Cách hiểu người khác tốt nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách hiểu người khác tốt nhất

19/04/2015 01:01 PM
207

Qua tiếp xúc với một người nào đó, bạn có thể biết được tính cách của họ thông qua giọng nói, nụ cười và những cử chỉ khi nói chuyện nếu để ý đến những điều sau đây.





Thấu hiểu bản thân và người khác như thế nào?

.

thau hieu ban than va nhung nguoi xung quanh nhu the nao Thấu hiểu bản thân và người khác như thế nào?


Giọng nói:

- Người xảo quyệt: thường có cử chỉ và sắc mặt thay đổi nhanh chóng như một diễn viên. Ăn nói chậm chạp như muốn nuốt từng câu nói, vì họ đang cần lời nói khéo léo, tìm cách ứng xử thích hợp với môi trường chung quanh. Họ thuộc người gian manh, lừa đảo, có nhiều âm mưu, và lúc nào cũng giả nhân giả nghĩa, thích nịnh hót mọi người.

- Kẻ tiểu nhân: có dáng đi rón rén, thường chậm chạp theo cung cách tiến thối lưỡng nan. Khi nói chuyện môi dính không thấy hở răng, giọng nói nhẹ và rụt rè nhưng không rõ ràng. Khi nhìn đối tượng, không dám nhìn trực diện.

- Kẻ lừa đảo: tiếng nói rổn rảng, đầy tự tin, nhằm áp đảo đối tượng; nhưng tròng mắt lúc đó dường như muốn lồi ra, đôi tay nắm chặt lại, vì họ dùng nhiều nghị lực, sự can đảm để làm tốt vai diễn, nhưng nếu gặp người có nhân điện mạnh đưa mắt bắt gặp, tức khắc họ hạ giọng nói và cáo lui.

- Khi nói chuyện với người khác, ngón tay cái đút vào các ngón khác, là người có tính keo kiệt, bủn xỉn.

- Vừa nói vừa hoa tay: bộc trực, ít suy nghĩ.

Nụ cười:

- Người khôn ngoan ít cười, nếu cười thường cười mỉm.
- Người dễ dãi hay thiếu thận trọng, gì cũng cười.
- Người có tâm hồn khoan dung, độ lượng, có tài xã giao có nụ cười kín đáo, nhưng cởi mở, có cặp mắt thường mở to mỗi khi có niềm vui đến.
- Người lỗ mãng hay cười hô hố, rất to, ấn át mọi thứ.
- Người biển lận rất ít khi cười, khi cười lại như nấc (khúc khích)
- Người đa dâm cười bằng ánh mắt và môi cười nhoẽn không thành tiếng.
- Người thiếu xét đoán : hay cười không đâu vào đâu.
- Hay khinh người : thường có nụ cười ruồi.

Trên đây thuộc về hình thần lẫn khí chất, còn một vài nơi trong thân thể không thể không nói đến như :

Qua cử chỉ:

- Người ích kỷ , cơ hội: rất khó khám phá vì họ luôn dè dặt, thường tỏ cho mọi người nghĩ họ là đứng đắn. Nhưng có điểm sơ hở hay lắng tai nghe ngóng như quên mọi điều chung quanh, lại có tính đa nghi không tin ai

- Người gian manh: luôn có đôi mắt xếch, tròng mắt thường ngó láo liên, tư thế ngồi thường co cụm, rút vai, rụt cổ, tai vểnh.

- Người bất chánh: càng khó hơn người cơ hội nói trên, nếu mọi người không có nhận xét về lời nói, vì họ thường tỏ ra nhút nhát, rụt rè; tuy nhiên tính tình những người này thường kiên định, không thỏa hiệp, khi nói đôi mắt luôn cúi xuống, như tỏ vẻ khúm núm, nhún nhường, tự ti.

- Người trung trực: luôn có cử chỉ tự nhiên trong cách ăn nói, đi đứng và thường tỏ vẻ tầm thường trước đám đông.

- Người kiêu căng: dáng đi lúc nào cũng ngả ra sau, mắt mở to nhìn lên cao, khi chào chỉ bằng cách nhún vai, trả lời trống không, khô khan nhưng bén giọng, sau đó là thái độ kẻ cả, giọng nói như bề trên nói với kẻ dưới quyền.

- Người kém thông minh : vẻ mặt hay nhăn nhó, tính không hoạt bát, nói năng thường ấp úng

7 bước để thấu hiểu con người

Trong kinh doanh cũng như quản lý doanh nghiệp, thấu hiểu đối thủ, đối tác hay cộng sự của mình là điều tối quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của bạn. Kuboyama Nisei - giáo sư chuyên dạy phương pháp đàm phán tại đại học Harvard chia sẻ các bước hữu ích để đoán biết và thấu hiểu con người.





Không có bất cứ nguyên tắc nào để đoán biết thực sự tính cách của  con người, dù là 7, 70 hay 700 bước. Nếu thật sự đoán biết con người đơn giản như vậy thì thế giới không còn điều gì thú vị nữa. Nhưng dù sao một số bước căn bản sau đây có thể giúp ích cho bạn:


Bước 1: Chăm chú lắng nghe

Hãy lắng nghe cả điều người ta nói lẫn cách họ nói. Mọi người thường có xu hướng nói nhiều hơn họ muốn. Bạn hãy tạm ngừng nói – một khoảng yên lặng sẽ khiến mọi người nói nhiều hơn sau đó.


Bước 2: Quan sát tích cực


Bạn đã bao giờ xem một chương trình đối thoại hay phỏng vấn trên truyền hình và thốt lên: “Ồ, người này đang lo lắng quá!” hoặc “À ha, câu hỏi đó khiến anh ta lúng túng!”?


Rõ ràng, bạn không cần phải đọc sách về ngôn ngữ cơ thể để có thể hiểu những cử chỉ hay động tác nhất định. Cách ăn mặc cũng phản ánh nhiều nét tính cách của một con người.

Bước 3: Nói ít hơn

Làm như vậy, tự nhiên bạn sẽ biết nhiều hơn, nghe nhiều hơn, thấy nhiều hơn và ít mắc sai lầm hơn. Nếu bạn muốn nói thì thay vì phát biểu gì đó, hãy đặt câu hỏi!

Bước 4: Xem xét lại ấn tượng ban đầu

Tôi thường tin vào ấn tượng ban đầu, song với điều kiện là đã xem xét cẩn thận. Phải có một quá trình suy ngẫm hoặc xem xét từ khi ấn tượng ban đầu xuất hiện cho đến lúc bạn chấp nhận nó như một nguyên tắc của mối quan hệ.

Bước 5: Dành thời gian tận dụng những điều bạn đã biết

Nếu bạn chuẩn bị gặp hoặc gọi điện cho một người nào đó, hãy dành vài phút suy ngẫm về những gì bạn biết và những phản ứng mà bạn muốn có ở họ. Dựa trên những điều đã biết về người đó, bạn sẽ lựa chọn được cách nói hoặc cách hành động để có được phản ứng như mong muốn?

Bước 6: Suy xét khôn ngoan

Để đoán biết con người tốt hơn, bạn cần phải suy xét khôn ngoan. Bạn không nên nói cho họ biết bạn nghĩ rằng họ thật dễ đánh bại, hoặc chỉ ra những điều bạn cảm thấy họ sẽ làm sai. Nếu để họ nắm được những gì bạn biết, bạn sẽ đánh mất cơ hội tận dụng hiệu quả những hiểu biết của mình. Bạn không cần đổi đánh giá của bạn về một người nào đó để có được nhận xét tốt của họ về mình. Hãy nhớ, trong trường hợp này, thông tin chỉ có giá trị nếu ai đó biết về bạn ít hơn những điều bạn biết về họ.

Kể cho người khác nghe mọi điều bạn biết khiến họ có cơ hội xâm phạm đến sự an toàn của chính bạn. Hãy để họ tự tìm hiểu về tính cách và thành tích của bạn từ người khác.

Bước 7: Khách quan

Trong bất kỳ tình huống kinh doanh nào, nếu bạn có thể giữ thái độ khách quan, nhất là khi sự việc đang trở nên gay gắt, căng thẳng thì tự nhiên khả năng quan sát của bạn sẽ tăng lên.

Khi một người bắt đầu nổi nóng, đó là lúc anh ta sơ hở nhất. Nếu bạn cũng đáp trả bằng một câu nóng nảy không kém, thì không những bạn lmà giảm khả năng quan sát, mà còn khiến mình bị sơ hở nữa.

Tôi luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của tính chủ động hơn là sự phản ứng bột phát trong các tình huống kinh doanh. Thay vì phản ứng, chủ động sẽ giúp bạn sử dụng đúng đắn những gì mình biết, biến những nhận thức thành quyền điều khiển. Nếu tiếp tục để bản thân lâm vào thế bị động, bạn đã đánh mất lợi thế này của mình.

Nếu không phản ứng thì bạn sẽ không bao giờ phản ứng thái quá và thay vì bị điều khiển, bạn sẽ là người điều khiển.


Lắng nghe, thấu hiểu người khác cũng là nghệ thuật

Nhà tâm lý học Ba Lan Krytyna Skarzyska, trong một bài viết của mình, đã có câu kết luận khiến nhiều người phải suy nghĩ: “Chất lượng cuộc sống của chúng ta phụ thuộc khá lớn vào việc xung quanh chúng ta có nhiều người thấu hiểu chúng ta hay không”.

Thauhieu.jpg

Và bà đã kể lại câu chuyện có nội dung như sau: Bé trai Jasio mới trên dưới một tuổi đã có cô em gái mấy tháng. Bữa nọ Jasio lấy ngón tay chọc vào mắt em gái. Bố mẹ em hoảng quá vội vàng bế thốc em gái lên và mắng bé thậm tệ: “Mày không biết mày làm thế là chọc mù mắt em hay sao!". Tác giả câu chuyện đưa ra nhận xét: Jasio đâu phải là ông anh độc ác, nó chỉ muốn em gái mở mắt ra xem mắt em thế nào. Cũng như phần lớn trẻ em ở tuổi mình, Jasio coi tất cả mọi người quanh bé như những đồ vật để nó tiến hành các thí nghiệm thuần túy vật lý học: Thử xem có thể làm gì với những “đồ vật” đó, nên đẩy ngã, giật tóc, sờ nắn khắp nơi là chuyện bình thường.
 

Trẻ nhỏ không biết rằng người khác cũng có những trạng thái nội tâm nào đó. Thậm chí nếu chúng có phát hiện ra ở mọi người những cái mà đồ vật không có thì trong mười mấy tháng đầu đời chúng cũng không phân biệt được những cảm nhận, mong muốn của chính mình với trạng thái và mong muốn của người khác. Trẻ em luôn coi mình là chủ nhân của cả thế giới chúng đang sống, cho nên chúng coi tất cả các trạng thái tâm lý của người khác cũng giống hệt như các trạng thái của chúng. Nhà khoa học nổi tiếng người Thụy Sĩ, Jean Piaget, đã gọi hiện tượng này là tư tưởng trung tâm nhận thức. Bằng chứng rõ ràng nhất về tư tưởng này là việc làm của trẻ thể hiện trong trò chơi giấu - tìm. Một cậu bé ở tuổi lên ba lên năm giấu một vật gì đó, chẳng hạn như quả bóng hay con búp bê, ở chỗ cậu tự chọn cho mình (thí dụ trong đôi giầy của bố), một cậu bé khác, khi đó phải ở phòng bên cạnh, không nhìn thấy, có nhiệm vụ tìm ra đồ vật đã được bạn mình giấu đi. Nếu chúng ta hỏi: “Cháu nghĩ sao, bạn cháu sẽ đi tìm các thứ ấy ở đâu ?” thì những trẻ em ở vào độ tuổi lên sáu vẫn hầu như có cùng câu trả lời: trong đôi giầy của bố. Nói cách khác, trong giai đoạn phát triển nhất định của mình, trẻ không phân biệt được cách nhìn của mình với cách nhìn của đứa trê khác hay cách nhìn của người lớn khác. Nó luôn có cảm tưởng rằng người khác cũng nhìn thấy, cũng biết và trải nghiệm những cái giống y như nó, mặc dù các tình huống là hoàn toàn khác nhau. Quan sát phản ứng của những đứa trẻ cùng lứa tuổi bị coi là đồ vật (như việc em gái khóc do nó cố làm em mở mắt ra, hoặc tiếng kêu cũng những giọt nước mắt của bạn trai bị lấy mất quả bóng, bạn gái bị giật tóc), cũng như nhìn thấy phản ứng của người lớn trước những hành động mang tính thăm dò, phát hiện của chúng, trẻ dần dần học được một điều rằng những người khác cũng có sự cảm nhận và nhu cầu nào đó, rằng không phải bao giờ họ cũng muốn những em tưởng tự như chúng, rằng đôi khi chỉ đơn giản là cngười ta không nhìn ra cái mà chúng đang nhìn thấy. Các công trình nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ em ở độ tuổi lên năm lên sáu đã biết làm theo nguyên tắc: “Ta sẽ nhìn thấy gì khi ta ở vị trí của bạn kia”’.

Dần dần từng bước, chúng ta học cách ly tâm, tức là chúng ta được chuẩn bị về mặt nhận thức vượt ra khỏi cái không gian của riêng mình, bước vào một không gian khác. Chúng ta có đủ khả năng vứt bỏ tư tưởng, trung tâm nhận thức. Nhưng liệu như vậy đã phải là chúng ta đang lớn dần, vượt ra khỏi nó chỉ một lần và vĩnh viễn, để rồi với tư cách người lớn, chúng ta sẵn sàng đi theo xu hướng phát hiện ra sự khác biệt ở người thứ hai đồng thời hiểu rõ quan điểm của người ấy không? Tại sao ở người lớn vẫn có chuyện ai đó không đủ khả năng vượt ra khỏi cái không gian nhỏ hẹp của mình? Có ba nhóm yếu tố có thể được coi là quan trọng nhất: Những vấn đè gặp phải với cái “tôi” cá nhân, với sự tự đánh giá mình và với nhận thức về giá trị bản thân, coi hình ảnh mình như một khuôn mẫu hay công cụ để hiểu người khác, lười biếng về mặt nhận thức, tức là thiếu suy nghĩ, thiếu cân nhắc, không có ý chí và năng lực lắng nghe.

Thấu hiểu người khác là phát hiện chính xác nhu cầu, mục đích, nỗi lo lắng, niềm hy vọng, cách nhìn thế giới các mối quan tâm, hiện trạng cảm xúc của người đó.

Để có thể thấu hiểu người khác, cần phải thật sự quan tâm đến anh ta, phải dành cho anh ta khoảng thời gian nhất định của mình, phải có năng lực nhận thức và phải có nhiệt tình. Nhưng chúng ta có thể tập trung vào người khác thế nào được khi chúng ta còn bận bịu với bao suy nghĩ về các vấn đề của chính mình, khi bản thân chúng ta còn chưa biết được là mình thuộc loại thông minh hay đần độn, mình là người bạn tốt hay cũng chỉ là một kẻ xấu xa, đểu cáng, khi chính chúng ta còn chưa xoay xở được với bao thứ trách nhiệm được giao ở cơ quan, còn con cái chúng ta thì học hành chẳng đâu vào đâu ở trường? Trong rất nhiều công trình nghiên cứu xã hội học, người ta đã chỉ ra rằng phát hiện chính xác ở người khác (cả người quen cũ và người mới quen), những lầm lẫn trong việc gán nguyên nhân cho hành động của người thân nhất (vợ, chồng, cha, mẹ, con cái) thường có nguồn gốc ở những vấn đề liên quan đến việc tự đánh giá thấp bản thân. Chẳng hạn như các công trình nghiên cứu do bà Maria Jarymowicz và các cộng sự của bà tiến hành đã chỉ rõ rằng những người tự đánh giá mình thấp thì cũng đánh giá thiếu chính xác nhất xúc cảm của người khác, còn những người đánh giá tích cực, trung thực về bản thân mình thì bao giờ cũng hiểu người khác một cách đúng đắn nhất. Chưa hết, nếu những người đang trải qua nỗi khó khăn, buồn phiền liên quan trực tiếp đến bản thân mình được tác động để nâng cao những đánh giá vẻ bản thân thì về cơ bản họ sẽ trở nên nhạy cảm hơn trước nhu cầu và những vấn đề đang gặp phải của người khác, họ hiểu thấu hơn những người kể trên.



Cách đọc suy nghĩ của người khác rất chuẩn xác
Cách an ủi người khác
Tìm hiểu trước khi kết hôn
Cách thuyết phục người khác
Cách tìm hiểu người yêu sáng suốt 



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý