Thai nghén và sinh đẻ

seminoon seminoon @seminoon

Thai nghén và sinh đẻ

18/04/2015 10:40 AM
236

Chỉ trong khoảng mười năm trở lại đây phụ nữ mới có một vị trí tích cực về quyền lợi của họ trong vấn đề sinh con. Một thời gian dài trước khi mang thai, bạn hãy dành một chút thời gian suy nghĩ về các điều mình ưa thích cho thời gian mang thai, cho lúc chuyển dạ và lúc sinh em bé. Bạn nên đọc càng nhiều sách càng tốt và khám phá ra một cách chính xác điều bạn lựa chọn là gì, và sau đó bỏ chút thì giờ đi tìm kiếm xem trong khu vực bạn ốc những cơ sở nào dành cho các bà mẹ mang thai. Và với tất cả sự khéo léo có thể có được, bạn hãy quyết định chọn một cơ sở chăm sóc tiền sản vừa ý nhất. Hai yếu tố quan trọng nhất nữa để bạn cân nhắc là bạn đẻ chỉ huy hay theo tự nhiên và yếu tố thứ hai là bạn muốn sinh tại nhà, ở bệnh viện hay tại một nhà bảo sinh tư nhân.

Sinh ở nhà

Hiện nay ý kiến của hầu hết các bác sĩ là gần như hoàn toàn chống đối lại việc sinh con ngoài bệnh viện.

Đa số các phụ nữ mang thai đều khoẻ mạnh và phải được đối xử như những người lành mạnh; tình trạng mang thai không phải là một bệnh. nếu mọi việc suôn sẻ thì không có lý do gì để bạn không thểh sinh con ở nhà với một nữ hộ sinh. Đã có nghiên cứu chứng minh là đẻ ở bệnh viện an toàn hơn, tuy nhiên những phụ nữ sinh con ở nhà thường cảm thấy thoải mái hơn.

Bệnh viện

Công việc chăm sóc y tế cho bạn trong phòng sinh của bệnh viện sẽ thuộc phạm vi trách nhiệm của các bác sĩ nội trú tới phiên trực. Đa số công việc chăm sóc là do nhân viên điều dưỡng vừa lành nghề vừa tầp sự, phụ trách.Trong trường hợp sinh con so, bạn hãy nằm viện từ ba cho tới năm ngày.

Ở một số bện viện, bạn phải chuẩn bị tinh thần là phần lớn công việc chăm sóc tiền sản dành cho bạn là donhững người lạ bạn sẽ chỉ gập một lần. Tại các đại học có khoa sản, việc chăm sóc cho các đối tượng phụ nữ , mắc phải nhữg căn bệnh có khả năng biến chứng trong thời gian mang thai và khi sinh, hoặc đã thử nghiệm từ trước, thấy có thể có vấn đề trục trặc cho em bé. Đó là nơi áp dụng những thủ thuật can thiệp y khoa và kỹ thuật học tiên tiến nhất. Trong trường hợp quá trình bạn mang thai và chuyển dạ của bạn diễn ra bình thường, có thể bạn sẽ không muốn thử nghiệm các mức độ tiến bộ khoa học kỹ thuật cao.

Những cải cách trong vấn đề sinh đẻ trong hai thập niên gần đây đem lại kết quả là người ta điều khiển một cách hiệu quả hơn những vấn đề trục trặc trong quá trình chuyển dạ

Tất cả những can thiệp y khoa đó đã đem lại nhiều thuật lợi hơn, nguy cơ thì chỉ có một vài trường hợp thôi. Không một biện pháp can thiệp nào được sử dụng trừ phi có lý do chính đáng về mặt y khoa. Thí dụ như việc cho đẻ chỉ huy (induction) không bao giừo được áp dụng một cách tuỳ tiện. Trong trường hợp người ta khuyên bạn nên chấp nhận một biện pháp mà bạn không hiểu rõ lắm, bạn hãy cẩn thận cân nhắc trong thâm tâm là những lý lẽ đưa ra là có lợi cho sức khỏe bé chứ không phải là điều tiện lợi cho bạn hay cho nhân viên bệnh viện.

Nếu bạn biết chắc là mình sẽ sinh đẻ trong bệnh viện, bạn có thể làm được một điều để cho mọi việc được như ý bạn mong muốn. Đó là bạn hãy trình bày những thắc mắc với bác sĩ khi đi thăm thai và nắm chắc là người ta đã ghi rõ vào hồ sơ những nguyện vọng của bạn. Chẳng hạn như bạn có thể muốn tránh khỏi bị thông thụt trực tràng hoặc không muốn cạo lông (vệ) trước khi đỡ đẻ. Bạn có thể muốn tự mình dùng sức sinh em bé thay vì cắt tầng sinh môn, nếu có thể được. Có nhiều bệnh viện thường dùng kỹ thuật rạch đáy chậu đối với các bà mẹ sinh con so.

Nếu bạn muốn đi dạo quanh khi chuyển dạ trong giai đoạn đầu, bạn hãy cẩn thận xem kiểu máy trang bị để theo dõi thai là kiểu cột vào đùi hay loại cột theo vòng bụng. Dùng lý lẽ thuyết phục bệnh viện rằng họ không cần phải theo dõi (bằng máy) quá trình chuyển dạ của bạn vì điều này có ý nghĩa quan trọng, nếu không có máy theo dõi, bạn sẽ có thể đi dạo quanh, thúc đẩy tiến trình chuyển dạ thay vì nằm dài suốt thời gian chuyển dạ, bạn còn có thể chọn nhiều tư thế khác nhau để có thể làm cho các cơn co thắt bơt đau.

Nếu bạn có được một người hỗ trợ - chồng bạn hay một người bạn – có thể ở gần bạn lúc ính, họ có thể góp ý kiến, nói hộ những gì bạn muốn. Điều quan trọng là bạn phải biết được điều gì mình muốn, và bày tỏ điều đó với bác sĩ một cách vui vẻ và bạn đủ tỉnh táo để biết được điều gì đang xảy ra cho bạn và chấp nhận sự can thiệp nếu điều đó hợp lý

Có nhiều điều thắc mắc bạn phải nêu ra với nhân viên bệnh viện để tìm hiểu được nhiều hơn về những điều đang trông chờ trong thời gian chuyển dạ và lúc đỡ đẻ. Chẳng hạn như: Ông xã tôi có thể ở cạnh tôi trong trường hợp phải sinh mổ không? Tôi có thể ôm bé ngay sau khi lọt lòng không? Nếu không có chuyện gì, tôi có thể đi dạo quanh lúc chuyển dạ không? Có bắt buộc phải cạo lông và thông thụt (trực tràng) không? Ở bệnh viện này tỷ lệ các thai phụ đẻ chỉ huy là bao nhiêu%? Em bé có thể nằm cạnh tôi suốt thời gian nằm viện không? Ông xã tôi sẽ có thể phụ giúp tắm rửa, thay tã cho em bé không?

Những lý do để sinh tại bệnh viện

Dù bạn có nghĩ gì đi chăng nữa, nếu việc sinh con của bạn cần được theo dõi giám sát, bạn phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ và xin nhập viện vì lợi ích của bản thân cũng như lợi ích của em bé

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý