Ý nghĩa của biểu tượng Google Chrome

seminoon seminoon @seminoon

Ý nghĩa của biểu tượng Google Chrome

19/04/2015 01:00 PM
1,069

Google Chrome là một trình duyệt web miễn phí, được phát triển bởi Google, sử dụng nền tảng V8 engine. Dự án mã nguồn mở đứng sau Google Chrome được biết với tên gọi Chromium

Phiên bản beta chạy trên Microsoft Windows được phát hành ngày 2 tháng 9 năm 2008 với 43 ngôn ngữ. Với sự ra đời của phiên bản ổn định chính thức 1.0.154.36 vào ngày 11 tháng 12, đã kết thúc giai đoạn thử nghiệm này. Đến tháng 6 năm 2011, trình duyệt này đã trở thành trình duyệt thông dụng thứ ba trên toàn cầu. Chỉ sau Firefox và Internet Explorer và chiếm khoảng 16,5% thị phần trình duyệt web thế giới. Phiên bản Chrome cho hệ điều hành Mac OS X và Linux được phát hành vào tháng 6 năm 2009

Ngày 21 tháng 5 năm 2012, Google Chrome chính thức vượt qua Internet Explorer và trở thành trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới. Theo thống kê của StatCounter, Chrome đã có một thị phần khoảng 32,8%, trong khi Internet Explorer chỉ có 31,7% (tính theo số lượt truy cập trong tuần từ 14 tháng 5 đến 20 tháng 5)
 

Phiên bản đầu tiên

Một phiên bản thử nghiệm beta dành cho hệ điều hành Microsoft Windows đã được phát hành vào ngày 2 tháng 9 năm 2008 với 43 ngôn ngữ. Ngay sau khi ra mắt, Google Chrome đã nhanh chóng chiếm lĩnh được gần 1% thị trường trình duyệt. Google cho biết những phiên bản chạy trên các nền tảng khác và các ngôn ngữ khác sẽ sớm được ra mắt.

Ngày 3 tháng 9, một bài tin tức trên trang Slashdot hướng sự quan tâm đến một đoạn trong các điều khoản dịch vụ của phiên bản beta đầu tiên này, dường như thừa nhận Google có bản quyền với mọi nội dung được truyền tải thông qua trình duyệt Chrome. Đoạn câu hỏi được thừa kế từ những điều khoản dịch vụ chung của Google.Trang tin The Register thì khái quát hóa đoạn nội dung đó với câu "Tác quyền của bạn tan thành mây khói" (Your copyright goes up in smoke).  Vào cùng ngày, để đáp lại sự chỉ trích này, Google cho biết những ngôn từ được sử dụng trong đó là do mượn từ các sản phẩm khác, và tuyên bố loại bỏ đoạn câu hỏi đó khỏi các điều khoản dịch vụ.Google cũng lưu ý thay đổi này sẽ được "áp dụng với cả những đối tượng người dùng đã tải Google Chrome từ đó trở về trước

Phiên bản đầu tiên của Google Chrome đã vượt qua được 2 bài kiểm tra Acid1 và Acid2, nhưng không qua được bài kiểm tra Acid3; tuy nhiên, nó lại đạt điểm 78/100, tức là cao hơn cả 2 trình duyệt Internet Explorer 7 (14/100) và Firefox 3 (71/100) và chỉ thấp hơn Opera (85/100). Còn khi so sánh với các phiên bản thử nghiệm hoặc beta tương đương của các trình duyệt khác, Chrome có điểm số thấp hơn Firefox (85/100), Opera (91/100), và Safari (100/100), nhưng vẫn cao hơn Internet Explorer (21/100).
 

Thiết kế

Các mục tiêu chính trong thiết kế của Google Chrome là an toàn, tốc độ và ổn định nhưng đơn giản so với các trình duyệt đã có. Bên cạnh cũng có sự thay đổi lớn về giao diện người dùng. Chrome được biên dịch lại từ 26 thư viện mã nguồn khác nhau lấy từ Google và các bên thứ ba như Netscape.

Giao diện người dùng:

Giao diện sử dụng chính gồm một các nút Back (quay lại trang trước), Forward (chuyển tiếp), refresh (nạp lại), Bookmark (quản lý các địa chỉ yêu thích), Go, option (tùy chọn) và nút cancel option (hủy bỏ tùy chọn). Nút tùy chọn tương tự như Safari, trong khi vị trí của nút cấu hình thì tương tự trong Internet Explorer 7 và 8. Nút nhấn minimize, maximize và close được thiết kế theo phong cách của Windows Vista.

Khi cửa sổ trình duyệt Chrome chưa mở rộng tối đa (maximize), các thẻ (tab bar) hiển thị dưới thanh tiêu đề của cửa sổ. Khi mở rộng tối đa, thanh tiêu đề biến mất và được thay thế hoàn toàn bởi các thẻ được đặt ở trên cùng của màn hình. Không giống các trình duyệt khác như Internet Explorer hay Firefox có chế độ toàn màn hình giúp giấu đi toàn bộ các thành phần của hệ điều hành, Chrome chỉ có thể mở rộng tối đa giống như một cửa sổ ứng dụng thông thường. Do đó, thanh task bar, system tray và start menu vẫn chiếm vùng không gian vào mọi lúc, trừ khi nó được cấu hình để tự động ẩn.

Tương tự các phiên bản mới nhất của trình duyệt Firefox và IE cho phép người dùng điều chỉnh toàn bộ kích thước hiển thị của một trang web, Chrome chỉ cho phép thu nhỏ kích thước chữ mà thôi. Do đó, một trang web với độ rộng 800 pixel thì vẫn là 800 pixel rộng khi người dùng thu nhỏ nó lại. Chỉ có chữ hiển thị chịu ảnh hưởng của việc phóng to/thu nhỏ.

Chrome đã thêm phần Gears để thêm các tính năng cho người phát triển mà có thể trở thành chuẩn web mới, cơ bản để xây dựng các ứng dụng web (và hỗ trợ việc offline).

Chrome thay thế trang chủ (homepage) của trình duyệt thành một tab mới được hiển thị với tên New Tab Page. Nó hiển thị các hình thu nhỏ của chín trang web bạn hay ghé thăm nhất cùng các trang bạn hay tìm kiếm, các bookmark gần đây và các tab vừa đóng. Tính năng này xuất hiện lần đầu tiên trong trình duyệt Opera.

Thanh Định hướng (Omnibox) là một hộp chứ địa chỉ URL ở đầu mỗi tab, được xây dựng giống thanh định hướng của Opera. Nó bao gồm chức năng autocomplete, nhưng chỉ autocomplete các địa chỉ URL đã được nhập bằng tay trước đó (chứ không hiển thị toàn bộ các link), các gợi ý tìm kiếm (search suggestions), trang được ghé nhiều nhất, các trang nổi tiếng và các từ khóa đã được tìm kiếm trong history. Bộ máy tìm kiếm có thể được chụp bởi trình duyệt khi sử dụng thông qua giao diện người dùng bình thường bằng cách nhấn phím Tab.

Các cửa sổ popup sẽ "nằm trong tab mà từ đó nó đến" và sẽ không hiển thị ra ngoài tab ngoại trừ khi người dùng rê nó ra ngoài. Cửa sổ popup sẽ không chạy trong tiến trình riêng của nó.

Chrome sử dụng bộ máy render WebKit từ nhóm Android. Giống hầu hết các trình duyệt khác, Chrome được kiểm tra nội bộ trước khi phát hành ra ngoài với các bài test đơn vị, "tự động kiểm tra giao diện người dùng và các hành động của người dùng thông qua các đoạn script" và fuzz testing, cũng như các bài test của bộ WebKit (Chrome vượt qua lần test này tới 99%). Trình duyệt mới được kiểm tra một cách tự động qua chục trang trên tổng số hàng ngàn trang web thường được truy xuất theo bộ máy đánhs ố của Google trong vòng 20-30 phút.

Các thanh Tab là thành phần chính của giao diện Chrome và được đưa lên trên cùng của cửa sổ hơn là đặt ở dưới thanh điều khiển (tương tự Opera). Điều thay đổi này tạo nên sự đối lập với các trình duyệt đã tồn tại đều dựa vào cửa sổ chứa tab. Tab (bao gồm cả trạng thái của chúng) cũng có thể di chuyển qua lại với nhau. Mỗi tab có một bộ điều khiển của riêng nó, bao gồm thanh Omnibox.

Mặc định, Chrome không có thanh trạng thái hiển thị giống như các trình duyệt khác hay đặt ở phía dưới cửa sổ. Nhưng, khi con chuột di chuyển trên một đường link, địa chỉ của đường link đó sẽ xuất hiện ở dưới phía dưới bên trái của trình duyệt.

Ngày 3 Tháng 4 2013, Google thông báo rằng Chrome sẽ rẽ nhánh thành phần WebCore của WebKit để tạo động cơ bố trí riêng của mình gọi là Blink trên phiên bản Chrome 28 trở đi. Mã nguồn và cấu trúc cơ bản của Blink sẽ được xây dựng trên cấu trúc hiện tại của WebKit, đon giản hóa các dòng mã lệnh từ bộ nguồn Webkit.


Google Chrome 11 ra mắt với biểu tượng và tính năng mới

Với mục đích thể hiện sự đơn giản của trình duyệt web Chrome, Google đã quyết định thay đổi biểu tượng cho trình duyệt của mình.
“Google Chrome giúp người dùng duyệt web dễ dàng hơn, với giao diện được đơn giản hóa tối đa và không lộn xộn, do vậy, chúng tôi đã quyết định làm mới biểu tượng của Chrome để thể hiện tính chất đơn giản hóa này” – Steve Rura, một nhân viên đồ họa của Google cho biết.
Với giao diện được cách điệu hóa và đơn giản hơn, bỏ đi các hiệu ứng màu sắc cũng như độ bóng, thay đổi từ phong cách 3D xuống còn 2D, biểu tượng mới của Chrome trông khá giống với các biểu tượng của các ứng dụng đã từng xuất hiện cách đây… vài chục năm.
 
Biểu tượng mới và cũ của Chrome

Tuy nhiên, sự thay đổi này của Google lại đón nhận được sự chào đón từ phía cộng động người dùng. Nhiều người cho rằng, đơn giản nhưng nhiều ý nghĩa, đó mới chính là phong cách của Google.
Ngoài sự thay đổi về biểu tượng, phiên bản Beta 11 của Chrome đã được xuất hiện, với nhiều tính năng mới. Đặc biệt, với sức mạnh của HTML5, giờ đây, Chrome đã cho phép người dùng có thể nhập nội dung vào trình duyệt bằng… giọng nói.
“Hôm nay, chúng tôi đã nâng cấp lên phiên bản beta mới, với nhiều tính năng mới, đặc biệt dành cho những nhà phá triển ứng dụng. Sau khi hợp tác với nhóm phát triển HTML Speech Incubartor Group, chúng tôi đã API (giao diện lập trình ứng dụng), hỗ trợ nhập dữ liệu bằng giọng nói thông qua HTML5” – Satish Sampath, kỹ sư phần mềm của Google viết trên blog chính thức của Chrome.
“Với API này, các nhà phát triển có thể xây dựng các ứng dụng web, có khả năng chuyển đổi giọng nói thành văn bản. Khi một trang web sử dụng tính năng này, người dùng có thể điều khiển bằng cách nói vào microphone. Âm thanh ghi được sẽ gửi đến server để giải mã, sau đó văn bản sẽ được tự động gõ trên trang web”.
“Tính năng này thực sự sẽ hữu dụng trên các thiết bị di động (smartphone hay tablet). Trong tương lai, tính năng này có thể thay thế chuột và bàn phím như cách thức để điều khiển và nhập dữ liệu trên trình duyệt” – Sampath cho biết thêm.
Hiện Google Chrome có khoảng 120 triệu người dùng trên toàn thế giới.


(St)


Cách download trên google chrome đơn giản nhanh chóng
Cách khắc phục lỗi của Google Chrome cực nhanh
Cách chọn theme cho google Chrome cực nhanh
Hacker tuổi teen đột nhập bảo mật của Google Chrome
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý