Cách thiết kế một tour du lịch thả ga, tiết kiệm

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách thiết kế một tour du lịch thả ga, tiết kiệm

19/04/2015 01:07 PM
1,641

Có nhiều bạn đọc đã trao đổi về cách thiết kế tour ta balô tiết kiệm cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm tổng hợp từ ý kiến nhiều nguồn.





Quy trình thiết kế tour lữ hành

QUY TRÌNH THIẾT KẾ TOUR
IMục đích:
  Hướng dẫn quá trình thiết kế tour mới.

II/ Phạm vi:

Áp dụng cho phòng nghiên cứu phát triển và các cá nhân khác có ý tưởng.

III/ Nội dung
1. Xác định ý tưởng thiết kế.
Ý tưởng thiết kế tour có thể xuất phát do bộ phận nghiên cứu phát triển đề ra, do các cá nhân phòng ban khác đề xuất... Đối với trường hợp ý tưởng do các cá nhân thuộc phòng ban khác đề xuất thì phải ghi rõ trong phiếu đề xuất để làm căn cứ xét thưởng nếu tour mới được duyệt.

Ý tưởng của tour mới có thể dựa trên các yếu tố như:
  Theo quốc tịnh
Giới tính
 Tuổi
  Tổ chức
  Gia đình
  Nhóm
  Tính chất mạo hiểm, phong cách

Người có trách nhiệm ghi nhận ý tưởng tour vào phiếu đề xuất ý tưởng, trình TP duyệt. Trưởng phòng sẽ xem xét các nội dung cơ bản của ý tưởng, khả năng khả thi.. Trưởng hợp không đồng ý thì ghi ý kiến vào phiếu đề xuất và chuyển lại cho người đề xuất được biết và kèm theo lý do.

Trường hợp đồng ý, Trưởng phòng chỉ định người thực hiện hoàn thành đề án xây dựng ý tưởng. Thông thường, người đề xuất ý tưởng sẽ được chọn để xây dựng ý tưởng. Người có trách nhiệm hoàn thành đề án phải lập một kế hoạch chi tiết về mặt thời gian trình TP xem xét thông qua về kế hoạch xây dựng ý tưởng.

2 Xác định nhu cầu của khách hàng:

  Dựa trên mục tiêu của tour, người đề xuất phải lập một danh mục các nhu cầu của khách, trong đó trọng tâm vào việc thiết lập các nhu cầu liên quan đến mục đích của tour.
  Người đề xuất lập một bảng mô tả các nhu cầu gồm các cột: số thứ tư, tên nhu cầu, biện pháp đáp ứng và phần mô tả.

3. Xác định chuỗi cung ứng:
Xác định chuỗi cung ứng bao gồm các nội dung xác định phương tiện, dịch vụ lưu trú- nhà hàng, địa điểm du lịch và các dịch vụ khác. Khi xác định các dịch vụ này, người đề xuất phải trả lời các câu hỏi sau đây:
  Các phương tiện phải đảm bảo các yêu cầu như thế nào tương ứng với yêu cầu của khách hàng mục tiêu?
Cần phải có biện pháp gì để phòng ngừa sự cố trong trường hợp các dịch vụ không bảo đảm hoặc quá lệ thuộc vào nhà cung ứng.

4. Hoạch định thời gian thực hiện tour
Dựa trên các thông tin ở trên, ngưởi đề xuất lập một biểu đồ về mặt thời gian từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc tour. Khi lập biểu đồ này phải lưu ý:
Thời gian như vậy có phù hợp với khách hàng mục tiêu không?
 Việc hoạch định thời gian có đảm bảo các yêu cầu của khách trong phần trên hay không?
Trường hợp cần bổ sung, chỉnh sửa thì thời gian như thế nào với từng công đoạn là phù hợp nhất?

5. Đánh giá tour cạnh tranh:
  Xem xét các tour hiện tại có tour nào có hình thức tương tự không? Nếu có thì phản ứng của khách hàng giữa tour mới và các tour hiện tại.
Khi xây dựng tour mới này, đối thủ cạnh tranh sẽ phản ứng như thế nào?
 Trường hợp đối thủ bắt trước, công ty có những lợi thế nào với đổi thủ cạnh tranh.

Người đề xuất phải ghi nhận một phương án cụ thể đối phó với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là trong truờng hợp đối thủ bắt trước theo tour của mình.

6. Dự báo số lượng khách hàng, số tour, dự tính giá.
Người đề xuất tính toán các chi phí cho nhà cung ứng, phần trăm chi phí dịch vụ, để xác định giá thành cho tour.
Với tour mới này, công ty sẽ xác định chiến lược giá như thế nào? Phản ứng của các đối thủ cạnh tranh với mức giá này

7. Trình duyệt tour và giá.
Nguời đề xuất trình Trưởng phòng xem xét và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết. Trưởng phòng trình Giám đốc xem xét và duyệt cho thử tour mới. Trưởng hợp Giám đốc đồng ý, Trưởng phòng sẽ tổ chức quá trình xác định tính chính xác, hiệu quả của tour mới thông qua tổ chức một tour thử.

8. Tổ chức thực hiện tour thử
Khi đánh giá tour mới, người đi tour dùng các biểu mẫu đánh giá nhà cung ứng theo các thủ tục liên quan. Sau khi kết thúc tour thử, người đi tour chuyển các thông tin cho TP xem xét điều chỉnh và đề xuất Giám đốc thông qua tour.

IV/ Hồ sơ
Phiếu đề xuất tour mới.
 Phiếu xem xét tour mới.


Tự thiết kế tour “Ta balô tiết kiệm”

Có nhiều bạn đọc đã trao đổi về cách thiết kế tour ta balô tiết kiệm cho mình. Dưới đây là một số kinh nghiệm tổng hợp từ ý kiến nhiều nguồn.

 1. Điểm đến. Hẳn nhiên sẽ là nơi bạn thích đến nhất và “nằm trong khả năng tài chính”. Tìm bản đồ điểm đến, liệt kê chi tiết và sắp xếp những điểm cần đến nhất và tiện lợi nhất để khám phá.

2. Sắp xếp thời gian cho lộ trình. Sau khi xác định điểm đến, tích lũy tiền bạc và sắp xếp thời gian cho lộ trình. Với thời gian và “quĩ đầu tư” tích lũy được, từ đó bạn lên kế hoạch chi tiết cho lộ trình của mình. Lộ trình càng chi tiết sẽ càng thuận lợi cho bạn.

 3. Tìm hiểu các thông tin: Có rất nhiều thông tin về các loại phương tiện, giá cả, chi phí sinh hoạt ở điểm đến. Về chi phí đi lại, nên chọn những loại phương tiện rẻ, đi lại thuận tiện như xe buýt, taxi. Chi phí ăn uống không nên quá dè sẻn vì đây là khoản đảm bảo sức khỏe suốt hành trình.

 4. Tìm hiểu về khí hậu hoặc một số đặc trưng của điểm đến để có thể chủ động và đảm bảo sức khỏe. Những mẹo vặt để ứng phó với thay đổi khí hậu, thời tiết sẽ không bao giờ dư thừa trong hành trang của bạn. Ví dụ như bệnh choáng độ cao khi tham quan Tây Tạng. Khi vừa đặt chân đến độ cao này bạn dễ bị nôn, choáng, khó thở, thậm chí ở mức độ nặng răng bị rung rinh. Do đó ngay khi đến dù có mệt mấy bạn vẫn không được ngủ mà phải vận động nhẹ cho quen dần với khí hậu trên cao.

 5. Tham khảo thông tin từ internet. Một số địa chỉ website tham khảo và trao đổi thông tin khi tự thiết kế tour: box du lịch của diễn đàn TTVNOL, Yahoo Hỏi và đáp, http://thorntree.lonelyplanet.com/, www.virtualtourist.com… “Chỉ cần đưa câu hỏi về điểm đến, nhà trọ, đi lại… bạn sẽ nhận được rất nhiều tư vấn và chia sẻ của các thành viên khác” – Chantai chia sẻ kinh nghiệm.

6. Sử dụng sách hướng dẫn (guide book) sẽ tạo cho bạn nhiều thuận tiện hơn khi du lịch. Một số đầu sách thông dụng và chi tiết: Lonely Planet, Let’s go…

7. Hành trang thật gọn gàng và chỉ nên đem theo những thứ cần thiết, ở một số điểm đến không có chỗ ngủ đàng hoàng thì nên chuẩn bị túi ngủ. Bạn cũng nên đem thêm một túi nhỏ để mang passport, giấy tờ cá nhân và tiền bạc. Mỗi người nên có riêng máy ảnh.

 8. Số lượng người đi và phương tiện. Số lượng người đi tùy thuộc phương tiện, nếu sử dụng ôtô thì nhóm bốn người sẽ tiện lợi nhất. Nếu đi ít hơn, ở từng điểm đến, bạn có thể tìm và làm quen với những người chung điểm đến kế tiếp, vừa có thêm bạn đường, vừa để tiết kiệm chi phí…

9. Nếu thành thạo ngoại ngữ bản địa hoặc tiếng Anh thì lộ trình của bạn sẽ tiện lợi hơn nhiều.
 

Tham khảo thêm:

Mẹo siêu tiết kiệm cho bạn trẻ đi du lịch
















Túi tiền không rủng rỉnh nhưng vẫn muốn “bay nhảy”? Đừng lo, những lời khuyên dưới đây sẽ “đánh bay” những lo lắng đó của bạn

1. Lựa chọn địa điểm

Trước khi lên kế hoạch vui chơi, bạn nên cân nhắc tới địa điểm cần tới và thời điểm thích hợp. Đừng quên lưu ý tới các mùa cao điểm du lịch, những địa điểm chính trong mùa cao điểm đó là nơi nào … để tránh nơi đó ra! Tại sao ư? Vì chi phí nhà trọ, ăn uống, dịch vụ tại địa điểm đó chắc chắn sẽ đắt đỏ hơn hẳn ngày thường.

Nếu chỉ cần một nơi để “đổi gió”, bạn chỉ cần lựa chọn vùng ngoại ô, những nơi mới khai thác, các di tích lịch sử là đã có một chuyến dã ngoại hấp dẫn rồi. Hãy cân nhắc các địa điểm bằng cách tham khảo thông tin trên mạng, tìm hiểu về các tour khuyến mãi hấp dẫn trước khi bắt đầu lên kế hoạch cho những bước tiếp theo

2. Lựa chọn phương tiện đi lại

Hãy cân nhắc địa điểm để lựa chọn phương tiện giao thông là máy bay hay tàu xe. Với các hãng máy bay giá rẻ, bạn cần book vé từ khá lâu để có chiếc vé ưu đãi nhất. Đa năng hơn là kết hợp đường bay của các hãng khác nhau để tiết kiệm chi phí một cách tối đa hơn cả

Nếu chỉ đi trong nước, du lịch tới những địa điểm gần hơn thì hãy lựa chọn những chuyến xe khách an toàn và tiện nghi. Phượt bằng xe máy cũng là một cách tiết kiệm tiền khá tốt, tuy vậy bạn phải luôn đảm bảo về vấn đề an toàn cũng như khả năng “chịu chơi” của những con xế đó.

3. Ăn uống

Mỗi vùng miền, quốc gia có một văn hóa ẩm thực khá khác biệt. Và không có cách gì trải nghiệm điều đó bằng các quán ăn ven đường. Quả thực, những quán ăn bình dân đôi khi mới đem lại cho bạn cảm giác đích thực của địa phương đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm đôi chút bằng cách bỏ suất ăn sáng trong tour du lịch để tự túc ra ngoài ăn hoặc ngủ “nướng” thêm đôi chút. Một cách khác là mang theo nồi, bếp gas du lịch để tự chế biến món ăn từ những thực phẩm mua sẵn trong vùng. Tự túc nấu nướng sẽ rất thú vị nếu bạn đi du lịch trong rừng, phượt hay leo núi.

4. Nơi ở

Đương nhiên hãy loại bỏ danh sách những khách sạn được xếp hàng từ 3“sao” trở lên rồi! Việc bạn cần là tìm thông tin giá cả trước trên mạng rồi gọi điện đặt phòng trước, sẽ tiết kiệm được chi phí vừa đảm bảo kế hoạch nhất

Ở một số khách sạn nhỏ hoặc nhà nghỉ, bạn còn có thể chia phòng với khoảng 6 người. Nhưng bạn cũng phải nói khéo chút và đừng gây mất trật tự và mất vệ sinh trong phòng

5. Mang ít tiền mặt

Cách tiết kiệm tiền đơn giản nhất là hãy mang trong túi ít tiền mặt nhất! Khi du lịch nước ngoài, hãy đổi ít ngoại tệ nhất. Còn lại hãy giữ tiền trong thẻ đề phòng bất trắc và hạn chế được những cơn ham muốn mua sắm bất tận của mình.

Bạn đừng quên dành tiền mua hàng tại các cửa hàng miễn thuế trong sân bay, sẽ tiết kiệm được khối tiền.



Kinh nghiệm du lịch trăng mật đầy đủ nhất
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc 2013
Kế hoạch kinh doanh du lịch
Kinh nghiệm du lịch đảo Maldives

Xu hướng du lịch nước ngoài
Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc giá rẻ
Kinh nghiệm du lịch Sầm Sơn 2013


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý