Cách rèn luyện tư duy tích cực cho cuộc sống bình an

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách rèn luyện tư duy tích cực cho cuộc sống bình an

19/04/2015 12:51 PM
1,205
inShareCuộc sống ngổn ngang trăm mối khiến chúng ta đôi khi rơi vào trạng thái stress đầy lo âu và phiền muộn. Cần làm gì để có thể vượt qua những khó khăn này? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn một chiếc chìa khoá,mở cánh cửa Bình an và Hạnh phúc cho riêng mình. 





 


CÁCH RÈN LUYỆN TƯ DUY TÍCH CỰC CHO CUỘC SỐNG BÌNH AN


“Thật may mắn vì tôi cũng đã từng có được những tháng ngày hạnh phúc” hoặc “Chúng tôi đã có một thời thật đẹp”.

Tư duy tích cực mang đến sự bình an và thăng hoa cho tâm hồn. Đó là hướng của những người biết cách sống, biết cách yêu thương và biết cách tha thứ cho mình và cho người... Để rồi một ngày khi gặp lại, bạn tôi có thể cười với nàng bằng một nụ cười chúc phúc thay vì ngoảnh mặt đi với sự tức giận vì quá khứ.

 

“Hãy nhìn phần nửa đầy của ly nước, thay vì nửa vơi”

1. Tư duy tích cực là gì?

Tinh thần và thể xác luôn là hai thứ song hành cùng nhau để giúp chúng ta sống và làm việc, vui chơi và giải trí, nói chung là giúp chúng ta tồn tại trong thế giới này. Bạn biết rằng để có một cơ thể khỏe mạnh, ta phải ăn và uống, chính xác hơn, ta phải ăn và uống những thứ bổ dưỡng cho cơ thể. Do đó thực phẩm bổ dưỡng là thức ăn cần thiết cho cơ thể ta. Vậy còn tinh thần của chúng ta, thì cần “thực phẩm bổ dưỡng” gì?

Đó chính là những “suy nghĩ tích cực”.

Vậy suy nghĩ hay tư duy tích cực là gì?

Có thể hiểu một cách ngắn gọn về tư duy tích cực như sau:

Một đầu óc tích cực luôn đề cập đến sự vui sướng, hạnh phúc, lành mạnh và kết quả thành công trong mọi tình huống, mọi hành động.
(A positive mind anticipates happiness, joy, health and a successful outcome of every situation and action).

Phân loại tư duy

Người ta thống kê rằng mỗi ngày trí óc ta sản sinh ra khoảng 30.000 đến 50.000 ý nghĩ. Trong con số khá lớn này, liệu có bao nhiêu ý nghĩ là có ích và bao nhiêu đã làm mất năng lượng một cách vô ích? Để phân loại chúng, người ta chia ý nghĩ thành bốn nhóm:

Tư duy Tích cực: Là những suy nghĩ có lợi không những cho mình mà cho cả người khác như: tự tin, lạc quan, yêu thương, bao dung, đoàn kết…
Tư duy Tiêu cực: Là những suy nghĩ làm tổn hại đến mình và đến người khác như: tự ti, ganh tỵ, mặc cảm, ích kỷ… “May mà tôi không vớ phải cô ta!” cũng thuộc nhóm câu “Nho trên cành còn xanh lắm!” có lợi cho mình, nhưng không có lợi cho người khác (vì cô ấy đang bị bạn nói xấu).

Tư duy Lãng phí: Là những suy nghĩ “rác”, nghĩ vơ vẩn về những gì đã qua hoặc chưa đến làm tiêu hao năng lượng và mất thời gian của hiện tại.

Một thí sinh trong phòng thi mà lại mơ tưởng đến chuyến đi nghỉ sắp tới hay tưởng tượng thầy giám thị tặng cho đáp án thay vì tập trung vào làm bài thì thật là đang tư duy lãng phí.

Tư duy Cần thiết: Là những suy nghĩ cần thiết về công việc đang phải làm, đang phải giải quyết. Như thầy cô giáo thì phải suy nghĩ về bài giảng, diễn viên suy nghĩ cách nhập vai hay người hùng thì phải nghĩ cách chứng minh điều đó...

Lối tư duy góp phần quyết định chất lượng cuộc sống của mỗi chúng ta.
Tất cả các ý nghĩ sinh ra dù cần thiết hay không, dù tiêu cực hay tích cực thì nó cũng làm ảnh hưởng đến cảm xúc, lời nói và hành động. Và vô hình trung nó cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tốt hoặc xấu đến chúng ta tùy theo điểm xuất phát của nó thuộc loại tư duy nào. Mối liên hệ giữa chúng có thể được biểu diễn bằng lược đồ sau:
 
Một ví dụ: Chồng của Ly hôm nay về muộn. Hai cách phỏng đoán sau đây của Ly sẽ mang tới những kết quả trái ngược nhau.

Cách một: Chắc là lại đi uống rượu với bạn bè? Hay đi hẹn hò với cô thư ký? Hay bị tai nạn xe?…

Cơ thể: nét mặt thể hiện sự lo lắng, căng thẳng, lời nói cáu gắt, đứng ngồi không yên, gọi điện cho hàng xóm, bố mẹ, bạn bè và khi chưa có kết quả thì bất an và giận dữ.

Các mối quan hệ: hàng xóm, bố mẹ và bạn bè cũng bị bận tâm và suy nghĩ về vấn đề của gia đình Ly.

Bầu không khí: trong nhà trở nên căng thẳng, bức bối và nặng nề.

Cách hai: Có lẽ cơ quan có việc đột xuất! Hay gặp gỡ bạn bè để tạo mối quan hệ! Hay về thăm bố mẹ bên ấy!

Chúng ta không bàn về lý do thật sự tại sao chồng Ly về muộn, nhưng rõ ràng là với cách nghĩ tích cực này thì Ly đã không tự tạo một áp lực gì cho mình và cho xung quanh ít nhất là trong khoảng thời gian trước khi chồng về.

Đó là lý do vì sao chúng ta dễ dàng cảm nhận được sự tươi vui ấm cúng khi đến những gia đình hạnh phúc ngược lại sẽ thấy khó chịu và ngột ngạt với bầu không khí thường xuyên xung đột, thiếu vắng sự thương yêu.

Hoặc bạn có thể dễ dàng thấy sự ảnh hưởng tâm trí hoàn toàn khác nhau giữa bầu không khí tại một thánh đường, một thiền viện so với bệnh viện hay một nhà lao.

Nếu nhận thức đúng sự ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của tư duy đối với tự thân và môi trường xung quanh, phải chăng chúng ta cũng cần như các doanh nghiệp uy tín ngày nay, phải cho sản phẩm ý nghĩ qua giai đoạn kiểm tra chất lượng (KCS) trước khi nó thể hiện bằng lời nói và hành động. Cuộc sống sẽ rạng ngời biết bao khi các ý nghĩ của ta đều mang tên “tích cực”.

2. Tại sao phải tư duy tích cực?

Trên thế giới, người ta thường nói:

Tạm dịch:

Bạn là cái bạn nghĩ. Bạn cảm thấy cái bạn muốn

Câu trên mang ý nghĩa rằng: những suy nghĩ bên trong (inner thoughts) của bạn sẽ điều khiển bạn trở nên cái bạn mong muốn.

- Nếu bạn nghĩ rằng bạn là một người bất tài, vô dụng thì quả thật bạn sẽ ngày càng trở nên bất tài và vô dụng.

– Nếu bạn cảm thấy rằng cơn bệnh cúm bạn đang mắc phải là hết sức nặng nề và mệt mỏi, bạn sẽ ngày càng mệt mỏi và suy sụp với cơn cảm cúm này.

– Nếu bạn thấy rằng ông Hiệu trưởng của trường bạn thật khó ưa và đáng ghét thì mỗi lần gặp mặt vị Hiệu trưởng đó, chỉ càng làm bạn thấy muốn bệnh hơn.

Cuộc sống hàng ngày của mỗi người luôn bị điều khiển bởi các suy nghĩ nội tại dù chúng ta có ý thức hay không có ý thức về điều đó. Do đó, từ những suy nghĩ nội tại, những quan điểm cá nhân khác nhau, sẽ dẫn đến các kết quả khác nhau: - Có người luôn vui vẻ và năng động, nhưng cũng có người luôn mệt mỏi và buồn chán.
- Có người cảm thấy việc học hỏi là thú vị, nhưng cũng có người thấy việc học hành là một hình phạt ngạt thở.
- Có người cảm thấy thất bại thật đáng giá vì đem lại nhiều bài học, nhưng cũng có người cảm thấy thất bại là kết thúc mọi thứ.

Do đó, hãy tự hỏi chính bản thân bạn rằng: bạn muốn sống cuộc đời như thế nào? Buồn chán và ảm đạm? Vui vẻ và lành mạnh? Ngập trong stress? Luôn cáu kỉnh và bực bội? Bạn hãy quyết định cho cuộc đời mình.

Theo nhiều nghiên cứu, suy nghĩ tích cực đem lại cho bạn rất nhiều ích lợi:

– Đạt được các mục tiêu bạn đặt ra và đạt được sự thành công trong cuộc sống.
- Đạt được thành công nhanh hơn và dễ hơn.
- Vui vẻ hơn.
- Nhiều năng lượng sống hơn.
- Sức mạnh nội tại của bạn sẽ ngày càng mạnh hơn.
- Có khả năng thôi thúc và truyền cảm hứng cho bạn và những người xung quanh.
- Khả năng vượt quá khó khăn và stress trong công việc và cuộc sống sẽ được nâng cao.
- Ngày càng tự tin vào bản thân hơn.
- Cuộc sống sẽ mỉm cười và trao tặng cho bạn nhiều cơ hội hơn.
- Những người xung quanh sẽ ngày càng tôn trọng bạn hơn.
- Những người có suy nghĩ tích cực thường là những người thành công trong những hoàn cảnh bình thường, và chính họ cũng thường là những người còn sống sót trong những tình huống khó khăn, nguy hiểm của cuộc sống.

Được rồi, tôi biết tất cả những điều trên rồi, vậy tôi muốn suy nghĩ tích cực thì phải làm sao?

Xin mời bạn qua phần thứ 3 của bài viết này.

3. Làm thế nào để tư duy tích cực?

Như phần trên đã đề cập, chính suy nghĩ nội tâm của bạn đã điều khiển cuộc đời bạn. Do đó, điều trước tiên bạn cần làm để trở thành một người có tư duy tích cực là thay đổi những suy nghĩ bên trong của bạn. Hãy tận dụng mọi cơ hội để biến các suy nghĩ tiêu cực trở thành các suy nghĩ tích cực.

Trước tiên, bạn có thể làm quen với mô hình 3C (Commitment, Control and Challenge – Cam kết, Quản lý và Thử thách)

Cam kết: đặt ra một cam kết tích cực cho bản thân bạn, cho việc học hành của bạn, cho công việc của bạn hoặc cho bất cứ việc gì khác và hãy thực hiện việc đó một cách nhiệt tình và say mê.

Ví dụ:

– Tôi sẽ tập thể dục vào mỗi sáng để tăng cường sức khỏe cho mình.
- Tôi sẽ học cách dùng PowerPoint cho bài giảng của tôi vào học kỳ này.
- Tôi sẽ quan tâm và giúp đỡ ít nhất một học sinh trong lớp trong năm học này.
- Tôi quyết tâm dành một ít thời gian đọc truyện cho cô con gái nhỏ của mình trước khi con đi ngủ.

Quản lý: luôn tập trung đầu óc của bạn vào những việc quan trọng và có ý nghĩa. Đưa ra các mục tiêu và tính ưu tiên cho mỗi việc bạn nghĩ và làm. Hãy luôn thành thật với bản thân, kiểm tra xem bạn đã làm được gì và chưa làm được gì trong các mục tiêu đã đề ra.
Luôn giữ đầu óc hướng đến các suy nghĩ tích cực, mỗi khi phát hiện các suy nghĩ tiêu cực đang bắt đầu xâm chiếm đầu óc mình, hãy nhanh chóng thay thế chúng bằng các suy nghĩ tích cực.
Do đó, hãy luôn theo sát sức khỏe tinh thần và thể chất của bạn.

Thử thách: Hãy can đảm thay đổi những thói quen, suy nghĩ tiêu cực của mình mỗi ngày. Hãy tập cách nhìn việc học và những sự thay đổi là các cơ hội cho bạn. Hãy thử làm điều khác điều mình vẫn làm thường ngày, hãy nhìn ra nhiều lựa chọn khác nhau cho mỗi sự việc.

Ví dụ:

- Đi từ công sở về nhà bằng một con đường khác, đi bộ thay vì đi thang máy.
- Thay vì đưa thẳng em học sinh nghịch ngợm trong lớp đến giám thị như mọi hôm, hãy kêu em lại nói chuyện sau giờ học.
- Thay vì luôn tránh xa máy vi tính vì thấy nó phức tạp hay rắc rối, hãy nhờ một đồng nghiệp chỉ mình cách bật máy tính lên, chỉ mình cách dùng chuột và bàn phím máy tính.

Bạn càng nhận ra rằng đứng trước một sự kiện, một con người, bạn càng có nhiều “góc nhìn” thì bạn sẽ càng thoải mái hơn và có nhiều “lựa chọn” để quyết định hơn. Và hãy nhớ, luôn lựa chọn mặt tích cực của vấn đề.

Bên cạnh mô hình 3C, bạn còn có thể tham khảo một số lời khuyên sau:

- Học cách thúc đẩy và khuyến khích bản thân.
- Học cách phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề, các kỹ năng sáng tạo.
- Học cách thư giãn và tự thưởng công cho mình.
- Xem các bộ phim hay và có yếu tố tích cực, nghe các bài nhạc vui vẻ, thưởng thức những bức ảnh đẹp.
- Trao đổi nhiều hơn với người khác.
- Hãy kết giao với những người có suy nghĩ tích cực và tránh xa những người luôn có những suy nghĩ tiêu cực và u ám.
- Hãy luôn mỉm cười, nhiệt tình và dễ mến.
- Hãy luôn nhìn vào mặt tích cực của một vấn đề. (Hình ảnh nữa ly nước gợi cho bạn về suy nghĩ: Ly nước đã vơi đi một nữa hay ly nước chỉ mới đầy một nữa? Cơn cảm cúm này là một thứ đáng ghét hay nó là cơ hội để bạn thư giãn và nghỉ ngơi?)
- Luôn tìm ra ít nhất một điểm đáng học hỏi từ những đồng nghiệp xung quanh.
- Luôn tích cực làm việc hết mình, tránh để ứ đọng công việc từ ngày này sang ngày khác.
- Hãy tự tin vào bản thân mình trong công việc và cuộc sống.
- Nếu gặp khó khăn và không vượt qua được, hãy hỏi nhờ sự giúp đỡ từ những người giàu kinh nghiệm hơn.
- Cuối cùng hãy ghi nhớ câu: You are what you think. You feel what you want.


Stress và cách giảm thiểu stress bằng tư duy tích cực

Ngược lại với tư duy tích cực, cách suy nghĩ tiêu cực cũng mang lại những hậu quả không nhỏ.

“Tiêu cực” không chỉ gồm những suy nghĩ không có lợi cho mình và không có lợi cho người khác. Một cách nhìn nhận sai lệch quy luật cuộc sống hoặc không dám chấp nhận sự thật cũng có thể được xem là tiêu cực. Chứng STRESS (trầm cảm) chính là một hậu quả điển hình của những các ý nghĩ tiêu cực.

Stress của dây đàn là giai đoạn căng quá mức của nó trước khi bị đứt. Kết quả cuối cùng của sự giải thoát khỏi stress là hoặc là điều chỉnh lại độ căng hoặc là để cho nó đứt. Người không muốn thoát hoặc không biết cách thoát khỏi nó một cách đúng đắn nhất thì có thể gọi là người tiêu cực.

 Áp lực thật nhiều và đa dạng, và hầu hết chúng ta thường cho rằng áp lực là do môi trường hoặc hoàn cảnh đem lại. Nhưng mức độ STRESS do một áp lực tạo ra sẽ là lớn hay nhỏ, trầm trọng hay nhẹ nhàng lại được quyết định phần nhiều bởi cái cách chúng ta “hứng đòn”. Không có tiếng vỗ của một bàn tay, STRESS lớn lên khi chúng ta không còn đủ năng lượng (sức mạnh nội tâm) để đáp trả cái gọi là “áp lực” trong cuộc chiến đấu mà chúng không hiểu đối thủ là ai.

Vì vậy mức độ Stress mà một người phải chịu đựng có thể được xác định bằng công thức sau:

Nhìn vào công thức trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng mình có thể giảm STRESS cho bản thân nếu giảm được áp lực phải gánh chịu và tăng sức mạnh nội tâm.

Chúng ta có thể giảm bớt hoặc loại bỏ một số áp lực về quá khứ hay về tương lai chẳng hạn. Nhiều những chuyện không hay đã qua rồi nhưng chúng ta vẫn ôn đi ôn lại để rồi cảm thấy ray rức, hối tiếc hay thù hận đến mức không muốn hoặc không thể thoát ra được. Và với tương lai cũng vậy…

Các bạn tôi nói rằng những điều tôi vừa chia sẻ đều là lý thuyết. Đúng là như thế! Vậy thì hãy vận dụng nó để xây dựng cuộc sống đẹp và chất lượng hơn. Vấn đề còn lại là thời gian và sự chiêm nghiệm cuộc sống của từng người. Trong thời gian chờ đợi đến khi chúng ta ngộ ra và sống hết mình bằng những loại tư duy đều mang tên “tích cực”, tôi xin chia sẻ với các bạn một phương pháp giảm STRESS bằng “Nguyên tắc S.O.S ” sau đây:
 

Khi không thích một kênh truyền hình nào đó đang xem thì chúng ta sẽ làm gì? Sẽ chuyển sang kênh khác hoặc là tắt đi. Khi trên đường gặp một vụ kẹt xe?

Chúng ta sẽ dừng lại, quan sát xem chuyện gì đang xảy ra, nếu có thể qua được thì chúng ta sẽ tiếp tục đi về phía trước, nếu không thì quay lại hay tìm một con đường khác. Hãy xử lý tương tự như thế với STRESS. Luôn ghi nhớ rằng bạn luôn có ít nhất một chọn lựa khác. Hãy dừng lại, tạm thời tách mình ra khỏi mớ rối rắm đó, quan sát trên tầm rộng hơn, thoáng hơn, khách quan và lạc quan hơn. Cuối cùng là chọn lựa, hành động và sẵn sàng chịu trách nhiệm với sự chọn lựa đó.

Ngoài ra tôi cũng xin mách nhỏ với các bạn một phương pháp để tăng sức mạnh nội tâm để có thể “chiến đấu tốt” với áp lực bên ngoài đó là luyện tập yoga và thiền định. Những bài tập Yoga sẽ giúp tăng cường sức khỏe, cân bằng tâm lý, tự tin và yêu đời hơn. Và Thiền định là một bước cao hơn, khi bạn tập Yoga đến mức thuần thục thì Thiền định là một bước tiến cuối cùng mà các Yogi không thể bỏ qua. Thiền định sẽ giúp bạn tự chủ hơn, mở rộng cánh cửa yêu thương trong tâm hồn và tiến gần đến chân lý sống. Tuy nhiên tôi vẫn mong bài viết này không có ý nghĩa gì với các bạn cả vì điều đó có nghĩa là các bạn đang sống thực sự hạnh phúc và hoàn toàn tích cực theo công thức riêng của mình.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Tư Duy Tích Cực Tạo Thành Công

Suy nghĩ tích cực hay tiêu cực đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống mỗi con người.

Nếu bạn suy nghĩ tích cực, sẽ cho kết quả tích cực. Ngược lại, suy nghĩ tiêu cực sẽ đưa bạn đến điều bạn không muốn.

Tập trung chú ý vào những mặt tiêu cực sẽ tạo điều kiện cho bạn dễ cáu gắt vì những chuyện vặt.

Điều này đặt sự chú ý của bạn vào tất cả những gì sai lầm với bản thân bạn và với cả thế giới này, và làm cho bạn có cảm giác bất ổn.

Sự tập trung vào những mặt tiêu cực tạo ra năng lượng tiêu cực mình cứ tạm gọi là nuôi dưỡng những cách ứng xử tiêu cực.

Nó nhắc nhở bạn về những rắc rối, những khó khăn và bất lợi.

Nó làm cho bạn cảm thấy bực dọc và tạo điều kiện dễ dàng cho bạn trở nên hay chỉ trích và dễ phản ứng.

Chỉ một phút thôi, hãy nghĩ lại xem có biết bao nhiêu lần  bạn thường xuyên tính toán, theo dõi hoặc bị ám ảnh bởi những chuyện sai lầm hoặc không vừa ý trong một ngày nào đó.

Những điều như : bỏ quên chìa khóa ở đâu đó,  mạng internet quá chậm, mất vé xe, máy tính quá chậm.v.v…

Cuộc sống đầy những lỗi lầm và những điều không hài lòng.

Chỉ đơn giản là vì có quá nhiều việc để có thể thực hiện và quan tâm đến,  để có thể tránh mọi lỗi lầm và mọi việc đến một cách hoàn hảo.

Để duy trì được một tâm trạng thăng bằng, bạn phải dễ dãi với chính mình và chấp nhận những khuyết điểm trong thực tế.

Thật ra, nếu bạn có thể làm tất cả mọi việc đều hoàn hảo và mọi việc xảy ra đều hài lòng, hẳn là cuộc sống sẽ thật sự chán ngắt.

Tuy nhiên, khi bạn nghĩ đến những gi tốt đẹp đã làm hoặc đã xảy ra, điều này giúp bạn hướng sự chú ý trở về những điều tốt đẹp trong chính bản thân mình.

Nó nhắc nhở về năng lực và thiện chí của bạn.

Nó tạo điều kiện để bạn có thể dễ dãi với bản thân mình và chấp nhận những sai lầm vặt vãnh đã mắc phải hoặc  những vấn đề không hài lòng trong cuộc sống.

Ví như bạn thấy bỗng nhiên mạng internet hôm nay sao chậm quá, và sau đó bạn phàn nàn một mình hoặc nổi nóng lên…

Những điều đó không mạng lại gì cho bạn ngoài sự lãng phí thời gian tập trung vào nó và “khóc như một đứa trẻ” .

Bạn nên nghĩ rằng, có một mạng internet tệ còn hơn là không có, biết ơn và cám ơn vì bạn có nó.

Bằng không, nó sẽ rất là khó cho  bạn trao đổi thông tin với quốc tế một cách miễn phí.

Đừng tập trung vào mặt tiêu cực như người nghèo…

Người nghèo chỉ nhìn vào những mặt tiêu cực trong tất cả mọi thứ và diện lý do tại sao họ không thể làm điều đó…

Thay vào đó, người giàu nhìn vào tình hình tương tự và tìm kiếm những cơ hội …

Bởi vì họ có một thói quen suy nghĩ tích cực.

Khi bạn ở trường hoặc nơi làm việc…hãy chú ý kỹ những người xung quanh bạn… khi có một vấn đề… tất cả mọi người đổ lỗi cho người khác và tìm đường thoát ra…họ chỉ tập trung vào vấn đề.

Một người giàu có thì khác… khi họ vướng vào một vấn đề họ không lãng phí thời gian tập trung vào “vấn đề” và khóc về điều đó, họ trở thành một nhà lãnh đạo và bắt đầu tìm kiếm câu trả lời và giải pháp cho vấn đề.

Bạn hãy tập luyện để trở thành một người giải quyết vấn đề và không phải là một “em bé khóc” như mọi người khác!


Những Cách Để Bạn Sống Tích Cực & Yêu Đời


Sống tích cực luôn là mục tiêu của nhiều người, tuy nhiên thực hiện được điều đó không phải là dễ dàng. Bạn có bao giờ cảm thấy mình chán nản, thất vọng và không ngừng tỏ ra bi quan? Bạn nghĩ rằng để sống tích cực  là điều không dễ dàng. Tuy nhiên, bạn có thể vượt qua điều đó bằng việc học hỏi những cách để sống tích cực hơn.

Hãy vẽ ra trong trí mình bức tranh tích cực!


“Nếu bạn vẽ ra trong trí mình một bức tranh về những ước vọng sung sướng và rạng rỡ thì bạn đặt mình vào một tình huống thuận lợi dẫn đến những mục đích của mình.” - Norman Vincent Peale

Sống Tích Cực Giữa Thời Đại Ngổn Ngang


Chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng trở nên phức tạp và mâu thuẫn, đầy tức giận và sợ hãi, phân cực nhưng lại hoàn toàn phụ thuộc lẫn nhau.

Vậy thì, làm thế nào để chúng ta có thể kiểm soát được nhiều hơn nữa số phận của mình giữa ngổn ngang những khó khăn thách thức và quá ít câu trả lời rõ ràng như thế này?

Niềm Lạc Quan & Thái Độ Tích Cực Tạo Thành Công


Câu chuyện về một bà mẹ đơn thân nuôi ba đưa con trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng lúc nào cũng hướng đến một tương lai tươi sáng, một cuộc sống tốt đẹp hơn bằng hành động kiên trì, ý chí và nỗ lực không ngừng.

Hãy Sống Tích Cực & Nghĩ Về Những Điều Tốt Đẹp!


Khó khăn và thử thách là những điều không thể tránh khỏi trong cuộc sống này! Bạn suy nghĩ và phản ứng như thế nào khi gặp chúng? Câu chuyện về con chim ó, coi dơi và con ong nghệ sau đây sẽ hé lộ cho bạn nhiều điều bất ngờ!

Hãy biến nỗi lo thành động lực vươn lên trong cuộc sống!


"Có đối diện với những thử thách khó khăn, bạn mới thấy cuộc đời mình là một công trình lớn lao, một sự trưởng thành, và bản thân bạn hoàn toàn có khả năng đương đầu với số phận nghiệt ngã." - Osho

Cheese Group - Website kỹ năng hàng đầu Việt Nam - Danh mục bài viết Tư Duy Tích Cực Để Hạnh Phúc & Thành Công - P1

Napoleon Hill “Duy Trì Trạng Thái Tích Cực Để Thành Công”

Napoleon Hill từng là cố vấn cho hai đời tổng thống Mỹ: Willsons và Roosevelt. Đặc biệt là ông đã có nhiều kinh nghiệm về thành công mà chúng ta cần biết và vận dụng đối với bản thân mình.

Nghị lực phi thường của Người Đàn Ông Kì Diệu

Một câu chuyện có thể làm thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của bạn vào cuộc sống, tin vào những điều thần kì chỉ có trong chuyện cổ tích và tiếp thêm nguồn sức mạnh lớn lao để bạn vững bước vượt qua các thử thách trong cuộc đời này!


Cách Đơn Giản Rèn Luyện Tư Duy Tích Cực


Tư duy tích cực có mối quan hệ mật thiết với sự tự tin và là một yếu tố quan trọng giúp bạn tự lên tinh thần cho chính mình đặc biệt là khi khó khăn liên tục ập đến còn bạn thì đã sẵn sàng đầu hàng.

Khi bạn nghĩ rằng mọi chuyện đang xấu đi và rằng mình sẽ thất bại, suy nghĩ đó sẽ ảnh hưởng đến mọi thứ và có xu hướng trở thành sự thật. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn đang phấn đấu để đạt được thành công hoặc đang kêu gọi sự hỗ trợ của mọi người giúp bạn thành công. Suy nghĩ của bạn sẽ quyết định bạn thành công hay thất bại. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng những suy nghĩ đó luôn “ủng hộ” bạn.

Tư duy tích cực còn giúp bạn phác hoạ một tương lai tươi sáng mà bạn muốn theo đuổi. Khi bạn kì vọng một kết quả tích cực, bạn sẽ quyết định tích cực hơn và ít khi giao phó kết quả cho số phận hay sự may mắn. Một phác hoạ sinh động về con đường thành công, cùng với một suy nghĩ lạc quan chính là cầu nối giữa khát vọng và hành động.
 

tu-duy-tich-cuc

Và bây giờ, chúng ta hãy cùng làm 5 điều sau để rèn luyện tư duy tích cực:

    Hãy ý thức suy nghĩ của bạn. Hãy viết những suy nghĩ trong một ngày ra giấy .
    Hãy thay thế bằng những tư tưởng lạc quan.
    Phác hoạ một bức tranh gồm những ý tưởng và kế hoạch đã đề ra nhằm đạt mục đích cuối cùng.
    Sáng tạo ra những khẩu lệnh hoặc câu nói mà bạn có thể lặp đi lặp lại hàng ngày vì chúng sẽ nhắc nhở bạn điều gì bạn muốn đạt được và lý do tại sao.
    Hãy tập cách suy nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.

Nghĩ tích cực liên tục cho đến khi nào bạn có thể hành động và suy nghĩ lạc quan mới thôi.



Giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực
Những sao Việt học giỏi nhất với thành tích cực khủng
Chăm chỉ học tập, tích cực động não
Cách loại bỏ suy nghĩ tiêu cực
Làm sao để hết lo âu hồi hộp,


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý