Cách chơi với trẻ tự kỷ giúp trẻ nhanh hết bệnh

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách chơi với trẻ tự kỷ giúp trẻ nhanh hết bệnh

19/04/2015 12:48 PM
481

 Tự kỷ là một dạng rối loạn thần kinh não, gây nên các vấn đề bất thường về nhận thức, giao tiếp và các hành vi cư xử của trẻ. Hiện chưa có phương thuốc điều trị đặc hiệu, nhưng nếu được phát hiện sớm và có những can thiệp hữu dụng, bạn vẫn có thể giúp trẻ tự kỷ phát triển chức năng tốt hơn và cải thiện được cuộc sống của trẻ về sau.





Cách nhận biết trẻ tự kỷ

 Ảnh: flickr.com

Dưới đây là những cách nhận biết sớm dấu hiệu bệnh tự kỷ ở trẻ:

1.Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ được vài tháng tuổi và đi chập chững

-Đôi mắt không biểu lộ cảm xúc hoặc không nhìn thẳng khi tiếp xúc với những người xung quanh.

-Không cười khi những người xung quanh cười với bé.

-Không có hành động đáp trả khi được gọi tên hoặc khi nghe những âm thanh quen thuộc khác.

-Không làm theo những yêu cầu diễn ra xung quanh.

-Không có những cử chỉ thể hiện sự giao tiếp với môi trường xung quanh.

-Không tạo ra tiếng động để thu hút sự chú ý của bố mẹ hay của người khác.

-Không thích được âu yếm.

-Không bắt chước theo các hành động cũng như nét mặt mà người khác tạo ra.

-Không sẵn sàng dang rộng vòng tay để được bế.

-Không thích chơi với người khác cũng như chia sẽ các trò chơi mà bé yêu thích với người khác.

-Không cần đến sự giúp đỡ của người khác.

2.Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ lớn tuổi hơn

-Hay khó chịu và không nhận thức được những gì đang diễn ra ở xung quanh trẻ.

-Không biết cách làm quen, vui chơi cũng như hòa đồng cùng với người khác.

-Không thích được vuốt ve, ôm ấp hay người khác chạm vào trẻ.

-Không thích tham gia vào các trò chơi tập thể, không thich bắt chước người khác hay sử dụng đồ chơi theo cách sáng tạo.

-Gặp rắc rối về vấn đề hiểu biết và diễn đạt những cảm nghĩ của trẻ.

-Dường như tỏ vẻ không nghe thấy những gì mà người khác đang nói với trẻ.

-Không muốn chia sẻ các sở thích và đồ chơi yêu thích với những người khác.

3.Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ qua cách phát âm và diễn đạt ngôn ngữ một cách khó khăn

-Chậm trễ trong việc phát triển khả năng nói, diễn đạt lời nói với chất giọng đều đều mà không có sự chuyển giọng hay chuyển nhịp điệu, phản hồi trong giao tiếp chậm hoặc rất hạn chế.

-Lặp đi lặp lại nhiều lần một từ hay một câu nào đó.

-Trả lời câu hỏi bằng cách lập lại những câu hỏi ấy nhiều hơn là trả lời chúng.

-Sử dụng ngôn ngữ không chính xác (sai trật tự ngữ pháp hay từ ngữ).

-Khó khăn trong việc giao tiếp để nói lên những nhu cầu và mong muốn của trẻ.

-Không hiểu những lời hướng dẫn đơn giản hay những câu hỏi và câu nói bình thường nhất.

4.Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ qua giao tiếp phi ngôn ngữ

-Tránh nhìn thẳng vào mắt của người khác.

-Sử dụng điệu bộ của nét mặt không phù hợp với những gì trẻ đang nói.

-Không có bất cứ phản ứng nào đối với điệu bộ, nét mặt, giọng nói và hành động của người xung quanh.

-Có xu hướng nhìn chằm chằm vào một đối tượng yêu thích, hoặc chăm chú một phần của một đối tượng mà không thèm để ý tới những người xung quanh, kể cả có đứa các trẻ khác đứng bên cạnh.

-Nhạy cảm với tiếng ồn, âm thanh lớn và ghét ôm ấp hoặc bị chạm vào người.

-Dáng đi bất thường, vụng về và lập dị.

5.Dấu hiệu tự kỷ ở trẻ qua các hành động thiếu linh hoạt

-Lặp đi lặp lại một động tác nào đó chẳng hạn như vỗ tay, xoay người…

-Khó khăn trong việc thích nghi theo các lịch trình sinh hoạt bị thay đổi.

-Sắp xếp các đồ vật theo những cách riêng, thường thể hiện sức phản kháng mạnh mẽ với những thay đổi các thói quen của trẻ, không thích thay đổi những “trật tự” riêng của mình.

Đồ chơi cho các cậu bé tự kỷ
 









Đồ chơi vui

Khi cố ý chỉ chọn những món đồ chơi cho mục đích đào luyện khả năng, cũng rất quan trọng để nhớ rằng ý niệm tổng quan ở đây là đồ chơi để bé vui, và nên tránh áp lực.















Những món như  Ông Khoai Tâyức phát triển của bé. Tuy nhiên, trẻ con học hỏi thông qua việc đùa chơi và món đồ chơi đặc biệt này dậy được rất nhiều:

thức ăn
các bộ phận trên mặt
các cơ phận trên thân thể
quần áo
thứ tự
bắt chước

Những đồ chơi mà bé thích thường là có ích cho bé. Việc khuyến khích bé chơi chung và làm mẫu cách chơi thích hợp cũng là những gì phụ trội đặc biệt của trò chơi này.

(Lời người dịch: Ông (hay bà) Khoai Tây, Mr. Potatohead, là củ khoai tây bằng nhựa, có nhiều bộ mắt mũi, tóc tai, tay chân, quần áo… có thể tháo rời và ráp lại dễ dàng. Kích cỡ của Ông Khoai Tây chỉ cao khoảng 20cm, rất nhẹ).

Đồ chơi điều trị

Đồ chơi cho vui là lý tưởng vì chúng tối đa hóa những biện pháp can thiệp chữa trị. Thường ra các món đồ chơi hàng ngày của bé có thể dùng được trong nhiều chương trình chữa trị TK, những chương trình được phối hợp bởi một nhóm các nhà chuyên môn, trong đó có chuyên viên NNTL và giáo viên. Việc hỏi ý những nhà chuyên môn này xem đâu là món đồ chơi tốt nhất cho bé, những món có thể đóng góp tích cực cho phương pháp chữa trị, chính là cách tuyệt vời để đầu tư thích hợp vào phòng chơi và phòng chữa trị. Một số món được nhiều phụ huynh cho là có ích gồm:

Trò chơi ghép đôi – có nhiều loại trò chơi ghép đôi (xem hình, coutersy of www.liveandlearn.com). Những trò này dậy khả năng tìm món có cùng kiểu dáng và trí nhớ ngắn hạn. Một số loại còn dậy cả xếp loại và phân loại.










(Lời người dịch: trò chơi ghép đôi thường thấy là những bộ hình màu sắc gồm bộ đôi giống nhau.Với các bé còn thơ, bạn bầy khoảng ba bốn bộ, và giúp bé chọn những hình giống nhau. Với các bé lớn hơn, hình được úp xuống, xoa đều, rồi sắp theo hàng ngay ngắn. Bé sẽ chọn một hình, lật lên xem rồi lại úp xuống. Bé phải nhớ vị trí của hình và nội dung hình để tiếp tục lật mà tìm ra hình giống như thế).

Trò chơi vận động thô – Dù đó là chiếc kệ đồ chơi có kìm búa, hay xích đu, hay cả một khoảng không gian do nệm hơi thổi lên (những gì ở lớp TK nào cũng có), phát triển vận động thô luôn được chọn để giúp bé học. Nhiều nhà giáo dục đã khiến bé chú tâm hơn bằng cách cho phép bé di chuyển, bóp banh, hay đơn giản là viết bài ở nơi nào khác ngoài hình thức cổ điển viết ở bàn học. Những kỹ thuật này có thể tìm thấy ở nhiều đồ chơi và trò chơi đòi hỏi di chuyển.
Môi trường giác quan - Cảm giác thể lý phần lớn liên đới đến những lãnh vực tích cực và tiêu cực của trẻ TK. Nhiều phụ huynh đã mua bình khô/ướt (loại bình chứa xẹp có thể đựng nước cho bé chơi) và bỏ trong đó gạo hay đậu. Các bé TK sẽ có thể kiểm soát được hàm lượng cảm giác mà các bé nhận được - từ việc thò cả cánh tay vào bình đến việc săm soi từng hạt gạo, hạt đậu .

Trò chơi để xẻ chia















Một lãnh vực khác của việc chơi đồ chơi là khả năng tạo cơ hội tương tác với bạn bè, cả bạn TK lẫn không TK. Khi đồ chơi lẽ ra là để chơi chung, có những món mà các cậu bé TK bị hấp dẫn rất mạnh: Thomas the Tank Engine (xem hình, coutersy of www.mikogiocattoli.com). Có đầy đủ từ video, hoạt hình trên tivi, xe lửa đồ chơi cùng đầy đủ trạm, đường rầy…, món đồ chơi này là một bộ về xe lửa, làm bằng gỗ hay nhựa, có gắn nam châm để các toa xe có thể được tháo ra, gắn lại.

Bản chất của bộ xe lửa này có thể là một phần lý do vì sao nó trở thành hấp dẫn với các cậu bé TK tuổi nhỏ. Bà Dana Pellebon nói về cậu Cobain, con trai 4 tuổi của bà: “Cháu thích bất kỳ món gì có thứ tự. Với cháu, và với nhiều bé TK khác, bộ xe lửa Thomas thật là hay vì các bé có thể xếp chúng dài dài với nhau, và chúng sẽ nằm chính xác như các bé muốn…”

Mà chưa hẳn là thế - Bà Pellbon cũng cho biết bé Cobain đôi lúc cũng phát điên với những thanh đường rầy - nhưng có vẻ món đồ chơi này rất phổ thông và là một trong những món có ích nhất cho các cậu bé TK.
 

Những lưu ý khi tổ chức trò chơi cho trẻ tự kỷ

Đặc điểm của trẻ tự kỉ

Trẻ tự kỷ có đặc điểm là chậm nói, thờ ơ, không biết “tương tác” với mọi người, chỉ mải mê, thích thú tới một số đồ vật hoặc hoạt động, có những hành vi dập khuôn và có những động tác cơ thể lặp đi lặp lại. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trẻ tự kỷ chậm phát triển về trí tuệ và rất hiếu động. Nếu chúng ta không dạy trẻ thì các dấu hiệu tự kỷ sẽ ngày càng nặng hơn, trẻ sẽ thu mình vào thế giới riêng hoặc có những hành vi kích động không thể kiểm soát được.

Tuy nhiên, nhiều trẻ tự kỷ lại có khả năng đặc biệt về trí nhớ và thị giác rất tốt, nhạy cảm với âm thanh, nhạc điệu và thích hoạt động. Trẻ có thể hiểu nhiều hơn là nói và do không thể nói ra nên trẻ dễ cáu gắt, ăn vạ, la hét… Trẻ chỉ cảm thấy an toàn trong môi trường quen thuộc và ít biến đổi.
 

LýNhững lưu ý khi tổ chức trò chơi cho trẻ tự kỷ

Nếu không dạy đúng cách thì các dấu hiệu tự kỷ sẽ ngày càng nặng hơn, trẻ sẽ thu mình vào thế giới riêng hoặc có những hành vi kích động không thể kiểm soát được.


Những trò chơi phù hợp với trẻ tự kỷ

Trò chơi có thể dự đoán trước kết quả: Nghĩa là chúng ta sẽ lặp lại trò chơi nhiều lần theo trình tự độ khó tăng dần, khi trẻ dự đoán được sự việc tiếp theo diễn ra sẽ vô cùng thích thú cũng như thấy tự tin hơn khi tham gia.

Trò chơi lặp đi lặp lại: Là một dạng của trò chơi có tính dự đoán trước được nhưng ở mức đơn giản hơn. Trò chơi sẽ là chuỗi các cử chỉ, hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần. Sau 2-3 lần làm mẫu, quản trò cho các trẻ sẽ bắt chước, mô phỏng lại các hành động đó.

Lưu ý: Trẻ có thể không nhận thấy rằng bạn đang lặp lại cùng 1 hành động nếu trình tự quá dài, và có quá nhiều thứ đang diễn ra khiến trẻ mất tập trung.

Trò chơi đơn giản: Nghĩa là không làm nhiều hành động và không nói quá nhiều. Trò chơi càng đơn giản thì càng dễ có được sự chú ý của trẻ em. VD: Trò chơi Con thỏ ăn cỏ, uống nước, chui vào hàng ...

Tập trung vào một thứ gì đó kích thích cảm giác: Như là đu hoặc quay tròn hoặc đơn giản là khiến trẻ thích thú khi đẩy các con vật lăn xuống đất. VD trò chơi "Nhảy dù": bạn xếp các con vật (trâu, gà, lợn, bò...) lên trên 1 chiếc bục nhỏ. Mỗi khi bạn nói đến tên một con vật nào đó kèm từ "nhảy dù" thì bạn sẽ đẩy con vật đó khỏi bục. VD: "bò nhảy dù" và bạn đẩy chú bò khỏi bục, tương tự với các con vật khác và hướng dẫn trẻ làm theo.

Trực quan chứ không bằng lời: nghĩa là dạy trẻ chơi bằng cách làm mẫu và nói ít hoặc không nói. Bạn có thể vỗ tay trước để hướng dẫn trẻ thay vì hô khẩu hiệu "Chúng ta cùng vỗ tay nào!".
 

Lý Những lưu ý khi tổ chức trò chơi cho trẻ tự kỷ

Dạy trực quan chứ không dạy bằng lời nói


Những lưu ý khi tổ chức trò chơi

Quản trò vui nhộn: Người tổ chức trò chơi phải có cử chỉ và hành động vui nhộn, bạn có thể cười thật tươi hay làm những khuôn mặt, dáng điệu hài hước khiến trẻ thích thú.

Tự nguyện: Bạn nên mời gọi trẻ tham gia tình nguyện, không nên cưỡng ép trẻ tham gia. Trẻ tự kỷ khác với trẻ thường, khi trẻ không tự nguyện, bạn hãy tổ chức chơi thử, một trò chơi hay và phù hợp mở đầu sẽ khiến trẻ hứng thú và sẵn sàng tự nguyện tham gia các trò chơi tiếp theo.

Khi trẻ chơi phải có sự tham gia của người lớn: Bạn phải đảm bảo sự an toàn cho trẻ khi tổ chức trò chơi bằng cách nhờ sự quan sát và hướng dẫn của cha mẹ hoặc thầy cô giáo đang dạy trẻ. Tuy nhiên khi người lớn tham gia giám sát cũng cần phải đặc biệt lưu ý tránh để trẻ phát hiện hay can thiệp quá sâu vào trò chơi.

Trò chơi phải nằm trong khả năng của trẻ: Thường thì trẻ tự kỷ không thể yêu cầu hay tham gia vào trò chơi nào đó vì thế việc tạo ra trò chơi nằm trong khả năng mà trẻ chắc chắn làm được là rất quan trọng.

Trẻ có thể tiếp tục tự chơi nếu người lớn ngừng hướng dẫn: Nghĩa là khi người lớn dừng trò chơi giữa chừng, trẻ vẫn có thể tiếp tục duy trì hoạt động chơi đó với những bạn chơi cùng.

Đưa vào những thay đổi nhưng phải dần dần: Khi bạn muốn thêm yếu tố mới vào trò chơi để tăng tính hấp dẫn thì vẫn phải đảm bảo trẻ có thể đoán được luật chơi, có thể hiểu bạn đang chơi trò gì? Lưu ý là phần thay đổi của bạn phải cung cấp cho trẻ từ mới để học, kỹ năng vận động mới để thực hành, kiểu tương tác xã hội mới để trải nghiệm.

Loại bỏ những thứ làm trẻ mất tập trung: Đừng làm cho trẻ khó tập trung vào trò chơi vì những thứ ở xung quanh: Tiếng ồn, đồ chơi mới, người mới đến..
.

 xongCách lập và tiến hành trò chơi cho trẻ tự kỷ

Sự vui nhộn, những cử chỉ hài hước sẽ khiến trẻ thích thú tham gia trò chơi

Gợi ý trò chơi cho trẻ

Những trò chơi vận động: ném bóng vào rổ, ném bowling, đẩy bóng to cho nhau, đá bóng, xếp hình, xâu các đồ vật vào dây, vẽ tranh, tô màu, làm tranh xé dán, trốn tìm, đuổi bắt, chi chi chành chành, ú òa, làm các động tác theo bài hát, câu cá nhựa…

Trò chơi cảm giác: bóp vật cứng mềm khác nhau, đồ chơi tạo âm thanh…

Trò chơi xã hội: chạm cốc, cho búp bê ăn ngủ, nấu ăn, khám bệnh, bán hàng…

Tổ chức trò chơi nhóm có sử dụng con rối hoặc búp bê theo những chủ đề khác nhau như: Nhổ củ cải, hai con dê qua cầu, mèo con đi học. Khi chơi, bạn có thể hát bài hát phù hợp với nội dung của trò chơi, nói cùng trẻ, hướng dẫn trẻ làm các động tác theo trò chơi.

Những lưu ý thêm

Các trò chơi nên đa dạng, tổ chức trò chơi có những chức năng khác nhau như: Trò chơi dạy về cảm nhận, tập vận động, dạy cách sinh hoạt xã hội, trò chơi có luật hoặc quy định thắng thua…

Trước khi chơi phải làm mẫu cho trẻ hiểu, cho trẻ chơi luân phiên lần lượt, chơi tương tác lẫn nhau (nhìn vào nhau và thể hiện cảm xúc). Bên cạnh đó, quản trò cần phải thường xuyên gọi tên trẻ và tên đồ vật, luôn giữ cho trò chơi vui vẻ và liên tục. Mỗi trò chơi không nên kéo dài để tránh nhàm chán.

Tùy theo sở thích, khả năng, sức khỏe của trẻ, tổ chức trò chơi cho phù hợp. Sự tiến bộ của trẻ thường chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường. Khi quan sát thấy trẻ có biểu hiện thích thú với đồ chơi và trò chơi, ta cần khen trẻ và khuyến khích trẻ tiếp tục duy trì cuộc chơi.



Bệnh Tự Kỷ ở trẻ em
Những biểu hiện của bệnh tự kỷ ở trẻ em
Tìm hiểu về bệnh tự kỷ ở trẻ em
Bệnh tự kỷ ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỉ bạn đã biết hết chưa?
Chứng tự kỷ ở trẻ em



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý