Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách lập kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất

19/04/2015 01:03 PM
907

Kế hoạch tài chính cá nhân: Bạn có thể tìm thấy tất cả các loại chương trình nói chuyện trên đài, các bài tạp chí và sách về kế hoạch tài chính cá nhân,theo dõi về tình hình tài chính hiện tại của bạn.



CÁCH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHINH CÁ NHÂN

Những điều cần biết khi lập một kế hoạch tài chính

 Khi đã xác định mục tiêu, bạn cần phát triển một kế hoạch tài chính để đạt được những mục tiêu đó. Lập một kế hoạch sẽ giúp bạn biết được tình hình tài chính hiện tại của bạn. Nó sẽ cho phép bạn thống kê bạn nợ gì, bạn có gì và bạn có đang đi đúng hướng để đạt các mục tiêu của mình hay không
.

kế hoạch tài chính là gì?

Một kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn đạt được vào một thời điểm trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách cũng nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt các mục tiêu này. Có nhiều chương trình phần mềm có thể giúp bạn tự mình phát triển một kế hoạch tài chính. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, bạn cũng có thể chọn cách thuê một người lập kế hoạch tài chính.

Một kế hoạch nên được thiết kế theo các nhu cầu cá nhân của bạn. Chẳng hạn như, nếu bạn chỉ mới bắt đầu, bạn có thể sẽ cần một kế hoạch toàn diện hơn bao gồm tất cả các khía cạnh tài chính của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn gần nghỉ hưu, bạn có thể chỉ muốn xem lại các chọn lựa lập kế hoạch bất động sản.

Vạch kế hoạch tài chính

Khi phát triển kế hoạch tài chính, đầu tiên hãy quyết định xem bạn muốn thực hiện điều gì. Những khía cạnh quan trọng nhất trong kế hoạch của bạn là gì? Tự hỏi mình những câu hỏi như “Tôi có muốn trả hết nợ trước khi bắt đầu để dành quỹ khẩn cấp không? Tôi sẵn sàng chấp nhận rủi ro nào để đạt được mục tiêu?” Sau đây là vài mục tiêu cơ bản trong kế hoạch tài chính. Chúng sẽ là một điểm xuất phát tốt.

1. Chống lạm phát: nếu bạn muốn duy trì cùng mức sống khi bạn về hưu, tỉ suất hoàn vốn đầu tư của bạn phải lớn hơn tỉ lệ lạm phát. Bạn sẽ phải chấp nhận sự thật là đồng tiền của bạn sẽ có ít giá trị hơn trong tương lai.

2. Giảm thiểu rủi ro: kế hoạch tài chính của bạn nên được thiết kế dựa trên rủi ro mà bạn sẵn sàng chấp nhận để đạt mục tiêu của mình. Phong cách đầu tư của bạn ra sao? Bảo thủ hay táo bạo? Bạn phải cảm thấy hài lòng với các quyết định của bạn khi kế hoạch của bạn được thực hiện.

3. Giảm thiểu thuế:
điều này có nghĩa là tận dụng các khoản đầu tư được trả chậm như vay tín chấp…… Sử dụng một chiến lược mua và giữ các cổ phiếu riêng lẻ. Bạn cũng có thể xem xét cách bạn sẽ giảm thiểu thuế cho những người thừa kế của bạn trong kế hoạch.

4. Quỹ khẩn cấp: Bạn nên lập kế hoạch cho những trường hợp đột xuất – hoá đơn khám chữa bệnh, bị mất việc, sửa chữa xe……. Các quỹ khẩn cấp thông thường nên bao gồm ít nhất 3-6 tháng lương để trong một tài khoản dễ lấy ra. Tiền tiết kiệm, tài khoản ngân hàng và tài khoản chứng khoán đều là những nơi rất tuyệt vời để cất tiền mặt. Bạn có thể hình thành dần tài khoản này bằng cách bắt đầu tự động trừ vào tiền lương của bạn mỗi tháng, Các hạn mức tín dụng cũng có ích – dĩ nhiên đó là phương cách cuối cùng.

5. Sự linh hoạt: Thay đổi lại kế hoạch của bạn mỗi năm nếu cần. Kế hoạch cần phải linh hoạt, thêm vào các mục tiêu mới hay xóa đi các mục tiêu cũ. Bạn cũng cần cập nhật các bước hành động của bạn. Một số lý do để điều chỉnh kế hoạch của bạn bao gồm việc lập gia đình hay ly dị, có con, kinh tế suy thoái ………

6. Tài sản ròng: Xem xét cách bạn sẽ chuẩn bị về tài chính cho những ước mơ của mình ra sao. Kiểm kê và tính toán giá trị tài sản ròng (tài sản có trừ đi tài sản nợ) để xem tình hình tài chính của bạn. Bằng cách này bạn sẽ biết được bạn thực sự có bao nhiêu tiền, nợ bao nhiêu, có thể đầu tư bao nhiêu và các khoản đầu tư hiện tại của bạn đang hoạt động ra sao.

Tập hợp tất cả các dữ liệu và bắt đầu phân nhóm chúng thành những mục sau:
Tài sản có: Tiền mặt, tiền tiết kiệm, tài khoản chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, giá trị tiền mặt của hợp đồng bảo hiểm, nhà, xe, tàu có giá trị, đồ cổ, nữ trang, tác phẩm nghệ thuật hay tài sản cho thuê.
Tài sản nợ: Thế chấp, khoản vay chưa trả, hoá đơn thẻ tín dụng, vay mua nhà, thuế chưa trả hay vay tín chấp…..
Tài sản ròng = Tài sản có – tài sản nợ

7. Lập ngân quỹ. Ngân quỹ là công cụ quản lý tài chính hiệu quả nhất mà bạn có thể sử dụng để biết được tình hình tài chính của mình. Xem xét những chi phí và thu nhập của bạn mỗi tháng. Bằng cách theo dõi các thói quen chi tiêu của mình, bạn có thể thấy được nên cắt giảm ở đâu – bạn có thể sử dụng những khoản chi không cần thiết để bổ sung vào những khoản đầu tư hay tiết kiệm của bạn.

8. Trả nợ. Biết rõ các khoản nợ và chủ động chi trả là sự phối hợp tốt nhất các yếu tố để trả nợ. Trong một số trường hợp, có thể chỉ là cắt giảm các chi phí không cần thiết của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn đang sống vượt mức hơn khả năng bạn có thì có thể phải cần đến những biện pháp cứng rắn hơn. Có nhiều chiến lược giảm nợ có thể giúp bạn giảm tình hình khó khăn về tài chính, quản lý tiền bạc của bạn tốt hơn và thậm chí cải thiện mối quan hệ của bạn với các chủ nợ.

Các bước lập Kế Hoạch Tài Chính cá nhân

Lầu hết mọi người đã nghe về những lợi ích của việc lập kế hoạch tài chính cá nhân và muốn quản lý tốt hơn tiền bạc riêng của mình. Vậy mà có vẻ quá khó để đi đến quyết định hành động ra sao. Nếu bạn không chắc bắt đầu từ đâu, bài học cơ bản về việc lập kế hoạch tài chính này có thể giúp bạn. Nó tạo lập hướng đi cho mọi người thuộc mọi cấp bậc tài chính trong cuộc sống và trình bày rõ ràng cách quản lý tiền bạc theo tám bước đơn giản.
 

Bước 1. Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính.

 Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân.a

Viết ra kế hoạch này, trên mảnh giấy vàng, trên bảng tính, hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp (viết tắt là CFP) sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất.

Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ.

Bước 2. Lập sổ ghi chép tài chính.

Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:
•tài khoản đầu tư
•bản kê ngân hàng
•khai báo thuế
•bản kê thế chấp và thẻ tín dụng
•hợp đồng bảo hiểm
•văn bản quy hoạch di sản

Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai.

Bước 3. Tính toán khoản tiền có thực sự.

Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.

Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển.

Bước 4. Thiết lập kế hoạch chi tiêu.

Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi.

Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.

Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp. Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn.

Bước 5. Lập quỹ dự trữ khẩn cấp.

Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên.

Bước 6. Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng.

Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn?

Bước 7. Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính.

Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn.

Bước 8. Có bảo hiểm thỏa đáng.

Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được.
 

 
Quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân 


 

Quá trình lập kế hoạch tài chính cá nhân.

Mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân của bạn đại diện cho mục tiêu của bạn, không có ai khác. Bạn có thể muốn về hưu ở độ tuổi 50 và du lịch vòng quanh thế giới. Hoặc bạn có thể hy vọng một cuộc sống yên bình mà chỉ cần một khoản thu nhập khiêm tốn và ấm cúng trong ngôi nhà bình dị.

Xác định mục tiêu của bạn

Mọi người tiết kiệm tiền với nhiều lý do. Lập kế hoạch về hưu thường tiêu tốn một phần lớn kế hoạch tài chính của người dân. An sinh xã hỗi có vẻ như ngày càng ít đáng tin cậy, và chỉ có 57% lao động Mỹ thu được phúc lợi hưu trí tại nơi làm việc. Ngoài mục tiêu và hưu bạn có thể muốn mua một căn nhà mơ ước của bạn trong 5 năm. Mục tiêu tài chính của bạn ảnh hưởng đến giá trị và phong cách sống của bạn là rất quan trong với bạn và gia đình của bạn. Không có kế hoạch chi tiết cụ thể cho sự thành công nào khác hơn là bạn lựa chọn xác định nó như thế nào. Bắt đầu quá trình kế hoạch tài chính cá nhân của bạn bằng cách liệt kê những mong muốn và mơ ước lên trên một tờ giấy. Đừng quên các sở thích của bạn và sở thích giải trí.

Phân tích

Bạn có thể cần hy sinh một mục tiêu để đạt mục tiêu khác. Kế hoạch tài chính liên quan đến việc đặt ra các ưu tiên vì vậy bạn có thể tập chung vào cái bạn thấy có giá trị nhất. ước tính chi phí hiện tại cho mỗi mục tiêu của bạn. Ví dụ, nếu bạn nghỉ hưu bây giờ, bạn sẽ cần bao nhiêu thu nhập hưu trí để tận hưởng cuộc sống bạn mong muốn? Bạn có thể phân tích mục tiêu thu nhập tương lai của bạn bằng cách ước tính tỷ lệ làm phát và hệ số trong khung thời gian của bạn. Máy tính tài chính có thể giúp bạn thiết lập một khoản tiết kiệm và mục tiêu thu nhập cho mỗi ưu tiên của bạn.
 

Phân tích kế hoạch tài chính.

Kế hoạch tài chính

Một khi bạn đã xác định mục tiêu kế hoạch tài chính cá nhân và áp mức giá cho mỗi ưu tiên, bạn có thể kiểm tra dòng chảy tiền mặt hiện tại của bạn, bảo hiểm, chiến lược đầu tư và thói quen tiết kiệm. Phân bổ tài sản của bạn theo khả năng chấp nhận rủi ro của bạn và yêu cầu tích lũy của bạn. Xác định mục tiêu tiết kiệm hàng tháng cho mỗi mục tiêu của bạn. Nếu bạn cần sự giúp đỡ, các chuyên gia tài chính có thể giúp bạn tìm một phương tiện đầu tư thích hợp sẽ đạt được tăng trưởng dài hạn cho các mục tiêu dài hạn. Họ có thể giới thiệu sản phẩm bảo hiểm phù hợp để giảm thiểu tài chính trong trường hợp chết bất ngờ hoặc khuyết tật. Kế hoạch bất động sản và một sự tin tưởng hoặc sẽ có thể giúp bảo vệ gia đình bạn trong khi bạn không có mặt.

Theo dõi sự tiến triển của bạn

Đưa một kế hoạch tài chính cá nhân có diện ra thời gian và sự cam kết. Nhưng khi nó được đưa ra bạn có thể theo dõi sự tiến triển của bạn và làm thay đổi khi cần thiết. Bạn có thể kiếm nhiều hơn bạn mong muốn với tài khoản tiết kiệm cho về hưu của bạn. Điều chỉnh tiết kiệm hưu trí của bạn xuống và chuyển hướng tiết kiệm mới sang mục tiêu khác. Kế hoạch tài chính cá nhân chưa bao giờ kết thúc. Thay đổi chiến lược của bạn khi cuộc sống của bạn thay đổi và gia đình của bạn sung túc. Kế hoạch tài chính cá nhân cung cấp hướng dẫn cảm nhận chung để giúp bạn đáp ứng các ưu tiên tài chính quan trọng nhất của bạn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Một Năm

1. Thống kê tài chính cá nhân

Việc này rất quan trọng để biết bạn đang có những gì. Hãy liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư (như chứng khoán, bất động sản…), tiền lương, và tất cả các nguồn thu nhập khác của bạn như hoa hồng, thưởng…vv.

Ngoài việc thống kê tài sản bạn đang có thì bạn còn phải thống kê các khoản nợ mà bạn đang mang.

tài chính

Hãy lập kế hoạch tài chính cho một năm, bạn sẽ quản lý tiền của mình tốt hơn. Ảnh: internet

2. Danh sách những việc chi tiêu trong dự định

Hãy liệt kê những khoản mục mà bạn dự định chi tiêu trong năm 2011 này với những khoảng thời gian và chi phí cụ thể. Với những chi phí cố định và chi phí phát sinh.

Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà,…

Chi phí phát sinh như: đi du lịch thì phải là đi đâu, với khoảng chi phí tối đa bao nhiêu, thời gian nào? Mua xe, đổi điện thoại,…

3. Cân đối thu nhập – chi tiêu

Tốt nhất là bạn lập trên bảng exel do mình tự xây dựng. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây để chỉnh sửa cho phù hợp với bạn.  

Việc cân đối này giúp bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp với với 3 ống heo: Heo sinh hoạt, heo đầu tư, heo từ thiện với các mục đích khác nhau. Nếu như việc thu nhập đầu vào của bạn lớn hơn chi phí đầu ra thì tốt. Tuy nhiên chi phí đầu vào của bạn bằng hoặc nhỏ hơn chi phí đầu ra thì bạn phải điều chỉnh để hợp lý. Nếu không thì bạn phải lên kế hoạch để tăng nguồn thu nhập cho phù hợp.

 

kế hoạch
 

Lời khuyên cho bạn:

1. Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mỗi người có một cuộc sống tốt và thoải mái nhất với chính bản thân mình.

2. Tập trung tiền bạc tản mác để quản lý đầu tư, thu lợi nhiều hơn.

3. Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích một phần lương để gởi tiết kiệm ngân hàng. Khoản tiền này có thể dùng để mua trái phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ…

4. Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đọan, như vậy việc quản lý tài chính sẽ hợp lý hơn.

5. Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng - giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo.

6. Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” của mình.



Ý nghĩa của kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh
Bí kíp 'vàng' chuẩn bị tài chính để mang thai
Kế hoạch kinh doanh cửa hàng thời trang cực hữu ích
Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo
Ý tưởng lập kế hoạch kinh doanh để làm giàu nhanh chóng
Kế hoạch kinh doanh quán nhậu




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý