Cách lấy hơi khi sinh con đúng cách

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách lấy hơi khi sinh con đúng cách

19/04/2015 12:49 PM
958

Ai cũng biết, thở và rặn đẻ đúng cách sẽ giúp cho cuộc chuyển dạ diễn ra nhanh hơn, sản phụ sẽ bớt mệt mỏi và ít đau đớn hơn. Nhưng thở và rặn thế nào mới đúng và hiệu quả? Sau đây chúng tôi xin giới thiệu với các bạn những cách thở đúng cho từng giai đoạn khác nhau của quá trình sinh con.






CÁCH LẤY HƠI KHI SINH CON ĐÚNG CÁCH

Rặn đẻ như thế nào là đúng cách?

Bài tập 1: Thở ngực chậm

Khi thấy cổ tử cung mở 2-6 cm, cơn co diễn ra trong khoảng 20-25 giây, tần số thưa, khoảng cách giữa các cơn co dài (khoảng 4-5 phút xuất hiện một cơn), bạn hãy thở ngực chậm để giữ sức và lấy nhiều oxy cho hai mẹ con.

Cách tiến hành: Bắt đầu cơn co, hãy hít thật sâu không khí qua mũi vào tận đáy phổi và thở ra bằng miệng để đẩy hết thán khí ra.

Nếu thực hiện đúng, bạn sẽ thở khoảng 9-11 lần/phút.

Bài tập 2: Thở ngực nông

Khi cổ tử cung mở 6-8 cm, các cơn co lúc này diễn ra mau hơn, mạnh hơn, kéo dài hơn (40- 50 giây/cơn), khoảng cách giữa các cơn khoảng 3 phút/ lần. Lúc này cơn đau tăng, nếu không ngồi được thì bạn có thể đứng.

Cách tiến hành:
• Khi bắt đầu cơn đau, hãy hít một hơi thật sâu qua mũi rồi thở ra bằng miệng.
• Sau đó thở ngắn qua miệng, nhịp thở ngắn dần theo mức tăng của cơn đau.
• Khi cơn đau đạt đỉnh điểm hơi thở nhanh, gấp, nối tiếp nhau.
• Khi cơn đau giảm, chuyển thở ngắn giống ban đầu.
• Hết cơn đau, hít thật sâu rồi thổi ra và cân bằng khí.
(Cách cân bằng khí: lấy hai tay chụm lại đặt dọc trước mũi miệng thổi dài hơi và hít không khí trong tay mình).

Khi tập thở kiểu này bạn sẽ cảm thấy hơi mệt, chóng mặt nhưng đây là hiện tượng sinh lí bình thường, không cần lo lắng.

Bài tập 3: Thở ngắn – nhanh – nông

Khi cổ tử cung đã mở 8- 10 cm, đầu thai nhi tụt xuống, làm chèn ép vào bàng quang, và trực tràng nên cảm giác đầu tiên của người mẹ là muốn rặn. Cơn đau dồn dập, rất mạnh (2-3 phút/cơn), cơn co kéo dài 50- 55 giây.

Khi này, bạn càng phải bình tĩnh hơn, thở để tránh rặn non có thể gây phù nề cổ tử cung gây khó khăn cho cuộc đẻ.

Cách tiến hành: Khi cơn co bắt đầu, hãy thở 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì thổi mạnh. Lặp lại 4 lần như vậy, lần thứ 5 thì hít vào, thổi ra từ từ. Sau đó cân bằng khí.

Lưu ý: Khi tập 3 bài tập trên, bạn cần áp dụng tư thế ngồi nghỉ của bà bầu đó là: Hai chân khoanh tròn trước mặt, không chân nào đè vào chân nào, đầu, lưng thẳng, hai vai xuôi, hai tay đặt nhẹ lên gối.

Nên ngồi tập nơi yên tĩnh và thoáng khí.

Bài tập 4: Thở khi rặn đẻ

Ngồi trên sàn, hai chân gấp lại thành hình chữ V ngược, hai bàn chân mở rộng, hai bàn tay luồn qua mặt ngoài đùi và ôm lấy đùi.

Khi bác sĩ thông báo đã đến lúc và yêu cầu rặn, bạn hãy hít một hơn thật dài, nín thở ngậm hơi trong mồm, và nhẩm chậm trong đầu từ 1 đến 7, đồng thời đưa hơi xuống kênh đẻ.

Chú ý khi rặn đẻ:
1. Cằm phải tì xuống ngực để dồn ép không khí xuống dưới, giúp đẩy thai nhi ra ngoài dễ dàng hơn.

2. Không được gào thét kêu la to làm mất sức và thiếu không khí cho cả hai mẹ con. Làm theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Duy trì sức lực và cách rặn khi sinh

Trong khi sinh, thai phụ phải dùng sức rặn đẻ để thúc thai nhi ra ngoài, đó gọi là sản lực.

Khi đầu thai nhi đã tụt xuống gần cổ tử cung, thai phụ phải lấy hơi để rặn thai nhi ra ngoài. Nắm chắc kỹ năng lấy hơi để rặn có thể làm cho việc sinh đẻ trở nên thuận lợi hơn. Để giữ sức và sử dụng sức khi sinh, thai phụ cần nắm chắc một số kỹ năng sau:

1. Tăng cường dinh dưỡng

Thời kỳ mang thai, thai phụ nên ăn nhiều thức ăn có chứa các thành phần protein, vitamin như lòng đỏ trứng gà, cá, thịt nạc, rau xanh, trái cây… Giai đoạn gần đến ngày sinh nên ăn những thực phẩm nhiều nhiệt lượng như đại mạch, bột mỳ, ngô, socola, mật…

2. Thoải mái tinh thần

Quan niệm trước đây cho rằng, khó sinh hay chảy máu quá nhiều khi sinh đều có nguyên nhân từ những yếu tố như đường sinh sản khác thường, ngôi thai không chuẩn, thai nhi dị thường, nước ối quá nhiều, nhau thai khác thường… Nhưng hiện nay, các nhà y học phát hiện ra rằng, mọi tâm trạng không tốt của phụ nữ mang thai cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó sinh.

Càng gần đến ngày sinh đẻ thì thai phụ càng phải tạo cho mình đời sống tinh thần vui vẻ thoái mái nhất. Thai phụ cần nghỉ ngơi, giải trí cho tinh thần thoải mái, ít quan tâm đến công việc bên ngoài, dành thời gian để trau dồi cho mình những kiến thức về sinh đẻ, không nên tỏ ra sợ hãi và yếu đuối như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến các cơn co tử cung. Thai phụ khi chuyển dạ, trước hết phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng cơn đau do co bóp tử cung, nên tự điều chỉnh tâm lí, tinh thần thư giãn, không nên sợ đau. Bởi vì lo sợ không làm giảm nhẹ cơn đau, ngược lại càng sợ đau thì càng đau.

Duy trì sức lực và cách rặn khi sinh - 1
Bà bầu nên hạn chế la hét khi chuyển dạ. (Ảnh minh họa)

3. Hạn chế la hét khi chuyển dạ

Khi một số sản phụ trong phòng sinh chuyển dạ, không thể chịu đựng được cơn đau do quá trình co bóp tử cung thì la to, hét lớn. Các thai phụ mong lấy việc la hét để giảm nhẹ cơn đau. Việc la hét liên tục này sẽ làm cho cơ thể và tinh thần thai phụ ở vào trạng thái căng thẳng cao độ trong thời gian dài và chỉ có hại chứ không có lợi đối với việc sinh đẻ.

4. Thở trong mỗi cơn co tử cung bắt đầu xuất hiện

Khi thấy các cơn co tử cung xuất hiện, sản phụ phải thở sâu để tăng lượng không khí vào cơ thể , giảm sự mệt mỏi của tử cung, giảm đau bụng cho các cơn co tử cung.

Khi các cơn co mạnh hơn, thai phụ phải thở sâu, sau đó lấy hơi để rặn ra, giữa các cơn co, thai phụ nên thả lỏng cơ thể. Chỉ cần chú ý giữ sức và biết cách dùng sức để rặn lúc sinh sẽ thuận lợi cho quá trình sinh nở.

5. Phối hợp nhịp nhàng với bác sỹ

Sự phối hợp nhịp nhàng giữa thai phụ và bác sỹ là vấn đề then chốt cho việc dùng sức rặn lúc sinh, cho nên thai phụ nhất thiết phải nghe lời hướng dẫn của bác sỹ và phối hợp tốt với bác sỹ, như vậy sẽ làm cho quá trình sinh nở được thuận lợi.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Một số cách giúp thai phụ sinh thường dễ dàng hơn


Một số cách giúp thai phụ sinh thường dễ dàng hơn - Mẹ mang thai - Những điều cần biết khi mang thai - Tập thể dục khi mang thai

Tập với bóng sinh thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho thai phụ

Việc làm này rất quan trọng nhằm giúp các mẹ bầu chuẩn bị tâm lý sẵn sàng khi lên bàn sinh và có một kỳ sinh nở tự nhiên thành công. Dưới đây là 12 bí kíp bà bầu nên nắm rõ:

1. Thư giãn

Thư giãn là cách tốt nhất để tiếp cận với việc sinh nở vì vậy việc thở đều sẽ giúp các cơ trong toàn bộ cơ thể được nới lỏng và thư giãn. Bạn nên có những bài tập thở trước khi sinh để không phải bỡ ngỡ khi những cơn đau đẻ bắt đầu. Hãy nhẹ nhàng đón nhận thời khắc chuyển dạ chứ đừng quá căng thẳng sẽ khiến bạn càng áp lực hơn.

2. Massage

Massage cũng là một biện pháp tích cực giúp các mẹ bầu sinh thường dễ dàng sinh nở hơn. Massage làm bạn cảm thấy thoải mái, giúp cơ thể điều hòa hơn. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên nhờ ‘ông xã’ thực hiện những bài massage trong thời gian mang thai hoặc đến lớp học massage để biết những khu vực nhạy cảm trên cơ thể. Khi xuất hiện những dấu hiệu chuyển dạ, các bác sĩ chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng trên những khu vực này cũng giúp bạn dễ dàng sinh nở.

Bên cạnh việc massage trơn, bạn có thể dùng dầu ô liu massage vùng đáy xương chậu trong giai đoạn cuối sinh nở sẽ giúp quá trình bé chào đời được dễ dàng hơn và các bác sĩ sẽ không cần dùng đến thủ thuật rạch âm hộ.

3. Tập thể dục với bóng sinh

Tập luyện thể thao với bóng sinh (loại bóng to, chuyên dành cho thai phụ) giúp giảm áp lực cho đôi chân, bụng, đồng thời giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà không mất nhiều năng lượng. Tập với bóng thường xuyên trước khi sinh rất có lợi cho thai phụ.

4. Thay đổi vị trí

Để là giảm mức độ những cơn đau đẻ khi chuyển dạ, bà bầu nên liên tục thay đổi vị trí đứng, ngồi khi chuyển dạ. Nhiều bà bầu thường nghĩ rằng việc di chuyển như thế sẽ càng làm đau thêm và nhỡ đâu bé bất ngờ chào đời. Trên thực tế, việc di chuyển sẽ giúp quá trình sinh nở được dễ dàng hơn và còn giúp các mẹ bầu đỡ đau.

5. Thôi miên

Đây là một phương pháp chữa bệnh mà bạn có thể tìm hiểu được trong thời gian mang thai. Nghiên cứu cho thấy liệu pháp này còn có tác dụng hơn cả chữa bệnh bằng thuốc. Những kỹ thuật chính của thôi miên là thở sâu có kỹ thuật, tập trung hình ảnh, thư giãn tinh thần. Bạn nên thực hiện phương pháp này với hướng dẫn viên hoặc tập với băng gi âm.

6. Ngâm mình trong nước

Khi xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ, bạn có thể ngâm mình trong bồn tắm chuyên dụng dành cho bà bầu. Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu, việc ngâm mình trong nước mang lại nhiều lợi ích tích cực như giảm khó chịu và thư giãn cơ bắp.

7. Uống nước

Khi chuyển dạ, bạn nên nhớ phải luôn đặt cạnh mình chai nước vì quá trình sinh nở cũng mất sức như bạn đang chạy trên một quãng đường dài. Phải thường xuyên uống nước để bù lại lượng mồ hôi đã tiết ra trong khi đau đẻ.

8. Sử dụng khăn lạnh hoặc nóng

Tiếp thêm độ lạnh hoặc nóng vào cơ thể giúp làm giãn các cơ và hồi sinh năng lượng trong quá trình chuyển dạ. Bạn nên đặt những chiếc khăn lạnh hoặc nóng trên lưng, cổ hoặc trán. Những chiếc khăn này cần được để vào tủ lạnh hoặc lò vi sóng trước khi sử dụng.

9. Một người thân

Một người thân (bạn tốt hoặc mẹ chồng, mẹ đẻ) có kinh nghiệm sinh nở cũng rất tốt khi bạn vào phòng sinh. Cô ấy sẽ giúp bạn có kinh nghiệm hơn trong việc rặn đẻ, kỹ thuật hít thở, lấy hơi và quan trọng hơn là truyền thêm sức mạnh cho bạn khi lâm bồn.

10. Không nên đến bệnh viện quá sớm

Đây là lời khuyên của hầu hết những mẹ đã có kinh nghiệm trong việc sinh nở. Đến bệnh viện quá sớm không giải quyết được việc gì, thậm chí còn khiến bạn mệt mỏi hơn vì quá đông đúc và trật trội. Dù vậy, bạn cần nói chuyện trước với bác sĩ trước khi quyết định bất cứ việc gì.

11. Nữ hộ sinh

Đây là người sẽ hỗ trợ bạn về mọi mặt để có một ca sinh nở thành công. Trước khi sinh 1 tháng, bạn nên liên hệ với một bệnh viện uy tín và tìm người hộ sinh cho mình. Bạn nên nói chuyện với họ trước để nữ hộ sinh nắm được tình hình hiện tại của bạn.

12. Đi bộ

Một việc làm đơn giản nhưng lại có tác dụng tích cực trong quá trình sinh nở. Đi bộ khi mới chuyển dạ sẽ giúp bạn thư giãn, điềm tĩnh và làm giảm thời gian sinh nở. Nhiều phụ nữ kể lại rằng họ đã từng đi bộ cùng chồng quanh bãi đỗ xe, vòng quanh hành lang bệnh viện, dạo phố trong đêm khuya để việc sinh nở được dễ dàng hơn.



Ăn gì để sinh con trai theo ý muốn
Ngày rụng trứng sinh con trai
Ăn gì để sinh con trai
Bí quyết sinh con gái
Sinh con như ý muốn
Sinh con trong nước những điều cần biết
Làm thế nào để sinh con trai?




(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý