Cách lập kế hoạch tài chính dài hạn

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách lập kế hoạch tài chính dài hạn

19/04/2015 01:03 PM
2,026

Xây dựng kế hoạch tài chính là nền móng quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng biết cách xây dựng một kế hoạch tài chính hoàn hảo.




CÁCH LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH DÀI HẠN

Quản lý tài chính doanh nghiệp

tc - 9












Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh.

Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông.

Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần.
“Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn.”

Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm.


Lập Kế Hoạch Tài Chính Cho Một Năm

Một kế hoạch tài chính được lập thì việc quản lý chi tiêu của bạn được rõ ràng, đảm bảo hơn trong việc chi tiêu. Có thể là một bản kế hoạch dài hạn, trung hạn. Nhưng dưới đây là các bước cần thực hiện cho một Bản kế hoạch tài chính của một năm.

1. Thống kê tài chính cá nhân

Việc này rất quan trọng để biết bạn đang có những gì. Hãy liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư (như chứng khoán, bất động sản…), tiền lương, và tất cả các nguồn thu nhập khác của bạn như hoa hồng, thưởng…vv.

Ngoài việc thống kê tài sản bạn đang có thì bạn còn phải thống kê các khoản nợ mà bạn đang mang.

 

tài chính


Hãy lập kế hoạch tài chính cho một năm, bạn sẽ quản lý tiền của mình tốt hơn. Ảnh: internet

2. Danh sách những việc chi tiêu trong dự định

Hãy liệt kê những khoản mục mà bạn dự định chi tiêu trong năm 2011 này với những khoảng thời gian và chi phí cụ thể. Với những chi phí cố định và chi phí phát sinh.

Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà,…

Chi phí phát sinh như: đi du lịch thì phải là đi đâu, với khoảng chi phí tối đa bao nhiêu, thời gian nào? Mua xe, đổi điện thoại,…

3. Cân đối thu nhập – chi tiêu

Tốt nhất là bạn lập trên bảng exel do mình tự xây dựng. Bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây để chỉnh sửa cho phù hợp với bạn.  

Việc cân đối này giúp bạn sẽ điều chỉnh cho phù hợp với với 3 ống heo: Heo sinh hoạt, heo đầu tư, heo từ thiện với các mục đích khác nhau. Nếu như việc thu nhập đầu vào của bạn lớn hơn chi phí đầu ra thì tốt. Tuy nhiên chi phí đầu vào của bạn bằng hoặc nhỏ hơn chi phí đầu ra thì bạn phải điều chỉnh để hợp lý. Nếu không thì bạn phải lên kế hoạch để tăng nguồn thu nhập cho phù hợp.

 

kế hoạch
Cân đối thu nhập và chi tiêu là việc quan trọng. Ảnh: internet

Lời khuyên cho bạn:

1. Quan niệm về cách dùng tiền của mỗi người không giống nhau. Vì vậy, mỗi người nên tôn trọng thói quen sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền bạc của nhau, để mỗi người có một cuộc sống tốt và thoải mái nhất với chính bản thân mình.

2. Tập trung tiền bạc tản mác để quản lý đầu tư, thu lợi nhiều hơn.

3. Tăng cường tiết kiệm, tích lũy dần. Trừ đi những chi phí sinh hoạt hàng ngày, trích một phần lương để gởi tiết kiệm ngân hàng. Khoản tiền này có thể dùng để mua trái phiếu hoặc bảo hiểm nhân thọ…

4. Nắm rõ tình hình tài chính. Có một quyển sổ ghi chép để nắm tình hình chi tiêu trong các giai đọan, như vậy việc quản lý tài chính sẽ hợp lý hơn.

5. Sớm chuẩn bị kế hoạch tương lai cho gia đình, đối với những việc như nuôi dưỡng - giáo dục con cái, mua sắm nhà cửa, những tài sản lớn… cần nghĩ thấu đáo.

6. Tự giác bảo vệ “thể chế tài chính” của mình.

Kế hoạch tài chính ngắn hạn

Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính.

Lập kế hoạch tài chính dài hạn hay kế hoạch tài chính chiến lược.

Các doanh nghiệp thường sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanh nghiệp trong vòng mấy năm sắp tới. Các nhà quản lý sẽ dễ dàng làm được điều này theo quy trình sau:

Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà công ty có thể đạt được. Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu. Nhà quản trị phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn để tăng trưởng là: lợi nhuận và vay nợ.

“Nếu công ty không có đủ vốn để tài trợ cho chương trình mở rộng công việc kinh doanh thông qua tăng tồn kho, đổi mới trang thiết bị và tài sản cố định và tăng chi phí điều hành công ty thì sự phát triển của công ty sẽ bị chậm lại hoặc dừng lại hẳn do công ty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.”

Để tránh tình trạng này, nhà quản trị phải tích cực lập kế hoạch tài chính để kiểm soát được tốc độ tăng trưởng. Muốn thế bạn phải xác định được chính xác các nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm.

Trong trường hợp lợi nhuận làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo của công ty, người quản trị phải bố trí vay nợ bên ngoài hoặc giảm tốc độ tăng trưởng để mức lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng. Do việc thu hút vốn đầu tư và vay nợ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà quản trị phải dự báo chính xác và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn công việc kinh doanh.

Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau:

• Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc.

• Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được.

• Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có…) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty.

• Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm.

• Trau dối phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty.

• Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty.

Quản lý vốn sử dụng thực của công ty.

Vốn sử dụng thực của công ty là chênh lệch giữa tài sản hiện có của công ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi là vốn lưu chuyển trong công ty. Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong công ty, hãy xem xét các bộ phận cấu thành sau đây:

• Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền gửi ngắn hạn). Khi lập các kế hoạch tài chính bạn phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như : lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng?

• Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho khách hàng. Nhà quản trị phải quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ.

• Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của công ty do đó nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem lượng tồn kho có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho.

• Các khoản phải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng.

• Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. Nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả?

• Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với các tín phiếu, phí bảo hiểm…

7 bước lập kế hoạch tài chính




Liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra Liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra

Kế hoạch tài chính đơn giản là một danh sách những điều bạn muốn doanh nghiệp của mình đạt được vào một thời điểm nhất định trong tương lai. Danh sách của bạn nên bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Danh sách nên liệt kê các bước bạn cần thực hiện để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của chuyên gia tài chính kết hợp với những bí quyết dưới đây.

Nghiên cứu

Kế hoạch tài chính là một phần của quản lý tài chính. Hoạt động này đòi hỏi phải có sự đầu tư nghiên cứu trước khi bắt tay vào xây dựng. Không nên bỏ sót bất kì một thông tin nào liên quan đến các vấn đề tài chính. Hãy chuẩn bị sẵn cho mình một vốn kiến thức kha khá để bạn không bị bỡ ngỡ trước những quyết định sắp tới.

Xác định nhu cầu tài chính

Một chủ doanh nghiệp khôn ngoan là người biết ưu tiên những mục tiêu quan trọng và quyết định những bước đi phù hợp. Rất cần thiết để chủ doanh nghiệp tương lai xác định những nhu cầu tài chính bằng cách trả lời những câu hỏi như: mục tiêu đầu tư của bạn là gì? Bạn sẽ đầu tư bao nhiêu tiền? Bạn đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu hay cả hai? Bạn định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn? Bạn mong đợi quyền lợi gì từ sự đầu tư của mình? Khi đã xác định cho mình những nhu cầu tài chính cụ thể, bạn sẽ định hướng được những bước đi tiếp theo.

Thu thập dữ liệu tài chính

Sau khi đã xác định rõ nhu cầu tài chính, bước tiếp theo là bạn cần lập ra một bảng tài chính để hiểu thêm về dòng tiền mặt bạn định đầu tư và trách nhiệm pháp lý của bạn. Trong bước này bạn có thể cần đến sự giúp đỡ của chuyên gia kế hoạch tài chính, người sẽ giúp bạn thu thập những tài liệu cần thiết về tài sản, trách nhiệm pháp lý, các khoản khấu trừ thuế, bảng cân đối thu nhập và chi tiêu, nhân viên, quỹ hưu trí, di chúc (tín thác). chính sách bảo hiểm, môi giới, báo cáo ngân hàng,...

Bên cạnh đó kế hoạch cũng cần được xác định rõ các mục như: Tuổi nghỉ hưu, trợ cấp nghỉ hưu, bạn muốn phân phối tài sản của mình như thế nào, lạm phát có thể xảy ra trong tương lại,..và những rủi ro có thể gặp phải trong tương lai.

Phát triển kế hoạch tài chính

Phát triển kế hoạch tài chính bắt đầu từ việc người lập ra kế hoạch của bạn đưa ra những ý tưởng triển khai cho những vấn đề đã được xem xét ở bước trước. Khâu phát triển bao gồm các mục: giải thích những ưu và nhược điểm của kế hoạch, hiểu biết về luật thuế và hệ thống tài chính, xem xét các vấn đề về sức khỏe và an toàn lao động,…

Trình bày kế hoạch tài chính

Một tài liệu tốt sẽ mang đến một bài trình bày tốt. Vì thế bạn cần xem xét kỹ lưỡng những dữ liệu đã thu thập được và cố gắng trả lời những vấn đề bạn đang thắc mắc. Bất kì một sự nghi ngờ nào trong kế hoạch cũng cần được làm sáng tỏ sớm nhất có thể.

Triển khai kế hoạch tài chính

Triển khai kế hoạch là một bước quan trọng trong quá trình xây dựng. Bạn có thể sẽ mất khoảng 4-6 tháng để triển khai kế hoạch đã định. Trong giai đoạn này, các chi tiết phức tạp liên quan đến thuế, đến bảo hiểm, đến vấn đề nghỉ hưu,…cần được quan tâm nhiều nhất có thể. Để có được một “mặt bằng” sáng bạn có thể nhờ đến sự cố vấn của các luật sư. Rất có thể ở khâu cuối của quá trình triển khai, kế hoạch tài chính của bạn sẽ nhận được nhiều lời đề nghị hợp tác nếu kế hoạch của bạn là một kế hoạch được xây dựng trên sự tỷ mỷ, chuyên nghiệp với nhiều ý tưởng tuyệt vời.

Giám sát kế hoạch tài chính

Sau khi triển khai, các chủ doanh nghiệp cũng cần phải theo dõi, giám sát từng bước của quá trình. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bản cập nhật bảo hiểm, bản lựa chọn đầu tư, thuế và các bản báo cáo về tình hình thị trường…là những tài liệu cần được theo dõi một cách cẩn thận, tránh các rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó , các chủ doanh nghiệp tương lai cũng cần mở rộng đôi tai, đôi mắt để nghe ngóng, để nhìn và để nắm bắt thật nhanh sự thay đổi của thị trường và chuyển mình theo những thay đổi đó cho thật phù hợp.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
 

Cách Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Chuẩn Nhất!

Bước 1. Tạo ra và xem lại kế hoạch tài chính.

Về cơ bản, kế hoạch tài chính là một bộ bản thảo về những mục tiêu, chiến lược và thời điểm nhằm đạt tới những mục tiêu đó: mua căn nhà đầu tiên, dành dụm hay quản lý tiền dự phòng về hưu, dành dụm tiền cho việc học của con cái, trả nợ, và vân vân.a

Viết ra kế hoạch này, trên mảnh giấy vàng, trên bảng tính, hay với sự trợ giúp của người lập kế hoạch tài chính có bằng cấp chuyên nghiệp (viết tắt là CFP) sẽ thúc đẩy bạn chịu trách nhiệm và thực hiện đầy đủ các bước trong danh sách điều cần làm. Nó đưa ra hướng dẫn, cho bạn chuẩn mực để từ đó đánh giá tiến triển, và giúp bạn ưu tiên cho việc sử dụng nguồn tài chính hiệu quả nhất.

Dứt khoát phải xem lại kế hoạch một cách định kỳ để điều chỉnh tình hình hay nhu cầu tài chính biến đổi, hoặc những sự kiện trong cuộc sống như thay đổi tình trạng hôn nhân, thất nghiệp, về hưu, sinh nở, hay tang gia trong dòng họ.

Bước 2. Lập sổ ghi chép tài chính.

Việc quản lý thành công của cải dễ dàng hơn nhiều nếu bạn biết các nguồn tài chính là gì. Do đó tập trung các sổ sách tài chính sau:
•tài khoản đầu tư
•bản kê ngân hàng
•khai báo thuế
•bản kê thế chấp và thẻ tín dụng
•hợp đồng bảo hiểm
•văn bản quy hoạch di sản

Sau đó sắp xếp chúng để bạn có thể tìm và truy cập dễ dàng. Bằng cách để chúng cạnh nhau, bạn sẽ có thể đánh giá rõ ràng hơn tình hình hiện tại và bố trí mục tiêu và ưu tiên hướng tới. Và khi đó, đừng quên kiểm kê tài sản cá nhân. Điều này không chỉ giúp bạn có tài liệu cụ thể về giá trị tài sản để lập kế hoạch mà còn cung cấp cho bạn hồ sơ trình công ty bảo hiểm trong trường hợp của cải bị mất do trộm cắp hay thiên tai.

Bước 3. Tính toán khoản tiền có thực sự.

Ngay khi lập ra sổ sách tài chính, tính toán số tiền có được thực sự. Đây chỉ đơn giản là việc tính ra cái bạn có trừ đi cái bạn nợ. Nếu tài sản của bạn (nhà cửa, tài khoản ngân hàng, vốn đầu tư và vân vân) vượt quá số nợ (tiền thế chấp, tiền vay cho việc học, nợ thẻ tín dụng, vv…), thì khoản tiền thực của bạn là số dương. Ngược lại, nếu nợ nhiều hơn có, số tiền cuối cùng bạn tính ra mang dấu âm.

Khoản tiền có thực là thước đo chính xác nhất về tình trạng khả năng tài chính của bạn và nên được dùng như cơ sở cho bất kỳ quyết định tài chính nào bạn đưa ra. Bạn nên đề ra mục tiêu hàng năm là làm gia tăng khoản tiền có thực. Đến cuối năm, bạn nên tính lại con số cuối cùng và so sánh với chuẩn mực của năm vừa rồi. Làm thế, bạn sẽ lập tức thấy được sự tiến triển.

Bước 4. Thiết lập kế hoạch chi tiêu.

Kế hoạch chi tiêu trình bày chi tiết những khoản thu và chi tiền bạc. Khoản thu bao gồm tiền lương, bổng lộc, lợi tức và mọi nguồn thu nhập khác bạn có. Khoản thu là phần thường dễ nhớ nhất. Mục chi tiêu là danh sách tỉ mỉ mọi khoản bỏ tiền ra. Khoản chi quan trọng nhất có thể là tiền tiết kiệm. Nếu bạn không xài nhiều hơn số mình có, thì khoản thu sẽ bằng khoản chi.

Có được kế hoạch chi tiêu cân đối có thể là một ưu thế về tài chính bất kể bạn là ai hay số tiền bạn kiếm được thực sự ra sao. Kế hoạch chi tiêu cho thấy những khoản chính cần chi và nêu bật những khoản chi phí phạm. Nó có thể cũng mang đến mọi cảnh báo sớm về những vấn đề tài chính đang đe dọa.

Nếu đây là lần đầu bạn thiết lập kế hoạch chi tiêu, hãy nghĩ đến việc sử dụng một công cụ phần mềm, chẳng hạn như bảng tính hay chương trình phần mềm như Quicken để trợ giúp. Những công cụ này có thể giảm bớt đáng kể thời gian và công sức cho việc phát triển kế hoạch của bạn.

Bước 5. Lập quỹ dự trữ khẩn cấp.

Tốt nhất, bạn muốn có đủ tiền mặt trong tay để đáp ứng ba đến sáu tháng tiền sinh hoạt thiết yếu nếu bị mất nguồn thu đều đặn. Phụ thuộc vào mức bảo đảm của công việc, bạn có thể muốn gia tăng số tháng cho khoản tiền dự trữ đủ xài. Ví dụ như, những cá nhân làm việc một mình có thể muốn có tiền dự trữ cho cả năm, nhất là nếu thu nhập của họ biến động bởi thiên nhiên.

Bước 6. Giảm một phần hoặc giảm đến mức tối thiểu khoản nợ tiêu dùng.

Nợ nần kéo trì những kết quả khác của nỗ lực kiếm tiền như một cái mỏ neo nặng trịch. Nếu nợ tiêu xài của bạn–thẻ tín dụng, vay học phí, tiền vay và nợ cá nhân–đang ngốn tới 15 đến 20 phần trăm hay hơn nữa trong chi tiêu hàng tháng của bạn, thì phải ưu tiên giảm bớt nó. Và sao lại phung phí tiền dành dụm cho những thứ rất có thể lấy mức lãi suất rất cao từ thẻ và tiền vay của bạn?

Bước 7. Phác thảo bốn văn bản quy hoạch di sản chính.

Mỗi người trưởng thành có thể có (1) bản chúc thư; (2) quyền ủy nhiệm lâu bền, bổ nhiệm ai đó xử lý các vấn đề pháp luật và tài chính khi bạn không thể thực hiện; (3) văn bản nguyện vọng, trình bày phép điều trị y học bạn muốn để duy trì cuộc sống khi bệnh quá nặng; và (4) quyền ủy nhiệm chăm sóc sức khỏe lâu bền, bổ nhiệm ai đó nhận quyền lợi y tế khi bạn không còn nữa. Những trường hợp khác nhau có tên gọi khác nhau trong văn bản y tế, nhưng tất cả đều mang tính quyết định đến việc lập kế hoạch tài chính thông minh của bạn.

Bước 8. Có bảo hiểm thỏa đáng.

Quản lý rủi ro thiết yếu cho việc bảo đảm tài chính lâu dài của bạn. Có bảo hiểm, từ bảo hiểm y tế đến bảo hiểm tổn thất trong đời sống, xe cộ và nhà cửa, rất cần thiết để bảo vệ bạn khỏi bi kịch tài chính. Nói một cách đơn giản, bạn mua bảo hiểm để chi trả những khoản bạn không thể xoay sở từ số tiền mình có. Bắt buộc phải nhớ rằng bạn nên mua bảo hiểm khi bạn không cần nó, bởi vì đến khi bạn thật sự cần, bạn không thể có được .




Cách lập một kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất
Cách quản lý tài chính hiệu quả
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc kế toán
Phong thủy ông thần tài

Ý nghĩa của kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh bán hàng hoàn hảo

Cách làm giàu chân chính hiệu quả



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý