Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân khôn ngoan nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách lập kế hoạch chi tiêu cá nhân khôn ngoan nhất

19/04/2015 01:04 PM
1,848

Việc lên kế hoạch thu chi ngay từ đầu năm không những giúp bạn quản lý chi tiêu, làm chủ túi tiền mà còn định hướng được từng giai đoạn công việc cần phải làm. Lên kế hoạch thu - chi ngay từ đầu năm sẽ giúp bạn làm chủ túi tiền.




Lên kế hoạch chi tiêu.

Không phải là sự sành điệu, thể hiện thế mạnh, sự nổi trội của mình bằng cách tiêu tiền để cho người ngoài "lác mắt" ngưỡng mộ mà là học cách tiêu tiền sao cho hữu hiệu, hợp lý nhất cho một gia đình.

Nhất là đúng vào thời điểm này: mọi thứ giá cả như lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm, đồ dùng gia đình, giá nhiên liệu, dịch vụ xã hội đều tăng từng ngày đến chóng mặt. Nếu vợ chồng bạn không biết cách tiêu tiền, không có "nghệ thuật tiêu tiền" thì rất dễ gây ra khủng hoảng về tiền tệ cho chính gia đình mình, khiến vợ chồng bất hòa, không khí gia đình kém vui vẻ.

 Không thể không biết một tháng vợ chồng thu nhập bao nhiêu tiền

Là với những người làm công ăn lương thôi chứ còn với các doanh nhân, các chủ nhà hàng, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn thì nói làm gì. Là người làm công ăn lương, dứt khoát vợ chồng bạn phải hạch toán chi tiết xem thu nhập của cả hai vợ chồng là bao nhiêu. Có thể vợ (chồng) "giấu" đi một khoản riêng, nhưng đừng nhiều quá khiến người kia sinh nghi để rồi mất lòng tin vào nhau thì nguy.

Cũng không thể không thống kê chi tiết những khoản chi cố định của từng tháng

Thường thì người vợ nên làm việc này. Bạn phải biết rất rõ "phần cứng" của các khoản chi tiêu trong tháng để đối chiếu với phần thu. Trong quá trình đó, bạn còn phải liên tục điều chỉnh những phần chi chưa hợp lý, còn có thể tiết kiệm hoặc bỏ đi để giảm sức nặng cho ngân sách gia đình. Phần này thường rơi vào danh mục đồ thực phẩm, hoa quả và các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Bằng mọi giá phải có chút tiền dư dả hàng tháng

Điều này thật khó cho những cặp vợ chồng thu nhập thấp. Chi tiêu cho gia đình hàng tháng đã không đủ thì còn nói gì đến dư dả, tiết kiệm chút đỉnh. Song đây là điều vô cùng cần thiết mà vợ chồng bạn phải cố gắng làm. Cân đối thu chi thật hợp lý, loại trừ mọi khoản chi không cần thiết. Đặc biệt cần phấn đấu tăng thêm nguồn thu bằng cách làm thêm một việc chính đáng nào đó ra tiền.


Phải giao cho một người giữ tay hòm chìa khóa

Thường sẽ là người vợ. Nhưng điều đó không nhất thiết nếu thực tế người vợ lại tỏ ra kém năng lực trong cách tiêu tiền. Nếu tiền ai người nấy giữ, mạnh ai người ấy tiêu thì còn đâu là một gia đình thống nhất và hòa thuận? Đó là chưa kể đến việc sẽ xảy ra: đùn đẩy nhau xem ai chi khoản gì, khoản gì trong gia đình, tị nạnh nhau người chi nhiều, người chi ít. Rồi thì chỉ trích nhau, lên án nhau thiếu trách nhiệm với gia đình.


Linh hoạt và biết thứ tự ưu tiên cho từng nhu cầu

Vợ muốn gom góp tiền và vay trả góp để mua một căn hộ chung cư nhưng chồng lại rất yên phận với việc ở nhà thuê nhưng vay tiền mua xe máy xịn, thậm chí mua ôtô để thiên hạ phải "lác mắt".

Đơn giản hơn như nhu cầu mua chiếc tivi màn hình phẳng, rộng của chồng lại ngược với ý muốn góp chút vốn vào công ty sản xuất của người bạn để có thêm chút tiền hàng tháng của vợ...

Tất cả đều cần phải bàn bạc và đi đến thống nhất. Thậm chí trong cả hai người cần phải biết nhượng bộ và hy sinh khi rõ ràng nhu cầu mà người kia đưa ra hợp lý hơn.

Song bạn nên nhớ người biết nghệ thuật tiêu tiền là người luôn quan tâm thỏa đáng đến sự hài hòa giữa cuộc sống vật chất và tinh thần của gia đình. Các bạn đừng bao giờ quên dù kinh tế gia đình bạn eo hẹp đến đâu thì bạn vẫn phải nhớ đến những chi phí thỏa đáng cho các sinh hoạt tinh thần. Bởi đó là chất men say cho cuộc sống, chất lãng mạn, thăng hoa giúp vợ chồng bạn vượt qua khó khăn, không cảm thấy quá mệt mỏi, buồn chán khi phải đối phó với mọi khó khăn trong cuộc sống.

 Cho dù 50 hoặc 75 tuổi, đã nghỉ hưu hoặc sắp nghỉ hưu, chúng ta đều cần một kế hoạch cho tương lai. Chúng ta sẽ phải làm gì với phần đời còn lại? Chúng ta đã đủ tiền khi nghỉ hưu? Sau đây là những gợi ý cần thiết:

Tiền

Là phụ nữ, khi nghỉ hưu chúng ta có thể có rất ít tiền, do chúng ta gián đoạn nhiều năm nghỉ việc để chăm sóc con cái. Ngoài ra, phụ nữ thường kiếm được ít tiền hơn so với nam giới. Chúng ta có thể sống bằng lương hưu hoặc tiền dành dụm khi đang đi làm. Dù bằng cách nào, điều quan trọng là chúng ta phải biết cách sử dụng hợp lý số tiền dành dụm của mình.

Kế hoạch tài chính

Hiện nay, nữ giới có tuổi thọ trung bình cao hơn nam giới. Cuộc sống dài lâu có nghĩa là nghỉ hưu lâu hơn, sẽ cần nhiều tiền hơn. Chúng ta có thể đưa ra nhiều cách tiết kiệm dành dụm cho nghỉ hưu; biết cách đầu tư và quản lý lương hưu? Hãy lập kế hoạch tài chính để có thể quản lý tiền cho cuộc sống dài lâu.

Kế hoạch tài sản

Mỗi người cần phải lập kế hoạch tài sản, kế hoạch sau khi chúng ta qua đời nhằm bảo vệ tài sản, đảm bảo ước nguyện của chúng ta được thực hiện, và cho phép phân chia tài sản nhanh chóng. Trước tiên, cần viết ra và định giá cho tất cả tài sản chúng ta sở hữu, như: nhà cửa, bất động sản khác, tiền tiết kiệm, đầu tư (cổ phiếu, trái phiếu…), lương hưu và các khoản trợ cấp, bảo hiểm nhân thọ, lợi nhuận trong một doanh nghiệp, phương tiện vận tải (ô tô, tàu thuyền), trang sức, tài sản cá nhân khác…

Hãy nhớ rằng, lập kế hoạch tài sản không phải là việc chúng ta làm một lần. Chúng ta sẽ phải thay đổi khi:

• Giá trị tài sản thay đổi rất nhiều.

• Kết hôn, ly hôn hoặc tái hôn.

• Di chuyển đến nơi khác.

• Người thừa kế mất hoặc mối quan hệ của chúng ta với người đó thay đổi đáng kể.

• Các điều luật ảnh hưởng đến sự thay đổi tài sản.

Việc lập kế hoạch tài sản khá phức tạp, và luật tài sản có thể thay đổi. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến ​​ luật sư và công chứng viên.

Các bước Lập Kế Hoạch Tài Chính Cá Nhân Chuẩn Nhất!

Chi tiêu trong khả năng

Nhiều người tự nhận thấy rằng mình tiêu nhiều hơn tiết kiệm được và dẫn đến việc nợ nần chồng chất. Đây là một chuỗi các hệ quả thường thấy. Bạn cần có kế hoạch và kỷ luật để có thể tránh những hậu quá như trên.

Bước đầu tiên là thiết lập ngân sách. Bạn có thể cảm thấy việc này là khá phiền phức, tuy nhiên, lập ngân sách đơn giản chỉ là kiểm soát thu nhập và chi tiêu nhằm định hướng xem bạn kiếm được bao nhiêu tiền và sẽ tiêu tiền vào những mục nào cho hợp lý. Một khi bạn đã nắm rõ được ngân sách của mình, bước tiếp theo là xác định xem những mục chi tiêu nào có thể cắt giảm hoặc kiếm thêm tiền để có thể đạt được mục tiêu tài chính. Sau đây là một số bước cuối cùng trong quy trình lập ngân sách:

1. Xác định Nhu cầu và Mong muốn
Đâu là những thứ bạn muốn? Đâu là những thứ bạn thật sự cần? Bạn hãy cân nhắc tình hình tài chính của bản thân và nhìn nhận một cách tổng quát. Hãy làm 2 danh sách – một là những thứ bạn muốn và một là những thứ bạn cần. Trong quá trình lập danh sách này, hãy tự hỏi:

  • Vì sao bạn muốn thứ đó?
  • Nếu bạn không có thứ đó thì có gì khác không?
  • Nếu bạn có được thứ đó rồi thì có ảnh hưởng hay thay đổi gì đến những thứ khác không? (tốt hơn hay xấu đi)
  • Những thứ gì thực sự quan trọng với bạn?
  • Điều này có phù hợp với giá trị của bạn không?

2. Hướng dẫn
Ngân sách của mỗi người đều khác nhau dựa trên những khoản cần và muốn. Bảng Dự thảo Ngân sách trong trang tiếp theo sẽ đưa ra một số hướng dẫn về sắp xếp các khoản chi tiêu vào từng mục một cách hợp lý. Bạn có thể sẽ phải điều chỉnh và thêm vào những mục chi tiêu hàng ngày như tiền đi café hay đi thăm họ hàng, tuy nhiên, đừng quên cắt giảm ở mục khác nếu thêm vào các mục chi tiêu mới.

3. Theo dõi, cắt giảm và đặt mục tiêu
Một khi bạn bắt đầu quan sát và theo dõi chi tiêu của mình, bạn sẽ ngạc nhiên khi biết mình tiêu hàng triệu đồng mỗi tháng cho việc ăn nhà hàng hay các khoản chi phí hàng ngày. Một số chi phí này có thể được cắt giảm. Giảm bớt chi tiêu dần dần sẽ dễ dàng hơn là cắt hoàn toàn một khoản chi phí nào đó. Chúng ta nên thực tế. Điều đó sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho những khoản chi phí không lường trước được trong tương lai.

Cắt giảm chi phí một cách linh hoạt
Đặt mục tiêu tiết kiệm cho mỗi tháng sẽ giúp bạn cắt giảm chi phí một cách linh hoạt. Bạn cũng cần suy tính kỹ trước khi đặt mục tiêu:

  • Mục tiêu đặt ra phải cụ thể để có thể dựa vào đó, đặt ra kế hoạch hành động. Ví dụ: tiết kiệm đủ tiền để đi du lịch nước ngoài nhân dịp kỷ niệm ngày cưới.
  • Mục tiêu đặt ra phải mang tính định lượng để có thể biết được bạn đang ở đâu so với mục tiêu đã đề ra. Ví dụ: một chuyến đi nước ngoài tốn 20 triệu, hiện tại, bạn đang tiết kiệm được 8 triệu.
  • Mục tiêu đặt ra phải có tính khả thi. Ví dụ: Bạn biết số tiền bạn tiết tiệm hàng tuần gộp lại có thể đủ để chi trả cho chuyến du lịch đi nước ngoài.
  • Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với nhu cầu thực sự của bạn. Bạn không muốn bỏ công sức vào mục tiêu không phù hợp với nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ: Bạn muốn nghỉ ở khách sạn sang trọng bậc nhất nhân kỷ niệm ngày cưới của mình chưa chắc là cần thiết.
  • Mục tiêu đặt ra phải có thời gian cụ thể. Ví dụ: bạn muốn đi du lịch Ý vào mùa hè năm tới.

Biểu đồ này sẽ đưa ra một số hướng dẫn về việc phân loại các khoản vào các mục chi tiêu khác nhau một cách hợp lý. Nếu chi phí cho việc đi lại hoặc nhà ở tại khu vực bạn sống đắt hơn, bạn nên điều chỉnh cho phù hợp. Nếu bạn muốn thêm mục quà tặng hoặc những khoản chi tiêu khác, bạn sẽ phải cắt giảm chi phí của các mục khác.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:
 

Lên kế hoạch làm chủ túi tiền


Liệt kê tài sản

Theo chuyên gia Nguyễn Thùy Dương (Tổng đài tư vấn 1088), để lên kế hoạch tài chính đầu năm một cách khoa học, việc đầu tiên là phải tổng kết tài sản hiện có. Liệt kê toàn bộ tiền mặt, vàng, tiền gửi, các khoản bạn đang đầu tư (như chứng khoán, bất động sản…), tiền lương và tất cả các nguồn thu nhập khác của bạn như hoa hồng, thưởng… Sau đó là đến các khoản nợ mà bạn đang mang.

Lên kế hoạch làm chủ túi tiền

Việc thống kê tài chính cá nhân rất quan trọng bởi sẽ giúp bạn biết mình đang có những gì. Ảnh: internet

Việc thống kê tài chính cá nhân rất quan trọng bởi sẽ giúp bạn biết mình đang có những gì. Nếu tài sản thực có nhiều hơn số tiền nợ thì không có gì khiến bạn phải lo nghĩ. Còn nếu số tiền thực có ít hơn khoản nợ thì cũng có thể yên tâm vì ít nhất bây giờ bạn đã biết được mình đang ở đâu và phải làm gì. Biết mình nợ bao nhiêu sẽ giúp cho bản thân xác lập được một đường hướng hành động cho năm mới.

Sau khi thống kê tài chính cá nhân để biết được số tiền thực có của mình thì việc cần làm tiếp theo là lập danh sách những việc chi tiêu trong năm. Đó là các khoản chi cố định và các khoản chi phát sinh. Chi phí cố định bao gồm các hóa đơn như: Tiền điện, nước, ga, điện thoại, thuê nhà, tiền ăn, học phí, quần áo, thuốc men. Các chi phí phát sinh như: Đi du lịch, mua xe, đổi điện thoại…

Dựa vào bảng thống kê tài chính cá nhân và danh sách chi tiêu trong dự định, bạn sẽ cân đối được túi tiền của mình. Nếu tài sản cá nhân bị “âm” thì bạn có thể cắt giảm các mục chi không cần thiết. Lên kế hoạch từ đầu năm sẽ giúp cho mỗi người không bị rơi vào tình trạng chi tiêu một cách thụ động, đồng thời có thể giúp bạn lên kế hoạch tăng nguồn thu nhập từ các việc làm thêm.

Ghi chép thu - chi

Sau khi có kế hoạch tài chính năm cho bản thân thì bạn có quyền nghĩ đến việc làm giàu. Tiết kiệm, cắt giảm các khoản chi tiêu và tăng thu nhập từ các nguồn làm thêm là cách làm giàu khá phổ biến.

Dân gian có câu “buôn tàu, bán bè không bằng ăn dè hà tiện”; “Hà tiện mới giàu, cơ cầu mới có”…Tiết kiệm không phải là hà tiện mà là chi tiêu một cách hợp lý, tránh tình trạng có được đồng nào xài đồng đó.

Lên kế hoạch làm chủ túi tiền

Việc cắt giảm chi tiêu luôn phải đi đôi với việc kiểm soát dòng tiền là tốt nhất. Ảnh: internet

Theo chuyên gia Nguyễn Lâm Thúy, Văn phòng tham vấn gia đình và trẻ em Vala, có khá nhiều người bị rơi vào tình trạng mặc dù lên kế hoạch tiết kiệm và cắt giảm các khoản chi tiêu nhưng cuối cùng không thực hiện được. Nguyên nhân là bởi họ đặt mục tiêu tiết kiệm quá cao hoặc không cụ thể nên chỉ thực hiện được một vài tháng đầu năm rồi nản. Một nguyên nhân khác nữa là do “bỏ quên” kế hoạch của mình, lười ghi chép các chi tiêu hàng ngày nên không quản lý và điều chỉnh được dòng tiền vào - ra.

Do vậy, để cắt giảm chi tiêu một cách thành công, cách tốt nhất là nên đặt mục tiêu cụ thể và vừa sức để có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại và dần dần thay đổi theo hướng tốt hơn. Nên chia ra làm nhiều giai đoạn phấn đấu nhỏ. Mỗi giai đoạn cắt giảm khoảng 10% tổng chi phí lúc ban đầu. Sau khi đạt được, đặt mục tiêu tiếp theo khoảng 10% của mức chi tiêu mới. Dần dần như thế bạn đã có thể đạt được mức độ mình mong muốn.

Theo các chuyên gia về tài chính, việc cắt giảm chi tiêu luôn phải đi đôi với việc kiểm soát dòng tiền thì sẽ không làm xáo trộn cuộc sống gia đình. Theo kinh nghiệm của một số bà nội trợ, có một số mẹo nhỏ khi mua sắm sẽ giúp mỗi người tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể trong năm như mua hàng qua mạng: muachung.vn; cungmua.com; phagia.com… bán hàng với giá rẻ hơn bình thường. Mua hàng theo mô hình này chỉ phải bỏ ra 50-70% so với bình thường để được sử dụng các dịch vụ hoặc ăn uống như mong muốn.

Ngoài ra, việc theo dõi các chương trình khuyến mại của các công ty bán lẻ khi bạn có nhu cầu mua sắm cũng là một cách tiết kiệm khá hiệu quả.



Cách tiết kiệm tiền trong chi tiêu hiệu quả
Những tiêu chí chọn vợ của phái mạnh
Tiêu chuẩn chọn chồng của phụ nữ thời hiện đại
Cách tiết kiệm chi tiêu cá nhân để ổn định tài chính
Dạy con tiêu tiền
Cách lập một kế hoạch tài chính cá nhân thông minh nhất



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý