Cách tự tin khi thuyết trình giúp bạn thành công

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách tự tin khi thuyết trình giúp bạn thành công

19/04/2015 12:49 PM
401

Không phải tất cả mọi người đều được thiên phú khả năng diễn thuyết trước đám đông, nhưng rõ ràng, trình bày tự tin một vấn đề là công cụ vô cùng hữu dụng cho sự nghiệp của bạn.





CÁCH TỰ TIN KHI THUYẾT TRÌNH

Tất nhiên, việc bạn lo lắng, thậm chí sợ hãi khi phải thuyết trình là điều đương nhiên, nhưng thành tựu đạt được từ đó lại rất là điều rất đáng để bạn cố gắng, nỗ lực. Đó là quan điểm của chuyên gia Sherri Thomas, tác giả cuốn sách “5 bước để trở thành một biểu tượng cá nhân quyền lực”. Theo bà Thomas, “Việc là một người diễn thuyết giỏi sẽ giúp gây dựng uy tín, ảnh hưởng và mở ra rất nhiều cơ hội khác nhau trong sự nghiệp của bạn”.

congso.net

                                Thuyết trình là 1 kỹ năng rất quan trọng(Ảnh minh họa).
Có nhiều cách để vượt qua nỗi sợ phải nói trước công chúng. Và nếu bạn đang thực sự mong muốn tìm kiếm thêm sự tự tin trước khi diễn thuyết trước mọi người, đây sẽ là 7 phương cách để bạn tham khảo:

Bắt đầu từ những cái nhỏ

Hẳn nhiên bạn không thể có được bài diễn thuyết hoàn hảo kéo dài tới 40 phút ngay trong lần thử đầu tiên. Vì vậy, hãy cố gắng luyện tập từng chút một để đạt tới trình độ đó. Bạn có thể tự tạo cơ hội luyện tập cho mình thông qua các hoạt động cần phải nói trước công chúng. Bất kể chuyện bạn tham gia phát biểu trong một cuộc họp tổ, họp xóm hay chỉ là một cuộc thảo luận ở phòng, việc quen phải đứng nói trước mọi người sẽ giảm bớt dần áp lực căng thẳng với bạn. Cảm giác trải qua một bài tập ngắn như thế cũng sẽ dần gây dựng trong bạn sự tự tin với những hoạt động dài hơi hơn sau này.

Chấp nhận những sai sót có thể

Khi phải diễn thuyết trước mọi người, bạn hãy để mình thật thoải mái. Hầu hết những người đang nghe bạn đều có nhiều lựa chọn và họ hiểu vấn đề hơn là bạn nghĩ. Sự ấp úng và những sai sót về mặt kỹ thuật là một phần không thể tránh khỏi. Hãy dùng khiếu hài hước để thừa nhận nhanh chóng bất cứ những nhầm lẫn rõ rệt nào và tiếp tục bài thuyết trình của bạn.

Luyện tập với những người bạn tin tưởng

Việc tham khảo ý kiến của những người thân thiết sẽ giúp bạn có được phản hồi trung thực về khả năng diễn thuyết. Theo đó, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi đứng trước công chúng. Chuyên gia Thomas cho rằng, bạn “hãy bắt đầu tìm kiếm những môi trường an toàn, nơi bạn có thể tin tưởng vào những người nghe và có thể chia sẻ kiến thức mình có. Điều này có thể áp dụng trong trường hợp bạn trình bày một ý tưởng mới với sếp hay các đồng nghiệp, chia sẻ vài thủ thuật với bạn thân hay hàng xóm của mình”.

Dành thời gian cho những câu hỏi phát sinh

Tùy theo khuôn khổ cuộc thuyết trình thì việc trả lời các câu hỏi cũng cần khéo léo. Nhất là khi bạn nói chuyện trước một đám đông lớn, hãy để thời gian để giải đáp riêng cho những câu hỏi mà có thể nhiều người khác không quan tâm. Theo chuyên gia Thomas, cách làm này giúp bạn tránh được áp lực phải trả lời nhiều câu hỏi trước đám đông và cũng cho phép bạn có thêm những cuộc trao đổi riêng tư với những ai có nhu cầu biết thêm về thông tin cụ thể hơn.

Đừng ép mình là một chuyên gia

Dù không phải là một chuyên gia siêu đẳng nhất trong một lĩnh vực thì bạn vẫn có thể đưa tới người nghe một bài thuyết trình hữu ích. Tuy nhiên, chuyên gia Thomas tiết lộ, “tôi khuyến khích các khách hàng của tôi bằng cách để họ hiểu rằng, họ không phải là người thông minh nhất thế giới trong việc chia sẻ những ý tưởng, thủ thuật và chiến lược với những người khác”. Mặc dù việc nắm vững vấn đề bạn thuyết trình là vô cùng quan trọng, nhưng điều đó cũng không có nghĩa, bạn phải biết tất tần tật những vấn đề liên quan tới nó.

Hãy tạm bỏ qua trình chiếu

Tất nhiên, việc sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ trong trình bày luôn có ích, song diễn thuyết không có nghĩa là bạn đọc to lên những gì đã chuẩn bị. Hãy luyện tập một bài thuyết trình nhỏ kéo dài 5 phút mà không sử dụng trình chiếu PowerPoint để bạn chỉ tập trung vào việc diễn giải 2 đến 3 điểm quan trọng nhất muốn nói. Sau đó, bạn có thể sử dụng trình chiếu để làm rõ thêm các khái niệm, điều này sẽ giúp bạn bớt căng thẳng đi nhiều.

Chuẩn bị cho một quá trình lâu dài

Hầu hết các chuyên gia diễn thuyết nổi tiếng đều không thể thành danh trong một sớm một chiều và không dễ gì trong chốc lát, họ có thể hoàn toàn thoải mái khi đứng trước đám đông. Bạn nên chuẩn bị tâm thế cho một quá trình rèn luyện lâu dài và đừng kỳ vọng hão huyền về việc có thể tự tin thể hiện khả năng diễn thuyết ngay lập tức. “Hãy rèn luyện từng bước, học hỏi, tập luyện, trò chuyện với các chuyên gia, lên kế hoạch cho những ý tưởng của bạn và bắt tay thực hiện”, đó là một lời khuyên nữa của chuyên gia Thomas.

GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ


a. Nội dung: Bạn nên dùng nhiều thời gian để nghiên cứu kỹ về chủ đề, đề tài của bạn, và phát triển thành các ý tưởng.

b. Cách tổ chức bài diễn thuyết: Sắp xếp các ý tưởng của bạn vào các phần mở bài, thân bài, kết luận một cách logic.

c. Thẻ ghi chú: Làm các tấm cards ghi chú những ý chính sẽ nói trong bài diễn văn. Nhớ là chỉ ghi những ý chính một cách ngắn gọn thôi nhé. Chúng sẽ giúp bạn nhớ lại nhanh chóng các ý chính mà không cần phải đọc nhiều.

d. Thực hành: Muốn thuyết trình thành công và hiệu quả còn đòi hỏi bạn cần phải thực tập nhiều lần trước ngày thuyết trình.

GIAI ĐOẠN TRÌNH BÀY


a. Phong thái tự nhiên: Cố gắng thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.

- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt.

- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình.

- Sự rõ ràng: phát âm rõ ràng, sử dụng ngôn ngữ phù hợp với khán giả của bạn.

b. Ngôn ngữ cử chỉ̉:

- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.

- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả.

c. Phương tiện trợ giúp (visual aid): Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị… Các phương tiện nhìn nên:

- Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.

- Được đặt tại vị trí dễ nhìn.

- Đơn giản và dễ hiểu.

Trong lúc thuyết trình

 

1. Khi bắt đầu thuyết trình:
a. Thực hiện một số điệu bộ nhằm thu hút sự chú ý của thính giả. Một cử chỉ liên quan đến chủ đề của bài nói cũng giúp cho người nghe hình dung được sơ lược về đề tài bạn sắp đề cập. Thường thì bạn có thể đưa nó vào sau bài diễn thuyết.
b. Đưa ra một thông báo hoặc thống kê theo cách làm cho người khác phải giật mình.
c. Hãy bông đùa một chút:  và dĩ nhiên là có liên quan đến chủ đề. Không phải ai cũng thích sự hài hước và sẽ hơi mạo hiểm nếu bạn hoàn toàn không biết gì về người nghe, nhưng thực sự sẽ không có cái gì có thể đánh gục khán giả của bạn hiệu quả bằng những tiếng cười thoải mái.
d. Đưa ra những trích dẫn phù hợp ( hoặc câu danh ngôn nổi tiếng )
Ngoài việc trình bày cho mọi người hiểu về chủ đề, bạn cũng có thể tạo ra sự tín nhiệm từ phía người nghe bằng cách chứng minh rằng bạn nắm rõ về đề tài mình nói đến mức có thể tìm ra những trích dẫn vô cùng phù hợp.
e. Thuật lại một câu chuyện có liên quan
Hầu hết mọi người chỉ diễn thuyết một vài lần trong đời nhưng chúng ta lại kể chuyện hằng ngày. Kể ra một câu chuyện nào đó có thể là cách thoải mái và tự nhiên để tạo đà cho phần còn lại của bài diễn văn.
f.  Sử dụng câu hỏi tu từ : Là câu hỏi với câu trả lời là hiển nhiên, có tác dụng lôi kéo sự chú ý của khán giả.

2. Phần chính:
a.    Ngôn ngữ nói: Diễn thuyết hay đọc 
Thuyết trình một cách tự nhiên, như đang trò chuyện với khán giả. Tránh nói một cách đều đều như trả bài, cũng không nên chỉ nhìn và đọc lại bài thuyết trình đã chuẩn bị sẵn.
- Sự nhiệt tình: chứng tỏ quan điểm rõ ràng và tích cực, niềm yêu thích về chủ đề bạn đang nói thông qua giọng nói và các biểu cảm trên nét mặt. Nét mặt tươi vui, đừng quên những nụ cười sẽ là vũ khí giúp bạn tự tin hơn và lấy thiện cảm với người nghe
- Sự rõ ràng: giọng điệu của bạn cần rõ, chậm, đủ nghe, tránh nói lắp bắp và lòng vòng, lan man chỉ một vấn đề
-.Trình bày ngôn từ thật đơn giản, dễ hiểu để tránh việc người nghe hiểu nhầm và sẽ gây khó khăn cho bạn lúc đặt và trả lời câu hỏi. Sử dụng thành thạo phương tiện hỗ trợ để giúp người nghe hiểu hơn.
b.     Ngôn ngữ cơ thể:
- Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của mình. Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, còn nếu bạn không thấy thoải mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt, có thể là mũi .
- Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ cười đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.
- Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại. Dùng cử chỉ của bạn: như tay  để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý nơi khán giả
- Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin, chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
Ko nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe. Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thính giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên trước người nghe
c.     Phương tiện trợ giúp (visual aid):
Sử dụng các thiết bị hỗ trợ một cách bài bản, chính xác. Thường là powerpoint, tranh ảnh, đồ thị…Các phương tiện nhìn nên:
-  Đủ lớn để khán giả có thể thấy rõ.
- Được đặt tại vị trí dễ nhìn, không đứng che tầm nhìn khán giả.
- Đơn giản và dễ hiểu: Các câu thể hiện trên màn hình cần đơn giản, ngắn gọn và nêu ra ý chính mà thôi. Mục đích của các câu này là để giúp người thuyết trình dễ dàng theo sát được nội dung theo cách logic nhất, đồng thời giúp người nghe tiện theo dõi và tránh được sự rườm rà. Mỗi trang thuyết trình (slide) cần từ 3 đến 5 câu là hợp lý.
d.     Giao lưu khán giả :
-    Thỉnh thoảng hỏi xem sự nắm bắt của khán giả tới đâu . Bác Hồ đã có  câu nói nổi tiếng: ”Tôi nói đồng bào nghe rõ không?” rất hiệu quả.
-    Đặt câu hỏi liên quan đến nội dung cần nói, để khán giả được suy nghĩ trước, và họ sẽ cảm thấy liên quan hơn và dễ tiếp thu hơn. Khi đó người thuyết trình phải phản ứng nhanh, làm sao vẫn dẫn câu chuyện theo ý ban đầu của mình, đừng để bị câu trả lời của khán giả làm lạc đường.
e.    Giải quyết câu hỏi:
-    Nêu rõ cho khán giả biết thời điểm đặt câu hỏi ( sau mỗi đoạn nói, sau khi kết thúc, hay bất cứ lúc nào ) phù hợp với buổi thuyết trình hôm đó. Cũng có thể giới hạn số câu hỏi và yêu cầu từng người hỏi một.
-    Đối với các câu hỏi cố tình dồn bạn vào chân tường, hãy mỉm cười và bình tĩnh tìm một câu trả lời tích cực.
Nếu bạn không biết câu trả lời, có thể nói “ Hiện tôi chưa có câu trả lời, bạn có thể để lại danh thiếp, và tôi chắc chắn sẽ gửi câu trả lời cho bạn sau “ Tuy nhiên , chỉ làm điều này 1 đến 2 lần thôi.
Nếu bạn biết một người trong khán giả có thể giúp bạn trả lời, hãy giới thiệu người đó.
f.     Tâm thế khi thuyết trình :
Tự chủ, không lo lắng, hăng hái, nhiệt tình là cần thiết khi bạn muốn truyền đạt lại cho người khác. Điều này có được khi bạn có sự chuẩn bị tốt ( nội dung, thiết bị, luyện tập,… )

3. Kết thúc bài thuyết trình:
- Đưa ra thách đố hay lời kêu gọi cho thính giả: Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người nghe
- Tóm tắt những ý chính: Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm cụ thể
- Cung cấp những trích dẫn thích hợp.
- Minh họa để tiêu biểu hoá các ý.
- Đưa ra những lí do để chấp nhận và thực hiện các đề nghị được ủng hộ



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

7 cách đẩy lùi lo lắng khi thuyết trình

Không phải ai cũng có thể nói trước đám đông một cách tự nhiên, thoải mái nhưng nếu có lợi thế về điểm này, đây thực sự là vũ khí đáng kể của bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp.

Sherri Thomas - tác giả của cuốn "5 bước để xây dựng thương hiệu cá nhân" lo lắng khi thuyết trình trước đám đông là điều bình thường, nhưng nếu có thể thuyết trình trôi chảy, tự tin, bạn sẽ xây dựng uy tín cho bản thân và tạo ảnh hưởng lớn cho sự nghiệp".

7 cách đẩy lùi lo lắng khi thuyết trình

Khả năng thuyết trình tốt cho bạn nhiều lợi thế trên con đường phát triển sự nghiệp - (Ảnh minh họa)

Có rất nhiều cách để vượt qua mọi sợ hãi, lo lắng khi thuyết trình. Sau đây là 7 cách hiệu quả nhất giúp bạn có được sự tự tin cần thiết, đem lại hiệu quả đáng kể:

- Bắt đầu từ bài diễn thuyết ngắn

Lần thuyết trình đầu tiên coi như vừa làm vừa học, đừng bắt đầu với một bài dài hẳn từ 40 phút trở lên. Thời gian kéo dài đồng nghĩa với nội dung thuyết trình chuyên sâu, đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và những kỹ năng cần thiết để để lôi cuốn mọi người.

Khó có thể thành công trọn vẹn ngay lần đầu thuyết trình, vì thế, bạn nên tranh thủ thực hành những bài ngắn gọn, chẳng hạn như phát biểu trong một cuộc họp, tham gia ý kiến trong một buổi hội nghị bàn tròn... Từ những buổi tập nhỏ như thế, bạn sẽ tích lũy kinh nghiệm và rèn cho mình bản lĩnh đối diện với công chúng.

- Chấp nhận sai lầm

Khi cần trình bày một nội dung nào đó, đừng bao giờ nghĩ rằng mọi thứ sẽ diễn ra trôi chảy cả về hình thức lẫn nội dung. Những người nghe bạn trình bày sẽ có người kiến thức sâu rộng, chuyên môn vững hơn bạn, và việc họ có những phản hồi trái chiều với ý kiến bạn nêu ra là điều dễ hiểu.

Vì thế, khi bước vào buổi thuyết trình, bạn nên chuẩn bị tâm lý, sẵn sàng cho những sai lầm có thể mắc phải. Sự thoải mái đó sẽ giúp bạn thành công hơn là cứ khăng khăng phải có một buổi trình bày hoàn hảo.

7 cách đẩy lùi lo lắng khi thuyết trình

Để có buổi thuyết trình thành công, tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian tập dượt trước - (Ảnh minh họa)

- Thực hành với những người đáng tin cậy

Để có buổi thuyết trình thành công, tốt hơn hết là bạn nên dành thời gian tập dượt trước. Khán giả sẽ là bạn bè, người thân, những người mà bạn thực sự tin tưởng có thể đóng góp với bạn những ý kiến hữu ích.

Thomas cho rằng, sự chia sẻ với bạn bè, người thân hay đồng nghiệp giúp bạn củng cố kiến thức và lựa chọn được cách thức trình bày phù hợp nhất.

- Dành thời gian cho câu hỏi

Tùy vào đối tượng và số lượng công chúng, bạn nên dành thời gian để giải đáp câu hỏi họ nêu ra sau khi kết thúc bài thuyết trình. Nếu số lượng người tham dự đông, bạn cần nhiều thời gian hơn để trả lời những câu hỏi mà họ không có thời gian nghiên cứu.

Tuy nhiên, như Thomas gợi ý, một mình bạn chắc chắn không thể giải đáp hết mọi thắc mắc của mọi người, "đừng để rơi vào cảm giác căng thẳng, như đang bị nén trong nồi áp suất đầy hơi, thay vào đó, hãy xin phép sắp xếp những cuộc trò chuyện riêng để cung cấp cho họ thông tin chi tiết".

- Đừng băn khoăn về chuyên môn của mình

Bạn không phải chuyên gia về lĩnh vực đó không có nghĩa là bạn không thể cung cấp cho người nghe một bài thuyết trình với nhiều nội dung hữu ích. "Tôi luôn khuyến khích mọi người cách nghĩ, mình không phải là người giỏi nhất, thông minh nhất trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vì thế, việc chia sẻ ý tưởng, kinh nghiệm và chiến lược của bản thân với mọi người đôi khi cũng có chút vướng mắc. Điều quan trọng là họ có thể trình bày được những kiến thức bạn đã tìm hiểu chứ không cần phải cái gì cũng biết" - Thomas nói thêm.

- Không đọc nguyên văn slide

Những slide đã chuẩn bị sẵn là tài liệu tốt nhưng đừng lúc nào cũng nhìn chằm chằm và đọc lần lượt từng slide một. Theo Thomas, bạn nên học cách thuyết trình theo ý mình, diễn đạt theo văn phong đối thoại để người nghe cảm thấy hứng thú chứ không phải đọc cho họ nghe những gì hiển hiện trên màn hình máy chiếu.

- Chuẩn bị sẵn sàng

Mọi sự chuẩn bị đều hữu ích, từ việc chọn trang phục, địa điểm đến vị trí đứng nói... bạn đều nên sẵn sàng để khi đứng trước đám đông, không phải lúng túng về bất cứ điều gì. Vì thế, Thomas luôn khuyên rằng, mọi người nên có sự chuẩn bị lâu dài nếu muốn có một buổi thuyết trình thành công.

Kỹ năng thuyết trình trước đám đông

 Tạo cảm xúc khi thuyết trình

Hầu hết những người thuyết trình kém đều chú ý vào việc họ sẽ nói gì (nội dung cần trình bày) mà quên rằng điều quan trọng hơn là nói như thế nào. Theo đó, những nội dung nâng cao, hoặc nội dung ẩn của một bài trình bày không thể được chuyển tải hết qua khối lượng câu chữ ngắn ngủi của một bài thuyết trình trong thời lượng khoảng 30 - 45 phút. Mà khả năng truyền tải này sẽ được quyết định bởi cảm xúc từ trong giọng nói, và cách biểu hiện ngôn ngữ cơ thể của người thuyết trình. Như vậy, điều đầu tiên mà bạn nên làm trước khi chuẩn bị một bài nói trước đám đông, đó là đừng bao giờ cố gắng học thuộc lòng toàn bộ nội dung của bài nói đó.
 

Nhiều người tin rằng khi mình nắm vững các kỹ năng nói, thì họ sẽ thành công. Tuy nhiên, cảm xúc lại đóng vai trò quan trọng hơn, cũng có thể nói tạo cảm xúc chính là một kỹ năng quan trọng nhất trong thuyết trình. Đạt được điều này rất đơn giản. Cũng như khi bạn biểu hiện niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, bạn sẽ kết hợp với nét mặt và ngôn ngữ cơ thể tương ứng, làm sao cho người đối diện có thể thấu hiểu được những cảm xúc này khi nhìn những động tác trên. Ngoài ra, kỹ năng sử dụng giọng nói cũng là một điều mà bạn nên học. Ví dụ, khi vui thì tốc độ giọng sẽ nhanh hơn, tông giọng sẽ cao hơn. Biểu cảm trong giọng nói là một trong những bí quyết tác động mạnh mẽ đến sự cảm thụ nội dung cần truyền đạt cho người nghe.

Ngoài những bí quyết như trên, điều quan trọng nhất là khi bạn nói về bất cứ điều gì, thì bản thân bạn phải có cảm xúc, sự hưng phấn và niềm mong muốn chia sẻ tất cả những thông tin đó một cách minh bạch cho người nghe thì bạn mới lan tỏa được cảm xúc đó một cách tự nhiên ra bên ngoài. Đến đây, nhiều người sẽ thắc mắc rằng : những yếu tố trên có phải do năng khiếu thiên phú của một số người nào đó, nếu tôi sẵn là người thiếu tự tin, thì làm sao tôi làm được những điều này? Vâng, phần tiếp theo đây chúng ta sẽ giải đáp ngay : làm sao để có được sự tự tin?

Rèn luyện sự tự tin trước đám đông

Làm thế nào để có được tự tin luôn là một trong những chủ đề nóng trong những khóa học kỹ năng. Thật ra, điều này vô cùng dễ dàng để đạt được, và nó là gốc rễ được gắn trên bằng "phần ngọn" là những kỹ năng điều chỉnh giọng nói, diễn tả ngôn ngữ hình thể.

Đầu tiên, bạn hãy hồi tưởng lại cách bạn tự tin nói chuyện, trình bày gần gũi với một người đồng nghiệp, hoặc một người bạn của bạn như thế nào. Lúc đó, bạn đã tin vào khả năng truyền đạt và thuyết phục ra sao? Khi bạn tự tin, bạn biết bạn là ai, và bạn hiểu người khác đánh giá bạn ra sao, bạn sẽ không sợ hãi đám đông. Khi bạn đặt niềm tin vào người nghe, bạn có thể thoải mái thể hiện ý tưởng của bản thân, đó là tự tin. Nói cách khác, nếu bạn luôn nghĩ mọi thứ về bản thân mình tích cực, và bạn tin rằng người khác cũng sẽ nhìn thấy được những điều tốt đẹp đó, thì bạn sẽ nâng cao được lòng tự tin.

Có một vài bí quyết nho nhỏ để tăng cường sự tự tin như sau : Thường khi tiếp xúc với một người không tự tin, khi ta đặt câu hỏi : "vì sao bạn lại thiếu tự tin?", sẽ nhận được những câu trả lời như "tôi sợ tôi không đẹp, tôi sợ tôi nói không hay, tôi sợ cái áo hôm nay không hợp với mình...". Hãy chuyển đổi tâm lý này bằng vài phút đứng trước gương trước khi đến buổi thuyết trình. Như vậy bước thứ nhất, hãy là người chu đáo để tin vào sức mạnh của bản thân mình trước. Vững lòng tin vào ngoại hình cũng là một nhân tố xúc tác mạnh đến quá trình xuất hiện trước đám đông.

Bước thứ hai, khi bước vào vị trí của người thuyết trình, bạn phải chắc chắn rằng tất cả những nội dung mình trình bày đã nằm trong đầu của bạn. Như đã đề cập ở trên, chúng ta không học thuộc lòng, mà là nắm vững một cách có hệ thống, theo đó, bất cứ câu hỏi nào đặt ra, bạn cũng có thể ứng phó tốt. Bạn có thể sử dụng mindmap (bản đồ tư duy) để làm hiệu quả hơn việc này. Từ đây, áp dụng những công cụ giọng nói và ngôn ngữ cơ thể, bạn sẽ có thể ngày một nâng cao khả năng trình bày tốt và truyền đạt được cảm xúc tự nhiên.

Đặt ra giá trị tác động đến người nghe

Có bao giờ bạn tự hỏi, vì sao có những người trở thành những diễn giả nổi tiếng, có thể thuyết trình về một vấn đề trước hàng ngàn người bằng tiếng Việt và các ngôn ngữ khác? Đó là bởi vì, mục tiêu của họ là mong muốn chia sẻ những giá trị nhất định đến cho người nghe trong bài nói của mình.

Theo quy tắc diễn thuyết của Diễn giả Quách Tuấn Khanh - một trong những diễn giả hàng đầu Việt Nam, thì thuyết trình cũng là một phương tiện truyền thông, và nhiệm vụ của người thuyết trình là hướng đến lợi ích chung của đám đông, chứ không phải để thể hiện thương hiệu cá nhân. Nên mục tiêu của một bài thuyết trình luôn là để khiến cho người khác thay đổi tốt hơn, hoặc để giải quyết vấn đề đó theo hướng tích cực.

Như vậy, bạn nên có sự tìm hiểu rõ ràng người nghe bạn là ai, họ cần gì, và điều gì tác động làm cho họ thay đổi. Một người khi đón nhận thông điệp thuyết trình, thì họ đón nhận người thuyết trình trước khi họ đón nhận thông điệp, nói đơn giản là khi người nghe có sự tin cậy vào bạn thì họ sẽ tin cậy vào những gì bạn trình bày, ngược lại, họ sẽ dễ dàng thiếu đồng tình hoặc tự tạo ra mâu thuẫn với thông tin của bạn.

Một mẹo nhỏ để có thể "xốc dậy" được sự chú ý của người nghe, khi họ chưa biết gì về bạn, thì bạn nên có bước đệm là giới thiệu về bản thân, thẩm quyền, và chuyên môn của bạn đối với vấn đề mà bạn sắp nói. Như thế, người nghe sẽ xác định được là họ có nên tin hoặc nên có thái độ như thế nào đối với những thông tin mà người thuyết trình sắp nói.

Nếu bạn làm tốt những điều này, thì dần dần, không chỉ kỹ năng thuyết trình trước đám đông của bạn được nâng lên, mà bạn còn gây dựng được thương hiệu cá nhân trong mắt người khác.



Kỹ năng thuyết trình
Cách thuyết trình hay khiến mọi người chăm chú nghe bạn nói
Cách thuyết trình bằng tiếng Anh
Bí quyết có bài thuyết trình hay
Làm sao để hết run khi thuyết trình
Cách thuyết trình ấn tượng
Cách trình bày slide bảo vệ luận văn khoa học nhất
Cách trình bày slide Powerpoint hoàn hảo nhất



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý