó được tuyển chọn, đào tạo, chỉ huy, thúc đẩy và đánh giá như thế nào.

Nội dung của một kế hoạch Mar được trình bày như sau



Xây dựng kế hoạch marketing


Kế hoạch marketing phải rõ ràng, xúc tích và là tài liệu đã được cân nhắc kỹ lưỡng giúp hướng dẫn bạn thực hiện chương trình marketing. Nó nên tập trung vào mục tiêu marketing của bạn và bạn sẽ làm thế nào để đạt được các mục tiêu đó. Dù công ty bạn cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, kế hoạch marketing vẫn rất cần thiết và quyết định sự thành công của bạn.

Sáu yếu tố cơ bản để hình thành một kế hoạch marketing tốt được đưa ra dưới đây. Bạn chỉ cần viết một hay hai câu cho mỗi phần.... hay bạn có thể tách chúng ra thành những điểm nhỏ riêng biệt.

  1. Mục đích
  2. Khách hàng mục tiêu của bạn
  3. Lợi ích của sản phẩm hay dịch vụ của bạn
  4. Định vị sản phẩm
  5. Sách lược marketing của bạn
  6. Ngân sách dành cho marketing

Akhi bạn nghiên cứu qua mỗi phần, hãy ghi nhớ nhứng lời khuyên cũng như lời gợi ý:

Hình thành kế hoạch marketing đơn giản.

Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đi quá sâu vào chi tiết mà quên mất mục tiêu của mình. Bằng cách hình thành kế hoạch marketing đơn giản, bạn có thể tạo ra được một sơ đồ thực hiện công việc rõ ràng tập trung vào những điểm bạn cần phải hoàn thành.

Soạn thảo kế hoạch marketing thành văn bản (thay vì là nghĩ đến nó và giữ nó trong đầu).

Rất cần có một văn bản để nhắc nhở bạn những điều bạn phải hoàn thành.

Phải trực tiếp và rõ ràng.

Nếu bạn không chắc chắn, hãy nhờ một người bạn, họ hàng, đồng nghiệp hay một nhân viên đọc lại bản kế hoạch của bạn. Họ phải tức thời nắm bắt được mục tiêu của bạn.

Đừng xây dựng một kế hoạch marketing quá linh hoạt.

Bạn có thể cố gắng xây dựng một kế hoạch có thể đối phó với mọi tình huống bất ngờ trên thị trường. Nếu thị trường của bạn thay đổi quá nhanh, bạn không thể lường trước điều đó trong bản kế hoạch của bạn. Nhưng khi xây dựng kế hoạch, bạn có thể giữ được mục đích của kế hoạch.

Thường xuyên xem xét lại kế hoạch marketing - hàng quý, thậm chí hàng tháng.

Điều đó không có nghĩa là bạn phải xem xét lại kế hoạch hàng tháng. Nhưng bạn phải giành thời gian để đánh giá nó và đảm bảo rằng bạn thực hiện đúng.

Cuối cùng.... không ngừng làm marketing!

Khi bạn đã xây dựng xong kế hoạch, bạn cần phải hành động. Toàn tâm toàn ý với kế hoạch marrketing của bạn. Đừng để bản thân dừng lại. Kiên trì với công việc và bạn sẽ tạo cơ hội cho doanh nghiệp mình phát triển thịnh vượng.


Cấu trúc của một bản kế họach marketing

Cấu trúc 1:

Là một bộ phận trong kế hoạch kinh doanh chung nhằm đưa doanh nghiệp đến mục tiêu. Làm kế họach marketing mang lại các ích lợi, như: cho phép phân tích tình hình cạnh tranh; cho phép đánh giá thực tế các tiềm năng marketing và khám phá các cơ hội mới; đưa ra các chiến lược marketing khác nhau; có thể kết hợp các công cụ marketing của doanh nghiệp; đưa ra một cơ sở thiết lập ngân sách; đặt mục tiêu và trách nhiệm thực hiện chúng; cải thiện đánh giá kết quả hoạt động cá nhân và tổ chức; tập trung cho việc duy trì khả năng sinh lợi.

Cấu trúc của một bản kế họach marketing bao gồm:

-Phần giới thiệu chung

-Thu thập thông tin môi trường

-Tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh

-Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa và thiết lập các mục tiêu

-Xác định thông tin về khách hàng

-Xác định thị trường mục tiêu

-Hoạch định sản phẩm

-Giá cả và chiến lược giá cả

-Xác định kênh phân phối

-Khuyếch trương và quảng cáo

-Marketing trọng quan hệ và dịch vụ

-Quản trị bán hàng

-Tóm lược.

Cấu trúc 2:
 

Một kế hoạch marketing bao gồm các phần sau:

1. Tóm tắt hoạt động (Executive summary):

Trình bày khái quát, ngắn gọn mục tiêu và đề nghị của kế hoạch để nhà quản trị nắm bắt những vấn đề nổi trội.

2. Tình hình markerting hiện đại (Current marketing situation):

Trình bày những dữ liệu cơ bản (có thể trong nhiều năm) về thị trường, sản phẩm, cạnh tranh, phân phối và môi trường vĩ mô.

  • Tình hình thị trường (Market situation): những dữ liệu về thị trường mục tiêu: quy mô, mức tăng trưởng, nhu cầu, nhận thức và những khuynh hướng mua sắm của khách hàng.
  • Tình hình sản phẩm (Product Situation): mức bán, giá, mức đóng góp vào lợi nhuận biên, lợi nhuận.
  • Tình hình cạnh tranh ( Competitive Situation): dự liệu của những đối thủ cạnh tranh chủ yếu về quy mô, mục tiêu, thị phần, chất lượng sản phẩm, chiến lược Marketing, những đặc trưng khác để hiểu về dự định và hành vi của họ.
  • Tình hình phân phôi( Distribution Situation): quy mô và tầm quan trọng của mỗi kênh phân phối.
  • Tình hình mội trường vĩ mô (Macroenviroment Situation): mô tả những khuynh hướng của môi trường vĩ mô_dân số, kinh tế,công nghệ, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội_tác động đến tương lai của dòng sản phẩm này.

3. Phân tích cơ hội và vấn đề (Opportunity and Issue analytsis):

  • Phân tích cơ hội/ thử thách (Opportunity Threats analytis): các nhà quản trị phải nhận rõ các cơ hội và thử thách chủ yếu cho sản phẩm.
  • Phân tích điểm mạnh/điểm yếu (Strengths/Weaknesses Analytsis: Các nhà quản trị cần nhận rõ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp và của sản phẩm.
  •  Phân tích vấn đề (Issues Analysis): công ty sử dụng những phân tích, đánh giá trên để xác định vấn đề cần giải quyết trong kế hoạch.

4. Các mục tiêu (Objectives):

Các nhà quản trị phải xác định các mục tiêu về tài chính và Marketing của kế hoạch.

  • Các mục tiêu tài chính (Financial Objectives) như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư, lợi nhuận…
  • Các mục tiêu Marketing (Marketing Objectives) như mức bán thị phần, đầu mối phân phối…

5. Chiến lược Marketing (Marketing Strategy):

Trình bày những hướng Marketing thực hiện để đạt các mục tiêu trên. Nội dung của chiến lược Marketing bao gồm các vấn đề sau:

  • Thị trường mục tiêu(Taget Marketing)
  • Định vị (Positioning)
  • Dòng sản phẩm (Product Line)
  • Giá (Price)
  • Đầu mối phân phối (Distribution Outlets)
  • Lực lượng bán hàng (Salesforce)
  • Dịch vụ (Service)
  • Quảng cáo (Advertising)
  • Khuyến mãi (Sales Promotion)
  • Nguyên cứu và phát triển (Research and Development)

6. Chương trình hành động (Action Programs):

Những nội dung trên được phân tích chi tiết và cụ thể  để trả lời câu hỏi sau:

  • Những công việc gì sẽ phải làm?
  • Khi nào làm?
  • Ai sẽ làm?
  • Chi phí bao nhiêu?

7. Dự tính lỗ lãi (Projected Profit-and-Loss Statement):

Dự tính ngân sách hoạt động Marketing và các khoản chi phí khác;dự tính mức bán và lỗ lãi.Ngân sách nếu đươc cấp nhận sẽ là cơ sở để phát triển kế hoạch sản xuất ,tuyển chọn nhân viên,và thực hiện Marketing.

8. Kiểm soát(Controls)

Giám sát tiến trình thực hiện kế hoạch.



Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc marketing
Kế hoạch quảng bá sản phẩm mới để thành công nhanh chóng
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Kế hoạch kinh doanh thức ăn nhanh
Cách viết thư chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp nhất
Kế hoạch kinh doanh mỹ phẩm



 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý