cách giải tỏa bực mình tốt nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

cách giải tỏa bực mình tốt nhất

19/04/2015 01:00 PM
972

Cuộc sống rất thú vị nhưng đôi lúc bạn lại cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, căng thẳng. Bạn làm gì để xả stress lúc này?




Cách giải tỏa stress hiệu quả trong cuộc sống

- Một ngày nào đó bạn cảm thấy căng thẳng vì thiếu ngủ, công việc quá tải, stress nặng nề dường như không còn kiểm soát được cảm xúc của mình. Thay vì “bó tay” để bản thân bị trầm cảm, bạn hãy học cách đối diện với cảm xúc tiêu cực để tìm cách giải tỏa stress bằng những động thái tích cực sau :

Ngồi thiền

Cách giải tỏa stress hiệu quả trong cuộc sống.

Thiền chỉ lấy đi của bạn 15-30 phút mỗi ngày mà thôi và đây thực sự được xem là công cụ hữu hiệu cần thiết cho tinh thần của mỗi người. Ngồi yên lặng và đầu óc thư giãn, thoải mái và đầu óc chỉ tập trung vào hơi thở. Đây là khoảng thời gian yên bình trong ngày, nó sẽ giúp bạn tĩnh tâm và lấy lại thăng bằng trong cuộc sống.

Tính sáng tạo

Hãy thử xem tính sáng tạo và óc hài hước của bạn đến đâu nhé. Bạn có thể tạo niềm vui cho mình bằng những cách như vẽ tranh, tô tượng, nặn những con vật ngộ nghĩnh bằng đất sét hoặc sâu những chuỗi hạt thành nhiều kiểu và nhiều màu sắc khác nhau...

Nghệ thuật và nghề thủ công này rất thú vị đồng thời làm giảm bớt căng thẳng rất nhiều đấy.

Đọc sách

Chẳng hạn truyện cười hoặc tiểu sử của một người nổi tiếng mà bạn hâm mộ có thể truyền cảm hứng cho bạn yêu thích cuộc sống hơn

Biểu lộ cảm xúc

Khi còn nhỏ, bạn thường được dạy rằng có một số hành vi không thể chấp nhận được như con trai không được nói nhiều, con gái lớn không được khóc… Tuy nhiên hãy nghĩ thoáng hơn một chút, rằng cảm xúc chỉ là những phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể, nên nếu cần thì biểu hiện nó ra. Buồn thì cứ khóc, vui thì cười, hoặc chia sẻ mọi chuyện với bạn thân, đừng để cảm xúc dồn nén quá.

Nghe một vài bản nhạc giao hưởng

Cách giải tỏa stress hiệu quả trong cuộc sống.

Cách giải tỏa stress hiệu quả

Bạn hãy mở nhạc, tốt nhất là nhạc không lời hay giao hưởng. Trong lúc nghe nhạc thở nhẹ nhàng, tốt hơn cả là thở bụng, có thể ngồi ngả người trên ghế bành hoặc nằm kê 2 chiếc gối thật thoải mái trong căn phòng không sáng quá. Chỉ cần nơi thoáng mát, mở quạt nhè nhẹ. Huyết áp bạn sẽ trở về bình thường và ổn định.

Điều chỉnh sự kỳ vọng

Nếu bạn đang cố gắng trở thành người mẹ hoàn hảo và làm theo tất cả những lời khuyên của mọi người thì bạn rất dễ bị thất vọng. Thay vì như thế, hãy đánh giá lại những lời khuyên ấy và làm những gì mà bạn cảm thấy thực tế có lợi cho gia đình. Như thế bạn sẽ cảm thấy dễ thở và hài lòng với những gì mình đang có hơn.

Khi thấy áp lực, hãy tìm cách thoát khỏi nơi đó

Việc chăm sóc con cái khiến bạn cảm thấy bực bội, đau đầu? Lời khuyên cho bạn là hãy để chúng ngủ, hoặc làm bất kỳ những gì chúng thích trong vòng 20 phút. Trong thời gian đó bạn đi sang phòng khác, đi tắm, gọi điện cho một người bạn hoặc ngồi đọc một quyển tạp chí vui vẻ. Hãy làm bất kỳ điều gì giúp bạn cảm thấy thoải mái, an lòng, từ đó suy nghĩ tích cực sẽ đến.

Học cách chấp nhận

Bạn cảm thấy bực bội về hành động nào đó của lũ trẻ trong nhà? Lúc này thật bạn cảm thấy thật khó kiềm chế cảm xúc. Nhưng nếu bạn biết học cách chấp nhận hành vi của con cái, xem nó là hành động tinh nghịch, trước đây mình đã từng làm thế thì bạn sẽ thoải mái hơn và dễ dàng đối thoại với con cái để chúng làm theo ý mình. Thay vì nói “Con phải làm theo cách khác” thì hãy nói “Đây là cách mà con của chúng ta đã làm”. Bằng cách này, bạn đã thiết lập lại suy nghĩ của mình từ thái độ chờ đợi sự thay đổi thành thái độ chấp nhận, sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.

Gọi cho bạn bè

Hãy nhấc máy lên và gọi cho cô bạn thân để nói ra những lo lắng của bạn thay vì lúc nào cũng giữ những điều bực mình trong lòng. Đó là một cách làm giảm stress hiệu quả mà có thể bạn sẽ được những lời khuyên có ích từ bạn bè.

Chuẩn bị bữa ăn cho gia đình

Cách gi���i tỏa stress hiệu quả trong cuộc sống.

Thật thú vị khi nhắc đến các món ăn bởi vì có thể thức ăn là nguồn gốc của sự buồn chán. Ví dụ những món ăn ngon bạn thích lại là thức ăn làm bạn tăng cân nhiều nhất. Lo lắng ăn hay không ăn cũng khiến bạn đủ mệt rồi phải không?

Vậy tại sao lại không học hoặc chuẩn bị những món ăn được khuyên là tốt cho sức khoẻ để nấu cho gia đình mình nhỉ? Thay đổi khẩu vị và được nấu ăn cho những người thân yêu không chỉ giúp bạn hạnh phúc hơn, mà mọi người trong gia đình bạn cũng thấy ấm cúng hơn trong tình yêu thương, quan tâm của bạn đấy.

Vận dụng ngôn từ và thỏa sức tưởng tượng


Thông qua trí tưởng tượng, rèn luyện tư duy liên tưởng như tưởng tượng đển khung cảnh bạn đang nằm trong bồn tắm, nghe nhạc không lời, thả lỏng cơ thể, hồi phục năng lượng, bạn sẽ cảm thấy tinh thần thư giãn, bình yên hơn.

Giải pháp hỗ trợ.

Bạn hãy liệt kê ra những áp lực của cuộc sống, Một khi viết ra, bạn sẽ kinh ngạc phát hiện ra, nếu giải tỏa từng áp lực một, thì cái gọi là áp lực có thể dần biến mất trong bạn.

Hãy khóc khi muốn

Chuyên gian tâm lý học cho biết, khóc có thể giải tỏa áp lực tâm lý và làm giảm căng thẳng. Kết quả từ kiểm tra huyết áp ở người trưởng thành cho thấy, sau khi phân thành 2 nhóm huyết áp bình thường và huyết áp cao, 87% trong số người có huyết áp bình thường đã từng khóc, còn số người huyết áp cao cho biết chưa từng khóc qua. Vì vậy, tình cảm con người thể hiện ra bên ngoài sẽ có lợi hơn nhiều việc giữ trong lòng.

  Đọc sách để giải tỏa buồn bực

Khi du lịch trong thế giới các cuốn sách, mọi buồn phiền lo lắng và đau khổ sẽ theo đó quên đi. Việc đọc sách giúp bạn cởi mởi hơn, quên đi căng thẳng áp lực.

Ôm cây

Trong một số công viên ở Úc, vào buổi sáng bạn sẽ nhìn thấy không ít người đứng ôm các thân cây to. Đây là phương pháp giúp họ giải tỏa bớt áp lực. Theo nghiên cứu, hành vi này giúp bạn giải tỏa  hormone hạnh phúc, khiến bạn có tinh thần thoải mái, nhiệt tình. Ngoài ra, sự tương ứng của adrenaline này giúp stress biến mất.

Tập thể dục

Ở Pháp, mới xuất hiện các trung tâm thể thao tiêu khí. Các hướng dẫn viên trong trung tâm sẽ dạy bạn cách la hét, xoắn khăn, đánh gối, đập ghế… những vận động làm tiêu hao lượng lớn khí huyết. Trong các trung tâm này, trên dưới trái phải được che kín bằng những tấm bọt biển giúp bạn thỏa sức vùng vẫy.

Xem phim kinh dị

Các chuyên gian của Anh kiến nghị, áp lực công việc bắt nguồn từ ý thức trách nhiệm. Lúc này, bạn cần sự khuyến khích, cổ vũ. Thay vì thông qua các biện pháp thư giãn để khắc phục căng thẳng, hãy khích lệ bản thân đối diện với căng thẳng đó như việc xem một bộ phim kinh dị!

 Ngửi mùi hương

Ở Châu Âu và Nhật Bản, phổ biển một liệu pháp chữa trị mang tên hương liệu. Nữ giới rất ưa chuộng liệu pháp này bởi chúng được làm từ cỏ cây, hoa lá và tinh dầu của những thực vật có mùi hương quyến rũ. Mùi hương có thể thông qua thần kinh khứu giác, kích thích xích đạo của hệ thống tế bào thần kinh, rất hiệu quả trong việc giảm áp lực tâm lý.
Ăn vặt

Ăn vặt mục đích không phải là thỏa mãn nhu cầu đói trong dạ dày, mà có tác dụng loại bỏ xung đột trong tim và giảm thiểu căng thẳng.

Mặc quần áo cũ ưa thích

Mặc bộ quần áo cũ yêu thích và mặc thêm một chiếc áo rộng rãi, áp lực của bạn vô hình chung được giảm nhẹ. Bởi khi mặc quần áo cũ khiến ta có cảm giác thời gian được quay ngược, chìm đắm trong quá khứ, cảm xúc được phục hồi và tâm lý bạn cũng dần tốt lên.

Quan sát vật nuôi

Một bài kiểm tra tâm lý cho thấy, khi một người đang căng thẳng quan sát vật nuôi của mình như cá đang bơi lội trong bồn khiến họ vô ý bước vào thế giới của chúng và lãng quên tâm trạng bực bội của mình.


Điều cuối cùng là...

Hãy viết suy nghĩ của bạn, những điều bạn chán ghét nhất là gì ra một tờ giấy. Sau đó cất nó vào trong một cái hộp và quên hết mọi buồn phiền, đồng thời lập kế hoạch cho ngày mai và quyết tâm thực hiện nó.

Sau khi thực hiện 15 điều trên, bạn sẽ thấy cuộc sống không đáng chán như lúc đầu bạn nghĩ đâu. Hãy khám phá và tận hưởng những điều tuyệt vời mà cuộc sống mang lại nhé.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Bí quyết chế ngự cơn giận dữ


Giận dữ, cáu gắt thường là một biểu hiện trạng thái cảm xúc tự nhiên của cuộc sống mà bất cứ ai trong chúng ta không ít thì nhiều đã từng mắc phải. Tuy nhiên, nếu để cơn giận vượt khỏi tầm kiểm soát, điều đó hoàn toàn không tốt cho đời sống tinh thần của bạn. Cơn giận dữ bùng phát đồng nghĩa với khả năng quản lý cảm xúc của bạn thật kém cỏi. Học cách điều tiết cơn giận dữ của mình hoàn toàn không dễ chút nào và đó cũng là lý do chúng tôi gửi đến bạn những gợi ý sau để có một cuộc sống dễ chịu hơn.

Nhận định cơn giận dữ.

Đa số mọi người đều không nhận ra cơn giận dữ của mình khi họ đang nổi cáu. Sự thật thì giận dữ chỉ là một cảm xúc thứ yếu – kết quả là sự sợ hãi, bối rối của một người khi họ bị bắt nạt, đe dọa hay có những bất ổn từ tâm lý thần kinh. Cơn giận sẽ bộc phát hoàn toàn một khi bạn không thể giải quyết những vấn đề tâm lý trên. Khi nhận định một cách rõ ràng các yếu tố tạo nên sự giận dữ của mình, bạn sẽ thấy rằng vấn đề bắt nguồn từ yếu kém trong cách điều tiết cảm xúc của bạn, chứ không phải lỗi của một ai khác. Biết được điều này đồng nghĩa với việc có thể giải quyết ổn thỏa cơn giận dữ hay không là trách nhiệm của bạn. Việc chịu đựng, chứa chấp cơn giận dữ trong thời gian dài sẽ càng lúc càng khiến bạn trở nên nóng nảy và khó gần hơn. Khi cơn giận dữ không được kiềm chế kịp thời..

. Cố gắng hít thở sâu.


Khi bạn đang ở đỉnh của "núi lửa", cơn giận dữ trong người bạn đang sôi sục và dâng trào, hãy dành ra ít nhất một khoảng thời gian để cố gắng hít thở sâu. Điều này nghe có vẻ dễ dàng đấy, tuy nhiên, trong lúc giận thì hiếm có ai đủ tỉnh táo để nhớ được cách kiểm soát cảm xúc hiệu quả này. Hãy cố gắng dành thời gian để bình tâm và trầm lặng nhằm nghĩ một cách thông suốt về những gì đang diễn ra. Bạn có thể tự đếm nhẩm từ 1 đến 10 như một câu thần chú đơn giản làm tan biến những xung đột đang xảy ra trong tâm trí. Những nhịp thở chậm, đều đặn là cách để các cơ bắp đang căng cứng của bạn có dịp nghỉ ngơi, thư giãn. Dù phương pháp điều hòa hô hấp này có thể không xua tan ngay lập tức, nhưng ít nhất, nó cũng giúp bạn tạm thời kiểm soát sự bực bội của mình.

Hóa giải cơn giận dữ.

Hãy học cách giải quyết mọi chuyện trong hòa bình, tránh những xung đột không cần thiết khi cơn giận dữ xảy ra. Hãy nghĩ về nguyên nhân tạo nên sự bực tức của bạn một cách cụ thể, rõ ràng để có hướng xử lí thích hợp nhất. ...mọi thứ sẽ rất dễ bị đổ vỡ. Lấy ví dụ, khi cấp trên cố tình lơ là, phớt lờ những nỗ lực trong công việc của bạn. Thay vì tranh cãi một trận kịch liệt với anh ấy và kết quả là bị đuổi việc, hãy cố gắng nỗ lực làm việc nhiều hơn nữa. Tất yếu, mọi người xung quanh sẽ nhận thấy những đóng góp hiệu quả nhưng thầm lặng và bị “lãng quên” của bạn. Sớm muộn gì rồi "sếp" cũng sẽ nhận thức được và ghi nhận công sức lao động của bạn một cách thích đáng. Bằng cách này, bạn đã tự tạo cho mình nhiều động lực để hoàn thành công việc tốt hơn thay vì cứ mãi đấu tranh tốn sức với “sếp”.

Cơn giận dữ đôi khi bắt nguồn từ những đố kị, ghen tuông thông thường. Khi cô bạn gái không trả lời cuộc gọi lúc nửa đêm của mình, bạn cảm thấy tự ái cá nhân nổi lên và từ đó, những dấu hiệu rạn nứt cho mối quan hệ yêu thương giữa bạn và nàng dần hình thành. Cách tốt nhất để giải quyết cơn giận dỗi nhất thời này là việc tham khảo ý kiến của một người thứ 3 – một ý kiến hoàn toàn khách quan. Khi trình bày câu chuyện với người thứ 3 này, bạn sẽ có dịp suy xét lại cốt lõi của vấn đề và từ đó sẽ tìm ra những khiếm khuyết tuy nhỏ nhặt nhưng lại dễ gây hiểu lầm không đáng có





Làm sao để anh ấy nghe lời mình?
Làm gì sau khi cãi nhau với chồng để xả stress hiệu quả?
Im lặng sau khi cãi nhau? Nên hay không?
Cách kiềm chế nóng giận
Kiểm soát cơn tức giận bằng cách nào?
Cách giữ bình tĩnh xua tan căng thẳng



(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý