Cách tư duy nhanh giúp bạn luôn là người dẫn đầu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách tư duy nhanh giúp bạn luôn là người dẫn đầu

19/04/2015 01:08 PM
480

Khi gặp một vấn đề cần giải quyết, bạn phải bỏ ra bao nhiêu thời gian? Tại sao có những tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách thông minh hơn người khác?




14 Bí quyết giúp tư duy nhanh nhạy hơn

14 Bi quyet giup tu duy nhanh nhay hon

Theo James Thorton, tác giả cuốn “Brain Yields Its Secrets” thì không có điều gì đánh mất sự thông minh của bạn như tuổi tác. Do vậy chúng ta cần phải cải thiện suy nghĩ của chúng ta thường xuyên.

Chọn thời gian

Hầu hết những người già suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, những người trẻ tuổi thì nghĩ là buổi chiều. Cộng thời gian suy nghĩ tốt nhất của bạn lại để não có thể làm việc hiệu quả hơn và phát huy được trí thông minh một cách xuất sắc nhất.

Đón nhận một sự giáo dục tốt nhưng đừng áp dụng một cách triệt để. Nhà tâm lý học Dean Keith Simonton nói rằng phương thức giáo dục của nhà trường có ảnh hướng lớn đến trí sáng tạo của trẻ, nhất là ở lứa tuổi cấp 2. Tuy nhiên áp dụng nhất nhất theo bài học sẽ làm hạn chế khả năng sáng tạo.

Lắng nghe một cách có chọn lọc Trí nhớ là yếu tố số 1 để não có thể hoạt động nhanh nhạy và giúp chúng ta thông thoáng vấn đề tốt hơn. Chúng ta hãy rèn luyện để có thể dùng trí nhớ tìm kiếm trí. Bước đầu rèn luyện trí nhớ bằng cách viết những việc cần làm vào thời gian biểu, sau đó thói quen ghi nhớ sẽ dần được hình thành.

Đừng lạm dụng chất

Để có thể tập trung và giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, thông thường bạn hay nhờ đến một ly cà fê. Điều này không có hại nhưng nhớ đừng lạm dụng quá, bởi não sẽ có thể dẫn đến tình trạng “trơ”.

Hãy tạo một điểm tựa cho trí nhớ của bạn

Giáo sư Denise Park của trường đại học Michigan nói: “Đừng để những thông tin cần thiết ngoài cánh đồng. Hãy xây dựng” trí nhớ của bạn như một giàn giáo và buộc vào đó một vài thông tin. Cố gắng liên kết những sự kiện đó lại với nhau”.

Rèn luyện, rèn luyện và rèn luyện

Học tập và rèn luyện nhiều lần thì bạn sẽ có được những kỹ năng mới. Trong não bạn sẽ xuất hiện một cách tổ chức khoa học ở “bên trong”. Rèn luyện nhiều thực sự giúp chúng ta có những hành động “già trước tuổi”. Có một nguyên lý mà không phải ai cũng biết đó là “não càng hoạt động càng thông minh”.

Không căng thẳng

Có những người tự tạo cơ may cho mình bằng cách họ suy nghĩ vấn đề rất nhanh, họ “chộp” cơ hội nhanh hơn thực tế cho phép. Khi cần phải suy nghĩ họ thường có những ý nghĩ như “hoặc là tất cả hoặc không có gì”. Những người này họ giải quyết vấn đề một cách nhàn nhã ung dung bởi sự sáng tạo và tính khôi hài của mình.

Sử dụng trí thông minh một cách chuyên nghiệp

Kết quả bất ngờ từ cuộc điều tra ở Ba Lan cho biết: Những người thường xuyên luyện tập các test trí tuệ sẽ có một khả năng chống đỡ khá tốt với những vấn đề không may trong cuộc sống. Một điều thú vị nữa là cuộc sống vợ chồng cũng tạo ra những kích thích cho não hoạt động.

“Chinh chiến” để có nhiều kinh nghiệm

Trí sáng tạo của bạn thường xuyên được “đun sôi” lên khi bạn dùng khả năng của mình để khai thác một lĩnh vực khác. Ví dụ như Velcro đã nghĩ ra cách lấy gậy làm sạch quần áo. Chúng ta cũng thường hay hỏi tại sao nhân viên kế toán có thể tính các phép tính nhanh hơn bình thường, đó là bởi vì họ có sự luyện tập thường xuyên.

Học tập Leonardo da Vinci

Trong cuốn sách mới có tựa đề “How to Think Like Leonardo da Vinci” của tác giả Michael Gelb nói về bí quyết “làm giàu” bộ não bằng cách thiết lập kế hoạch cho công việc. Bí quyết của Leonardo da Vinci là “học cách tung hứng những vấn đề phức tạp một cách đối ngược nhau, sau đó rút ra kết luận”.

Chú ý cao độ

Bạn có bao giờ bỏ thời gian ra để tìm kiếm chính bản thân mình chưa? Có bao giờ bạn quên tên một người mới chỉ có một lần gặp gỡ? Vấn đề ở đây là bạn không nhớ, mà nguyên nhân chính là không tập trung. Giống như tuổi tác của chúng ta, chúng ta cần phải có ý thức nhắc nhở chúng ta phải đặt thông tin vào bộ nhớ.

Lắng nghe nhạc Mozart

Một thí nghiệm của tâm lý học đã tìm thấy hiệu quả cho trí nhớ trong âm nhạc của Mozart. Khi nghe âm nhạc bạn sẽ có thể liên kết được những sự kiện quan trọng nhiều và nhanh hơn.

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện đáng kể tâm trí của bạn. Thực hiện những bài tập aerobic có thể làm cho phát triển tính năng dẫn truyền của các dây thần kinh. Điều này không nghi ngờ gì bởi não được cung cấp thêm nhiều ô xy hơn và các hợp chất được gọi là “neurotrophins”. Với những chất này, tế bào não sẽ được “nuôi dưỡng” tốt hơn. Tuy nhiên đừng tập những bài tập quá nặng nhọc đến kiệt sức.

Cố gắng những thứ mới

Chúng ta vẫn còn nhớ cuộc đời của họa sĩ Henri Matisse có được bức tranh để đời là nhờ vào những giờ phút cuối cùng trước khi ông ra đi. Ông đã thử vẽ bức tranh cuối cùng với một chiếc bút lông và một cái kéo mới, đó là những dụng cụ khiến người hoạ sĩ này sáng tạo một bức tranh độc đáo. Chúng ta vẫn thấy càng ngày người ta càng ưa chuộng những người quản lý sáng tạo với lối tư duy mới lạ và độc đáo.


phương pháp rèn luyện tư duy






















Đôi lúc bạn cảm thấy đầu óc trống rỗng, tư duy trì trệ và dường như bất lực trước các vấn đề, điều đó không phải do khả năng tư duy bị giới hạn mà là do bạn chưa biết cách làm cho nó trở nên sắc bén hơn.

Hãy tham khảo 9 gợi ý sau đây:

1. Chọn thời gian phù hợp

Đa số người lớn tuổi thường suy nghĩ sáng suốt hơn vào buổi sáng, trong khi những người trẻ lại thường minh mẫn hơn vào buổi chiều. Do đó, hãy cố gắng tìm ra những “khoảnh khắc vàng” của bộ não và để dành chúng cho những công việc đòi hỏi tư duy nhiều nhất. Hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.

2. Viết ra những gì chợt đến trong đầu

Luôn luôn mang theo sổ và bút, hoặc bất cứ phương tiện nào giúp bạn ghi lại những gì nhìn thấy, nghe thấy mà bạn cho là quan trọng hoặc những ý tưởng chợt đến. Hơn 99% những điều này có thể là vô dụng, nhưng 1% còn lại sẽ khiến bạn trở thành thiên tài. Và bạn sẽ không thể nhớ được chúng nếu không ghi lại.

3. Xây dựng kiến thức mới trên nền tảng những gì đã có

Mỗi khi nhận được những thông tin mới, hãy liên hệ chúng với những gì bạn đã biết. Đó là phương pháp tối ưu khiến cho những kiến thức mới không bị rơi rụng và những hiểu biết đã có không bị lạc hậu.

4. Luôn luôn thực hành

Một nghiên cứu do Viện nghiên cứu lão khoa Mỹ tiến hành cho thấy, việc thực hành thường xuyên trên một số lĩnh vực đã khiến khả năng nhận thức và trí nhớ ở những người 70 tuổi làm việc tốt hơn lúc họ 60. Vì vậy, hãy thường xuyên thực hành kiến thức của mình từ khi bạn còn trẻ.

5. Kết bạn với những người thông minh

Đừng bao giờ bỏ qua cơ hội kết bạn với những người có khả năng tư duy cao hơn bạn. Quan sát cách họ giải quyết vấn đề và suy nghĩ về điều đó, bạn sẽ rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm.

6. Học cách tập trung

Bạn đã bao giờ đột nhiên quên tên một người chỉ sau khi gặp anh ta vài phút? Vấn đề không phải trí nhớ mà là khả năng tập trung. Khi tiếp xúc với kiến thức mới hoặc bắt đầu một công việc trí tuệ, hãy cố gắng gạt bỏ ra khỏi đầu mọi vấn đề khác không liên quan. Nếu cảm thấy khó thực hiện, hãy tạo ra một môi trường thuận lợi: Đóng cửa phòng, tắt điện thoại, yêu cầu người khác không làm phiền..

7. Thư giãn

Một trong những biện pháp thư giãn tốt nhất cho những người làm việc trí tuệ là nghe nhạc Mozart. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh âm nhạc của ông vừa có tác dụng thư giãn, giảm stress, vừa kích thích sự hình thành mối liên hệ phức hợp giữa các phần của não. Khả năng trao đổi thông tin trong não nhờ vậy trở nên hiệu quả hơn và tốc độ tư duy sẽ nhanh hơn.

8. Thử thách bản thân ở những lĩnh vực mới

Khi gần cuối đời, họa sĩ theo trường phái ấn tượng nổi tiếng Henri Matisse đã chuyển từ việc sáng tác bằng cọ sang dùng kéo. Nhiều tác phẩm tranh cắt giấy của ông ra đời trong thời gian này đã trở thành kiệt tác nhờ có được phong cách thể hiện mới mẻ đến không ngờ.

Bài học rút ra là đừng bao giờ ỷ lại vào kinh nghiệm. Kinh nghiệm có thể làm cho bạn trở thành chuyên gia trong nhiều lĩnh vực nhưng cũng có thể khiến bạn trở nên cổ hủ, lạc hậu trước sự biến đổi của thời cuộc. Vì vậy, từ khi còn trẻ, hãy tìm cơ hội để thử thách khả năng ở những lĩnh vự mới và đừng ngần ngại nếu phải làm lại từ đầu.

9. Rèn luyện cơ thể để bồi dưỡng tinh thần

Một tinh thần minh mẫn chỉ có được trong một cơ thể khỏe mạnh. Nếu bạn đang chọn cho mình một hình thức luyện tập thì aerobic có thể là quyết định đúng đắn. Nhiều công trình nghiên cứu gần đây cho thấy aerobic có thể cải thiện đáng kể khả năng làm việc trí óc.

Nguyên nhân có thể do các bài tập aerobic làm tăng lượng oxy và dưỡng chất lên não, đồng thời kích thích sản sinh một hợp chất tự nhiên là neurotrophin, vốn có tác dụng thúc đẩy các tế bào não phát triển. Vì thế, dù bận rộn, hãy dành một thời gian tối thiểu trong ngày cho việc rèn luyện cơ thể. Bạn sẽ thấy điều này không vô ích.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Phương pháp học: Bản đồ tư duy
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta sử dụng sức mạnh của não bộ để tư duy, ghi nhớ. Đặc biệt, khi chúng ta đã tự thiết kế, tự ghi chép bằng giấy và bút màu thì hiểu sâu hơn vì đã biết chuyển kiến thức từ sách giáo khoa thành cách hiểu của riêng mình...


  • Dùng Mindmap trong môn văn
  • Tác dụng của Bản đồ tư duy trong cuộc sống
  • Bản đồ tư duy - Công cụ tổ chức thông tin và tăng cường tư duy    
Bản đồ tư duy (BĐTD) chính là “đề cương ôn tập chi tiết”
Phương pháp học bằng bản đồ tư duy sẽ giúp chúng ta kiểm tra lại kiến thức đã học, làm tăng mức độ hiểu biết và nâng cao khả năng thuyết trình trước đông người. Ngoài ra, BĐTD còn rèn thêm khả năng vẽ, kích thích trí tưởng tượng, sáng tạo. Mỗi khi ôn tập cuối kỳ, chỉ cần nhìn vào BĐTD là các bạn đã có thể tự hệ thống lại kiến thức mà không mất nhiều thời gian làm “đề cương, đáp án”
Hiểu nôm na, bản đồ tư duy có cấu tạo như một cái cây với nhiều nhánh lớn, nhỏ mọc xung quanh. “Cái cây” ở giữa bản đồ là một hình ảnh trung tâm, là ý tưởng chính. Nối với nó là các nhánh lớn, nhỏ thể hiện các vấn đề liên quan với ý tưởng chính. Các nhánh lớn sẽ được phân thành nhiều nhánh nhỏ, rồi nhánh nhỏ hơn, nhánh nhỏ hơn nữa nhằm thể hiện vấn đề ở mức độ sâu hơn. Sự phân nhánh cứ thế tiếp tục và các kiến thức, hình ảnh luôn được kết nối với nhau. Sự liên kết này tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả ý tưởng trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Đây là bản đồ “ý tưởng”, tùy thích, không yêu cầu tỷ lệ chặt chẽ như bản đồ địa lý nên sẽ phát huy tối đa khả năng sáng tạo của mỗi người.

BĐTD là một phương pháp ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó: “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn bằng hình vẽ.
Ứng dụng BĐTD cho thuyết trình
Với BĐTD bạn hãy đặt chủ đề, ý tưởng chính của bài thuyết trình ở trung tâm của trang giấy và phát triển, liên kết ra các nhánh, làm nổi bật vấn đề dựa trên các hình ảnh và từ khoá mà bạn định trình bày. Với bản BĐTD hợp lý, nó sẽ giúp bạn tự tin rất nhiều và bạn chỉ cần nửa giờ đồng hồ để trình bày ý kiến của mình một cách hiệu quả, khoa học…
Sử dụng BĐTD để tóm lược cuốn sách
Phương pháp BĐTD này khai thác cả hai khả năng liên kết và tưởng tượng. Đây là cách để ghi nhớ chi tiết, để tổng hợp, hay để phân tích một vấn đề ra thành một dạng của lược đồ, liên lạc, liên hệ các dữ kiện với nhau.
Đầu tiên nên đọc lướt qua cuốn sách một lượt, chia những mục chính và tiêu đề của các chương thành các nhánh trong bản đồ, từ đó bạn có thể bổ sung, chỉnh sửa sao cho hoàn thiện.
Dựa vào BĐTD bạn sẽ nắm được diễn biến cuốn sách, tăng khả năng hiểu và đọc hiểu của bạn, để khi xem lại bạn có thể nắm được toàn bộ nội dung của nó giúp cho trí nhớ của bạn chính xác hơn.
BĐTD giúp hình thành ý tưởng
BĐTD được áp dụng để người suy nghĩ có thể triển khai ý một cách nhanh nhất và hoàn toàn tự tin để trình bày nó. Môn văn cũng giống như những môn khác, với một đề văn có sẵn, bạn hãy đặt nó vào trọng tâm bản đồ tư duy và phát triển với những ý chung quanh. Mỗi nhánh của bản đồ tư duy là một liên kết đề bài.


Bản đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc, hình ảnh để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Phương pháp bản đồ tư duy này được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960.
Theo ông, “Tôi muốn chia sẻ cùng các bạn bí quyết để tư duy nhanh chóng, linh hoạt, qua đó bạn có thể sáng tạo và đổi mới không ngừng trong công việc và cuộc sống”. Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mình cần phải tập luyện nó (giống như tay chân nếu không vận động lâu ngày sẽ bị teo đi vậy). Ông đưa ra ví dụ nếu tưởng tượng về một người bạn thân thì nhắm mắt lại chúng ta không nhìn thấy chữ “người bạn thân” mà là hình ảnh người bạn đó. Vậy nếu muốn ghi nhớ một trang giấy đầy những ghi chú, trí nhớ chúng ta sẽ nhớ tới hình ảnh, bức tranh, ký hiệu, mã số, màu sắc, sự liên tưởng và liên kết. Cách tốt nhất để liên kết hình ảnh trên một trang giấy là sử dụng các mũi tên, khoảng cách, ký hiệu mà bạn nhớ được. Đó chính là bản đồ tư duy vậy!

Học cách tư duy của Bill Gates


Bill Gates là người luôn đề cao tầm quan trọng của việc dành thời gian học hỏi kinh nghiêm từ cấp dưới. Ông sẳn sàng lắng nghe ý tưởng của họ, luôn đầu tư suy nghĩ, căn nhắc các hướng phát triển có lợi cho Microsoft.

Dưới đây là tám cách mà các nhà lãnh đạo cấp cao có thể áp dụng để mài giũa, rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo theo bí quyết của Bill Gates.

1. Khi đọc hãy sử dụng cuốn sổ và cây bút. Viết ngay vào sổ những bất kỳ ý tưởng vừa nảy sinh trong đầu.

2. Phân loại các ý tưởng theo nhóm.

3. Đào sâu, phát triển ý tưởng ban đầu ban đầu bằng các câu hỏi: Làm sao để thực hiện? Các vấn đề liên quan? Áp dụng thế nào, cần thiết các nguồn lực hõ trợ nào?...

4. Đọc một cuốn sách về người thật việc thật mỗi tuần. Đọc báo, tạp chí, tài liệu online…bất cứ khi nào có thể.

5. Sắp xếp các bài viết, tài liệu có đề tài liên quan đến ý tưởng của mình vào một hồ sơ. Thỉnh thoảng dành thời gian xem xét lại ý tưởng ấy. Vạch ra các bước hành động cần thiết tiếp theo nếu muốn biến ý tưởng thành hiện thực.

6. Khuyến khích tất cả các cộng sự và nhân viên dưới quyền thực hiện giống mình. đồng thời tạo một file lưu trữ chung để tất cả cùng truy cập, đóng góp ý kiến.

7. Tổ chức cố định hàng năm một phiên họp chuyên bàn thảo về các ý tưởng hay mà mọi người đã đóng góp suốt năm qua.

8. Phát triển trong nội bộ công ty một quy trình cụ thể để mọi nhân sự đều có thể đưa ra sáng kiến.

Thời gian suy ngẫm và học tập rất cần thiết để duy trì khả năng sáng tạo và đổi mới. Hãy dành thời gian “gieo mầm tư tưởng” để thu hoạch những thành quả to lớn trong tương lai.



Dạy trẻ biết tư duy
Cách rèn luyện tư duy tích cực
Cách thiết kế sơ đồ tư duy thông minh nhất
Cách tư duy sáng tạo mở lối thành công
Cách suy nghĩ logic cho bạn trở nên thông minh
Cách tư duy bằng tiếng Anh hiệu quả
Cách tư duy hiệu quả để đạt hiệu quả nhanh nhất



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý