Cách từ chối phỏng vấn để lại ấn tượng đẹp cho nhà tuyển dụng

seminoon seminoon @seminoon

Cách từ chối phỏng vấn để lại ấn tượng đẹp cho nhà tuyển dụng

19/04/2015 12:49 PM
9,096

Cảm giác tồi tệ của tình trạng thất nghiệp khiến bạn muốn nhận lấy ngay một công việc khi được nhà tuyển dụng đề nghị. Tuy nhiên, cho dù bạn không công ăn việc làm, thì bạn vẫn có những lý do để từ chối công việc mà bạn được mời chào. Trong một số trường hợp, bạn cần thiết phải tạm dừng trước khi bước tiếp, thay vì chấp nhận bất kỳ một công việc nào





CÁCH TỪ CHỐI PHỎNG VẤN TRONG XIN VIỆC


vl14 1 Cách từ chối một công việc mà bạn không ưa thích

Một số công ty có nhiều vấn đề hơn những gì mà bạn có thể chịu đựng, và có những công việc không xứng đáng để bạn đầu tư thời gian và công sức.

Trên thực tế, có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy sự bất ổn của một công ty hay tổ chức, hoặc đơn giản là công ty hay tổ chức đó không phù hợp với bạn. Bên trong con người bạn có thể cảm nhận sự bất ổn hay không phù hợp đó, nhưng phản ứng đầu tiên của bạn rất có thể là phớt lờ tiếng nói bên trong và “vồ vập” lấy công việc mà công ty hay tổ chức đó đề nghị bạn.

Hãy nhớ, một số công ty có nhiều vấn đề hơn những gì mà bạn có thể chịu đựng, và có những công việc không xứng đáng để bạn đầu tư thời gian và công sức.

Dưới đây là một vài tình huống mà bạn nên từ chối một công việc được đề nghị:

Cách chia sẻ thông tin bất ổn

Nếu một nhà tuyển dụng bắt đầu phàn nàn với bạn bằng những chi tiết tỉ mỉ về những lỗi mà nhân viên hiện tại hay trước đây mắc phải ở vị trí công việc mà bạn được đề nghị vào làm, hãy thận trọng. Mặc dù đôi bên cùng thảo luận về các nhiệm vụ của công việc hay những mục tiêu của công ty là việc làm cần thiết, nhưng việc đưa ra những chi tiết tiêu cực về cách làm việc của người khác ở công việc đó rất có thể phản ánh những vấn đề sâu sắc hơn về mặt tổ chức của công ty này.

Thiếu định nghĩa về công việc

Nếu nhà tuyển dụng không thể đưa ra một dạng định nghĩa bất kỳ về công việc mà họ muốn trao cho bạn, cũng như miêu tả công việc, vạch ra những nhiệm vụ cụ thể hay những mục tiêu lớn hơn của vai trò đó, thì bạn có thể gặp những vấn đề không dễ chịu khi nhận lấy công việc này. Sự thiếu định nghĩa rõ ràng về công việc rút cục có thể sẽ gây ra rắc rối cho bạn. Vì thế, hãy nhớ đòi hỏi được biết thêm thông tin trước khi tiếp tục. Trừ khi bạn chấp nhận một công việc mà bản chất của nó đòi hỏi bạn phải đảm nhiệm những nhiệm vụ không rõ ràng, hãy thận trọng.

Thiếu hướng đi sự nghiệp rõ ràng

Một công ty hay tổ chức cần có đủ khả năng để miêu tả cho bạn biết bạn sẽ phát triển ra sao với công việc mà họ đề xuất. Nếu nhà tuyển dụng tỏ ro hoàn toàn dè dặt khi bạn đề cập đến vấn đề này, thì rất có thể họ chưa tính tới chuyện sự nghiệp của bạn sẽ tiến triển ra sao với công việc đó. Hãy tìm hiểu thêm chi tiết để chắc chắn rằng bạn không nhận công việc mà rốt cục sẽ đẩy sự nghiệp của bạn vào ngõ cụt.

Thiếu sự tương thích

Nếu sau khi dành thời gian trao đổi với nhà quản lý của công việc được đề nghị, bạn cảm thấy sự nhạt nhẽo và không phù hợp, hãy suy nghĩ thật kỹ. Nền tảng cơ bản của một mối quan hệ công việc bền chặt nhất định phải có mức độ tương thích nhất định nào đó. Ngoài ra, nếu bạn nghi ngờ rằng phong cách làm việc của bạn đối lập trực tiếp với những gì vẫn thường được xem là xu hướng chung, thì hãy soi phong cách đó vào công việc mà bạn được đề nghị xem có phù hợp không.

Chỉ để lấp chỗ trống

Đừng nhận một công việc chỉ để bạn có thông tin ghi vào hồ sơ xin việc, nhất là khi bạn cảm thấy vai trò đó không phù hợp với bạn trong dài hạn. Mặc dù đây có thể là một giải pháp tình thế hợp lý, nhưng chấp nhận một công việc không phù hợp với các mục tiêu sự nghiệp của bạn có thể sẽ đem tới một trải nghiệm “chẳng ra làm sao”. Nhìn chung, một công việc như thế có thể trở thành trở ngại đối với sự nghiệp của bạn. Vì thế, nếu có thể, hãy đợi một lựa chọn khác khả dĩ hơn.

Nhà tuyển dụng im lặng

Nếu bạn đã gửi lời cảm ơn tới người phỏng vấn bạn và vài tuần sau mới nhận được phúc đáp từ họ, thì đây có thể là một dấu hiệu không ổn. Nếu như phép lịch sự tối thiểu đã không có trong giai đoạn này của mối quan hệ công việc giữa bạn với họ, thì điều đó rất có thể sẽ không khá lên theo thời gian. Nếu như một công ty hay tổ chức hành xử không ổn ngay ở giai đoạn đầu này, thì đó có thể sẽ báo trước cho những trở ngại trong công việc tương lai của bạn nếu bạn chấp nhận làm việc cho họ. Trong trường hợp như thế, đừng ngại đi tìm một công việc khác.
 

Tôi vừa nộp hồ sơ xin việc tại một số công ty. Như những người đang tìm việc khác, tôi thể hiện trong hồ sơ nguyện vọng tha thiết được làm việc cho công ty mà mình dự tuyển và điều đó là sự thật.

Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn là trong trường hợp tôi được nhiều công ty tuyển dụng thì nên trả lời thế nào với công ty mình không lựa chọn để tránh làm mất lòng họ, vì biết đâu sau này tôi lại ứng tuyển vào công ty đó?

Nên từ chối nhà tuyển dụng như thế nào?


Chào bạn. Bạn đã rất sáng suốt khi lưu ý đến vấn đề khá tế nhị mà thật sự quan trọng này, bởi dù bạn không làm việc cùng những người đã tham gia phỏng vấn, song cách hành xử ở bước cuối cùng này của bạn sẽ “in sâu” vào tâm trí họ, và trong tương lai không xa có thể sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến cánh cửa cơ hội nghề nghiệp của bạn.

Vấn đề ở đây là cách từ chối thế nào để nhà tuyển dụng không có ấn tượng xấu về bạn, và sau này họ không thẳng tay “loại” tên bạn khỏi danh sách ứng viên nếu "lỡ" bạn muốn ứng tuyển tiếp vào công ty đó.
 


Nguyên tắc đầu tiên là một khi bạn đã quyết định từ chối công việc nào, hãy nhanh chóng thông báo với nhà tuyển dụng qua điện thoại để họ có thời gian tìm một ứng viên khác (tránh thái độ im lặng, mập mờ) và giải thích một cách lịch sự tại sao không thể nhận công việc này.

Giữ được mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng sẽ giúp ích rất nhiều cho con đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần hết sức bảo vệ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Sau đó bạn nên gửi một lá thư đến nhà tuyển dụng, hãy thể hiện để nhà tuyển dụng hiểu được bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian phỏng vấn và trao cơ hội việc làm này cho bạn, sau đó nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như thế vào lúc này. Dù bạn nêu lý do gì cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng và lịch sự.

Tốt hơn nữa, hãy nhớ đến các mối quan hệ của bạn nếu có người quen hoặc bạn bè phù hợp yêu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp nhà tuyển dụng thoát khỏi thế bị động và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến tiến trình công việc. Dù quyết định của nhà tuyển dụng có như thế nào với sự đề cử của bạn, bạn cũng đã tạo được ấn tượng tốt đẹp với họ.

  Từ chối đúng cách

Sau một khoảng thời gian tìm việc, cuối cùng điều bạn mong đợi nhất đã đến: nhận được Thư mời làm việc chính thức. Tuy nhiên, khi mọi vui mừng tạm lắng xuống, bạn lại thấy đắn đo về sự lựa chọn của mình. Và nếu đến phút chót, bạn thay đổi quyết định, không muốn nhận công việc này nữa, bạn phải làm gì đây?

52


Cách nào sẽ giúp bạn từ chối mà không làm phật lòng nhà tuyển dụng (NTD)? Bài viết cuối cùng trong loạt bài “Ứng viên chuyên nghiệp” kỳ này sẽ giúp bạn tìm được hướng giải quyết ổn thoả cho tình huống trên.

Bạn không phải là ứng viên duy nhất trên đời rơi vào hoàn cảnh “từ chối một lời mời làm việc”. Vì vậy, vấn đề chỉ còn là cách từ chối như thế nào để NTD không có ấn tượng xấu về bạn và sau này họ không thẳng tay “loại” tên bạn ra khỏi danh sách ứng viên nếu lỡ bạn muốn ứng tuyển tiếp vào công ty đó. Và một khi bạn đã quyết định từ chối, hãy nhanh chóng báo ngay với NTD để họ còn kịp thời gian tìm một ứng viên khác.

Nhiều NTD than phiền một số ứng viên ngày nay không biết cách từ chối lịch sự. NTD đã tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí để tuyển được ứng viên, nhưng đến khi gởi thư mời làm việc thì không hề nhận được phúc đáp nào từ ứng viên này. Gọi điện thoại liên lạc nhiều lần cũng không gặp được. Hoặc khá hơn thì sau đó nhiều ngày ứng viên liên lạc lại và báo … đã tìm được việc khác! Lại có trường hợp, ứng viên chấp nhận về làm việc, nhưng được 1-2 ngày thì lại xin nghỉ phép và rồi “lặn” mất tăm. Những cách ứng xử như trên không khác gì tự ghi tên mình vào “sổ bìa đen” của NTD.

Các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, một khi muốn từ chối một công việc, hãy sớm báo với NTD và giải thích (một cách lịch sự) tại sao bạn không nhận việc này. Giữ được mối quan hệ tốt với NTD sẽ giúp ích rất nhiều cho đường tìm việc của bạn sau này. Hơn nữa, những NTD thường quen biết lẫn nhau, do đó bạn cần giữ, tránh gây “tì vết” trên tên tuổi của mình.

Bạn nên từ chối qua thư, cho NTD biết bạn rất cảm kích vì họ đã dành thời gian và cơ hội việc làm này cho bạn và nêu rõ lý do tại sao mình không thể nhận công việc như thế vào lúc này. Bạn có thể nói rằng công việc đòi hỏi bạn phải thường xuyên đi công tác trong khi bạn phải quán xuyến nhiều việc gia đình. Dù bạn nêu lý do gì, cũng nên trình bày một cách nhẹ nhàng, lịch sự.

Tốt hơn nữa, nếu bạn có người quen hoặc bạn bè phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, hãy giới thiệu họ. Thông tin bạn cung cấp sẽ giúp NTD thoát khỏi thế “bị động” và dễ tìm được người khác thay thế để không ảnh hưởng đến công việc.

Qua bài viết cuối cùng này, một lần nữa khẳng định thái độ, cung cách ứng xử của bạn là yếu tố giúp định hình thành công trong tương lai. Ngay cả khi bạn từ chối, nhưng với cách trả lời nhẹ nhàng, lịch thiệp, bạn sẽ luôn giữ được hình ảnh chuyên nghiệp của mình trong .

MỜI BẠN THÊM:

Khéo léo khi từ chối trong việc làm

Nhiều người ở vào vị trí quản lý, khách hàng hay đối tác thỉnh thoảng vẫn đặt ra cho chúng ta những vấn đề mà chúng ta hiểu đó là những ý tưởng tồi, hoàn toàn lãng phí thời gian. Tuy nhiên, thật không dễ dàng khi chúng ta muốn họ hiểu ra điều đó, tất cả cần phải có nghệ thuật.

Diana Booher, tác giả cuốn sách "Cách trình bày vấn đề hợp lý" đã đưa ra lời khuyên về cách xử lý một yêu cầu hơi "có vấn đề" như sau:

- Bắt đầu việc làm với thái độ tích cực

Hãy nhớ giữ cho ngôn ngữ cơ thể, ngữ điệu lời nói phù hợp, trong tầm kiểm soát và đưa ra  một ý tưởng mới để hỗ trợ khách hàng hoặc người đối diện. Đừng vội chê bai hay tỏ thái độ tiêu cực, khiến người khác cảm thấy bạn đang là một "ideal killer" thực sự. Bạn nên điềm tĩnh, cho mình chút thời gian để nghiền ngẫm những gì người ta nói và tính xem có cách nào giải quyết vấn đề tối ưu.



 

Khéo léo khi từ chối trong việc làm




- Học cách nói "có"


Thay vì nói không ngay lập tức, bạn nên học cách để nói có và trong mọi trường hợp, hãy cố gắng nói có trước đã. Sau đó, bạn có thể giải thích làm thế nào để điều người ta mong muốn trở thành hiện thực, phải thay đổi, bổ sung những gì hay phải chờ đợi để hoàn thành nhiệm vụ viec lam được giao. Đừng vội vàng bốp chát ngay là điều này không thể được, điều kia chẳng thể xong, mà nên nhẹ nhàng nhận lời rồi giải thích cho hợp tình hợp lý.

- Giải thích

Đây là lúc cần chú ý đến cử chỉ, điệu bộ của bạn sao cho thật tự nhiên và chân tình. Giải thích cho người khác hiểu không nên chỉ đưa ra lý do, cũng không nên chỉ tập trung vào việc thiếu thời gian hoặc khả năng để thực hiện một nhiệm vụ nhất định. Đôi khi, người ta có những yêu cầu không hợp lý bởi họ không nắm hết được số lượng công việc mà chỉ đi vào một số dự án mang tính tổng quan. Chỉ khi bắt tay vào cụ thể, họ mới thấy hết được công việc nhiều tới mức nào. Vì thế, giúp họ hiểu được các bước và thời gian, cách thức tham gia, nếu có, hãy cho người ta giải pháp để không ảnh hưởng đến công việc tổng thể.

- Cung cấp giải pháp thay thế


Đôi khi, người trong cuộc không thể thấy hết được vấn đề cũng như không có cách nhìn sáng suốt như người ngoài. Vì thế, bạn nên tập trung tìm ra những giải pháp giúp cho công việc của họ được xuôi chèo mát mái. Với việc hiểu rõ mục tiêu của đối tác, bạn sẽ đưa ra lựa chọn thay thế giúp cho chi phí hiệu quả hơn, kịp thời trong quản lý và giải quyết mọi việc. Bằng cách đưa ra những tùy chọn này, bạn cũng có thể được xem như là một nhân vật có uy tín đối cả trong và ngoài công ty.

- Kết thúc trong thiện chí

Dù ý kiến người ta đưa ra có nhiều vấn đề nhưng bạn vẫn nên cố gắng kết thúc buổi trò chuyện ấy với một thái độ tích cực, vạch ra cho họ thấy những gì bạn có thể làm được và các bước tiếp theo sẽ triển khai như thế nào. Nếu không có sự lựa chọn thay thế, hãy hẹn họ trong một buổi thảo luận ở tương lai gần, cho họ thấy rằng bạn sẵn sàng là một đối tác trong dự án sắp tới.




Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc marketing
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc lần đầu cực hữu ích
Nghệ thuật trả lời phỏng vấn khi xin việc



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý