Cách kiểm soát nhân viên bán hàng hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách kiểm soát nhân viên bán hàng hiệu quả nhất

19/04/2015 01:08 PM
2,039

Quản lý đội ngũ bán hàng luôn là một thách thức đối với người phụ trách khâu này. Khó khăn càng lớn khi phải phụ trách những nhân viên mới vào việc.





Tuyển dụng và quản lý nhân viên bán hàng

Tuyển dụng nhân viên bán hàng

Bạn nên bắt đầu việc tuyển dụng bằng cách xác định những kỹ năng, kinh nghiệm hoặc trình độ đào tạo cần thiết trước khi tìm kiếm nhân viên bán hàng. Sau đó, phải quyết định phương pháp tuyển dụng để tìm được nhân viên đó. Có 3 phương pháp cơ bản để tìm kiếm ứng viên. Bạn có thể quảng cáo trên báo, tạp chí hoặc quảng cáo trên mạng. Bạn có thể thuê một đơn vị tuyển dụng (cách này tốn kém và lâu h ơn) nhưng họ có kinh nghiệm trong việc tìm kiếm ứng cử viên phù hợp với công việc. Hơn nữa, tìm kiếm qua mạng lưới quan hệ có lẽ là cách rẻ nhất để tìm kiếm nhân viên.

Tiến hành phỏng vấn tuyển dụng nhân viên bán hàng

Đây là một cơ hội tốt để đánh giá được mức độ nắm bắt công việc bán hàng qua phỏng vấn trực tiếp. Nếu họ không thể bán khả năng của họ cho bạn thì họ rất khó có thể bán được hàng hóa hoặc cần của công ty cho khách hàng một cách hiệu quả

Tìm hiểu thông tin về các kết quả bán hàng trước đây của ứng cử viên, ví dụ như lượng hàng họ đã bán được cho doanh nghiệp trước đó và người giới thiệu – người có thể xác nhận thông tin mà ứng viên của bạn cung cấp.

Sức chịu đựng, tính khẩn trương, khả năng thuyết phục, tính quyết đoán, tính hòa đồng và tính năng động là những năng lực cá nhân tạo nên một nhân viên bán hàng giỏi. Bạn hãy kiểm tra xem liệu các ứng cử viên đó có phù hợp để đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng hay không.

Cần lưu ý rằng các công ty khác nhau có các kỹ thuật bán hàng khác nhau. Một kỹ thuật bán hàng nhanh là lý tưởng đối với bán hàng đại trà lại không phù hợp với việc bán các sản phẩm phức tạp hoặc có giá trị cao và đòi hỏi sự quản lý khách hàng chặt chẽ.

Quản lý đội ngũ nhân viên bán hàng

Dù quy mô của đội ngũ nhân viên bán hàng như thế nào, bạn cũng phải quản lý tốt.

Hãy bắt đầu bằng cách xây dựng một chiến lược bán hàng mà toàn đội đều hiểu được. Đưa ra các mục tiêu rõ rệt và cụ thể. Sau đó giao thành viên trong nhóm công việc và thời hạn hoàn thành. Trong bán hàng, có thể phân công trách nhiệm theo các khách hàng, sản phẩm hoặc khu vực địa lý. Việc sắp xếp này tạo điều kiện cho khách hàng xây dựng quan hệ với người quản lý khách hàng.

Sử dụng thông tin từ các tài liệu bán hàng như báo cáo hành động bán hàng để theo dõi kết quả hoạt động của nhân viên bán hàng kết hợp với đánh giá của bạn để thảo luận trực tiếp với họ về kết quả đạt được. Việc này tạo giúp bạn biết được các vấn đề liên quan tới nhân viên của mình.

Bạn nên thu thập ý kiến phản hồi của các nhân viên bán hàng để sử dụng khi xây dựng định hướng kinh doanh vì họ có quan hệ chặt chẽ với khách hàng. Hơn nữa, các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp có thể có ý kiến chính xác nhất về nhu cầu của khách hàng.

Áp dụng cách quản lý cá nhân nhân viên

Với công ty nhỏ thì việc quản lý cá nhân tương đối dễ dàng hơn những công ty đa quốc gia. Thế nhưng với cơ cấu nhân viên tiên tiến thì việc quản lý cá nhân không phải là khó khăn với những công ty có hàng ngàn nhân viên.

Ông Lâm Quang Vinh, Tổng Giám đốc công ty Tìm Việc Nhanh - 1 đơn vị nổi tiếng tuyển dụng nhanh ở Viêt Nam quan niệm: "Nhà quản lý trong trường hợp nào cũng là đầu tàu với đầy đủ kinh nghiệm, sự khôn ngoan, kiểm soát, quản lý và hướng dẫn chung cho toàn bộ nhân viên của mình. Đôi lúc, nhà quản lý lại đóng vai một người anh trong nghề và dành thời gian phù hợp cho từng nhân viên theo yêu cầu công việc, tùy tính cách riêng, hoàn cảnh cá nhân của từng nhân viên khích lệ họ vượt qua khó khăn trong công việc".

 Vậy việc quản lý cá nhân có hữu dụng không?

Theo nhận định của ông Vinh, việc quản lý cá nhân nhân viên hiện nay là hoàn toàn hợp lý. Bởi trong các nhân viên của chúng ta, trình độ chuyên môn cũng như sự năng động, nhanh nhạy với môi trường làm việc không hề giống nhau, cộng với cá tính độc lập ở mỗi người, hoàn cảnh sống họ cũng khác nhau.

Đôi lúc, nhà quản lý lại đóng vai một người anh trong nghề

Nếu bạn muốn công việc đạt được kết quả tốt nhất, ít nhất bạn nên thử quản lý cá nhân nhân viên:

Hiểu rõ nhân viên

Yêu cầu đầu tiên cho nhà quản lý là cần hiểu rõ nhân viên của mình, hiểu rõ trình độ chuyên môn, năng lực cá nhân, cá tính, mục tiêu nghề nghiệp, ….của nhân viên dưới quyền để giao “đúng người đúng việc”. Bạn cần nắm rõ sở trường và sở đoản của từng nhân viên,vị trí công việc nào người này làm tốt nhất, và người kia lại không thể hoàn thành theo yêu cầu dự án.

Nắm cụ thể dữ liệu

Để dễ dàng thực hiện yêu cầu thứ nhất, bạn cần lập hồ sơ cá nhân của từng nhân viên về những dữ liệu cá nhân trên, để từ đó thiết lập mô hình phân chia công việc, khen thưởng hay phạt theo từng cá nhân, đáp ứng tính hiệu quả công việc và tính công bằng giữa các nhân viên.

Quan tâm nhiều hơn đến cấp dưới

Nhà quản lý nên dành thời gian nhiều hơn cho các nhân viên cần giúp đỡ, tạo môi trường thân thiện nhưng rõ ràng và nguyên tắc.

Tạo điều kiện cho nhân viên phát triển cá nhân

Tạo điều kiện để nhân viên hiểu rõ bản thân và phát huy khả năng tốt nhất bằng cách giao việc phù hợp cho họ, giúp đỡ và khuyến khích họ hoàn thành công việc tốt nhất. Đánh giá hiệu quả công việc thật thẳng thắn với họ, rút kinh nghiệm cho lần sau.

Thưởng – phạt công bằng

Sau mỗi dự án, nên có một buổi họp đánh giá công khai-minh bạch giữa các nhân viên và người quản lý để nhìn nhận và tạo mối quan hệ gắn bó giữa các nhân viên, giữa nhân viên với sếp.  Tìm Việc Nhanh áp dụng điều này rất tốt. Đó cũng là lí do tại sao công ty này luôn có 1 đội ngũ nhân viên chất lượng, yêu việc của công ty như việc của chính mình.


 Hệ thống cấp bậc và cấu trúc công ty 

Người quản lý nên sáng tạo một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và giải quyết các vấn đề của nhân viên.
Sự phân cấp giữa nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện công việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Sếp phải xem xét kĩ lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành công, khó khăn, trong khi đó nhân viên cần dựa vào sếp để hoàn thành công việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc hợp lý, phân chia nhiệm vụ “ đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.

Hệ thống cấp bậc và cấu trúc được phản ánh theo cách sắp đặt vật dụng trong văn phòng, phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích của công ty. Sếp có thể làm việc trong văn phòng riêng biệt với đồ đạc tốt hơn. Tuy nhiên, hãy chú ý rằng dù phân cấp bậc rõ ràng nhưng phải đảm bảo nhân viên có thể giao tiếp, chia sẻ thông tin với bạn một cách cởi mở và thoải mái. 

Những công cụ cho công việc 

Tất yếu, nhân viên phải có tất cả công cụ vật chất và cá nhân để thực hiện công việc của họ. Chúng bao gồm dụng cụ, không gian làm việc thích hợp, sự ủng hộ của người quản lý, khả năng tiếp cận những kỹ năng và khóa học cần thiết. Ngoài ra, sự hướng dẫn cũng là điều không thể thiếu, đặc biệt trong những ngày đầu đi làm của nhân viên. Nó giúp nhân viên thích nghi với vai trò mới, hòa đồng với đồng nghiệp và môi trường làm việc một cách thoải mái. 

Sự định hướng công việc cho nhân viên 

Một người quản lý xuất sắc cần đảm bảo mỗi nhân viên của mình nhận thức rõ ràng về công việc được giao. Nhân viên sẽ hiểu rõ vai trò của mình, làm việc với năng suất và đạt hiệu quả cao nhất nếu có sự ủng hộ cũng như hướng dẫn của sếp. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng nâng cao mối quan hệ giữa nhân viên và sếp. 

 Đánh giá, ca tụng và giao tiếp
 

Bạn sẽ thấy rõ lợi ích to lớn khi khen ngợi nhân viên lúc họ làm việc tốt. Chắc chắn, họ sẽ làm việc chăm chỉ và cống hiến nhiều hơn cho công ty. Hãy tiến hành đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên thường kì, đây là nơi nhân viên và sếp có thể thảo luận bất cứ vấn đề gì đã xảy ra và chấm điểm cho hoạt động của nhân viên. Thêm vào đó, người quản lý nên sáng tạo một diễn đàn cho những thảo luận trong công ty và giải quyết các vấn đề của nhân viên. Cuối cùng, nhân viên sẽ thỏa mãn hơn nếu lương bổng cũng được đánh giá thường kì. Rõ ràng, họ sẽ làm việc tốt hơn nếu cảm thấy được hưởng xứng đáng về mặt tài chính. 

 Văn hóa công ty 

Người quản lý nên chủ động giới thiệu cho nhân viên về văn hóa công ty. Các yếu tố như đạo đức nghề nghiệp, các nghi lễ, cách hợp tác và những cảnh báo là điều nhân viên rất muốn biết bởi chúng tác động trực tiếp tới các hoạt động hàng ngày của họ. Ngoài ra, sếp nên đảm bảo mọi người đang làm việc hướng tới mục tiêu chung, mang lại niềm tin cho họ và giao tiếp một cách cởi mở. 

Giải thưởng 

Điều cuối cùng rất đơn giản: trao thưởng xứng đáng cho nhân viên vì làm việc tốt và những cống hiến của họ. Phần thưởng không nhất thiết phải là các khoản tiền hậu hĩnh. Nhân viên cũng sẽ rất cảm động nếu được thời gian nghỉ ngơi để xem các trận đấu World Cup chẳng hạn, hay tham gia các hoạt động ngoại khóa bổ ích, hoặc đơn giản hơn nữa là bữa trưa được phục vụ miễn phí. Họ sẽ hạnh phúc vì thấy được coi trọng và sẽ làm việc chăm chỉ, hiệu quả hơn nữa

Quản lý đội ngũ bán hàng luôn là một thách thức đối với người phụ trách khâu này. Khó khăn càng lớn khi phải phụ trách những nhân viên mới vào việc.

Ngoài việc đưa ra những yêu cầu cụ thể đối với họ, nhà quản trị cần phải nêu rõ số lượng cuộc gọi điện thoại họ phải thực hiện trong tháng đầu tiên, số lượng cuộc hẹn gặp khách hàng và kỳ vọng về kết quả làm việc trong tháng.

Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh và kỹ năng của nhóm nhân viên bán hàng, việc xác lập chỉ tiêu giao cho nhân viên bán hàng có thể rất khác nhau, nhưng vẫn có những điểm căn bản cần vận dụng khi làm việc với nhân viên bán hàng mới.

Quản lý đội ngũ bán hàng hiệu quả hơn

Xác định chu kỳ bán hàng của sản phẩm

Mỗi một sản phẩm hoặc dịch vụ đều có một chu kỳ bán hàng nhất định và tiến theo các bước sau:

- Giới thiệu hoặc điện thoại chào hàng.

- Thực hiện cuộc hẹn.

- Trò chuyện với người sẽ đưa ra quyết định mua hàng.

- Trình bày sản phẩm.

- Gửi bản đề xuất.

- Chốt lại cuộc bán hàng.

Đặt ra các mục tiêu năng suất

Nếu chỉ tiêu bán hàng tối thiểu đã được xác định cho nhân viên bán hàng mới, hãy sử dụng chỉ tiêu ấy bằng cách chia nhỏ ra thành ba phần. Trong tháng đầu tiên, nhân viên mới được yêu cầu thực hiện tối thiểu 1/3 số cuộc điện thoại cần gọi và 1/3 số cuộc hẹn gặp khách hàng.

Trong tháng thứ hai, nhân viên phải nâng được con số 1/3 lên 2/3. Trong tháng thứ ba, họ phải đạt được 90% hoặc vượt hơn chỉ tiêu tối thiểu. Có theo dõi kết quả trong ba tháng đó thì nhà quản trị mới biết khả năng bán hàng của nhân viên mới.

Sau khi giải thích về chu kỳ bán hàng của sản phẩm hoặc dịch vụ, nhà quản trị phải yêu cầu nhóm nhân viên bán hàng tự ghi chép lại công việc hằng ngày của mình.

Sau một, hai tuần, những con số sẽ xuất hiện, chẳng hạn trong một tuần thì nhân viên nào gọi điện thoại chào hàng nhiều nhất, nhân viên nào gọi ít nhất, từ đó tính được con số trung bình của cả nhóm.

Từ việc xem xét các cuộc hẹn với khách hàng trong tuần và số bản đề xuất bán hàng đã gửi đi, nhà quản trị cũng nắm được khả năng bán hàng trong các tuần kế tiếp ra sao.

Tăng năng suất bán hàng

Nếu số cuộc điện thoại mà nhân viên bán hàng gọi đi mỗi ngày quá thấp hay số cuộc hẹn gặp khách hàng cũng chẳng bao nhiêu thì không nên sử dụng dữ liệu ấy để thiết lập chỉ tiêu cho nhân viên mới. Thay vào đó, hãy đặt một chỉ tiêu hoàn toàn mới cho người mới bằng cách bổ sung một tỷ lệ phần trăm phù hợp và chia thành ba phần tương tự như trên.

Ngoài ra, sau hai đến ba tháng làm việc của những nhân viên bán hàng mới, nên xem xét điều chỉnh chỉ tiêu cho họ dựa trên tác phong làm việc và hiệu quả bán hàng của từng người. Đối với nhân viên cũ, nhà quản trị luôn có cơ hội để cải thiện thành tích của họ bằng cách gia tăng dần (chẳng hạn 10 - 15% doanh số sau ba tháng).

Nên thảo luận với các nhân viên cũ về việc gia tăng chỉ tiêu chung cho cả nhóm khi nhóm được bổ sung nhân viên mới. Động thái ấy không chỉ giúp ích mọi người cảm thấy rõ ràng về công việc phải làm, mà còn là động lực để thúc đẩy họ vươn tới thành tích tốt đẹp hơn.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

7 tính cách của nhân viên bán hàng xuất sắc


 







Nếu hỏi bất cứ nhân viên bán hàng xuất sắc nào câu hỏi sau: “Điều gì khiến bạn trở nên khác biệt?”, bạn sẽ gặp thất vọng vì không tìm được câu trả lời. Thú thật thì ngay cả người được hỏi cũng không biết được chính xác câu trả lời thật sự, nguyên nhân là do những người này chỉ đơn giản làm theo tự nhiên. 

{jcomments on}

Trong suốt hơn 10 năm qua, tôi đã có đặc quyền phỏng vấn hàng trăm nhân viên bán hàng xuất sắc đang làm việc tại các tập đoàn hàng đầu thế giới. Và tôi cũng làm các bài đánh giá tính cách cho hơn 1,000 nhân viên kinh doanh. Mục tiêu của bài đánh giá này là đo lường 5 tính cách đặc trưng bao gồm: tính cởi mở, tính ngay thẳng, tính hướng ngoại, tính dễ chịu và cảm xúc tiêu cực để hiểu rõ hơn tính cách nào giúp họ khác biệt so với các đồng nghiệp của mình.

Bài đánh giá được đưa ra cho các nhân viên kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ cao và dịch vụ chuyên nghiệp có tham gia các buổi huấn luyện chiến lược bán hàng do tôi đứng lớp. Bên cạnh đó, các bài đánh giá này cũng được thực hiện tại các buổi họp Presidents Club (kì nghỉ đặc biệt như là phần thưởng dành cho những nhân viên bán hàng xuất sắc).  Các kết quả được phân loại dựa trên tỉ lệ phần trăm chỉ tiêu doanh số đạt được hàng năm và được xếp thành nhóm xuất sắc, trung bình và dưới trung bình.

Kết quả đánh giá của những người xuất sắc sẽ được đem so sách với người trung bình và dưới trung bình. Kết quả chỉ ra rằng những tính cách chính sẽ có ảnh hưởng trực tiếp tới phong cách bán hàng và sự thành công của một nhân viên kinh doanh. Dưới đây bạn sẽ thấy các đặc điểm của từng tính cách và tác động của chúng lên phong cách bán hàng.

1. Sự khiêm nhường. Trái với những khuôn mẫu truyền thống cho rằng các nhân viên kinh doanh giỏi thường có tính chủ động và cái tôi cá nhân rất lớn, 91% trong số họ có điểm số khiêm nhường từ mức trung bình tới mức cao. Trái lại, kết quả cũng chỉ ra rằng nhân viên kinh doanh có thái độ ngạo mạn và luôn tỏ ra hiên ngang sẽ khiến khách hàng trở nên xa lánh.

Phong cách bán hàng: đề cao tính đồng đội, Thay vì đặt mình vào tâm điểm của quá trình bán hàng, các nhân viên kinh doanh xuất sắc luôn đề cao đồng đội của mình là các kĩ sư, kĩ thuật viên, chuyên gia tư vấn và quản lý… những người sẽ giúp họ thuyết phục và chiến thắng khách hàng.

2. Sự tận tâm. 85% có mức độ tận tâm cao, luôn tuân theo nhiệm vụ, chịu trách nhiệm và đáng tin cậy. Các nhân viên này luôn nghiêm túc với công việc và chịu trách nhiệm tuyệt đối trước kết quả đạt được. 

Phong cách bán hàng: kiểm soát. Tình huống tệ nhất mà không nhân viên kinh doanh nào muốn gặp phải là mất đi quyền kiểm soát và làm theo sự chỉ đạo của khách hàng hoặc tệ hơn là của đối thủ cạnh tranh. Ngược lại, các nhân viên xuất sắc là những người có khả năng kiểm soát và làm chủ quy trình bán hàng nhằm nắm giữ lợi thế của mình.

3. Hướng tới thành tích. 84% nhân viên xuất sắc có số điểm rất cao xét về khả năng đạt được thành tích đề ra. Họ bám chặt vào mục tiêu và thường xuyên đo lường, đánh giá để biết mình đang cách mục tiêu bao xa. 

Phong cách bán hàng: hiểu về các mối quan hệ. Trong quá trình bán hàng, nhân viên kinh doanh xuất sắc sẽ tìm cách để hiểu rõ cơ chế cũng như những người quan trọng đưa ra quyết định cuối cùng. Chính vì vậy, họ luôn tìm cách để tiếp cận những người ra quyết định chủ chốt. Từ đó họ sẽ đưa ra được các chiến lược tiếp cận và định vị sản phẩm phù hơp với nhu cầu của khách hàng thay vì chỉ tập trung giới thiệu các tính năng sẵn có của sản phẩm. 

4. Tính tò mò. Tính tò mò ở đây chính là sự ham muốn tìm kiếm thông tin và kiến thức mới. 82% nhân viên kinh doanh xuất sắc có điểm số tò mò cực kì cao.

Phong cách bán hàng: luôn thăm dò khách hàng. Mức độ thăm dò càng cao sẽ tỉ lệ thuận với tính chủ động trong suốt cuộc gọi bán hàng. Nhân viên có phong cách này sẽ hỏi khách hàng những câu hỏi khó và không thoải mái nhằm rút ngắn khoảng cách về thông tin. Họ muốn biết liệu khách hàng có nhu cầu hay khả năng mua sản phẩm hay không và muốn tìm ra được sự thật càng sớm càng tốt. 

5. Không thích giao du. Điều khiến chúng ta ngạc nhiên là những nhân viên xuất sắc có điểm số thích giao du thấp hơn 30% so với những nhân viên dưới mức trung bình.

Phong cách bán hàng: luôn chiếm ưu thế. Đây là khả năng nhân viên kinh doanh có thể khiến cho khách hàng hoàn toàn tự nguyện làm theo đề nghị và sự chỉ dẫn của mình. Kết quả chỉ ra rằng các nhân viên kinh doanh càng trở nên quá thân thiện và gần gũi với khách hàng sẽ càng tạo ra nhiều khó khăn trong việc chiếm ưu thế trước khách hàng.

6. Không chán nản. Chỉ dưới 10% những nhân viên xuất sắc bị đánh giá là có mức độ chán nản cao và thường xuyên bị phân tâm bởi sự phiền muộn. Trong khi đó 90% được đánh giá là ít gặp chán nản và phiền muộn.

Phong cách bán hàng: tính cạnh tranh cao. Trong các cuộc khảo sát tiến hành trong nhiều năm qua, tôi phát hiện ra rằng phần lớn những nhân viên xuất sắc đã từng chơi các môn thể thao có tính tổ chức khi còn ở trung học. Dường như có sự liên hệ giữa thể thao và sự thành công của những nhân viên này do họ có thể kiểm soát được cảm xúc thất vọng, đứng dây từ những mất mát, chuẩn bị tinh thần và sẵn sàng đón nhận những cơ hội kế tiếp.

7. Không ngượng ngùng. Chỉ dưới 5% nhân viên xuất sắc có điểm số ngượng ngùng cao. Điểm số này đánh giá khả năng họ dễ dàng bị người khác làm cho cảm thấy ngượng ngùng.

Phong cách bán hàng: tính chiến đấu cao. Các nhân viên xuất sắc nhất luôn cảm thấy rất thoải mái khi chiến đấu vì động cơ của mình, họ không ngại làm cho khách hàng cảm giác khó chịu trong quá trình bán hàng. Họ là những người luôn hành động và không ngại các cuộc “gọi lạnh”.

Không phải nhân viên kinh doanh nào cũng thành công. Cho dù được trang bị cùng một công cụ bán hàng, có cùng một trình độ học vấn và thiên hướng nghề nghiệp, nhưng tại sao lại có người thành công nhưng người khác lại thất bại? Có phải họ phù hợp để bán sản phẩm hơn do họ có nền tảng tốt hơn? Có phải họ hấp dẫn hơn hay chỉ may mắn hơn? Các chứng cứ đều chỉ ra rằng tính cách của họ đóng vai trò rất quan trọng, góp phần vào sự thành công.
cách quản lý nhân viên hiệu quả.

10 cách nâng cấp kỹ năng quản lý

Sau đây là 10 lời khuyên để giúp bạn hoàn thiện kĩ năng quản lý.

1.Thay đổi phong cách quản lý của bạn: Mỗi một nhà quản trị có một phong cách quản lý riêng và mỗi một người lao động có cách chịu sự quản lý riêng. Dường như việc thay đổi kĩ năng mỗi khi tương tác với một nhân viên riêng biệt là rất khó khăn, nhưng hãy chú ý đến động cơ chính là có thể giúp bạn tối đa hóa hiệu quả của mỗi thành viên trong nhóm.

2. Biết cách lắng nghe. Một nhà quản lý thành công biết lắng nghe nhân viên nói và hành động. Đừng nói rằng cánh cửa của bạn luôn rộng mở và sau đó thì chẳng bao giờ hành động theo những gì nhân viên mang đến cho bạn. Hãy cho họ thấy rằng bạn là người họ có thể tin tưởng bằng cách lắng nghe mối quan tâm hay những đề nghị của họ và chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những điều đó.

3. Lãnh đạo bằng cách làm gương. Hãy đảm bảo rằng bạn đang hành động theo cách bạn muốn nhân viên của mình hành động. Bạn muốn hành động giống như một hình mẫu mà công ty mong đợi ở một nhân viên ưu tú, hãy chắc chắn rằng bạn mang lại đúng những rung cảm để khuyến khích nhân viên tiếp bước theo bạn.

10 cách nâng cấp kỹ năng quản lý

4. Đừng bao giờ tỏ ra thiên vị. Kết bạn trong công việc là một điều hết sức tự nhiên, nhưng hãy cẩn thận về việc kết thân với một trong những nhân viên của mình bởi vì điều đó mang lại cho những nhân viên khác cảm giác bạn đang thiên vị, ngay cả khi bạn không nghĩ mình như vậy. Đối xử công bằng với tất cả nhân viên của mình và giới hạn số lượng các mối quan hệ cá nhân. Đừng để cho sở thích cá nhân ảnh hưởng đến việc quản lý một cách công bằng.

5. Không ngừng học hỏi. Một nhà quản trị giỏi luôn muốn tự hoàn thiện không ngưng nghỉ. Đọc sách, viết nhật kí và viết báo cáo đúc rút kinh nghiệm về công tác quản lý, tham gia các hội nghị, hội thảo nâng nhằm nâng cao kĩ năng bản thân. Quản lý chính là những kĩ năng được học hỏi, tích lũy.

6. Giúp nhân viên thành công. Có ít người thích thú làm cùng 1 công việc trong suốt 50 năm. Hãy giúp đỡ nhân viên của mình bằng cách thăng chức và tiến cử họ vào các vị trí khác nhau trong công ty. Phải thông suốt rằng bạn ở đó để giúp họ tìm được công việc phù hợp nhất , thậm chí ngay cả khi nó không thuộc bộ phận của bạn.

7. Tuyển dụng những người thông minh hơn bạn. Đừng để tính tự phụ ngăn cản bạn; nhiệm vụ của bạn là tuyển dụng những người thông minh, những người có thể hoàn thành công việc của họ tốt hơn mong đợi. Bao bọc bản thân bởi những người thông minh chỉ khiến tăng vị thế của bạn mà thôi.

8. Bao quát mọi việc. Những nhà quản lý ẩn mình sau những cánh cửa đóng kín sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội tương tác với nhóm của họ và cũng thật sự xa lạ với không khí chung của văn phòng. Đừng trở thành một trong số họ. Hãy dành thời gian cho nhân viên của bạn hàng ngày, biết những gì đang diễn ra, do đó bạn có thể tránh những rắc rối đã có dấu hiệu báo trước.

9. Tạo dựng lòng tin. Hãy là một người sếp biết giữ lời; khi bạn nói bạn sẽ làm điều gì đó, hãy thực hiện nó. Điều này khiến nhân viên bạn hiểu rằng bạn là người có thể tin cậy được, và điều đó khuyến khích nhân viện bạn cố gắng hết sức vì bạn.

10. Hãy biết rằng bạn sẽ không bao giờ đạt đến “đích”. Ngọn núi quản lý không hề có đỉnh. Bạn không bao giờ trở thành một nhà quản trị lý tưởng; chỉ đơn giản là bạn cần tiếp tục hoàn thiện từng ngày. Bằng cách khiêm tốn và tiếp tục làm việc để phát triển khả năng bản thân, bạn sẽ nhận ra rằng kĩ năng quản lý của bạn liên tục được hoàn thiện. Nhận những lời khuyên từ sếp của bạn về phương pháp nâng cao kĩ năng, không ngừng tìm kiếm “vùng đất” cần khai phá.




Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng
Những kĩ năng cần có của nhân viên bán hàng
Kĩ năng cho nhân viên bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn nhân viên bán hàng
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc bán hàng
Những kĩ năng cần có của nhân viên kế toán
Làm thế nào để thúc đẩy doanh số bán hàng



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý