Cách tự học ở nhà hiệu quả nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách tự học ở nhà hiệu quả nhất

19/04/2015 12:49 PM
7,174

Thử tưởng tượng nếu như bạn tự học ở nhà trong một không gian tối, ngột ngạt, bàn học của bạn được đặt gần ti vi, xung quanh mọi thứ trông khá bừa bộn, khi đó bạn có hứng thú để tự học ở nhà hay không?





Bạn có biết cách tự học ở nhà

Góc học tập, bạn có góc học tập cho riêng mình khi bạn tự học ở nhà chứ?

 Dĩ nhiên là “không”. Việc có được một góc học tập, một không gian học tập riêng cho mình sẽ giúp bạn có được sự hứng thú, khả năng tư duy, sáng tạo, thoải mái để có thể tự học ở nhà một cách tốt nhất. Địa điểm lý tưởng giúp bạn có được góc học tập như ý cần đảm bảo đủ yếu tố sau “ánh sáng, khí trời thiên nhiên”. Vì ánh sáng khí trời thiên nhiên bao giờ cũng tốt hơn ánh sáng của chiếc đèn bàn cùng luồng gió phát ra từ quạt điện. Tùy theo tính cách cá nhân, bạn có thể trang trí góc học tập theo ý thích của mình. Bạn có thể sắm cho mình một vài vật dụng dễ thương nhằm giúp cho góc học tập của bạn sinh động, ngoài ra bạn nên sắm cho mình thêm một chiếc đàn bàn nữa nhé, vì ánh sáng đèn bàn giúp bạn gia tăng khả năng tập trung lắm đấy. Có thể nói góc học tập là một trong những yếu tố giúp bạn có được sự hứng thú, thoải mái cũng như góp phần quyết định trong việc tạo hứng thú cho việc tự học ở nhà của bạn.

 

tu hoc o nha Bạn có biết cách tự học ở nhà



Bạn có biết cách tự học ở nhà.

Đã chọn cho mình một góc học tập hiệu quả, không có nghĩa là bạn sẽ lao đầu học như một con thiêu thân, không phải cứ học nhiều mới là tốt. Cách học mới là điều quyết định dành cho bạn. Bạn cần tập trung học, học theo chiều sâu, nếu cần thì bạn nên ghi chép lại.

Trong quá trình tự học ở nhà thì bạn nên tạo cho mình có một thói quen đặt nhiều câu hỏi và tự mình trả lời câu hỏi đó để đảm bảo bạn có thể nhớ ngay, nhớ lâu hơn. Khi bạn tự học ở nhà bạn đừng quá căng thẳng, tập trung vào học không thôi. Điều đó sẽ làm cho bạn mệt mỏi, không tiếp thu được nhiều.

Bạn có thể nghe nhạc nhẹ nhàng, đi tới đi lui quanh góc học tập của mình để đầu óc thoải mái, biết đâu được bạn sẽ học nhanh hơn nhiều.

Đôi khi, không nhất thiết bạn cứ phải ngồi cố định một chỗ ở ngay góc học tập của mình, nếu thích bạn có thể thay đổi vị trí chỗ ngồi trong chốc lát đó cũng là cách giúp bạn giảm sự nhàm chán, tạo ra sự thích thú cho bản thân khi bạn tự học ở nhà.

Mỗi người chúng ta đều có thói quen riêng, hơn bất cứ ai, chính bạn mới là người biết rõ điều gì. Môi trường nào phù hợp với bạn, cá nhân mình cần có những cách sắp xếp điều chỉnh sao cho phù hợp. Ngoài ra, để tăng hiệu quả tự học ở nhà, bạn nên sưu tầm thêm cho mình những cách học sao cho hiệu quả. Hãy tạo cho mình những sáng tạo, mới mẻ thú vị cho không gian riêng để có được môi trường học tập hiệu quả nhé.

Mẹo' hay giúp bạn tự học ở nhà hiệu quả

Đảm bảo thời gian khoa học

Nếu một ngày bạn đã mất khoảng 9 - 12 giờ học trên lớp, học thêm, thì bạn chỉ nên dành khoảng 3 - 4 giờ tự học là hợp lý.

Do suốt quãng thời gian dài, bạn phải tập trung cao độ để lắng nghe bài giảng của thầy cô, trong một môi trường lớp học nghiêm túc, nên sẽ có lúc bạn thấy mệt mỏi. Cho dù giờ giảo lao sẽ giúp bạn được thư giãn nhưng vẫn không xua hết những áp lực thi cử, học hành. Vì vậy, việc tự học ở nhà phần nào đó bạn thấy nhẹ nhàng, thoải mái hơn.

 

Mẹo hay giúp bạn tự học ở nhà hiệu quả

Phân chia thời gian tự học hợp lí để "thu nạp" kiến thức một cách
hiệu quả hơn (Ảnh minh họa)

Để học hiệu quả và không bị phân tán, bạn cần:

- Để điện thoại ở chế độ im lặng hoặc rung

- Tránh việc “buôn dưa” với bạn bè cho tới khuya mà không giải được một bài toán.

- Không vào Facebook

Tuy nhiên đừng quá “lạm dụng” hành động “chúi đầu vào sách”  mà quên đi những giấc ngủ ngon và sâu nhé.

Tạo không gian học thoáng đãng

Bạn nên gỡ bỏ những vật dụng trang trí không cần thiết trong phòng riêng của mình để tránh rối mắt, nóng nực hơn trong những ngày hè tới.

Đặc biệt là góc học tập, dù có hâm mộ anh chàng, cô nàng ca sĩ nào đó “đáng yêu chết đi được”, nhưng hãy gỡ bỏ ảnh của họ xuống và dán vào những chỗ khác. Bởi biết đâu, nụ cười “mê hoặc” của anh ấy sẽ làm cho đầu óc bạn toàn "sao với mây" mà quên đi những con số, những công thức đang cần tháo gỡ.

Tốt nhất trên giá sách, bạn nên đặt một lọ hoa nho nhỏ để có thêm chút tinh thần khi ngồi xuống bàn học.

Ngoài ra có thể dán thêm hai mục tiêu: gần (trong ngày hôm đó) và xa (đỗ ĐH, danh hiệu HS giỏi của trường…), bạn sẽ thấy cần phải có trách nhiệm hơn với việc học của bản thân. Góc học tập càng ngăn nắp bao nhiêu, bạn càng thấy tâm lý thoải mái, đơn giản và dễ thuộc bài hơn bấy nhiêu.
 

Mẹo hay giúp bạn tự học ở nhà hiệu quả

Một bình hoa nhỏ sẽ giúp tinh thần bạn phấn chấn hơn khi ngồi
vào bàn học (Ảnh minh họa)

Phương pháp nắm bài nhanh

Trước hết hãy xem sáng ngày hôm nay, các bạn được học môn gì? Với thời lượng học trên lớp và suốt từ sáng cho tới tối, kiến thức của bạn sẽ bị “rơi rụng” phần nào. Vậy để những ngày hôm sau khi có tiết học này bạn không còn thấy mệt mỏi, tốt nhất ngay tối hôm đó, bạn mở sách ra và ôn lại bài. Nếu chỗ nào còn vướng mắc, nên ghi chép lại và tham khảo ý kiến của thầy cô khi hôm sau bạn đi học.

Sau đó, bạn đặt ra câu hỏi: “Ngày mai mình học môn gì nhỉ?” và lần lượt giở sách vở đọc qua bài mới, cố gắng lọc lấy những nội dung chính. Chỉ cần như vậy thôi, ngày hôm sau, khi thầy cô giảng, bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn, nắm bắt nhanh hơn. Hãy tiếp thu bài giảng một cách chủ động.

Và cuối cùng là tập trung vào những môn thi tốt nghiệp, thi ĐH sắp tới. Bạn cần dành hơn một nửa thời gian của mình cho khối lượng kiến thức này. Đến thời điểm hiện tại, thầy cô đã truyền đạt hết những kiến thức cơ bản, bạn chỉ còn phải ôn tập và mở rộng vấn đề. Hãy đánh dấu những chỗ bạn chưa hiểu để bổ sung, tránh tình trạng bị “hổng” kiến thức vì ôn bài qua loa.

Thực ra, việc tự học tại nhà đã chiếm khoảng 30-40% thành công, đừng bỏ qua việc này nếu như bạn xác định học tập tự lập là nhiệm vụ hàng đầu của mình.


Phương pháp tự học ở nhà


Hầu hết các bạn học sinh trong học tập thường thì thiếu phương pháp học, không nắm được trọng tâm bài, học tràn lan nên rất dễ quên. Khi đã quên thì học bài cũ như mới, rất tốn thời gian. Vì vậy cần tạo cho mình phương pháp học, lúc đầu khó nhưng khi quen rồi cảm thấy nhẹ nhàng, cảm thấy rất tự tin khi đến lớp.

Có nhiều bạn khi nắm kỹ bài nhưng thấy chưa đủ cần bổ sung kiến thức nên đi học thêm để hiểu bài thấu đáo hơn là tốt. Nhưng cũng không ít người chẳng hiểu gì hết, học ở trường không hiểu, phải học thêm cho hiểu mà thực chất vốn kiến thức chẳng có thì học cho mấy cũng như không. Điều cốt lõi là phải tạo cho mình vốn kiến thức cần thiết. Để làm được điều đó cần phải tự mình học hỏi, tự mình khai thác tiềm lực của mình trước. Nếu xét kỹ thì thời gian dành cho việc tự học tại nhà là rất quý, nếu vận dụng được sẽ tốt rất nhiều. Sau đây là một phương pháp  học ở nhà:

1.     Chuẩn bị điều kiện học tập:

* Xác định cho mình tư tưởng: còn nhiều điều chưa hiểu, chưa nhớ trong bài học. Cũng bài đó, tại sao các bạn hiểu, làm được còn mình thì không? Phải nghiên cứu… Phải học mới có tương lai.

* Tạo cho mình nơi học tập cố định, đủ sách vở,  đủ tiện nghi cần thiết, tránh ồn ào, nhất là nơi có  người thường xuyên đi lại. Có đủ ánh sáng để khỏi hại mắt.  Nếu có phòng riêng nên thiết kế trong phòng.

* Hạn chế đến mức thấp nhất việc xem ti vi, phim ảnh, nghe nhạc…Khi vào học là phải tập trung, gát bỏ tất cả chuyện khác.

* Cần có đồng hồ để thực hiện đúng trình tự TKB.

2.    Lập thời khóa biểu học tại nhà:

* Tự lập cho mình TKB học tại nhà và thực hiện nghiêm túc, đúng giờ như ở trường.

* TKB tại nhà dựa vào TKB ở trường, chủ yếu là học bài cho ngày nay và mai. Tùy môn mà dành thời gian ít hoặc nhiều, không xem nhẹ, bỏ sót môn phụ.

Không có TKB sẽ rơi vào tình trạng học tràn lan, không biết học môn nào trước môn nào sau, không giờ giấc, đây là điều rất thường thấy ở nhiều người.

      * Thời gian ở nhà khá nhiều nên TKB có thể là ngày, đêm gồm 3 phần:

          Học lại bài đã học trong ngày.

         +  Ôn bài sẽ học ngày mai.

         + Nghiên cứu bài sẽ học ngày mai.

          Ba phần trên thấy đơn giản nhưng khối lượng công việc rất nhiều nên cần phân phối thời gian hợp lý và quan trọng nhất là ý thức chấp hành việc thực hiện TKB.  

3.    Đối với những bài đã học tại lớp trong ngày:

* Phải học lại bài học vừa xong trong ngày vì sẽ dễ nhớ và làm bài tập dễ dàng hơn. Có nhiều điều quên nhưng lúc đó có thể hình dung, nhớ lại lời giảng của thầy, cô.

* Phải trả lời cho được tất cả các câu hỏi của SGK, làm tất cả bài tập vì hầu hết các câu hỏi, bài tập đó là trọng tâm bài không thể để trôi qua dù là câu hỏi dễ nhất.

* Học lại bài vừa học ít ai thực hiện vì hầu hết chỉ lo bài ngày mai, mà như vậy là kiến thức vừa học để hôm sau sẽ quên hết, khi học lại sẽ như mới. Vì thế nên thực hiện việc này trước rồi học bài cũ.

* Khi học đã hiểu thấu đáo rồi thì việc học ôn lại của hôm sau rất đơn giản.  

4.    Đối với việc học bài cũ:

* Môn học ngày mai ít khi trùng với hôm nay, thế nhưng nhờ đã hiểu bài từ trước nên việc ôn lại sẽ ít tốn thời gian. 

* Hạn chế việc học thuộc lòng từng câu, từng từ trong sách hoặc bài giảng vì như vậy sức đâu mà nhớ. Hiển nhiên là loại trừ những điều bắt buộc.

* Tập thói quen nắm ý chính của mỗi phần rồi từ đó diễn đạt theo ý của mình.

* Học bài nào chắc bài đó, cần phải hiểu rõ nội dung chính mới nhớ lâu và cũng là cơ sở chắc chắn để học tốt bài tiếp theo .

* Khi đã nắm chắc bài, còn thời gian nên lấy kiến thức học thêm, sách tham khảo… giải các bài tập khó của bài ấy để mở rộng kiến thức.

5.    Đối với việc nghiên cứu bài mới cho ngày mai:

* Nhờ nắm chắc kiến thức bài đã học nên việc nghiên cứu bài mới sẽ rất thuận lợi. Trong nghiên cứu bài mới không yêu cầu học thuộc điều gì.

Mục đích chính là đọc – hiểu.

* Đọc từng câu và nghiên cứu thật kỹ từng ý bài mới, tìm cho được trọng tâm bài.

* Bài tuy dài nhưng rút cho được nội dung chính như vậy là đã thực hiện soạn bài.

* Những chỗ chưa hiểu, dùng bút chì đánh dấu để khi đến lớp chú ý nghe giảng.

* Lĩnh hội kiến thức mới từ chỗ tự nghiên cứu và nghe giảng là đã thuộc bài tại lớp.

6.Lên lịch tự học tại nhà như thế nào?

* Những vấn đề nêu trên thấy đơn giản nhưng nếu không tính toán sắp xếp sẽ không thể thực hiện được. Ví dụ bình quân mỗi môn là 30 phút, mỗi phần học có 4 môn như vậy đã mất 2 giờ. Ba phần học mất ít nhất là 6 giờ cho mỗi ngày.

   Đây chỉ là ví dụ còn cụ thể phải tùy theo môn mà tăng hoặc giảm thời gian.

* Thời gian để thực hiện là buổi tối là cố định, còn lại là buổi sáng hoặc chiều. Bên cạnh đó buổi sáng hoặc chiều còn phải học trái buổi theo TKB biểu tại trường hoặc học thêm môn nào đó.

* Do những ràng buộc trên nên việc tạo TKB tại nhà phải linh hoạt tùy theo ngày chứ không cố định ngày giờ được.

* Khó khăn là vậy nhưng nếu có quyết tâm, có ý chí phấn đấu để thành công trong việc học thì sẽ làm được. Khi đã tạo cho mình thói quen thì việc học sẽ thấy dễ dàng, không đáng lo nữa.

   Điều vui nhất trong đời học sinh là khi đến trường cảm thấy tự tin, không lo sợ việc không thuộc, không hiểu bài. Những điều nói trên cũng chỉ là gợi ý, chưa phải là tối ưu, nếu có phương pháp nào tốt hơn hãy áp dụng và dùng nó để bổ sung.

Cách hình thức tự học

Tự học là hoạt động học hoàn toàn không có GV, HS không có sự tiếp xúc với GV, là hình thức học tập hoàn toàn không có sự tương tác thày trò, do đó HS phải tự lực thông qua tài liệu, qua hoạt động thực tế, qua thí nghiệm để chiếm lĩnh kiến thức.

 

Tuhoc.jpg

a. Tự học hoàn toàn (không có GV): thông qua tài liệu, qua tìm hiểu thực tế, học kinh nghiệm của người khác. HS gặp nhiều khó khăn do có nhiều lỗ hổng kiến thức, HS khó thu xếp tiến độ, kế hoạch tự học, không tự đánh giá được kết quả tự học của mình... Từ đó HS dễ chán nản và không tiếp tục tự học .

b. Tự học trong một giai đoạn của quá trình học tập : thí dụ như học bài hay làm bài tập ở nhà (khâu vận dụng kiến thức) là công việc thường xuyên của HS phổ thông. Để giúp HS có thể tự học ở nhà, GV cần tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả học bài, làm bài tập ở nhà của họ.

c. Tự học qua phương tiện truyền thông (học từ xa) : HS được nghe GV giảng giải minh họa, nhưng không được tiếp xúc với GV, không được hỏi han, không nhận được sự giúp đỡ khi gặp khó khăn. Với hình thức tự học này, HS cũng không đánh giá được kết quả học tập của mình.

d. Tự học qua tài liệu hướng dẫn : Trong tài liệu trình bày cả nội dung, cách xây dựng kiến thức, cách kiểm tra kết quả sau mỗi phần, nếu chưa đạt thì chỉ dẫn cách tra cứu, bổ sung, làm lại cho đến khi đạt được (thí dụ học theo các phần mềm trên máy tính). Song nếu chỉ dùng tài liệu tự học HS cũng có thể gặp khó khăn và không biết hỏi ai.

e. Tự lực thực hiện một số hoạt động học dưới sự hướng dẫn chặt chẽ của GV ở lớp : Với hình thức này cũng đem lại kết quả nhất định. Song nếu HS vẫn sử dụng SGK hóa học như hiện nay thì họ cũng gặp khó khăn khi tiến hành tự học vì thiếu sự hướng dẫn về phương pháp học.

Qua việc nghiên cứu các hình thức tự học ở trên thấy rằng mỗi hình thức TH có những mặt ưu điểm và nhược điểm nhất định. Để nhằm khắc phục được những nhược điểm của các hình thức tự học đã có này và xét đặc điểm của HS giỏi hoá học chúng tôi đề xuất một hình thức tự học mới :tự học theo tài liệu hướng dẫn và có sự giúp đỡ trực tiếp một phần của GV gọi tắt là "tự học có hướng dẫn".




Cách tự học tiếng Trung hiệu quả nhất
Cách tự học tiếng Anh nhanh nhất
Cách tự học đàn guitar hiệu quả
Cách tự học tiếng Anh hiệu quả nhất
Cách tự học tiếng Anh giao tiếp hiệu quả
Cách tự học hiệu quả nhất bằng mẹo đơn giản



(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý