Cách từ chối một lời mời không làm bạn khó xử

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách từ chối một lời mời không làm bạn khó xử

19/04/2015 12:49 PM
2,266


Trong nhiều người chúng ta, việc phải từ chối một ai đó là điều khó khăn nhất. Có thể đó là những người thân, bạn bè, đồng nghiệp hoặc quen biết, họ sẽ đè ép lên chúng ta bằng những yêu cầu về thời gian hay tiền bạc, hoặc cả hai. Vậy, nếu không muốn thì làm thế nào để nói “không”, để từ chối một cách lịch sự, nhã nhặn nhưng kiên quyết?





CÁCH TỪ CHỐI 1 LỜI MỜI VẸN CẢ ĐÔI BÊN

7 lời mời cần từ chối

Hãy thẳng thắn với những lời đề nghị để bảo vệ chính mình teen nha!

1. Hẹn hò với người lạ

Những nhân vật này có đặc điểm chung là ngoài cái tên thì mọi điều xung quanh họ, bạn đều biết rất mơ hồ. Có thể là ai đó bạn quen trên mạng hay một cậu bạn vô tình gặp ở rạp chiếu phim… Chắc chắn sẽ nguy hiểm nếu như bạn đi đến nơi hẹn một mình, chưa xin phép bố mẹ hay báo trước với bạn bè. Tỉnh táo và nên từ chối thẳng thừng sẽ là cách hay nhất bảo vệ bạn đấy!

2. Lời mời chụp ảnh

Có thể người đó sẽ tự xưng danh là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, người chụp ảnh cho tạp chí tuổi teen, chuyên viên ở studio hay chí ít là người tham gia câu lạc bộ yêu thích ảnh nghệ thuật. Hàng ngày có rất nhiều kẻ mượn danh nhiếp ảnh gia để lừa các cô gái chụp những bức ảnh nude hoặc mẫu đồ lót gợi dục. Rồi chính những bức ảnh ấy lại là mũi tên quay lại chĩa vào bạn, là vũ khí để tên yêu râu xanh đội lốt giở trò. Nếu thực sự yêu thích công việc làm model, bạn hoàn toàn có thể đi cùng gia đình. Kẻ xấu sẽ biến sắc nếu bạn nhắc đến đề nghị này và sẽ cố gắng thuyết phục bạn đi một mình. Rõ ràng rồi nhé!

sex-895223-1372516442_500x0.jpg

Cẩn thận với những lời mờ đưa bạn đến chỗ nguy hiểm teen nha!

3. Lời đề nghị giúp đỡ

Một em bé đang khóc hay một cụ già đãng trí, níu tay bạn nhờ đưa đến địa chỉ ghi sẵn trong giấy. Đừng vội mủi lòng, có khả năng bạn đang rơi vào bẫy của kẻ bắt cóc. Đã không ít sự việc đáng tiếc như trên xảy ra. Vậy nên, thay vì đưa họ đến địa chỉ trên giấy, bạn nên đưa thẳng đến đồn công an gần nhất và nhờ sự giúp đỡ của họ. Bạn sẽ vẫn làm được việc tốt mà quan trọng là vẫn về nhà đúng giờ một cách an toàn và thông minh hơn cả.

4. Lời mời tham gia công việc ngắn hạn

Những lời đề nghị này quả thực rất hấp dẫn khi người mời luôn đưa ra mức lương cao và công việc thì siêu dễ dàng. Nhưng nếu công việc yêu cầu bạn đặt cọc một khoản tiền để được tham gia, thì hãy ngay lập tức dừng lại. Sẽ chẳng có một khoản thu về nào hết bởi bạn sẽ không làm một ngày nào và số tiền đã đặt cọc thì chắc chắn bay biến theo người quảng cáo.

5. Du lịch với người lớn không phải bố mẹ

Cho dù đó có là bạn bè của bố mẹ bạn, hay hàng xóm thân thiết, thì bạn cũng không nên đi nếu như không có hộ tống từ bố mẹ. Hãy tự bảo vệ bản thân mình bằng cách từ chối những chuyến đi chơi xa và dài ngày như thế này. Vận động cả bố mẹ bạn nếu như họ quá tin tưởng vào người mời.

6. Lời mời đóng phim

Cũng như chụp ảnh, bạn sẽ nhận được lời mời đóng phim với nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, những thông tin về đạo diễn, kịch bản hay dàn diễn viên thì có vẻ hơi mù mịt. Gõ từ khóa trên google thì tuyệt nhiên không thấy gì liên quan thì việc bạn cần làm là lắc đầu thôi.

7. Thử chất kích thích

Bạn có thể gặp lời mời sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và nặng hơn là ma túy tại những nơi như bar, club, vũ trường… Hãy từ chối bởi đó là cách hoàn hảo nhất để giúp bạn tránh những hậu quả đáng tiếc.

10 cách tù chối khéo

1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy bạn khả dĩ quyết định nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan hệ (bạn bè, thân thuộc, công việc... ).

2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại không biết "lượng" sức mình có giữ lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ chối "thẳng thừng" thì lại kém tế nhị. Hãy "hoãn binh" một lúc để "chọn" từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) hợp lý để tránh căng thẳng cho cả hai.

3. Đánh giá yêu cầu. Hãy cân nhắc chi tiết và lĩnh vực được yêu cầu. Cố gắng tìm một thỏa hiệp để đẹp lòng đôi bên. Bạn có thể phân tích để giúp người kia hiểu rõ hoặc đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia.

4. Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.

5. Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh hưởng xấu tới mối quan hệ. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn luôn lắng nghe nhưng vì "lực bất tòng tâm".

6. Đừng gửi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp trực tiếp là cách tốt để có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn".

7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì bạn có thể làm hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn e ngại và khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: "Một sự bất tín, vạn sự không tin". Đó cũng là chính mình hạ giá mình!

8. Đừng "thế thủ". Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách họ. Hãy biết phục thiện, nhận khuyết điểm và cảm thông khi đối thoại. Cố chấp và bảo thủ là các động thái "đào sâu" hố ngăn cách, không thể tái lập bình thường hóa.

9. Đừng nói "không" khi đang thảo luận. Cũng vẫn từ chối, nhưng thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói "nhẹ" hơn như "Tôi hiểu rằng...". "Tôi không thể, vì...". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và gật đầu để thể hiện sự cảm thông.

10. Đừng thổi phồng vấn đề. Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không đẹp mà họ nói. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ dầu vào lửa".

Biết rằng không dễ để từ chối, nhưng hãy đặt mình vào hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi bạn nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối của bạn hơn.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Làm sao để từ chối một cách nhã nhặn?

Bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những

bực bội không đáng có bằng những lời từ chối nhã nhặn.

Từ chối không phải là tàn nhẫn hay thô lỗ. Nhưng một số người không bao giờ nói “không” trong bất kỳ trường hợp nào. Họ từ chối bằng cách tránh gặp măt, tránh né nói chuyện qua điện thoại hoặc lấp lững, muốn những người khác tự hiểu rằng họ muốn từ chối. Đôi khi cũng có kết quả, nhưng từ chối bằng cách gửi những thông điệp phi ngôn từ như vậy sẽ làm căng thẳng cả hai bên một cách không cần thiết.

Vì vậy, bất cứ khi nào bạn thấy trong lòng rất muốn từ chối, hãy sử dụng một trong những cách sau đây:

1) Đưa ra thông điệp của bạn một cách nhã nhặn: “Tôi rất muốn, nhưng…”.

“Tôi rất muốn, nhưng…”. Cách nói như vậy rất hữu dụng trong xã giao, trong kinh doanh, nhất là khi từ chối một cuộc hẹn.

2) Từ chối theo kiểu tích cực: “Nhưng ngay lúc này…”.

“Đây là một ý hết sức tuyệt, nhưng ngay lúc này…”. Nói câu từ chối theo cách tích cực này có thể tránh được sự thương tổn về mặt tình cảm. “Nhưng ngay lúc này” có ý nghĩa như là sự hứa hẹn cho sau này, một kiểu mở ngõ cánh cửađôi chút.

3) Chú ý lắng nghe và dành thời gian suy nghĩ: “Để tôi suy nghĩ đã…”.

“Để tôi suy nghĩ đã…” Cái mẹo này sẽ giúp bạn có thêm thời gian suy nghĩ để kiếm lời từ chối khéo léo. Sau khi cân nhắc, nếu bạn vẫn muốn nói không thì hãy đơn thuần nói "không " và đưa ra lý do chính yếu. Người khác sẽ cảm kích vì bạn đã biết lắng nghe và coi trọng yêu cầu của họ (dù bạn từ chối).

4) Từ chối với vẻ hài hước. 

“Tôi nghĩ chắc là không được đâu, vì tôi còn kém lắm” hoặc “Ồ! Nó có vẻ không tiện lắm”. Phần lớn người ta sẽ không ép bạn phải giải thích, nhưng nếu bị hỏi, bạn chỉ cần nói: “Đó không phải là điều tôi quen làm, tôi sợ lại vướng nữa thì khổ”.

5) Nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán.

Thỉnh thoảng, cách từ chối đơn giản nhất và tốt nhất là nói “không” một cách thẳng thắn. Đôi khi, khó từ chối nhất là những lời bóng gió và thở dài, họ sử dụng tình cảm để bạn phải trả lời đồng ý. Trong trường hợp này, một lời nói “không” với sự cảm thông và quyết đoán sẽ ngăn được hiều lầm. Nó giúp cả hai phía không bị đi sai hướng và lãng phí thời giờ. Bạn không bắt buộc phải luôn là người cứu hộ.

Theo các nhà tâm lý, khó nhất là nói lời từ chối lần đầu tiên. Dù vậy, nếu bạn không thu được kết quả với lời từ chối lần đầu thì đó không phải là vấn đề. Bởi vì sau đó bạn sẽ dễ dàng hơn để từ chối lần thứ hai. Hãy nhớ, bạn luôn luôn có quyền nói “không” và hiếm khi bạn bị bắt buộc phải giải thích nó. Nếu thực hiện đúng cách, bạn sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian và tránh được những bực bội không đáng có bằng những lời từ chối nhã nhặn. Sự quyết đoán đó không phải là thái độ sỗ sàng, mà đó là sự thể hiện kính trọng của bạn đối với người khác và cả với chính mình.


www.lamsao.com
Tại sao chúng ta lại thấy e ngại khi nói "không" với người khác? Làm thế nào để từ chối mà vẫn không làm đối phương phật ý? Dường như những quy tắc xã hội đã làm cho chúng ta ngại khi sử dụng từ này. Nhưng nên nhớ đôi khi nói "không" sẽ tốt cho bạn ở nhiều mặt. Quan trọng nhất là nếu bạn không biết tôn trọng bản thân và quỹ thời gian quý báu của mình thì sẽ có lúc sự tốt bụng của bạn bị lợi dụng mà không hề hay biết
  • Tại sao lại khó nói "không" đến vậy?

    • Thường là do chúng ta không muốn làm người khác thất vọng. Do đó, đôi khi phải làm những việc mà mình không thích.

    • Nếu từ chối những người thân quen như bạn bè, đồng nghiệp hay cấp trên thì có thể cảm giác thiếu lịch sự và thô lỗ là lý do thường trực nhất.

    • Chúng ta sợ phải đối mặt với những hệ lụy có thể xảy ra nếu từ chối và sợ sẽ phá vỡ mối quan hệ hiện có.

    • Ngoài ra, khi nói "không", có thể sẽ mất đi những cơ hội trong tương lai, vì vậy chúng ta cứ gật đầu đồng ý và tỏ ra là mình luôn sẵn lòng. Dù thực tế chúng ta không có thời gian và cũng không thích thực hiện lời nhờ vả đó.

  • Những lợi ích khi biết từ chối khéo léo:

    • Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc hiện tại, cũng như dành nhiều công sức, nỗ lực cho nó.

    • Bạn sẽ có thời gian làm những gì mình thích, dành cho gia đình, người yêu và cho cả chính bản thân.

    • Bạn sẽ không phải lo lắng về những yêu cầu quá sức hoặc những điều không thích làm. Từ đó, đương nhiên tinh thần và cơ thể bạn sẽ thoải mái hơn.

    • Thay vì bỏ ra hàng giờ làm công việc của người khác thì bạn có thể theo đuổi những sở thích và dự án mới mà mình quan tâm.

    • Hơn nữa, có khi lời từ chối của bạn sẽ là cơ hội để đối phương khám phá khả năng của họ.

    Working-long-hours 1658

Vậy làm sao để từ chối mà không làm phật ý đối phương?

Hiểu rõ bản thân

Trước tiên bạn cần hiểu rõ cảm giác cũng như khả năng đáp ứng của mình về những yêu cầu hay nhờ vả của người khác. Sau đó, đưa ra câu trả lời chính xác và chắc chắn về vấn đề đó.

Tỏ thái độ lịch sự

Nếu bạn muốn nói "không" thì hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Đừng tỏ ra quá thô lỗ hay gay gắt.

Đừng cảm thấy có lỗi

Nên nhớ rằng người ta đang nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và đương nhiên bạn có quyền từ chối. Việc của đối phương là chấp nhận quyết định của bạn. Có thể sẽ có người phật ý khi bạn nói "không". Lúc đó, nhớ cố gắng bình tĩnh và giữ vững lập trường của mình, hoặc nhanh chóng cáo từ nếu người đó có dấu hiệu thô lỗ.

Giải thích rõ ràng

Bạn có quyền từ chối mà không cần giải thích gì nhiều. Bạn có lý do để từ chối và không cần phải nói ra. Tuy nhiên, một khi phải từ chối mà không thể không giải thích rõ ràng thì hãy thử những cách sau:

• Có quá nhiều việc cần làm: nếu bạn đã quá bận rộn và không có thời gian để đảm đương thêm nhiệm vụ mới thì hãy nói lịch sự rằng lịch của bạn đã kín và rất tiếc vì bạn không thể giúp được. Bạn không cần phải đưa thêm thông tin chi tiết.

• Giờ không phải lúc: Đôi khi thật sự bạn muốn giúp nhưng thời gian lại không thích hợp. Vậy thì cứ nói rõ rằng bạn muốn lắm nhưng giờ không phải lúc. Hai người có thể cùng hẹn một giờ nào đó gặp nhau và bàn lại vấn đề đó.

• "Tôi sẽ trả lời sau": Có thể bạn cần thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định có đồng ý giúp đỡ hay không. Khoảng thời gian này sẽ giúp bạn xem xét lại khả năng của mình tốt hơn.

• Đưa ra các lựa chọn khác: Nếu bạn không thích, cảm thấy không thoải mái hoặc cho rằng mình không đủ kinh nghiệm và khả năng để giúp đỡ người khác, và bạn biết một ai khác thích hợp cho yêu cầu đó thì hãy giới thiệu cho người cần giúp.

Là phụ nữ, chúng ta có quá nhiều việc phải lo, nào là gia đình, sự nghiệp và cả những công việc không tên khác. Cho nên nếu cứ không dám từ chối yêu cầu của người khác thì stress, quá tải và kiệt sức là điều không thể tránh khỏi.

Có thể bạn sẽ thấy vui khi được giúp đỡ mọi người, nhưng một khi khả năng không cho phép thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm tốt được. Vì vậy, khi có ai nhờ vả hãy suy xét cẩn thận và nên nhớ rằng nói "không" chẳng có gì xấu cả.




Cách trả lời thư mời nhận việc khôn ngoan nhất
Làm gì khi được mời phỏng vấn
Cách viết thư mời dự tiệc bằng tiếng anh cực hay
Những tin nhắn tán tỉnh hay nhất
Cách từ chối khi bị mời rượu hiệu quả nhất
Cách viết thư ngỏ mời hợp tác hiệu quả giúp công việc của bạn


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý