Cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện

19/04/2015 12:48 PM
373

Mùa đông, khi mà nhu cầu nước nóng tăng cao, vấn đề tiết kiệm điện được nhiều gia đình quan tâm, một vài hướng dẫn sau sẽ giúp gia đình bạn tiết kiệm được một khoản chi phí không đáng có.







Dùng bình nóng lạnh tiết kiệm điện


Bình nóng lạnh tiết kiệm điện

Sử dụng bình nóng lạnh tiết kiệm điện hiệu quả.
 

Thời gian nên bật bình nóng lạnh?

Thời gian sử dụng bình nóng lạnh của mỗi gia đình thường về buổi sáng sớm và buổi tối. Do đó, thời gian bật bình nóng lạnh vào giờ không phải là cao điểm ( từ 11h đến 1h và từ 21h trở đi ) khi đó điện áp đủ 220v thì rất nhanh nóng nước mà lại tiết kiệm điện , khi nước đã đủ nhiệt độ thì rơle sẽ tự động ngắt điện mà nước trong bình vẫn nóng có thể sau 12h nữa mà ko cần bật lại.
Không nên bật bình nóng lạnh liên tục 24/24, chỉ nên bật bình trước lúc sử dụng khoảng từ 15-20 phút, thời gian như thế là vừa đủ để bình đun sôi nước, phục vụ cho cả gia đình lý do như sau:

  • An toàn không lo điện giật vì lúc ấy bạn đã cắt điện rồi. Kể cả bình nhà bạn có tính năng ELCB cũng không nên tin tưởng quá vào thiết bị chống dò.
  • Tránh tổn thất và lãng phí nhiệt. Bạn bật điện 24/24 thì cũng là việc điện của bạn sẽ đun nước nóng để bù vào phần tổn thất nhiệt năng do thất thoát trên đường ống dẫn quá xa, đấu nối nhiều thiết bị, bảo ôn của bình kém,… Nếu dùng bình gián tiếp thì nên tắt khi sử dụng và không dùng.

và tất nhiên nên tắt bình sau khi người cuối cùng trong nhà tắm xong.

Sử dụng thế nào cho hiệu quả?

Khi dùng bình nóng lạnh nên để ở chế độ trung bình thì sẽ rất bền , nhớ là hàng năm phải bảo dưỡng thanh nhiệt trong máy (nếu nguồn nước nơi bạn sống tốt – tức là lượng tạp chất đặc biệt là CaCO3 ít thì 2 năm bảo dưỡng bình nóng lạnh cũng được).
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi, hi vọng gia đình bạn sẽ có một mùa đông ấm áp, an toàn và tiết kiệm.


 

sử dụng tiết kiệm điện máy nước nóng lạnh, tiet kiem dien may nuoc nong, sua may nuoc nong, sua may nuoc nong tai nha, sua may nuoc nong tai tphcm


Thông thường máy nước nóng điện có hai loại: máy trực tiếp và máy gián tiếp. Nếu máy trực tiếp hầu như chỉ tiêu thụ điện trong lúc mở van nước sử dụng, thì đối với máy gián tiếp dù không sử dụng nước vẫn luôn tiêu thụ một lượng điện năng nhất định nhằm duy trì nhiệt độ nước ở mức cài đặt. Lấy một ví dụ cụ thể về kết quả thực nghiệm của Trung tâm Tiết kiệm năng lượng TP.HCM cho biết mức tiêu thụ điện năng của một máy gián tiếp loại 50 lít như sau:

- Khi nhiệt độ nước nóng được cài đặt ở mức 650C, tiêu hao điện năng trong chế độ chờ trong một ngày đêm (24 giờ) khoảng 1,2 kWh. Nếu giảm nhiệt độ nước nóng xuống 450C, tiêu hao điện năng tương ứng khoảng 1,1 kWh. Như vậy, cài đặt nhiệt độ càng cao thì tiêu hao điện năng trong chế độ chờ càng cao.

- Thời gian nước nóng nguội đi từ nhiệt độ 650C xuống 600C là khoảng chín giờ. Trong khi thời gian máy đun nước nóng từ 600C lên 650C là khoảng chín phút.

Từ kết quả trên, chúng ta có thể rút ra những khuyến cáo đối với máy gián tiếp như sau:

- Chỉ sử dụng loại máy gián tiếp khi có nhu cầu sử dụng nước ấm cho bồn rửa, bồn tắm…

- Cài đặt nhiệt độ nước nóng vừa đủ, không nên quá cao. Trường hợp dùng nước nóng thường xuyên cho bồn tắm nên cài đặt không quá 650C, và trong trường hợp ít hoặc không dùng cho bồn tắm (chỉ dùng cho bồn rửa) thì nên cài đặt không quá 450C.

- Nếu không có nhu cầu sử dụng nước nóng trong thời gian dài , như vào ban đêm nên tắt CB cấp nguồn điện cho máy, tránh lãng phí điện năng trong chế độ chờ và bật máy khi có nhu cầu sử dụng.



Kinh nghiệm sử dụng bình nóng lạnh an toàn, tiết kiệm


Bình nóng lạnh

Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.

Chống rò điện khi sử dụng bình nóng lạnh

Cũng giống như bất kỳ các loại thiết bị sử dụng lâu ngày bị hỏng hóc, thanh điện trở dùng lâu ngày cũng có thể xảy ra hiện tượng bị bám lớp cặn dày, nhiệt độ thanh tăng cao làm cát thạch anh bên trong giãn nở gây nứt vỡ vỏ thanh điện trở và rò điện ra nước.

Một nguyên nhân nữa có thể xảy ra là khi sử dụng lâu ngày, vỏ thanh điện trở bị ăn mòn gây thủng ống và rò điện ra nước khiến người tiêu dùng có thể bị giật khi sử dụng.

Trong thiết kế, vỏ bình nóng lạnh đã có một đầu dây để chờ tiếp đất (dây mát). Dây này có nhiệm vụ triệt tiêu dòng điện nếu chẳng may có hiện tượng rò. Tuy nhiên khi lắp, nhiều người thường ẩu bỏ qua công đoạn này hoặc để cho thợ lắp mà không kiểm tra lại. Khi sử dụng, nếu bình bị rò điện, trong lúc tắm nước bắn vào bình thì người tắm sẽ bị điện giật, rất nguy hiểm. Vì thế khi lắp bình, bạn cần đọc kỹ catalog hướng dẫn và nhờ người có chuyên môn kiểm tra lại dây tiếp đất.

Để tránh hiện tượng tắc, gây gỉ sét vỏ bình và rò điện, khi mới lắp bình, nếu nước nhà bạn thường xuyên có cặn, vẩn đục hay nhiễm sắt, phèn, thì sau 1 tháng đầu tiên nên mở bình ra kiểm tra, thau hút cặn, súc rửa bình và bộ lọc, kiểm tra độ khít của các van. Nếu nước bình thường thì nên kiểm tra sau 2-3 tháng. Sau đó mật độ kiểm tra có thể giảm xuống, tuỳ theo chất lượng nước.

Ngoài việc lắp đặt theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất, người tiêu dùng nên lưu ý thêm về mặt dây điện nguồn phải đạt từ 2,5 đến 6mm2 đáp ứng đúng công suất yêu cầu của thanh đun, aptomat đi kèm đủ công suất yêu cầu.

Để tiết kiệm điện năng, không nên bật bình 24/24, mà chỉ nên bật trước lúc tắm khoảng 10-15 phút. Nếu dung tích của bình lớn, thì có thể tắt bình trước khi người cuối cùng vào tắm.
Mùa đông đang đến gần và nhu cầu sử dụng bình nóng lạnh trong gia đình tăng lên đáng kể. Dù các tính năng an toàn đã được đưa vào dòng sản phẩm mới nhưng những chú ý khi sử dụng sẽ là rất cần thiết để tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra khi sử dụng.
 

Những điều nên biết về bình nóng lạnh

dung-may-tam-nuoc-nong


Người ta thường ví chiếc bình nóng lạnh trong nhà bạn là một chiếc ấm điện cỡ lớn bởi về cơ bản thì nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh không khác chiếc ấm điện là mấy. Cấu tạo của nó cũng bao gồm một thanh đun bằng điện cỡ lớn có hiệu suất cao và làm nóng nhanh hơn. Tất nhiên, bình có trang bị thêm nhiều thiết bị để có thể vận hành tốt và bảo vệ tự động theo chế độ cài đặt của người sử dụng.

Bình nóng lạnh có bộ phận chứa nước thường được làm bằng nhôm dày, chịu được áp suất và áp lực cột nước lạnh cũng như hơi nước đã được đun nóng gây ra, được cách nhiệt xung quanh bằng bọt xốp Frolyurethane, còn bộ phận thanh điện trở có công suất 1,2 – 4 Kw tuỳ theo dung tích và kiểu bình.

Bộ phận ống dẫn nước lạnh vào và ống dẫn nước lạnh ra cao khoảng 0,8 thân bình, nhằm đảm bảo bình luôn đầy nước và thanh đun luôn ngập dưới nước, thanh cation còn gọi là thanh lọc nước hoặc thanh làm mềm nước để tránh cặn nước bám và tích tụ bên trong bình. Còn bộ phận van một chiều và van an toàn thường được chế tạo thành một khối, để tránh nước trong bình tăng do nhiệt độ nước trong bình tăng. Van an toàn dùng để xả hơi và nước trong trường hợp rơle nhiệt độ bị hỏng, thanh đun nước gây áp lực quá lớn trong bình, tránh cho bình khỏi bị nổ.

Rơ-le điều chỉnh nhiệt độ nước dùng để điều chỉnh nhiệt độ nước theo yêu cầu sử dụng, thường từ nhiệt độ môi trường đến khoảng 85 độ C. Cũng giống như rơle nhiệt độ ở bàn là, nồi cơm điện hay tủ lạnh, rơle nhiệt độ ở bình nóng lạnh cũng có tác dụng tự ngắt khi nhiệt độ đủ cao và ngược lại sẽ đóng điện cấp cho thanh đun nếu nhiệt độ quá thấp.

Vì bình nóng lạnh là loại dùng điện đun nước trực tiếp bằng thanh điện trở, nên rất dễ xảy ra sự cố điện giật chết người bởi người tiêu dùng thường tiếp xúc trực tiếp với nước khi tắm, rửa chân tay, bát đĩa.

 

Lưu ý khi mua và sử dụng bình nóng lạnh


.
 

Bình công suất nào là phù hợp?

Trên thị trường có nhiều loại bình nóng lạnh, công suất và dung tích phù hợp với yêu cầu của người mua. Chẳng hạn, nếu gia đình bạn ít người thì nên chọn bình dung tích nhỏ (10, 15, 30 lít), công suất từ 1.500 W đến 2.500 W hoặc công suất lớn hơn 3.000-4.000 W. Còn có loại bình 50-150 lít, phù hợp cho gia đình nào có bồn tắm, đông người.

Về giá cả, cần chú ý là bình tráng men hay bằng các vật liệu khác rẻ hơn bình vỏ nhựa hoặc sơn tĩnh điện.

Bình chứa hay dùng trực tiếp?

Loại bình dùng trực tiếp chỉ đun nóng lượng nước vừa phải, giúp tiết kiệm điện. Loại này kích thước nhỏ gọn vì vậy có thể lắp ngay tại nơi sử dụng, không phải tốn chi phí cho đường ống và vòi trộn. Tuy nhiên, công suất của bình trực tiếp rất lớn, đòi hỏi nguồn điện sử dụng phải ổn định, đường điện phải an toàn.

Bình chứa có ưu điểm công suất nhỏ, có thể sử dụng ở những nơi điện áp không ổn định. Loại này cần có không gian thích hợp để lắp đặt và bảo trì, phải đun nước trước 30-60 phút để có lượng nước đủ theo yêu cầu. Nhiệt độ nước nóng khá cao, khoảng 80 độ C nên phải sử dụng vòi trộn, ống dẫn nước. Bù lại, tuổi thọ của bình chứa rất cao và chi phí sửa chữa thấp.

Lưu ý khi sử dụng

Với loại bình chứa, điều quan trọng nhất là phải luôn luôn đầy nước, tránh tình trạng khi bật, bình không có nước gây hư hỏng bộ đốt.

Với loại bình trực tiếp, cần bảo trì định kỳ hằng tháng đầu vòi sen và rửa sạch lưới lọc nước.

Độ cao treo bình khoảng 2 m. Để tránh thất thoát nhiệt dọc theo đường ống, bình nóng lạnh phải để gần nơi sử dụng.




Mẹo chọn bình nóng lạnh chuẩn nhất
Kinh nghiệm chọn Aptomat
Cách chọn công suất máy lạnh tốt nhất
Cách chọn công suất máy lạnh tốt nhất
Cách bố trí máy lạnh trong phòng hợp lý
Chọn mua điều hoa không khí hiệu quả, tiết kiệm



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý