Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách lấy ráy tai an toàn cho bé

19/04/2015 12:49 PM
824

Lấy ráy tai cho con tưởng là việc đơn giản nhưng nếu không cẩn thận thì mẹ có thể làm thủng màng nhĩ của con.




CÁCH LÂY RÁY TAI AN TOÀN CHO BÉ



Có thể các bà mẹ rất am hiểu và kỹ lưỡng trong việc vệ sinh cơ thể cho bé, nhưng việc vệ sinh ở những “vùng kín” như đôi tai thì đa phần các mẹ đều chưa làm đúng cách. Với sự tư vấn của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Hữu Khôi, chuyên khoa Tai – Mũi – Họng bệnh viện Đại Học Y Dược, chuyên đề về vệ sinh tai sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về đôi tai của bé và các phương pháp vệ sinh tai hằng ngày hiệu quả, an toàn.

 

ve sinh

Các mẹ đã vệ sinh cho tai bé đúng cách?

Tất cả các bác sĩ chuyên khoa Tai – Mũi – Họng đều khẳng định: dùng tăm bông hay các dụng cụ khác đi vào sâu trong ống tai để lấy ráy tai cho bé là phương pháp vệ sinh tai sai lầm, không hiệu quả và dễ gây ra những nguy cơ đáng tiếc cho bé.

Do cơ chế hoạt động của đôi tai các bé là thải ráy tai ra ngoài ống tai một cách tự nhiên do đó các mẹ chỉ cần hàng ngày hay cách ngày, dùng khăn mềm thấm một chút nước ấm lau nhẹ vành tai bên ngoài của bé là đã có thể vệ sinh tai hiệu quả cho bé. Tuy nhiên, do những yếu tố môi trường xung quanh như ô nhiễm, tiếng ồn… có nhiều bé sẽ bị sản xuất ra nhiều ráy tai, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, đã bắt đầu hoạt động ở môi trường bên ngoài nhiều. Đối với những trường hợp này thì chỉ vệ sinh bên ngoài vành tai không thì vẫn chưa đủ để lấy hết ráy tai của bé vì còn rất nhiều ráy tai sẽ còn lưu lại bên trong ống tai, nếu không lấy ra thường xuyên sẽ gây khó chịu cho các bé.

Phương pháp đa số các mẹ dùng để lấy ráy tai là sử dụng tăm bông có thấm nước và đưa sâu vào ống tai của các bé. Thật ra đây là phương pháp vệ sinh tai không đúng cách và không hiệu quả. Khi đưa tăm bông vào sâu trong ống tai, ngay cả đối với những loại tăm bông nhỏ dành riêng cho các bé thì không thể nào có thể lấy hết ráy tai bên trong đôi tai của các bé ra được. Một phần ráy tai còn lại sẽ càng bị đẩy sâu vào trong ống tai sẽ gây tích tụ ráy tai hay đóng thành nút ráy tai lấp phía trước màng nhĩ.

Đối với các dụng cụ lấy ráy tai như đầu móc kim loại hay các vật nhọn khác thì càng tuyệt đối không nên sử dụng vì các dụng cụ này sẽ dễ làm xây xát lớp da ống tai mỏng manh, nhạy cảm của các bé, gây ảnh hưởng đến chức năng bài tiết ráy tai của ống tai. Tăm bông hay các dụng cụ lấy ráy tai khác còn mang lại nguy cơ trầy hay thủng màng nhĩ vì các bé còn nhỏ, chưa kiểm soát được hành vi, các bé rất dễ vùng vẫy khi các mẹ đang vệ sinh tai cho bé.

Để loại bỏ ráy tai thừa đáng ghét trong đôi tai của các bé, nhất là các bé từ 36 tháng tuổi trở lên, ngoài việc thường xuyên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau ngoài vành tai của bé, các mẹ có thể dẫn các bé đến phòng khám hay bệnh viện chuyên khoa Tai –Mũi – Họng để các bác sĩ có các dụng cụ và dung dịch vệ sinh tai chuyên môn vệ sinh tai một cách an toàn khi bé bị đóng ráy tai quá nhiều. Nếu bé có biểu hiện khó chịu, vò đầu bứt tai là lúc đó có khả năng bé đã bị đóng nút ráy tai, khi đó các mẹ không được tự ý gắp nút ráy tai mà vẫn phải đến bác sĩ có chuyên môn để xử lý.

Giải pháp đến bác sĩ có chuyên môn để lấy ráy tai cho bé là giải pháp an toàn nhất, tuy nhiên sẽ hơi phiền phức cho các mẹ khi phải vệ sinh tai cho bé thường xuyên. Tại các nước có nền y khoa phát triển như Pháp, Thụy Sĩ… các bà mẹ thường hay sử dụng những dung dịch vệ sinh tai có thành phần nước biển ưu trương có tác dụng làm tan rã ráy tai một cách tự nhiên mà không gây bất cứ tác động nào cho đôi tai của bé nếu sử dụng lâu dài.

Dung dịch vệ sinh tai dạng này đã có mặt ở các nhà thuốc Việt Nam có tên là Audispray Junior – xuất xứ từ Thụy Sĩ, là sản phẩm vệ sinh tai dành riêng cho các bé từ 36 tháng tuổi trở lên.

Các mẹ có thể tìm hiểu dung dịch vệ sinh tai an toàn, tiện lợi cho bé này trong bài kế tiếp: Giải pháp vệ sinh tai an toàn tiện lợi nhất cho bé

 

Những điều mẹ cần lưu ý khi lấy ráy tai cho con

Màng nhĩ là một màng phân chia giữa tai ngoài và tai giữa. Mhix có hình bầu dục, hơi lồi, giống như một hình nón với các phần rỗng của nón quay ra phía ngoài, và nghiêng một góc 30 độ so với đáy ống tai. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám hồng.  

Các mẹ nên biết rằng, màng nhĩ có chiều cao khoảng 9mm và rộng khoảng 8mm. Màng nhĩ mỏng chỉ như một tờ giấy vì vậy khi làm vệ sinh tai hoặc lấy ráy tai cho con mẹ phải hết sức cẩn thận để đề phòng trường hợp thủng màng nhĩ.


Thủng màng nhĩ vì mẹ không cẩn thận khi lấy ráy tai cho con 1
Những bất cẩn trong việc lấy ráy tai cho con sẽ để lại những hậu quả khôn lường. (Ảnh minh họa)

Các bác sĩ tai mũi họng cho biết, kể cả người lớn hay trẻ con thì đều phải cẩn thận khi dùng vật cứng, nhọn để lấy ráy tai vì đã có không ít tai nạn xảy ra. Thậm chí nhiều bà mẹ dùng bông tăm trẻ em để làm vệ sinh tai cho con mà đưa vào quá sâu khiến con thủng màng nhĩ cũng không phải là hiếm xảy ra.

Vì thế, khi vệ sinh tai cho con mẹ phải rất chú ý, không vừa ngoáy tai vừa chơi đùa, không để tự bé cầm tăm bông, chỉ nhẹ nhàng xoay tròn tăm bông để lau hết ráy ướt ở bên ngoài, tuyệt đối không cho vào sâu.

Trong trường hợp bé có ráy tai cứng, mẹ không nên dùng vật cứng để lấy ráy tai cho con mà có thể làm mềm ráy tai trước bằng cách nhỏ vài giọt nước muối sinh lý vào tai, đợi ráy tai mềm ra rồi lấy. Nếu ráy tai của bé nằm quá sâu trong tai thì mẹ không nên mạo hiểm, hãy đưa bé đến bác sĩ để nhờ lấy giúp.

Ngoài ra, có một điều quan trọng các mẹ cần lưu ý là trong trường hợp khẩn cấp khi thấy con bị chảy máu tai vì bất cứ nguyên nhân gì, không nên hốt hoảng mà phải bình tĩnh đưa con đến khám bác sĩ tai mũi họng để xem mức độ tổn thương đến đâu và tùy theo mức độ tổn thương tai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách giải quyết phù hợp.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Cách lấy ráy tai an toàn


www.lamsao.com


Không cần phải có những chiếc tăm bông, không cần phải tới bác sĩ, bạn vẫn có thể lấy ráy tai một cách đơn giản lại an toàn và không tốn kém.

1. Làm thế nào để ngăn chặn sự tích tụ ráy tai?

- Tránh sử dụng quá mức tai nghe hoặc tai nghe của iPod.

- Đừng đẩy ráy tai vào sâu hơn trong tai của bạn khi làm sạch.

- Ăn đầy đủ acid béo omega-3 trong chế độ ăn. Nếu tai của bạn khô và ngứa, thì có thể là do thiếu omega-3.

- Nếu bạn đeo máy trợ thính, hãy hỏi bác sĩ để kiểm tra thường xuyên trong tai của bạn xem có tích tụ nào không.
 
2. Những biện pháp tự nhiên để lấy ráy tai an toàn

Bạn có thể sử dụng biện pháp tự nhiên sau để loại bỏ sự tích tụ của ráy tai trong tai. Những phương pháp này không chỉ an toàn và hiệu quả, chúng lại có thể dễ dàng thực hiện và không tốn kém.

Sử dụng nước ô xi già

Các thành phần chính trong nhiều loại thuốc nhỏ để loại bỏ ráy tai là hydro peroxide. Bạn có thể sử dụng nước ô xi già để phá vỡ ráy tai và sự ùn tắc trong tai do ráy gây nên.

Để áp dụng biện pháp này, bạn có thể nhỏ mỗi ngày một lần và nhỏ trong ba ngày liên tiếp. Mỗi lần nhỏ đưa 3-4 giọt vào tai của bạn. Sau ba ngày, bạn rửa tai với nước ấm vô trùng.

Làm sạch các hốc tai trong bồn với chiếc đầu hơi nghiêng nghiêng để nước thoát ra  khỏi tai của bạn.

Dầu ô liu

Có một cách tự nhiên khác để làm sạch ráy tai là sử dụng dầu ô liu hoặc dầu trẻ em.

Làm dầu trở nên ấm bằng cách đặt chúng trong 1 chén nước nóng. Khi dầu trở nên ấm, bạn lấy một muỗng cà phê và nhỏ vài giọt vào trong tai.

Nghiêng đầu của bạn để dầu ấm chạy vào tai của bạn. Hãy để dầu ở lại trong tai của bạn khoảng năm phút. Sau đó, xả nước vào tai với một ống tiêm vô trùng chứa nước ấm áp và nghiêng đầu của bạn cho nước chảy ra hết.

Các loại thảo mộc

Có một số thảo dược bạn có thể làm để giảm hoặc loại bỏ tắc nghẽn cho tai của bạn. Một số các loại thảo mộc thông dụng nhất bao gồm gừng, trà và rễ cam thảo.



Cách lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh không làm tổn thương tai bé
Cách lấy ráy tau cho bé đúng cách
Bệnh về tai ở trẻ
Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sinh
Cách lấy ráy tai hiệu quả nhất
Cách chữa viêm tai giữa ở trẻ em



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý