Cách tư duy bằng tiếng Anh hiệu quả

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách tư duy bằng tiếng Anh hiệu quả

19/04/2015 01:08 PM
630

Có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng mặc dù đã rất chăm chỉ và dành rất nhiều thời gian cho việc học nhưng tiếng Anh của bạn vẫn không tiến bộ được là bao? Và thậm chí bạn vẫn cảm thấy lúng túng khi phải phát biểu trước lớp hay khi tiếp xúc với người nước ngoài? Đó chính là hệ quả từ thói quen học tiếng Anh sai lầm của không ít người học.




Hãy tư duy bằng tiếng Anh khi giao tiếp

Hầu hết người Việt đều có thói quen nghe tiếng Anh sau đó dịch ra tiếng Việt rồi lại suy nghĩ bằng tiếng Việt và dịch sang tiếng Anh để đối đáp. Quá trình này làm cho tốc độ giao tiếp bị giảm đáng kể và khiến khả năng vận dụng tiếng Anh bị ảnh hưởng. 

Vậy phải làm sao để lối suy nghĩ của bạn không sa vào “con đường vòng”? Hãy cùng E-Connect tham khảo một số cách sau nhé!


Thu giãn khi bạn sử dụng Tiếng Anh khi giao tiếp

Hãy thử quan sát xung quanh xem những đứa bé học nói như thế nào. Hãy thử hỏi cha mẹ xem ngày kia bản thân bạn học nói tiếng Việt ra sao. 

Không quan trọng bạn là người Việt Nam hay người bản ngữ khi học tiếng Anh. Điều tối quan trọng là hãy tìm cho mình một cảm giác thư giãn tối đa khi sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, bất kể trong tình huống nào haydưới ngôn ngữ nào. Bạn đừng cố lục lọi trí nhớ để tìm một từ giống hệt nghĩa, bởi nó chỉ khiến bạn lãng phí thời gian, và cuộc đối thoại sẽ còn tệ hơn nhiều khi bạn không kịp/ không thể tìm ra từ đó. 

Hãy thử hình ảnh hóa ngôn ngữ mà bạn sẽ sử dụng trong cuộc đối thoại. Việc giao tiếp sẽ trở nên sống động, tự nhiên và tuyệt vời hơn nhiều khi bạn không bị áp lực quá nặng nề về từ vựng. Hãy để từ vựng và lối sử dụng ngôn ngữ ngấm vào bạn một cách tự nhiên nhất có thể. Mọi rèn luyện chỉ là cơ sở hoàn thiện hóa quá trình tự nhiên đó. 

tư duy bằng tiếng anh
Đừng dịch chính xác từng từ từng chữ sang tiếng Anh
Đừng bao giờ cố gắng hay có suy nghĩ phải chuyển tải chính xác mọi suy nghĩ, mọi câu nói từ tiếng Việt sang tiếng Anh khi giao tiếp. Giống như khi bạn nói chuyện với một người bản ngữ bằng tiếng Việt, thực tế là khi người đó chưa kết thúc câu nói hay có nói sai một số ý bạn vẫn hiểu được ý của họ rồi. 
Bạn chỉ cần diễn đạt ý chứ không cần dịch chuẩn xác từng từ. Nếu gặp từ nào các bạn không biết hoặc không chắc chắn, hãy sử dụng một từ khác có nghĩa tương tự. Dù có thể không thật chuẩn xác 100% hoặc khác nhau về mức độ, nhưng suy cho cùng, để người ta hiểu ý của mình sẽ còn tốt  hơn là ấp úng mãi không nên lời.

Học cách tư duy bằng tiếng Anh



Thói quen đó là tư duy bằng tiếng mẹ đẻ. Khi muốn nói điều gì đó bằng tiếng Anh, người học thường lập tức nghĩ bằng tiếng mẹ đẻ trước, rồi mới dịch sang tiếng Anh. Kết quả là câu cú mang tính chắp vá và không chính xác. Đó là một phương pháp học sai lầm. Muốn tiến bộ, bạn phải tập tư duy bằng tiếng Anh.

Học cách tư duy bằng tiếng Anh cũng giống như một cầu thủ bóng đá. Một cầu thủ bóng đá phải liên tục chuyền bóng cho đồng đội của mình. Nhưng nhờ chăm chỉ luyện tập hàng ngày nên anh có thể chơi một cách hiệu quả trong trận đấu. Bởi vì anh không mất thời gian nghĩ đến việc chuyền bóng nữa mà chỉ tự động làm nó.

Và học cách tư duy bằng tiếng Anh cũng cần phải theo các bước tương tự như vậy. Đầu tiên, hãy nghĩ đến những từ riêng lẻ mà bạn thường sử dụng hàng ngày. Những từ hết sức quen thuộc như “book”, “shoes” hay” tree”. Sau khi bạn đã thành công với cách dùng từ như vậy, bạn bắt đầu chuyển sang học cách sử dụng câu. Nghe các đoạn hội thoại bằng tiếng Anh cũng có thể là một cách hay để rèn luyện trí óc. Mỗi khi nghe xong một bài học hay một chương trình trên đài, ban hãy bật lại và nhắc lại. Cứ nghe và nhắc lại thường xuyên. Bạn càng nghe nhiều thì càng học được nhiều đấy. Hãy nghe trước và chắc chắn là bạn đã hiểu được hết những gì bạn nghe thấy. Sau đó, hãy nhắc lại những gì bạn nghe được. Bộ não của bạn sẽ dần quen với việc tư duy bằng tiếng Anh. Khi đã đạt tới mức độ đó, hãy bắt đầu tập đối thoại một mình bằng tiếng Anh.

Vấn đề mấu chốt ở đây là bạn cần bắt đầu một cách từ từ. Đầu tiên là hình dung một vài từ tiếng Anh mà bạn sử dụng hàng ngày. Ví dụ, đối với từ “book”. Khi nghe đến từ “book” bạn không nên ngay lập tức nghĩ đến từ “sách” trong tiếng Việt. Thay vào đó, bạn nhìn thấy “book” và chỉ liên tưởng đến “book” (a set of pages used to read) mà thôi. Bạn càng luyện tập bạn sẽ càng cảm thấy dễ dàng hơn khi tư duy từ “book” bằng tiếng Anh và không dịch nó trong đầu. Bạn lo lắng là sẽ quên tiếng mẹ đẻ của mình ư? Điều đó sẽ không bao giờ xảy ra cả. Điều chắc chắn là mỗi khi bạn nói về từ “book” bằng tiếng Anh, trong đầu bạn sẽ hiện lên hình ảnh về từ “book” mà không cần nghĩ nhiều đến nó. Việc luyện tập này cần phải tiến hành thường xuyên và chẳng bao lâu bạn không cần nghĩ mà chỉ cần làm thôi. Đầu óc của bạn sẽ quen với việc nhìn thấy “book” là nghĩ ngay đến hình ảnh “book”. Bạn nên luyện tập hàng ngày và khi đã thành công rồi tiếp tục tư duy với nhiều từ khác nữa bằng tiếng Anh.

Sau khi bạn đã làm đầy thêm vốn từ của mình rồi thì chuyển sang bước tiếp theo. Tư duy với những câu hoặc những luận điểm. Tất nhiên việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng nó thực sự rất cần thiết. Bước đầu tiên trong quá trình này là nâng cao kỹ năng nghe hiểu. Tại sao vậy? Hãy nhớ rằng hầu hết mỗi người trong chúng ta học nói là nhờ nghe người khác nói chuyện. Và sau đó chúng ta nhắc lại những điều chúng ta nghe được. Quá trình nghe và nhắc lại là cách học ngoại ngữ hiệu quả nhất.

Khi khả năng nghe hiểu được nâng cao thì cũng là lúc bạn nâng cao được khả năng nói tiếng Anh rồi đấy. Tập nghe, sau đó nhắc lại theo cách hiểu của mình. Khi đã nghe tiếng Anh thành thạo, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn trong giao tiếp. Bởi vì cũng giống như một cầu thủ bóng đá, bạn sẽ nói tiếng Anh mà không cần phải nghĩ về nó.

Một cách khác để học cách tư duy bằng tiếng Anh là nói to lên những điều bạn nghĩ bằng tiếng Anh. Ví dụ nếu bạn nghĩ “Tối qua tôi quên làm bài tập về nhà” hay “Tôi đang định đi ra cửa hàng” hãy nói to lên nhưng phải bằng tiếng Anh. Cứ nghĩ đến điều gì bạn cũng hãy nói bằng tiếng Anh. Nếu ngại những cái nhìn tò mò thì bạn có thể luyện tập một mình ở nhà. Nhưng lúc đầu tốt nhất là tập nói chuyện với các bạn học cùng lớp.

Sau khi đã hoàn thành tốt bước này thì bạn đã sẵn sàng cho bước tiếp theo. Tự đối thoại một mình. Đó là mỗi khi trong đầu bạn nảy ra ý kiến nào đó, hãy tư duy bằng tiếng Anh. Ví dụ “Hôm nay là một ngày thật tuyệt vời, tôi sẽ đi chơi công viên.” hay “Tôi đói quá, tôi sẽ kiếm cái gì ăn mới được.” Đây là những câu nói mà bạn có thể tự độc thoại hàng ngày. Và chẳng bao lâu bạn sẽ quen với việc tư duy bằng tiếng Anh mà thậm chí không ý thức được điều đó.

Bí quyết quan trọng nhất giúp bạn giỏi tiếng Anh là bạn hãy học cách tư duy bằng tiếng Anh. Nếu bạn kiên trì áp dụng phương pháp này thì tin rằng chẳng bao lâu bạn sẽ cảm thấy hiệu quả thực sự trong việc học của mình.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:


Lợi ích của tư duy bằng ngoại ngữ

Một nghiên cứu mới đây ở các doanh nhân làm việc quy mô toàn cầu của Đại học Chicago (Mỹ) cho thấy con người có thể suy nghĩ sáng suốt và ra quyết định chí lý hơn khi họ tư duy một vấn đề không phải bằng ngôn ngữ mẹ đẻ.

 

Suy nghĩ bằng ngoại ngữ giúp tránh tư duy thiên lệch - Ảnh: lifehacker.com

“Chúng tôi đã biết từ các nghiên cứu trước đó rằng vì con người có khuynh hướng sợ mất mát, họ thường bỏ qua các cơ hội hấp dẫn” - trang mạng khoa học Science Daily dẫn lời nhà tâm lý học Boaz Keysar, một chuyên gia hàng đầu về thông tin ở Đại học Chicago.

Cảm xúc dẫn tới nỗi sợ

Trong bài báo của ông và các cộng tác viên Sayuri Hayakawa và Sun Gyu An đăng trên tạp chí chuyên ngành Psychological Science, Keysar viết: “Ngôn ngữ nước ngoài mang tới một cơ chế ngăn cách giúp con người rời khỏi hệ thống tư duy hiện tại để chuyển đến một hệ thống tư duy lý tính hơn”. Trong thí nghiệm rất đáng chú ý, các nhà nghiên cứu thử nghiệm với 54 sinh viên Đại học Chicago nói tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ, nhưng cũng thành thạo tiếng Tây Ban Nha.

Mỗi sinh viên nhận 15 USD tiền mặt và họ được cược mỗi lần 1 USD. Họ có thể giữ lại đồng đôla đó hoặc mạo hiểm để có thêm 1,5 USD nếu thắng một lần tung đồng xu, tức mỗi vòng họ có cơ hội thu về 2,5 USD nếu thắng, hoặc mất 1 USD nếu thua. Về mặt thống kê, đây là một vụ đánh cược hấp dẫn vì theo lý thuyết các sinh viên sẽ có được số tiền nhiều hơn nếu họ chấp nhận tham gia cả 15 lần cược với 15 USD.

Khi thí nghiệm được tiến hành bằng tiếng Anh, các sinh viên tư duy một cách thiển cận: họ tập trung vào nỗi sợ thua cuộc và chỉ nhận cược 54% số lần. Ngược lại, các sinh viên suy nghĩ bằng tiếng Tây Ban Nha nhận cược tới 71%. Đồng tác giả nghiên cứu Hayakawa nói: “Có lẽ cơ chế quan trọng nhất tạo ra ảnh hưởng này nằm ở chỗ ngoại ngữ ít gây ra ảnh hưởng tới cảm xúc hơn là ngôn ngữ mẹ đẻ. Một phản ứng cảm xúc sẽ dẫn tới những quyết định có động lực là nỗi sợ thay vì hi vọng, ngay cả khi tỉ lệ cược rất có lợi”.

Bớt tư duy thiên lệch

Trong một thí nghiệm khác về cách tư duy không đối xứng, nhóm của Keysar đã áp dụng một kịch bản có nguồn gốc từ nhà tâm lý học Daniel Kahneman - chuyên gia hàng đầu về kinh tế học hành vi từng đoạt giải Nobel 2002 cho nghiên cứu của ông về kỳ vọng, mô tả cách con người phản ứng lại trước rủi ro. Theo đó, con người thường tránh rủi ro nếu câu hỏi đề cập đến cái được, và chấp nhận rủi ro nếu câu hỏi nói về cái mất. Cách tư duy thiên lệch đó không phù hợp với nguyên lý kinh tế học, nhưng dễ hiểu với tâm lý con người.

Cụ thể, nghiên cứu của Keysar hỏi 121 sinh viên lựa chọn phát triển một loại thuốc có khả năng 100% cứu 200.000 trong số 600.000 người, hoặc một loại thuốc có cơ hội 33,3% cứu tất cả 600.000 người, nhưng 66,6% không cứu được ai hết. Gần 80% sinh viên lựa chọn cách an toàn hơn, cứu 200.000 người. Nếu thay vì hỏi cứu 200.000 người, đặt lại câu hỏi là loại thuốc chắc chắn sẽ khiến 400.000 người mất mạng, chỉ còn 40% chọn giải pháp an toàn. Tuy nhiên, khi những sinh viên đó thành thạo tiếng Nhật cũng tư duy điều tương tự bằng tiếng Nhật, tỉ lệ chọn trong cả hai cách đặt câu hỏi là như nhau, khoảng 47%.

Các nhà tâm lý học cho rằng con người cân nhắc dựa trên hai mẫu suy nghĩ bản năng: một kiểu hệ thống, duy lý, mang tính phân tích và tập trung vào lý trí; kiểu kia nhanh chóng, không nhận thức và thường do cảm xúc chi phối. Tư duy dựa trên một ngôn ngữ đã học chứ không phải nói tự nhiên, buộc con người phải phân tích, lựa chọn từ ngữ, tìm kiếm cấu trúc ngữ pháp... và cùng với quá trình đó, giảm bớt các chi phối của cảm xúc.

Để cẩn thận hơn, các nhà nghiên cứu không chỉ tiến hành thí nghiệm với sinh viên nói tiếng Anh. Hai thí nghiệm tương tự cũng được thực hiện với 144 sinh viên Hàn Quốc ở Đại học Chung Nam và 103 sinh viên du học tại Paris, Pháp. Kết quả không thay đổi. Tính ứng dụng của nghiên cứu này có thể là rất lớn.




Cách thuyết trình bằng tiếng Anh
Kế hoạch học Tiếng Anh hiệu quả
Có nên cho trẻ học Tiếng Anh sớm
Kinh nghiệm phỏng vấn xin việc tiếng anh
Kinh nghiệm học giỏi môn Tiếng Anh
Kinh nghiệm học tốt tiếng anh
Làm thế nào để học tốt Tiếng Anh


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý