Cách xin visa đi Mỹ và kinh nghiện phỏng vấn thành công

seminoon seminoon @seminoon

Cách xin visa đi Mỹ và kinh nghiện phỏng vấn thành công

19/04/2015 01:08 PM
391

Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại TP.HCM quy định trình tự xét duyệt và những giấy tờ cần thiết khi làm visa du lịch đối với những người mang hộ chiếu VN như sau:





 

Thủ tục xin visa đi Mỹ

1. Các loại visa đến Mỹ

Miêu tả Loại visa

Mục đích đến Hoa Kỳ

Khách du lịch

B2

  • Du lịch
  • Thăm bạn bè/người thân
  • Tham gia các cuộc hội nghị, hội thảo hoặc hội nghị của các tổ chức tôn giáo hoặc xã hội
  • Người tham dự các sự kiện âm nhạc, thể thao hoặc các sự kiện tương tự mang tính nghiệp dư

Người đi công tác, kinh doanh

B1

  • Thương thảo hợp đồng
  • Gặp gỡ với đối tác
  • Trợ giúp hoặc tham gia hội thảo, hội nghị
  • Thăm hội chợ/triển lãm
  • Nhận đơn đặt hàng của khách
  • Tham dự các khóa đào tạo nghiệp vụ

Visa chữa bệnh

B2

  • Đi chữa bệnh
  • Đi hiến tạng; nhận tạng để cấy ghép

Visa Công tác / Du lịch

B1/B2

Dùng cho tất cả đương đơn xin visa B1 và B2.

Quá cảnh

B1/B2

Quá cảnh qua Hoa Kỳ để đến một nước khác.

Phi công, tiếp viên hàng không, thuỷ thủ hay người lao động trên tàu

B1/B2

Đương đơn đi sang Hoa Kỳ như một hành khách sau đó lên tàu hay máy bay.
Công việc của đương đơn là bắt buộc phải có nhằm duy trì hoạt động thường lệ của tàu thuyền/máy bay.
Thời gian quá cảnh trên 29 ngày.

2. Quan trọng

Thời gian lưu trú của bạn phải tuyệt đối tuân thủ thời hạn mà viên chức DHS cho phép trên mẫu I-94 đính vào hộ chiếu của bạn.

3. Hạn chế

  • Bạn không được phép nhận việc ở Hoa Kỳ. Bạn không được phép làm việc ở Hoa Kỳ.
  • Bạn không được phép nhận lương hoặc tiền thù lao từ nguồn của Hoa Kỳ
  • Bạn không được phép ở Hoa Kỳ quá 6 tháng

4. Để xin được loại visa này, bạn phải chứng minh rằng

  • Bạn có ràng buộc chặt chẽ với nơi cư trú ở nước ngoài mà bạn không có ý định từ bỏ.
  • Chuyến đi Hoa Kỳ của bạn là chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc chuyến thăm này.
  • Bạn có nguồn tài chính đầy đủ để chi trả mọi chi phí liên quan dến chuyến thăm và quay trở về.

5. Giấy tờ cần có khi xin visa du lịch, công tác, thuỷ thủ, đội bay hoặc quá cảnh

  • Lịch trình chuyến đi Hoa Kỳ của bạn, bao gồm các thông tin về đầu mối liên hệ, địa chỉ và số điện thoại ở mỗi thành phố
  • Nếu công ty của bạn tài trợ cho chuyến đi, bạn nên mang theo hợp đồng lao động, hoặc giấy đăng ký kinh doanh, thông tin về công ty của bạn và một thư xác nhận vị trí hiện tại của bạn ở công ty, thời gian làm việc tại công ty, mục đích chuyến đi Hoa Kỳ và ai sẽ chi trả mọi chi phí của bạn ở Hoa Kỳ.
  • Nếu một cá nhân tài trợ cho chuyến đi của bạn, bạn cần có một lá thư của người bảo trợ liên quan đến mục đích của chuyến đi và bằng chứng tài chính chứng tỏ ông/bà ta có đủ khả năng chi trả mọi chi phí của chuyến đi và các chi phí khác của bạn (ví dụ như mẫu I-134, hoá đơn thuế, thư của người tuyển dụng, bảng lương, sổ tiết kiệm…)
  • Thông tin về công việc của bạn, về học vấn, ràng buộc về xã hội và gia đình, và tài sản cá nhân có thể giúp cho việc chứng minh những ràng buộc của bạn ở Việt Nam.
  • Hộ chiếu cũ có những visa mà bạn đã từng được cấp trước đây cũng sẽ có ích cho bạn.
  • Sổ thuyền viên nếu là thuỷ thủ

6. Bổ sung giấy tờ cần có khi xin visa đi Hoa Kỳ chữa bệnh

Đương đơn xin visa đi chữa bệnh nên làm theo hướng dẫn trong mục visa kinh doanh hoặc du lịch. Ngoài ra, đương đơn nên mang theo các loại giấy tờ sau:

  • Hồ sơ chẩn đoán đầy đủ (phim X-quang, phiếu xét nghiệm, v.v.) của bác sĩ ở Việt Nam;
  • Thư nêu ý kiến của một bác sỹ khác ở Việt Nam;
  • Thư của bệnh viện hoặc bác sỹ ở Việt Nam cho biết bệnh này có chữa được ở Việt Nam hay không;
  • Thư của bác sỹ ở Hoa Kỳ nói về phương án, thời gian điều trị và hồi phục cho bệnh nhân, khả năng bệnh nhân phải điều trị nội trú và theo dõi kiểm tra sau điều trị nếu cần;
  • Một bản tường trình của bệnh viện ở Hoa Kỳ nơi nhận chữa cho bệnh nhân nêu rõ cách thức sẽ điều trị cho bệnh nhân và chi phí dự tính;
  • Bằng chứng về bảo hiểm y tế để chi trả cho việc điều trị hoặc giấy cam kết bảo lãnh của người sẽ chi trả cho chi phí đi lại và điều trị ở Hoa Kỳ;
  • Hoá đơn đóng thuế trong ba năm gần đây của người tài trợ tài chính.
  • Trong hoàn cảnh khẩn cấp về y tế, việc xin hẹn phỏng vấn khẩn có thể làm theo thủ tục Xin phỏng vấn sớm.  Đương đơn cần nêu rõ lý do xin đi Hoa Kỳ (để chữa bệnh) và lý do vì sao cần phải đi gấp. Nếu không trình bày rõ, đơn xin phỏng vấn sớm có thể bị từ chối.

Do những quy định mới về an ninh, một số đơn xin visa sẽ phải trải qua những thủ tục kiểm tra hoặc hành chính lâu hơn thường lệ.  Vì lý do quá trình xem xét đơn không thể đẩy nhanh tiến độ được, bạn cần phải nộp đơn xin visa thật sớm, trước ngày dự định đi khá lâu và không nên mua vé máy bay cho đến khi bạn đã có visa trong tay. Đương đơn nên hạn chế gọi điện đến Đại sứ quán để yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ của mình.  Đương đơn xin visa không bao giờ nên tự cho rằng đơn của mình sẽ được chấp thuận một cách tự động.

Thủ tục xin visa Du học Mỹ











Những người muốn học ở các trường phổ thông, cao đẳng, đại học hoặc trường dạy nghề…cần phải xin visa sinh viên. Bạn không được phép đi học toàn thời gian bằng visa du lịch B-2.

Visasinh viên F-1: Dành cho những sinh viên muốn học tại một trường đại học, trung học hoặc viện ngôn ngữ.

Để xin visa sinh viên, bạn phải chứng minh rằng:

- Bạn đã được tiếp nhận làm một sinh viên toàn thời gian bởi một trường đã được chính phủ Hoa Kỳ công nhận và trường này sẽ cấp cho bạn một Mẫu I-20 có số SEVIS(Hệ thống Thông tin dành cho Sinh viên và Khách trao đổi).

- Mẫu I-20 cần có mã vạch bên phía tay phải và có chữ ký của cán bộ nhà trường. Bạn bắt buộc phải có mẫu này khi xin visa sinh viên. Mẫu I-20 không phải là thị thực.

- Nếu bạn đến Hoa Kỳ với mẫu I-20 nhưng không có visa, bạn sẽ không được phép nhập cảnh vào hoa Kỳ.

- Những đương đơn xin visa sinh viên phải nộp lệ phí xét đơn cộng với $200 phí SEVIS. Bạn phải nộp cả hai loại phí này trước khi nộp đơn xin visa. Nếu nộp phí SEVIS bằng cách chuyển khoản, đương đơn phải nộp trước khi phỏng vấn visa ít nhất ba ngày.  Nếu nộp bằng cách gửi thư thông thường, đương đơn phải nộp phí SEVIS ít nhất 15 ngày trước khi phỏng vấn visa.  (Khoảng thời gian này cho phép Bộ an ninh nội địa nhận được tiền và cập nhật thông tin trên hệ thống SEVIS).

- Chuẩn bị hồ sơ học tập phù hợp có thể bao gồm học bạ, bảng điểm và chương trình học tập tại Hoa Kỳ.

- Kỹ năng tiếng Anh phù hợp hoặc bằng chứng là nhà trường biết rõ về khả năng tiếng Anh của bạn và sẽ bồi dưỡng thêm tiếng Anh cho bạn.

- Nguồn tài chính đủ cho năm học đầu tiên. Bạn cũng phải thuyết phục được viên chức phỏng vấn rằng, trừ khi có lý do khách quan không lường trước được, bạn có đủ tiền cho từng năm học tiếp theo, từ cùng một nguồn, hoặc từ những nguồn tài chính có thể xác định cụ thể và đáng tin cậy. Sau đây là một số ví dụ về giấy tờ tài chính có thể chấp nhận được: học bổng, thư hỗ trợ tài chính của trường bạn theo học, giấy tờ kinh doanh của gia đình, biên lai thuế, giấy tờ nhà, đất hoặc sổ tiết kiệm. Thư xác nhận tiền gửi ngân hàng không được chấp nhận làm bằng chứng chứng minh nguồn tài chính.

- Ràng buộc chặt chẽ với nước mà từ đó bạn đang xin visa đến Hoa Kỳ để chứng tỏ rằng bạn sẽ rời Hoa Kỳ sau khi kết thúc khoá học.

Những yếu tố này phải làm thoả mãn viên chức lãnh sự khi xét đơn. Mỗi trường hợp xin visa có hoàn cảnh rất khác nhau nên sẽ không có danh sách những hồ sơ cần phải nộp. Những người phụ thuộc: Vợ, chồng và /hoặc con cái dưới 21 tuổi cần phải có mẫu I-20 riêng để đi cùng với đương đơn chính. Thủ tục nộp đơn cũng tương tự như vậy.

Nếu nộp đơn riêng lẻ, người phụ thuộc sẽ phải xuất trình bản sao visa của đương đơn chính cùng với hồ sơ kết hôn hoặc khai sinh để chứng minh mối quan hệ với đương đơn chính.

Sinh viên về nghỉ: Phải nộp thêm mẫu I-20 mới, hoặc mẫu I-20 đã được người có trách nhiệm của trường xác nhận ở trang sau trong vòng 12 tháng, cùng với bảng điểm.  Lưu ý không nên gửi cho chúng tôi mật khẩu để truy cập tài khoản cá nhân ở trường.  Thông tin này là của cá nhân đương đơn, đương đơn không nên chia xẻ với bất kỳ ai, kể cả chúng tôi.

Do những quy định mới về an ninh, một số đơn xin visa sẽ phải trải qua những thủ tục kiểm tra hoặc hành chính lâu hơn thường lệ.  Vì lý do quá trình xem xét đơn không thể đẩy nhanh tiến độ được, bạn cần phải nộp đơn xin visa thật sớm, trước ngày dự định đi khá lâu và không nên mua vé máy bay cho đến khi bạn đã có visa trong tay. Đương đơn nên hạn chế gọi điện đến Đại sứ quán để yêu cầu cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ của mình.  Đương đơn xin visa không bao giờ nên tự cho rằng đơn của mình sẽ được chấp thuận một cách tự động.


Thủ tục nộp đơn xin thị thực

7 Bước Chuẩn Bị Cho Buổi Phỏng Vấn Xin Thị Thực

BƯỚC 1: Điền hoàn tất mẫu đơn xin thị thực DS-160.

BƯỚC 2: Đóng phí xin thị thực 140 usd

Tại TP.HCM:
Lệ phí xin thị thực không hoàn lại có thể đóng tại ngân hàng Citibank, Tòa nhà Sun Wah, Tầng trệt, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.

Ngân hàng Citibank làm việc từ 8g30 đến 11g30 sáng, 13g00 đến 15g30 chiều, thứ Hai đến thứ Sáu. Đương đơn cũng phải mang theo hộ chiếu còn hiệu lực khi đến đóng lệ phí phỏng vấn. Ngân hàng chỉ chấp nhận tiền đô-la Mỹ khi thanh toán lệ phí xin thị thực.

Tại Hà Nội:

Lệ phí xét đơn xin visa không di dân là loại lệ phí không được hoàn trả và có thể đóng tại ngân hàng Citibank, 17 Ngô Quyền, Hà Nội.

Ngân hàng Citibank làm việc từ 8h30 đến 11h30 sáng, 13h00 đến 15h30 chiều, thứ Hai đến thứ Sáu. Đương đơn phải mang theo một bản copy hộ chiếu còn hiệu lực. Ngân hàng chỉ chấp nhận tiền đô-la Mỹ khi thanh toán lệ phí xin thị thực.

BƯỚC 3: Chuẩn bị một hình thẻ cỡ 5cm x 5cm đã sử dụng cho mẫu đơn DS-160. Đương đơn nhớ mang theo hình thẻ này khi đi phỏng vấn.

BƯỚC 4: Chuẩn bị các giấy tờ cần thiết 

Khi đi Phỏng Vấn, bạn cần phải chứng minh rằng:

  •  Bạn có ràng buộc chặt chẽ với nơi cư trú ở trong nước mà bạn sẽ không thể từ bỏ.
  • Chuyến đi thăm Hoa Kỳ của bạn là một chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời khỏi Hoa Kỳ sau khi kết thúc chuyến thăm này.
  • Bạn có khả năng tài chính phù hợp để chi trả mọi chi phí liên quan đến chuyến đi này.

.Sẽ không có danh sách cụ thể những giấy tờ bạn cần nộp để chứng minh cho những vấn đề nêu trên.

Tuy nhiên, lấy ví dụ để chứng minh về nơi cư trú ở Việt Nam bạn có thể chỉ ra những ràng buộc của mình với đất nước này.  Bằng chứng về việc làm, ràng buộc về gia đình hoặc các mối quan hệ khác, hoặc giấy tờ sở hữu nhà cửa có thể thoả mãn được những yêu cầu này. Những giấy tờ quan trọng phải được nộp cùng với đơn xin visa của bạn.  Những quyển hộ chiếu cũ trong đó có visa đã được cấp trước đây cũng sẽ có ích cho bạn.

Do mỗi đương đơn mỗi hoàn cảnh khác nhau nên sẽ không có bất kỳ câu trả lời mẫu nào về những hồ sơ cụ thể cần thiết. Những giấy tờ sau đây, trong thời gian qua, đã được kiểm chứng có thể hữu ích cho đương đơn trong việc chứng minh đương đơn hội đủ điều kiện để được cấp thị thực.

Thị thực Công tác/Du lịch

  • Hành trình chuyến đi đến Mỹ của đương đơn, bao gồm tên, địa chỉ, và số điện thoại liên hệ tại mỗi thành phố.
  • Nếu công ty là đơn vị tài trợ cho chuyến đi của đương đơn, hợp đồng lao động của đương đơn hoặc giấy phép kinh doanh, thông tin về công ty, thư xác nhận chức vụ của đương đơn trong công ty, thời gian làm việc, công việc của đương đơn tại Mỹ, đơn vị tài trợ cho chuyến đi Mỹ của đương đơn, và ai là người thanh toán chi phí trong thời gian đương đơn ở Mỹ.
  • Nếu một cá nhân nào đó chi trả cho chuyến đi của đương đơn, phải có thư từ người bảo trợ nêu rõ mục đích chuyến đi của đương đơn và bằng chứng tài chính chứng minh anh ta/cô ta có đủ chi phí để trang trải cho chuyến đi và các khoản chi khác của đương đơn (ví dụ, Mẫu đơn Bảo trợ Tài chính I-134, giấy khai thuế, giấy xác nhận việc làm, giấy báo lãnh lương, giấy xác nhận tài khoản ngân hàng, v.v.)
  • Thông tin về nghề nghiệp, trình độ học vấn, các mối quan hệ xã hội hoặc gia đình, và tài sản cá nhân của đương đơn có thể chứng minh được những ràng buộc của đương đơn tại Việt Nam.

BƯỚC 5: Sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực. Đương đơn phải sử dụng hộ chiếu còn hiệu lực ít nhất sáu tháng kể từ ngày dự kiến vào Mỹ.

BƯỚC 6: Đăng ký lấy hẹn phỏng vấn qua mạng.

LƯU Ý: Mỗi đương đơn chỉ được đặt một cuộc hẹn cho mỗi lần phỏng vấn. Nếu đương đơn nào đặt nhiều hơn một cuộc hẹn thì tất cả các cuộc hẹn phỏng vấn của đương đơn đó sẽ bị huỷ trên hệ thống.

BƯỚC 7: Đến Lãnh sự quán tham dự phỏng vấn

Tại TP.HCM:
Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ.
4 Lê Duẩn, Quận 1, Hồ Chí Minh.

Tại Hà Nội:
Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội
Tầng 2, Tòa nhà Vườn Hồng
Số 170 Ngọc Khánh, Hà Nội

Đương đơn nên đến Lãnh Sự Quán không sớm hơn 20 phút so với giờ hẹn phỏng vấn.

Nếu được cấp thị thực, đương đơn sẽ được nhận lại hộ chiếu cùng thị thực thông qua dịch vụ chuyển phát nhanh EMS trong vòng 3 ngày làm việc. Lệ phí chuyển phát nhanh là 30.000 hoặc 50.000 đồng tuỳ thuộc vào địa điểm chuyển phát. Lệ phí này phải trả bằng tiền mặt, tiền đồng Việt Nam.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Kinh nghiệm phỏng vấn ở Lãnh sự quán Mỹ

Không ai có thể chắc chắn rằng mình sẽ được cấp visa bất chấp cảm giác hay thái độ của mình trong cuộc phỏng vấn. Nhân viên lãnh sự chỉ cấp visa khi nào người xin visa hội đủ những điều kiện về phương diện pháp lý. Tuy nhiên có một vài kinh nghiệm sau đây có thể giúp bạn chứng minh bạn đủ tư cách trong cuộc phỏng vấn:

   1. Lúc trả lời câu hỏi, bạn nên tránh kể chuyện đời bạn hay kể chuyện gia đình của bạn cho nhân viên lãnh sự. Thật vậy, nhân viên lãnh sự rất bận và phải phỏng vấn nhiều người trong một ngày. Họ không muốn nghe bạn kể chuyện dài dòng cho một câu hỏi ngắn. Khi họ đặt câu hỏi là họ muốn xem bạn đủ tư cách để được cấp visa theo đòi hỏi của luật di trú Hoa Kỳ hay không.
   2. Bám vào vấn đề và trả lời thẳng vào câu hỏi. Thỉnh thoảng, nhân viên lãnh sự đặt một câu hỏi chỉ cần trả lời «Có» hay «Không». Nếu gặp một câu hỏi như vậy, bạn nên trả lời thẳng câu hỏi thay vì trả lời vòng quanh không nhắm vào câu hỏi đặt ra. Nói một cách khác, bạn nên trả lời ngắn gọn, nhưng nhắm vào suy tư của nhân viên lãnh sự và thỏa mãn quan tâm của họ. Dĩ nhiên là nếu gặp một câu hỏi cần sự giải thích thì bạn giải thích cho họ, nhưng đi thẳng vào vấn đề.
   3. Nghe hết câu hỏi của nhân viên lãnh sự trước khi trả lời. Thật vậy, nếu bạn trả lời trước khi nhân viên lãnh sự dứt lời thì có khi bạn không trả lời đúng câu hỏi mà họ đặt, và thay vì làm cho cuộc phỏng vấn được mau kết thúc, bạn lại làm kéo dài cuộc phỏng vấn.
   4. Bạn phải chắc chắn hiểu câu hỏi. Nếu bạn không hiểu câu hỏi thì bạn lịch sự cho họ biết để họ có thể lập lại câu hỏi, dùng từ đơn giản hơn hay nhờ người thông dịch lại cho bạn. Nhân viên lãnh sự không muốn bạn trả lời một câu hỏi mà bạn không hiểu và họ sẽ không biết rằng bạn không hiểu câu hỏi nếu bạn không cho họ biết.
   5. Không nên đoán câu hỏi. Nếu bạn không biết trả lời câu hỏi, hay bạn không nhớ thì bạn cho nhân viên lãnh sự biết. Họ không muốn bạn đoán nếu bạn không biết.
   6. Nên nói sự thật. Có nhiều người đủ điều kiện để được cấp visa, nhưng họ lại nói dối nhân viên lãnh sự vì họ nghĩ rằng điều đó tốt cho trường hợp của họ. Khi nhân viên lãnh sự khám phá được, họ bị cấm vào Mỹ suốt đời. Nếu những người đó nói sự thật ngay từ đầu và giải thích trường hợp của họ thì họ đã được cấp visa. Nếu bạn nghi ngờ về trường hợp của bạn thì bạn nên nói sự thật và giải thích chuyện gì đã xảy ra.
   7. Nên trình những giấy tờ gốc và xác thực. Những giấy tờ giả có sửa đổi bị xem là gian lận và là một trong những nguyên nhân đưa đến việc bị từ chối visa. Lãnh sự quán Hoa Kỳ, với một trong những Bộ phận kiểm soát gian lận lớn nhất và tinh vi nhất, có thể khám phá những giấy tờ giả mạo và sự gian lận của bạn.

 

Những câu hỏi thường gặp về việc xin visa đi Mỹ


cachthucxinvisavaomy2

- Tôi đã về hưu (65 tuổi) và muốn đi du lịch đến Mỹ một chừng 1 tháng để thăm thân nhân thì tôi cần phải chuẩn bị những gì? Việc chứng minh tài chính như thế nào? Làm hồ sơ xin visa ra sao? Mất bao lâu để có được visa du lịch Mỹ?

- Để xin visa du lịch Mỹ, du khách cần hoàn tất mẫu đơn DS-160 và lấy hẹn phỏng vấn trên trang web https://evisaforms.state.gov/default.asp?postcode=HCM&appcode=3, in mẫu đơn và thư xác nhận cuộc hẹn để mang theo khi đi phỏng vấn. Sau đó nộp lệ phí xin cấp thị thực không hoàn lại là 140 đô la Mỹ (nộp bằng USD, tiền mặt) tại Ngân hàng Citibank (tòa nhà Sun Wah, tầng trệt, 115 Nguyễn Huệ, Q.1, TPHCM). Lệ phí này chỉ cho một lần phỏng vấn, không thể hoàn trả nhưng có thể chuyển nhượng cho người khác.

Khi đi phỏng vấn, du khách cần chuẩn bị và mang theo các giấy tờ sau: Hộ chiếu còn hạn sử dụng từ 6 tháng trở lên; 2 ảnh cỡ 5 x 5 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất; các khoản thu nhập, giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản như nhà đất, ô tô, giấy xác nhận có cổ phần, cổ phiếu, tài khoản / sổ tiết kiệm, hợp đồng cho thuê nhà / xe, góp vốn... (nếu có); hộ khẩu, giấy hôn thú hoặc giấy xác nhận ly hôn, khai sinh các con (nếu có)... Nếu đi theo tour của công ty du lịch, cần có hợp đồng du lịch, chương trình tham quan cụ thể, vé máy bay khứ hồi... Trường hợp của bác cần nộp thêm thẻ hưu trí và sổ lương hưu.

Thông thường, cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra sau 7 đến 10 ngày, kể từ khi du khách hoàn tất mẫu đơn và xin hẹn trên trang web của Lãnh sự quán Hoa Kỳ. Còn vào mùa cao điểm hè hoặc tết, có khi phải mất từ 30 đến 45 ngày. Và du khách sẽ được thông báo kết quả được cấp visa hoặc quyết định từ chối cấp visa ngay sau khi kết thúc phỏng vấn.

- Tôi năm nay 55 tuổi, có người dì ruột đang sống ở Mỹ. Vì tuổi cao sức yếu nên dì tôi không thể về Việt Nam thăm gia đình được, nên nếu tôi muốn sang Mỹ để thăm dì khoảng hai, ba tháng có được không? Tôi có cần phải có giấy bảo lãnh của thân nhân ở Mỹ hay không? Xin tư vấn giúp tôi để tôi biết mình cần phải làm như thế nào để được visa đến Mỹ?

cachthucxinvisavaomy1

- Tôi có em gái ở Mỹ. Hiện em tôi muốn bảo lãnh gia đình tôi (gồm vợ chồng và 2 con đã trên 18 tuổi) sang Mỹ du lịch. Xin hỏi em tôi cần những giấy tờ nào để có thể bảo lãnh và gia đình tôi cần giấy tờ gì để xin thị thực?

Lưu ý: Có sự khác nhau giữa hiệu lực của thị thực (tối đa là một năm đối với các đương đơn quốc tịch VN) và thời hạn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ (có thể trong một vài ngày).

Viên chức Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) tại cửa khẩu nhập cảnh, không phải viên chức lãnh sự, sẽ quyết định thời gian đương đơn được phép lưu trú tại Hoa Kỳ. Thời gian này được xem xét đủ để đương đơn hoàn thành mục đích của chuyến đi.


- Để bảo lãnh thân nhân ở Việt Nam sang Mỹ du lịch, người ở Mỹ cần chuẩn bị các giấy tờ sau: giấy bảo lãnh; giấy quốc tịch và giấy chứng nhận tài khoản gửi trong ngân hàng. Người được bảo lãnh (bạn và gia đình bạn) cũng phải hoàn tất mẫu đơn DS 160, xin hẹn phỏng vấn, đóng lệ phí phỏng vấn và chuẩn bị giấy tờ cần thiết mang theo khi phỏng vấn như chúng tôi đã tư vấn ở trên.

Nếu người được bảo lãnh còn trong độ tuổi lao động, cần chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh tài chính và sự ràng buộc với công việc ở Việt Nam. Hồ sơ gồm: giấy phép thành lập doanh nghiệp / giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký mã số thuế, báo cáo tài chính hằng quý hoặc năm, các hợp đồng mua bán với đối tác, khách hàng... (nếu là chủ công ty, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể); hợp đồng lao động, giấy xác nhận của cơ quan công tác có ghi rõ thời gian công tác, chức vụ, mức lương hàng tháng, giấy cho phép nghỉ phép đi du lịch với thời gian cụ thể của cơ quan chủ quản... (nếu là cán bộ công nhân viên nhà nước, nhân viên của các công ty, doanh nghiệp).

cachthucxinvisavaomy

- Chồng tôi bị bệnh ung thư não nhưng ở giai đoạn đầu. Em chồng tôi đang là bác sĩ chuyên khoa ung thư ở Mỹ nên hối thúc gia đình tôi làm giấy tờ đưa chồng tôi sang Mỹ chữa trị. Trong trường hợp này, tôi phải làm gì để có thủ tục xin visa sang Mỹ sớm và khả năng được cấp visa có cao không?

- Để xin visa khám chữa bệnh tại Mỹ, ngoài những hồ sơ thông thường được yêu cầu cho việc xem xét cấp thị thực du lịch, chồng bạn cần chuẩn bị những hồ sơ như sau:

Biên bản chẩn đoán y khoa từ bệnh viện Chợ Rẫy - Phòng Khám xuất cảnh (201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TPHCM) cho biết tình trạng bệnh và lý do bệnh nhân cần được chữa trị tại Hoa Kỳ. Biên bản phải bao gồm phương pháp điều trị sẵn có ở Việt Nam và đồng thời phải nêu rõ phương pháp chữa trị ở Hoa Kỳ khác biệt như thế nào so với ở Việt Nam.

Thư của bác sĩ hoặc của bệnh viện ở Hoa Kỳ cho thấy họ đồng ý chữa bệnh và cho biết chi tiết kế hoạch chữa trị, thời gian chữa trị và chi phí cho việc chữa trị (bao gồm chi phí bác sĩ, phí nằm viện và tất cả các chi phí liên quan).

Nếu em bạn đứng ra bảo lãnh tài chính (chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt và phí để chữa trị) cho chồng bạn, cần phải nộp thêm thư xác nhận trách nhiệm tài chính. Trong trường hợp này, em bạn phải cung cấp bảng kê tài khoản ngân hàng, hoặc các loại bảng kê khai thu nhập, tiền tiết kiệm hoặc bảng thuế có thị thực để chứng minh mình đủ khả năng bảo lãnh.

Vào buổi phỏng vấn viên chức lãnh sự vẫn có thể yêu cầu chồng bạn nộp thêm bất kỳ thông tin nào khác nếu cần thiết. Ngoài việc cung cấp những thông tin nêu trên, chồng bạn cũng cần phải chứng minh được rằng chuyến đi đến Hoa Kỳ của mình chỉ là tạm thời và chồng bạn sẽ trở về Việt Nam ngay sau khi hoàn tất việc chữa trị.

- Tôi ở Cần Thơ, năm nay 35 tuổi chưa có gia đình, hiện đang kinh doanh một nhà hàng và đang đứng tên sở hữu một ngôi nhà. Tôi muốn tham gia tour du lịch Mỹ kết hợp thăm bạn bè (ở lại khoảng 2 tháng). Tôi chưa đi du lịch nước ngoài lần nào. Trường hợp của tôi có khả năng xin visa đi Mỹ dễ dàng không?

- Hiện tôi còn độc thân, có việc làm ổn định. Tôi muốn sang Mỹ để dự lễ kết hôn của cô bạn ở Mỹ thì cần phải chuẩn bị gì? Tôi dự tính đi khoảng 2 tuần. Tôi sẽ phải đem theo khoảng bao nhiêu tiền để tiêu xài trong thời gian ở lại tại đây?

- Tôi năm nay 24 tuổi, độc thân, chưa đi du lịch bao giờ. Tôi muốn sang Mỹ thăm thân nhân với thời gian càng lâu càng tốt. Vậy xin hỏi thời gian lưu trú tại Mỹ lâu nhất có thể được là bao lâu, chi phí là bao nhiêu?

- Tôi đang là sinh viên, 20 tuổi. Tôi muốn xin visa sang Mỹ khoảng 2-3 tuần để thăm ông tôi đã già yếu, tôi cần những giấy tờ gì. Nghe nói còn trẻ tuổi thì khả năng đến Mỹ khó hơn. Xin tư vấn giúp tôi.

- Xin trả lời chung các câu hỏi trên với những điểm chính như sau: Để được cấp visa du lịch Mỹ bạn phải chứng minh các điều kiện sau: Bạn có ràng buộc chặt chẽ với nơi mình cư trú mà không thể từ bỏ; chuyến du lịch của bạn là một chuyến đi ngắn hạn và bạn sẽ rời khỏi Mỹ sau khi kết thúc; bạn có khả năng tài chính phù hợp chi trả mọi chi phí liên quan đến chuyến đi mà không tìm việc làm bất hợp pháp trong thời gian ở Mỹ.

Những ràng buộc tại Việt Nam là các khía cạnh cuộc sống của bạn ràng buộc bạn với nơi mình cư trú, bao gồm các mối quan hệ gia đình, công việc và tài sản ở Việt Nam. Trường hợp bạn chưa thể thiết lập được những ràng buộc nói trên, viên chức phỏng vấn sẽ xem xét trình độ học vấn, điểm số học tập, nghề nghiệp của cha mẹ, và những kế hoạch dài hạn cũng như triển vọng của bạn ở Việt Nam.




Kinh nghiệm phỏng vấn đi du lịch Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ
Kinh nghiệm phỏng vấn đi Mỹ diện vợ chồng
Trang phục khi đi phỏng vấn xin visa
Kinh nghiệm phỏng vấn đi du học Mỹ


(ST)
 

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý