Sùi mào gà

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Sùi mào gà

18/04/2015 10:37 AM
531

Sùi mào gà sinh dục là một bệnh lây truyền qua đường tình dục, có thể gặp ở cả nam và nữ do vi-rút sùi mào gà (HPV) gây ra. Tổn thương là u nhú màu hồng tươi, mềm, không đau, dễ chảy máu khu trú ở âm hộ, hậu môn, dương vật, lỗ niệu đạo... Bệnh có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung, dương vật và hậu môn. Ða số bệnh nhân nhiễm vi-rút sùi mào gà không có triệu chứng.

1. Triệu chứng lâm sàng

Thường người bệnh tự phát hiện và đi khám bệnh. Biểu hiện bệnh là các u nhú màu hồng tươi, mềm, có chân hoặc có cuống, không đau và dễ chảy máu. Có thể thấy tổn thương dạng phẳng rất khó phát hiện. Ở nữ, sùi mào gà hay thấy ở âm vật, môi nhỏ, quanh lỗ niệu đạo, tầng sinh môn, cũng có thể gặp sùi mào gà ở cổ tử cung, hậu môn. Ở nam giới, sùi mào gà thường gặp ở rãnh quy đầu, bao da và thân dương vật, có khi thấy ở miệng sáo.

2. Khai thác tiền sử và bệnh sử

Xem hướng dẫn chung.

3. Khám lâm sàng

Xem hướng dẫn chung. Ngoài ra cần chú ý khám:

Nam giới: khám tỉ mỉ toàn bộ vùng sinh dục ngoài - hậu môn để phát hiện tổn thương sùi mào gà ở quy đầu, bao da, rãnh dương vật, trong miệng sáo và hậu môn.

Nữ giới: khám tỉ mỉ toàn bộ vùng sinh dục ngoài - hậu môn, đặt mỏ vịt để phát hiện tổn thương trong cổ tử cung và thành âm đạo.

Chú ý phát hiện các bệnh lý lây truyền đường tình dục khác.

4. Chẩn đoán

Tổn thương sùi mào gà rất đặc hiệu, do vậy chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng.

Bệnh nhân nữ bị sùi mào gà cổ tử cung cần phải làm xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm để phát hiện sớm ung thư.

5. Ðiều trị

Sùi mào gà là một bệnh mà hiện nay chưa có thuốc điều trị diệt vi-rút, do vậy người bệnh có thể mang bệnh suốt đời ở tình trạng có biểu hiện triệu chứng hoặc không có triệu chứng. Các phương thức điều trị sau đây chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng hoặc loại trừ thương tổn mà không khỏi bệnh hoàn toàn.

Các trường hợp sùi mào gà đều phải điều trị ở tuyến huyện trở lên

Ðối với mọi trường hợp sùi mào gà, cán bộ y tế cần xác định và điều trị cho (các) bạn tình.

5.1. Sùi mào gà ở vùng sinh dục ngoài và hậu môn

Axit Trichloacetic 30% bôi ngày 1 lần, hoặc

Podophyllin 10 - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần.

Ðốt lạnh bằng Nitơ lỏng hoặc đốt điện, la-de, hoặc

Phẫu thuật cắt bỏ hoặc nạo.

5.2. Sùi mào gà trong âm đạo

Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt điện, la-de, hoặc

Podophyllin 10 - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc

Phẫu thuật cắt bỏ.

5.3. Sùi mào gà ở cổ tử cung

Ðốt lạnh bằng nitơ lỏng, hoặc

Ðốt điện, la-de.

5.4. Sùi mào gà ở miệng sáo

Cắt nạo, hoặc

Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc

Axit Trichloacetic 30% chấm.

5.5. Sùi mào gà ở hậu môn

Ðốt lạnh, đốt nhiệt, hoặc

Podophyllin 10 - 25% bôi mỗi ngày 1 lần hoặc 2 - 3 lần 1 tuần, hoặc

Phẫu thuật cắt bỏ.

Chú ý:

Không sử dụng Podophyllin cho phụ nữ có thai, cho con bú và không bôi ở cổ tử cung. Dặn bệnh nhân tự rửa sau khi bôi thuốc 4 - 5 giờ.

6. Thôngtinvà tưvấn

Hiện nay không có thuốc diệt vi-rút sùi mào gà, do vậy người bệnh sẽ mang mầm bệnh này suốt đời có thể có biểu hiện triệu chứng lâm sàng hoặc không có triệu chứng. Có nguy cơ lây cho bạn tình và nguy cơ gây ung thư dù không có triệu chứng của bệnh.

Các hậu quả của nhiễm vi-rút sùi mào gà, nhất là nguy cơ ung thư sinh dục nếu không được điều trị. Bệnh nhân nữ cần được tư vấn xét nghiệm phiến đồ cổ tử cung định kỳ hàng năm.

Bạn tình cần được thông báo đến khám, điều trị và tư vấn vì sùi mào gà thường không có triệu chứng.

Những trường hợp được chẩn đoán sùi mào gà cần được tư vấn xét nghiệm HIV, đặc biệt là các trường hợp sùi rộng, nhiều vì đây là dấu hiệu suy giảm miễn dịch.

Khuyến khích và hướng dẫn sử dụng bao cao su

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Benh sui mao nga co sinh con duoc khong bac si oi!
hơn 1 tháng trước - Thích (4) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý