Những cảnh đẹp ở Hòa Bình xanh mướt với núi non hùng vĩ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Những cảnh đẹp ở Hòa Bình xanh mướt với núi non hùng vĩ

19/04/2015 01:03 PM
779

Những cảnh đẹp ở Hòa Bình xanh mướt với núi non hùng vĩ. Thác Bờ, Hang Rết, động Hoa Tiên, vùng rừng nhiệt đới nguyên sinh Pù Noọc, thung lũng Mai Châu thơ mông, suối khoáng nóng kim bôi có nhiều giá trị… đã khiến Hòa Bình trở thành điểm du lịch thu hút du khách khắp nơi trên đất nước Việt Nam và cả thế giới.
 

Khu du lịch Cửu Tác Tú Sơn

Khu du lịch Cửu Thác Tú Sơn nằm cạnh đường quốc lộ 12B, trên địa phận xóm Củ, xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi. 
Ở độ cao trên 1000 mét, thiên nhiên nơi đây hùng vĩ, Cửu Thác Tú Sơn như SaPa, mát mẻ như Đà Lạt. Cửu Tác Tú Sơn tự hào với có tới chín con thác như: thác Tiên Tắm, thác tình Âu Cơ, thác Trải Chiếu Quan Lang, Thác nàng Út Lót, Thác Bạc, Thác Triệu Phu, Tháng Thượng Ngàn, Thác Mẫu, Thác Thiên Ngọc Thạch.
Trung tâm khu du lịch là hệ thống Phòng nghỉ tại Cửu thác tú sơn Resort. có nhà nghỉ biệt thự hoàng tử, nhà nghỉ mini, nhà sàn lớn, có đủ dịch vụ ăn uống, có các món ăn đặc sản miền núi tỉnh Hòa Bình.




Động Tiên Phi

Động Tiên Phi nằm trên đỉnh đồi Thúc (hay còn gọi là đồi Thung Phi).  Động được phát hiện ra từ năm 1982, bắt đầu mở cửa đón khách từ năm 1984, tới tháng 6/2000 được công nhận là di sản văn hóa. Những nhũ đá tự nhiên nằm sâu trong động, mỗi khối đá được tạo hóa ban cho những hình thù mềm mại, hội tụ đủ những tiên nữ, tiên ông, sư tử, voi, rùa, hổ….như một khu rừng muôn màu, muôn vẻ của thiên nhiên.
Thung Nai, Đền Thác Bờ
Cách Hà Nội khoảng 100Km về phía tây bắc, Thung Nai, một xã lòng hồ sông Đà từ lâu là một địa chỉ mà nhiều du khách thích dừng chân khi lên Hòa Bình. Từ Hà Nội theo quốc lộ 6 đến tỉnh Hoà Bình, sau khi thăm đập thuỷ điện sông Đà, chạy tiếp khoảng 5km thì rời đường lớn rẽ vào một con lộ chạy vòng quanh qua các sườn núi, bạn sẽ xuống thuyền tại bến Thung Nai để ra hồ tham quan các đảo.
Trước đây nơi này là một thung lũng có rất nhiều đàn nai về tụ họp, giờ đây sau khi đập thủy điện hoàn thành địa danh này trở thành một địa điểm du lịch khá hấp dẫn và hoang sơ. 
Trên đảo có chợ nổi Thác Bờ và hai ngôi đền thờ bà Đinh Thị Vân người Mường ở Hào Tráng và một bà người Dao ở Vầy Nưa có công giúp vua Lê Lợi về quân lương. Hai ngôi đền này rất linh thiêng, thường diễn ra các hoạt động tâm linh độc đáo như hầu đồng vào ngày đầu xuân hay lễ cúng bà. 
Quanh chân đền Thác Bờ là các bè nuôi cá. Gần đó, một cái hang khá đẹp tên là Hang Bờ. Ngày nước lớn, thuyền có thể chèo vào sâu trong lòng hang. Cách đền độ một giờ đi thuyền có bản Ngòi Hoa, một bản người Mường còn rất hoang sơ và biệt lập. Ngoài ra bạn còn có thể đến thăm thác Vầy Nưa, đảo Phong Lan, đảo Quạ.




Động Đá Bạc

Cách thị trấn Xuân Mai không xa, Động Ðá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Với chiều dài gần 70m, nhiều cung phòng nhỏ, động Ðá Bạc chứa đựng những giá trị tiềm tàng và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên. 

Lạc Thủy

Lạc Thủy là một huyện miền núi nằm ở phía đông nam của tỉnh Hòa Bình, cách thủ đô Hà Nội khoảng 80Km.  Lạc Thủy cùng là nơi pha trộn nhiều nét văn hóa khác nhau giữa hai dân tộc Việt - Mường, những lễ hội truyền thống, cách sinh hoạt hòa quyện vào nhau tạo nên nét văn hóa độc đáo, đặc sắc: lễ hội cầu mát, lễ cầu phúc bản mường, hội xéc bùa... Hơn nữa, mảnh đất này còn được các nhà khoa học đã phát hiện ra các di chỉ cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình như: di vật trống đồng loại I, giáo búp đa, giáo lá lúa, đỉnh đồng, mũi dao đồng...



Khu du lịch Suối Khoáng Nóng Kim Bôi

Suối nước nóng Kim Bôi Hoà Bình: là một suối khoáng nóng tự nhiên thuộc xóm Mớ Đá, xã Hạ Bì, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70Km theo quốc lộ 6, và cách thành phố Hòa Bình khoảng 30 Km. 
Do nằm sâu dưới lòng đất nên nước khoáng phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 36°C, khi lộ thiên nước có nhiệt độ 34-36ºC. Nguồn nước khoáng này có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp.
Khách Sạn tại Khu du lịch Suối Khoáng Nóng Kim Bôi có gần 100 phòng nghỉ đầy đủ trang thiết bị hiện đại, hệ thống nhà hàng, hội trường, bể bơi,... mới nâng cấp đạt tiêu chuẩn chất lượng 3 sao. Bạn có thể nghỉ ngơi, tắm suối khoáng, tổ chức giao lưu văn nghệ đốt lửa trại, thưởng thức các chương trình văn nghệ cồng chiêng và rượu cần đặc sắc, tổ chức nghỉ dưỡng hay tổ chức Hội nghị Hội thảo.
 

Động Thiên Long

Ðộng Thiên Long nằm ở lưng chừng núi đá thuộc xã Lạc Lương, huyện Yên Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Ðộng gồm có một động chính (chính cung) và hai ngách động nhỏ (tả cung và hữu cung). Thiên nhiên đã tạo cho động Thiên Long những khối nhũ đá kỳ lạ có từ hàng triệu năm về trước. Cách động Thiên Long 1km là khu rừng nguyên sinh. Đến Ðộng Thiên Long bạn có thể kết hợp thăm các điểm di tích của huyện Yên Thuỷ như chùa Hang, đền Vó- Xăm, Hang nước và động Thiên Tôn.

Sông Đà

Sông Đà hay còn gọi là sông Bờ hoặc Đài Giang, là phụ lưu lớn nhất sông Hồng. Đến Hòa Bình, thăm sông Đà thì bạn không thể bỏ qua nhà máy thủy điện Hòa Bình, được xây dựng tại hồ Hòa Bình(trên dòng chảy của sông Đà) thuộc tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội chừng 100km. 
Đây là nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy này do Liên Xô giúp đỡ và xây dựng thành. Nhà máy này là nơi cung cấp điện chủ yếu cho toàn bộ hệ thống điện Việt Nam. Nếu như đến đây đúng vào ngày có mở cửa xả, baạn sẽ được chứng kiến cảnh tượng hùng vĩ, dữ dội khi dòng nước tuông ra ào ào.
Thung Lũng Mai Châu
Từ Hà Nội đi 70 km đến thị xã Hoà Bình. Ði tiếp 60 km nữa đến Mai Châu. Ở đoạn đường thứ hai này bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 15 km. Gọi là dốc nhưng thực ra đây là một đèo cao, nếu vượt dốc vào sáng sớm, bạn sẽ có cảm giác bồng bềnh như đi trong một biển mây. 
Khi lên đến đỉnh đèo, không ai qua đây là không dừng lại ngắm cảnh. Huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt: một thung lũng xanh rờn cây lá, đồng lúa và những nếp nhà sàn đều tăm tắp như xếp hàng chào đón khách. Đến Mai Châu, bạn có thể nghỉ tại nhà sàn. Nhà sàn ở đây cao ráo, sạch sẽ. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 1,5 m bằng những cột gỗ chắc chắn.


Thung Nai

thung nai- hoa binh.jpg

Thung Nai (tỉnh Hoà Bình), người ta dễ dàng bắt gặp những hòn đảo nhỏ vươn mình lên mặt nước, những con suối róc rách chảy vui tai, lác đác đâu đó hình bóng nhà sàn và chiếc thuyền bé xíu, tiếng gõ mái chèo của người dân nơi đây…

Nằm cách thị xã Hoà Bình 25km, qua những con đường uốn lượn đẹp mắt dọc theo sông Đà xanh mượt và óng ả, dừng chân tại bến Bình Thanh, bạn sẽ đến với Thung Nai, nơi cảnh vật được ví với Vịnh Hạ Long trên cạn.
Thung Nai không thích hợp với những hoạt động vui chơi giải trí rầm rộ và ồn ào, thay vào đó là những phút giây thư giãn bên gia đình, bè bạn, nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên kì thú và quên đi những âu lo của cuộc sống bận rộn hàng ngày.
Là một xã lòng hồ thuộc huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình, Thung Nai được du khách biết đến với Đền Bà Chúa Thác Bờ, Động Thác Bờ, Hang Bờ, Bản Mu, những hòn đảo nổi không tên trên mặt nước hay bè nuôi cá lồng trên hồ… Đây là nơi sinh sống của nhiều bà con các dân tộc, chủ yếu là dân tộc Mường. Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền hoặc xuồng. Người dân ở đây giao dịch buôn bán chủ yếu tại chợ Bờ. Chợ chỉ họp vào buổi sáng và tan chợ khi còn khá sớm, khoảng gần 8 giờ là chợ đã thưa người qua lại.
Du lịch ở Thung Nai hiện chưa phát triển nhiều, chủ yếu dưới dạng tự phát. Phần lớn du khách đến đây thường chỉ biết đến nhà nghỉ Cối Xay Gió, bên cạnh việc ở trong các nhà sàn của dân địa phương. Các loại hình du lịch cũng chưa được đầu tư khai thác nên nhìn chung vẫn còn ở dạng hoang sơ, chất lượng chưa thực sự tốt.

Động Đá Bạc

hinh anh hoa binh.jpg

Vị trí: Động Đá Bạc thuộc xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Ðộng Ðá Bạc là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa, là sự kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng khỏe khắn với sự duyên dáng thơ mộng.

Cách thị trấn Xuân Mai không xa có một thắng cảnh đã làm say lòng các du khách tới tham quan, đó là động Ðá Bạc, với chiều dài gần 70m, nhiều cung phòng nhỏ, động Ðá Bạc chứa đựng những giá trị tiềm tàng và nhiều điều bí ẩn của thiên nhiên.
Truyền thuyết dân gian trong vùng kể rằng, thuở xưa, các nàng tiên ở thượng giới vì chán cảnh thần tiên nên rủ nhau xuống trần vãn cảnh xem đời. Cảnh đẹp dưới gầm trời làm các nàng say mê thích thú và lạc vào động Ðá Bạc Liên Sơn. Cảnh đẹp trong động làm các tiên nữ sững sờ ngạc nhiên, không ngờ dưới vòm trần có nơi bồng lai đến thế. Các dải nhũ đá lung linh. Các vòm đá uốn lượn cong cong... Tất cả như níu áo giữ chân các nàng, khiến các nàng không muốn về thượng giới nữa. Ngọc Hoàng hay tin giận lắm, liền đóng cửa nhà trời không cho các nàng tiên về trời. Năm này qua năm khác quần tiên đã hóa thân vào vách núi. Từ đó động Ðá Bạc còn được gọi là Ðộng Tiên.
Ðộng Ðá Bạc được phát hiện năm 1990 do sự tình cờ của người dân đi lấy củi. Ban đầu cửa động là một khe nhỏ vừa một người chui vào, sau dân địa phương mở rộng cửa động để dễ bề đi lại. Bước vào trong động theo đường lát gạch khoảng 6m, du khách sẽ đến động Cô Tiên. Ðộng có 2 ngăn. Ngăn ngoài thoáng rộng, vòm trần có nhiều nhũ đá rủ xuống kết thành nhiều dải uốn lượn mềm mại như bức màn nhung. Dưới chân các khối nhũ đá, theo năm tháng , những giọt nước không ngừng nhỏ xuống tạo thành hai bể nước thiên tạo đầy ăm ắp. Phía sau bể nước là hệ thống các ruộng bậc thang được đá uốn lượn, đẽo gọt chạm khắc kỳ phu tạo nên những bức chạm nổi thiên nhiên sinh động. Ngăn trong nhỏ nhắn, kín đáo và thanh thoát như buồng ngủ. Những dải đá rỗng phía trong thanh mảnh mềm mại buông xuống như tấm ri đô. Chỉ chừng đó thôi cũng khiến ta bất chợt thấy mình gần gũi với đá, với thiên nhiên. Khi ta gõ vào những dải đá mỏng rỗng ấy như vang lên tiếng cồng, tiếng chiêng, tiếng trống đồng, tiếng đàn tơ rưng... Du khách có thể ngồi hàng giờ bình tâm tĩnh trí để trái tim trò chuyện với đá, cho hơi thở con người phập phồng với đá để khi ra về không khỏi luyến tiếc bâng khuâng. Rời động Cô Tiên, du khách sang động Long Tiên. Tại đây du khách sẽ thấy nửa ngách động là một vành đá được thiên nhiên đẽo gọt giống như hình vành khăn buông trên vai thiếu nữ.
Vào mùa mưa, ban công mênh mông nước. Nhũ từ vòm trần rủ xuống, các cột đá từ nền "ban công" mọc lên như các tòa lâu đài cổ nguy nga dưới thủy cung. Các cột trụ đều được chạm khắc công phu. Mỗi vòm, mỗi cung nhỏ là một tác phẩm nghệ thuật kỳ lạ làm du khách không khỏi ngỡ ngàng... Ðộng Long Tiên thông ra cửa phụ có ánh sáng ban ngày hắt vào dịu mát như ánh đèn ne-ong, hoặc chập chờn như ánh trăng hư ảo. Tạm biệt động Long Tiên, du khách rẽ trái khoảng mươi bước là đến động Mẫu . Ðặt chân vào cửa động, ta như bị choáng ngợp trước rừng thạch nhũ rủ xuống từng chùm đang ánh lên các tia xanh, đỏ, tím, vàng... như những chiếc đèn màu trong ngày hội. Dưới vòm động cao rộng, hình ảnh nàng tiên ngả lưng trên vách đá, bên cạnh là hình ảnh chàng Thạch Sanh ngồi dưới gốc đa cổ thụ. Xa xa thấp thoáng bóng thuyền cập bến có đôi trai gái ngồi tâm sự bên nhau. Phía đối diện có hình Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt cắp cây tre ngà bay lên trời. Ngang bên đức Thánh Gióng là hình Tôn Ngộ Không giơ gậy thần đánh yêu quái... Ðộng Ðá Bạc là tác phẩm nghệ thuật tạo hình kỳ lạ của tạo hóa. Nó kết hợp tinh tế giữa điêu khắc và hội họa, giữa tính hoành tráng khỏe khắn với sự duyên dáng thơ mộng.

Suối nước nóng Kim Bôi

nuoc khoang kim boi- hoa binh.jpg

Vị trí: Suối nước khoáng nóng thuộc huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.
Đặc điểm: Là suối khoáng nóng tự nhiên. Suối khoáng rất tốt cho sức khoẻ con người.

Từ thị xã Hoà Bình đi tiếp 30km đến nhà nghỉ mang tên một bản của người Mường là nhà nghỉ Mỏ Ðá, Kim Bôi.
Nhà nghỉ được xây dựng ở bên cạnh nơi có mạch nước khoáng lớn nhất. Vì vậy, ngồi ở trong phòng vẫn nghe tiếng nước phun lên ào ào vô tận. Nước phun lên luôn luôn ở nhiệt độ 360C. Qua kiểm nghiệm nguồn nước khoáng Kim Bôi có đủ tiêu chuẩn dùng làm nước uống, để tắm, ngâm mình chữa các bệnh viêm khớp, đường ruột, dạ dày, huyết áp. Nước suối Kim Bôi đã được đóng chai làm nước giải khát, nó cùng loại với nước khoáng Thạch Bích ở Quảng Ngãi, Kum-dua ở Nga và Paven Banis của Bungari.

Bản Lác ở Mai Châu

ban lac mai chau hoa binh.jpg

Vị trí: Bản Lác thuộc thung lũng Mai Châu, tỉnh Hoà Bình.
Đặc điểm: Là bản dân tộc ở tỉnh Hoà Bình với những phong tục tập quán đặc sắc.

Từ Hà Nội đi 70km đến thành phố Hoà Bình. Ði tiếp 60km nữa đến Mai Châu. Ở chặng thứ hai bạn sẽ vượt qua dốc Cun dài 12km. Gọi là dốc nhưng con đường quanh co rất nguy hiểm, có lúc bạn lầm tưởng như ôtô đang đi vào một biển mây. Khi lên đến đỉnh dốc, du khách qua đây lần đầu thường dừng lại ngắm cảnh. Đi tiếp đến đèo Thung Nhuối, từ trên đèo cao bạn đã thấy thung lũng Vàng, huyện lỵ Mai Châu xinh đẹp hiện ra dưới tầm mắt, một thung lũng với màu xanh của ruộng đồng, những nếp nhà của một thị trấn xinh xắn.
Tới thăm bản Lác, nhà sàn ở đây cao ráo, sạch sẽ. Sàn nhà cách mặt đất khoảng 2m bằng những cột gỗ chắc chắn. Khách đến nhà xin mời múc nước rửa chân trước khi bước lên cầu thang. Sàn nhà bằng tre hoặc bương. Mái nhà lợp lá gồi hoặc lá mây. Các cửa sổ trong nhà có kích thước khá lớn để đón gió mát và cũng là nơi để chủ nhà treo các giò hoa phong lan, lồng chim cảnh. Một khung dệt vải thổ cẩm được đặt cạnh một ô cửa sổ. Ðây là nơi làm việc của cô con gái lớn. Người con trai hỏi vợ chỉ cần nhìn lên giá xếp chăn đệm gối sạch sẽ với những màu sắc hoa văn trang trí là biết được sự chăm chỉ và tài nữ công của người vợ tương lai.

Còn cô gái, muốn biết về người con trai sắp làm chồng mình thì hãy nhìn lên các cột nhà, nếu thấy vô số vảy cá to và nhất là nhiều đuôi cá dán lên cột thì hãy yên tâm là người con trai trong nhà này lao động giỏi, bắt được nhiều cá. Bạn là khách, sẽ được ông chủ nhà trải chiếu hoa mời ngồi, rồi bày ra giữa chiếu một vò rượu cần bằng nếp cẩm. Còn bà chủ nổi lửa đồ xôi trong cái chõ cao lênh khênh của người Thái. Nhìn qua cửa sổ bạn sẽ thấy ở dưới đất có một ao cá nhỏ hình vuông sát chân cột nhà, những con cá đang bơi lặn ăn mồi trong nước ao trong vắt. Ông chủ sẽ dành cho bạn quyền chỉ vào con cá nào, ông sẽ bắt đúng con đó cho vào nồi cháo cá. Một đêm nghỉ lại ở nhà sàn Mai Châu, bạn sẽ được xem múa, hát, nghe nhạc cồng chiêng.

Bản dân tộc Mường

ban muong.jpg

Vị trí: Người Mường sống trong những thung lũng chung quanh là các cánh đồng cấy lúa nước, thuộc tỉnh Hoà Bình.
Đặc điểm: Đến Thung Mây ở độ cao 1.200m so với mặt biển, du khách có thể thấy rõ hơn bức tranh đẹp của xứ Mường, đặc biệt nền văn hoá và đời sống của xứ Mường.

Nền văn hoá xứ Mường được biểu hiện qua trang phục như cạp váy Mường, qua những nghi lễ trong đời sống như cưới xin, ma chay, trong những trường ca vĩ đại như "Đẻ đất, đẻ nước".
Trong âm nhạc Mường, trống và chiêng vẫn giữ vai trò quan trọng. Đến xứ Mường vào những ngày "hội xuân", lễ "xuống đồng", lễ "mừng nhà mới"... du khách sẽ được thưởng thức dàn chiêng Mường đủ mười hai chiếc. Trong khung cảnh xứ Mường, giữa thung lũng, trong tiếng suối chảy róc rách và tiếng rì rào của rừng cây, tiếng chiêng có âm hưởng trầm bổng sâu lắng đến khó quên.
Đến với bản Mường, người lạ thường được coi là khách quí. Tại đây du khách có dịp biết thêm nét đẹp trong sáng của văn hoá xứ Mường.



Về Hòa Bình – Vùng đất của “Người lái đò sông Đà“


Vùng đất Hòa Bình nổi tiếng không chỉ trong văn học với tác phẩm “Người lái đò sông Đà” mà còn nổi tiếng về những cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và nên thơ.

Dù là mùa nào trong năm, Hòa Bình cũng mang trong mình những vẻ đẹp lộng lẫy nhất, tinh tế nhất. Điểm dừng chân mà bạn không thể bỏ qua trong mọi hành trình về với Hòa Bình là Mai Châu xinh đẹp. Bức tranh thiên nhiên của Mai Châu được vẽ lên giữa sự hùng vĩ của núi đồi hoang sơ và ẩn chứa đằng sau đó là cả một vẻ đẹp hiền hòa, êm dịu. Hãy thử trải nghiệm những cảm giác thú vị khi khám phá Hang Dơi và ngắm nhìn toàn cảnh bức tranh Mai Châu để ghi lại những khoảnh khắc đặc biệt ở vùng đất tuyệt đẹp này.

Sông Đà - Hòa Bình

Sông Đà – Hòa Bình

Đến Mai Châu không chỉ để thưởng thức phong cảnh hữu tình, mà còn có thể đắm mình trong không gian văn hóa cồng chiêng, rượu cần, cơm lam, thịt nướng. Những bản sắc dân tộc ở Mai Châu vẫn luôn được lưu truyền và gìn giữ cho đến ngày nay.

Mai Châu - Hòa Bình

Dù là mùa nào trong năm, Hòa Bình cũng mang trong mình vẻ đẹp lộng lẫy nhất, tinh tế nhất.

Thủy điện Hòa Bình, một công trình đầy tự hào và kiêu hãnh của người dân Hòa Bình cũng như người dân Việt Nam cũng sẽ là một điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá của bạn. Không chỉ giữ một vai trò quan trọng trong mạng lưới điện Quốc gia, thủy điện Hòa Bình ngày nay còn là một tham quan thu hút khách du lịch.

Thung Nai, nơi núi sông giao nhau tạo thành một “vịnh Hạ Long” kì vỹ, độc đáo ngay trên núi. Ngồi trên những chiếc thuyền nhỏ, lênh đênh trên mặt sông nơi mây núi bềnh bồng, cảm giác như lạc giữa chốn thần tiên giữa trần gian. Tiếng mái chèo, tiếng nước chảy, tiếng xào xác của núi rừng,… tất cả như hòa quyện với nhau tạo thành những âm thanh sôi động và cuốn hút. Bạn cũng có thể qua đêm ngay trên đảo Dừa để thưởng thức rượu cần, thịt nướng và đốt lửa trại.

Thung Nai Hòa Bình

Thung Nai, nơi núi sông giao nhau tạo thành một “vịnh Hạ Long” kì vỹ, độc đáo ngay trên núi

Hòa Bình còn có hang động Đá Bạc với hàng trăm khối thạch nhũ với nhiều hình, nhiều dạng buông mình từ trên cao xuống như những tấm màn che bí ẩn. Sau khi khám phá hết vẻ đẹp của động Đá Bạc, bạn đừng quên ghé qua suối nước nóng Kim Bôi với những mạch nước ngầm nhiều khoáng chất vừa tốt cho thư giãn vừa tốt cho sức khỏe.

Hồ sông Đà ngày nay đã trở thành một điểm dừng chân vô cùng thú vị. Bạn có thể vùng vẫy thỏa thích trên những bãi tắm tuyệt đẹp bên hồ sông Đà. Đỉnh Phù Bua bốn mùa mây bao phủ đẹp như một bức tranh huyền ảo là nơi sẽ mang đến cho bạn những cảm giác của chốn “bồng lai tiên cảnh”.

Thác nước ở Hòa Bình

Những thác nước như tầng mây huyền bí

Thông tin chung:

- Hòa Bình là một tỉnh miền núi thuộc vùng Tây Bắc Việt Nam. Tỉnh lỵ là thành phố Hòa Bình nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 73km.

- Để đến được Hòa Bình bạn có thể đăng ký vé khứ hồi giữa Hà Nội – Hòa Bình ở các hãng xe được dân du lịch bụi đánh giá khá tốt như xe Tuấn Dũng, Hoàng Thao (2 xe này đi Mai Châu), xe Mạnh Hùng (tuyến Hà Nội – Yên Thủy). Cả 3 hãng xe này đều xuất phát từ bến xe Mỹ Đình.

- Đến nơi thì thuê xe ôm, xe máy, đò hay bắt taxi để thực hiện hành trình khám phá của mình.

- Khu vực trung tâm Hòa Bình gồm các tuyến đường Chi Lăng, Cù Chính Lan, Trần Hưng Đạo… các bạn có thể căn cứ vào đó hay vào lịch trình của mình mà thuê khách sạn tiện cho việc di chuyển. Lưu ý đặt phòng trước khi đến.








Những cảnh đẹp ở Biên Hòa - Đồng Nai lý tưởng cho bộ ảnh cưới
Những cảnh đẹp ở Bình Thuận đẹp mê mẩn
Những cảnh đẹp ở Anh Quốc đẹp mê mẩn
Những cảnh đẹp ở biển Nha Trang khiến du khách không thể rời mắt
Những cảnh đẹp ở đảo Bali mê mẩn du khách
Những cảnh đẹp ở Bình Định du khách hay lui tới nhất




(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý