Cách xóa account trong win XP đơn giản

seminoon seminoon @seminoon

Cách xóa account trong win XP đơn giản

19/04/2015 01:09 PM
3,575
Máy vi tính trong gia đình bạn có nhiều người cùng sử dụng chung, bạn cảm thấy không được thoải mái và muốn có sự riêng tư cho mình? Bạn sẽ làm được điều đó bằng cách tạo cho mình và mỗi người khác một tài khoản (Account) riêng trong Windows XP.





Cách tạo và xóa tài khoản người dùng trong windows XP

Mặc định khi cài đặt Windows XP đã yêu cầu bạn tạo ít nhất một tài khoản người dùng để đăng nhập vào hệ thống. Thông thường do chỉ có 1 tài khoản và không được đặt mật khẩu cho nên khi khởi động Windows sẽ vào thẳng màn hình giao diện (Desktop), vì vậy người sử dụng không nhận biết được sự tồn tại của tài khoản này ngoài việc nhìn thấy tên của mình mổi khi nhấn vào Start Menu.


Cách xóa tài khoản trong Windows Xp

  • Trong User Account, chọn Change an account hoặc nhấn chuột vào tên tài khoản muốn xóa.

Change an account

  • Chọn Delete the account.

Delete the account

  • Lựa chọn Keep files (giữ lại) hay Delete Files (Xóa) các dữ liệu trong tài khoản này.

Keep files (giữ lại) hay Delete Files (Xóa)

  • Tiếp tục nhấn vào Delete account để đồng ý xóa tài khoản.

Delete account

http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Tin-hoc-pho-thong/Cach-tao-va-xoa-tai-khoan-nguoi-dung-trong-windows-XP.html


Các giải pháp đổi hoặc gỡ bỏ Password máy tính:
- Click trỏ phải biểu tượng My Computer > Manager > Local users groups > Users > click trỏ phải tên tài khoản của bạn > properties > member of [coi có thấy chữ Administrators không?] nếu có thì ta thuộc nhóm Admin, nếu không có thì đăng nhập vào tài khoản Admin rồi nhấn vào dòng set password.

- Để khôi phục mật khẩu những tài khoản người dùng khác khi bạn lỡ quên bằng cách vào menu Start > mở hộp Run gõ cmd để mở cửa sổ Windows Command Line. Tại dòng nhắc lệnh, gõ net user để hiện hệ thống xuất danh sách các tài khoản có trong Windows. Nếu bạn nhớ tên tài khoản muốn thay mật khẩu thì gõ trực tiếp net user tênThànhViên mật khẩu. Để thay mật khẩu tài khoản giả sử mang tên là GIADINH thành matkhau, bạn gõ GIADINH net user matkhau. Nếu xuất hiện thông báo The Command Complete Successfully thì nghĩa là bạn đã thay mật khẩu thành công rồi đó.
Chú ý: bạn phải đăng nhập với tài khoản có quyền Administrator thì mới áp dụng thủ thuật này được.

- Hoặc cho đĩa cài đặt Windows vào ổ đĩa quang DVDRom/CDRom Sau đó khởi động lại máy, chọn boot từ CDRom, nhấn Press F8, chọn Repair [mũi tên chọn HĐH muốn khôi phục Password], chờ đến khi máy tính khởi động lại, nó bắt đầu quá trình Repair [chú ý dưới góc trái màn hình monitor], khi nào thấy Installing Devices thì nhấn luôn tổ hợp phím Shilt+F10. Khi ấy một cửa sổ hiện ra thì ta gõ nhập cú pháp như sau: NUSRMGR.CPL rồi nhấn phím Enter. Từ đó, bạn truy nhập vào mục User Account rồi có thể đổi Password một cách dễ dàng.

- Hoặc cũng có thể dùng đĩa soi mật khẩu tự khởi động trong môi trường DOS [Live CD], mã nguồn mở và miễn phí. Ta tải tập tin ISO dùng để tìm mật khẩu Windows XP. File ISO phục hồi mật khẩu cho Windows XP tại http://sourceforge.net/project/downloadi… Tải xong, ta ghi file ISO ra đĩa CD để có một Live CD. Sau đó, ta boot máy với đĩa Live CD này. Quá trình khởi động sẽ nạp các tập tin cần thiết vào bộ nhớ Ram nên ta phải đợi trong chốc lát. Sau khi nạp xong, màn hình chình của chương trình sẽ tự xuất hiện và liệt kê tất cả các tài khoản hiện có trên máy mà nó tìm thấy, nằm ở cột Username/LMHASH. Ta cứ để chương trình chạy để tìm mật khẩu. Mật khẩu của tài khoản được tìm thấy sẽ được hiển thị chính xác ở cột Ntpasswd. Những tài khoản không có mật khẩu thì cột Ntpasswd để trống, còn tài khoản không phải do người dùng tạo ra [HelpAssistant, ASPNET…] và không có mật khẩu thì được báo là Not Found. Ở cột Lmpasswd1 và Lmpasswd2 là dạng mã hóa của mật khẩu, nên ta không cần quan tâm. Cuối cùng, ta chỉ cần ghi lại mật khẩu cần thiết, lấy đĩa LiveCD ra, khởi động lại máy và đăng nhập vào Windows bình thường.
Lưu ý: Bạn nên đến cửa hàng dịch vụ tin học mua cái đĩa LiveCD [có tập tin file ISO] khoảng10.000đvn là sử dụng ngon lành. Hoặc cũng có thể dùng http://www.lostpassword.com/downloads/pa…

- Hoặc http://vietbao.vn/Vi-tinh-Vien-thong/Phu… chỉ cần một cái đĩa Hiren's boot Chọn Next > Chọn Password and Registry Tools > Chọn Active Password Changer. Nhấn 1 và enter để chọn HDH từ ổ cứng > Nếu HDH nằm trên ổ C ta nhấn 0 và Enter > Chọn tên tài khoản có mật khẩu > dùng phím cách đánh dấu dòng Clear this User's password > nhấn Y để đồng ý là có thể reset cả password Admin.
Quản lý Account

Cách tạo tài khoản trong Windows XP

  • Truy cập vào Start Menu -> Control Panel

Start Menu - Control Panel

  • Trong Control Panel, chọn User Accounts

Control Panel

  • Trong User Accounts, chọn Create a new account

User Accounts

  • Nhập tên tài khoản và nhấn Next.

Create a new account

  • Chọn kiểu tài khoản mà bạn muốn như sau:
    • Computer administrator: Tài khoản Quản trị (tài khoản chính), người sử dụng tài khoản này có tất cả các quyền trên hệ thống như được phép cài đặt (Setup, Install) hoặc gỡ bỏ (UnInstall) chương trình, tạo thêm, sửa đổi hoặc xóa các tài khoản và được quyền thay đổi các thiết lập khác trong Windows...
    • Limited: tài khoản hạn chế (tài khoản phụ), người sử dụng tài khoản này chỉ được sử dụng các chương trình mà không có các quyền như Tài khoản chính.
  • Sau khi chọn xong nhấn Create Account để tạo.

Pick an account type

Bây giờ bạn đã tạo được thêm 1 tài khoản người dùng trong Windows XP, nếu muốn bạn có thể tạo thêm nhiều tài khoản chính hoặc phụ cho những người khác sử dụng. Mỗi khi khởi động, Windows sẽ dừng lại ở màn hình đăng nhập để chờ người dùng lựa chọn đăng nhập vào tài khoản nào. Nhấp chuột vào tài khoản của mình để đăng nhập.

Windows account

  • Bạn có thể dùng tài khoản được tạo khi cài đặt làm tài khoản chính hoặc cũng có thể tạo thêm tài khoản chính khác cho riêng mình. 
  • Mỗi tài khoản sẽ được dùng chung các chương trình, ổ dĩa,... nhưng sẽ có các thư mục My Documents khác nhau để lưu dữ liệu của mình. 
  • Mỗi người dùng có thể thay đổi các thiết lập thông số của Windows như màn hình nền, màu sắc,... theo ý mình mà không ảnh hưởng đến các tài khoản khác. 
  • Bạn cũng có thể tạo mật khẩu cho tài khoản của riêng mình để ngăn không cho người khác đăng nhập vào tài khoản này.

Cách quản lý account

Muốn quản lý account bạn phải login với tư cách Administrator.

1. Bật tắt account Guest

- là account có sẵn (built-in), mặc định không có mật khẩu.

- Có quyền hạn kiểu Account Limited.

- Mặc định bị off, không dùng được.

Cách bật/ tắt account guest: Trong User Account, chọn Guest và chọn Turn on (hay Turn off).

2. Giới hạn việc thay đổi cấu hình hệ thống

Để giới hạn việc thay đổi cấu hình của hệ thống, bạn nên tạo các account Limited cho những người không rành hoặc không có trách nhiệm thay đổi cấu hình hệ thống. Một người khi sử dụng máy tính với tư cách là một account kiểu này thì khi “đụng” đến những thành phần mang tính quan trọng đối với hệ thống, họ sẽ được thông báo không có quyền thay đổi hoặc từ chối truy nhập (Access denied). Việc sử dụng máy tính với Account kiểu Limited có thêm lợi điểm là Windows sẽ không cho phép một chương trình virus thực hiện những thao tác nguy hiểm. Mặc khác, ngay cả chính bạn, trừ trường hợp muốn vọc máy tính cũng nên có thói quen logon vào máy tính với một tài khoản kiểu này khi chỉ muốn làm việc bằng các ứng dụng thông thường.

3. Giới hạn sử dụng đĩa, thư mục, tập tin

Đến đây mọi chuyện phức tạp hơn một chút vì để có thể sử dụng tính năng cấp phát quyền sử dụng đĩa, thư mục, tập tin thì đĩa phải có định dạng NTFS. Giả sử ta muốn quy định việc sử dụng đĩa hoặc thư mục, tập tin trên đĩa D: thì trước tiên phải xem nó có phải là định dạng NTFS không bằng cách bấm chuột phải lên biểu tượng ổ đĩa – Proterties, xem dòng File System. Nếu không phải thì chuyển thành định dạng FTFS bằng lệnh convert tại Command Prompt theo cú pháp:

Convert /fs:NTFS

Qui định việc sử dụng đĩa, thư mục, tập tin trên ổ đĩa có định dạng NTFS

Bấm phải chuột lên thư mục hay đĩa – Properties - thẻ Security, chọn người sử dụng trong danh sách, nếu không thấy thì nhấn nút Add và gõ tên tên Account trong khung Enter Object name, bấm Check Names để bảo đảm tên thực sự tồn tại – quy định quyền cho người này trong cột Allow (chophép) hay Denny (cấm) bằng cách đánh dấu vào ô tương ứng.

Các loại quyền sử dụng hơi phức tạp: Full Control: toàn quyền; Modify: sửa đổi; Read : đọc; Read and Execute: đọc và chạy các chương trình; List Folder: xem danh sách thư mục con; Write: ghi. Trong thực tế, để đơn giản, bạn có thể chỉ cần Denny phần Read và Write đối với những người mà bạn cho là không nên và không được đọc mà thôi.

Ghi chú : Nếu bạn không thấy thẻ Scurity thì hãy vàoControl Pannel – Foler Options - thẻ View, bấm chuột để bỏ dấu kiểm ở mục cuối : Use simple file sharing.

Giới hạn không gian đĩa được sử dụng

Hạn ngạch (quota) là phần không gian đĩa được cấp cho một account. Để tránh người dùng tạo và lưu những tập tin quá lớn lên đĩa ‘xí’ hết phần của người khác, bạn sẽ bấm chuột phải trên một đĩa mà bạn muốn cung cấp hạn ngạch – Properties - thẻ Quota, chọn Enable Quote management (bật chế độ quản lý hạn ngạch) và Deny disk space to user exceedubg quota limit (từ chối cấp thêm cho người dùng khi họ sử dụng quá hạn ngạch.

Bấm vào nút Quota Entries. Trước hết, trong cửa sổ Quota Entries sẽ cho ra các Quota đã được cấp phát. Muốn ‘‘giao hạn ngạch’’ cho một người dùng thì chọn menu Quota – New Quota Entry – gõ tên (các) account và bấm OK.

Trong cửa sổ Add New Quota Entry, bấm chọn vào Limit disk space to (giới hạn không gian đĩa) và qui định dung lượng mà (các) account này được phép dùng (trên đĩa đó).

Quản lý sử dụng máy in và fax

Trong Control Pannel, chọn Printers and Faxes. Bấm nút phải lên máy in hay fax – Proterties và qui định quyền hạn của máy in tương tự như đối với đĩa và thư mục. Cần biết là một người bị Deny quyền in thì khi họ ra lệnh in, Windows sẽ thông báo với nội dung là có lỗi in, chứ không thông báo là không có quyền truy nhập (Access dennied) như đối với đĩa và thư mục, do đó không nên vội vàng cho là máy in có vấn đề.

Quản lý việc sử dụng Internet

Việc sử dụng Internet sẽ thông qua việc sử dụng các kết nối (connections), mỗi kết nối có thể kiểm soát bằng password (dĩ nhiên không chọn mục save password – lưu lại mật khẩu). Tuy nhiên, vấn đề là có một số dịch vụ kết nối sử d���ng mật khẩu chung, như dịch vụ vnn1269. Mặt khác, trênmáy đơn cài Windows XP không có chuyện cấp phát quyền sử dụng các kết nối đối với các account, do đó phải dùng “mẹo” sau đây: vì kết nối Internet thông qua việc sử dụng modem, nên bằng cách logon vớitư cách Administrator, bạn disble thiết bị modem đi, và thế là những account Limited khác do không có quyền thay đổi cấu hình thiết bị nên không Enable được modem, đồng nghĩa với việc không truy cập được Internet.

Để tắt modem, bạn vào Control Pannel – System – Hardware – Device Manager, bấm chuột phải vào Modem và chọn Disable. Lúc này, trước tên modem sẽ có dấu chéo đỏ. Mẹo này còn có thể dùng cho một số thiết bị khác như ổ đĩa mềm, fax…
Bạn muốn đăng nhập (login) vào Windows XP nhưng lỡ quên mất password rồi thì sao đây? Bạn yên tâm, các phương án sau đây sẽ giúp bạn login vào windows XP dễ dàng trong trường hợp này.


MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Xóa một tài khoản người dùng trong Windows 7


Trong một bài viết trước đây,  CSTH đã hướng dẫn bạn cách tạo mới và quản lý một tài khoản Windows. Nhưng nếu bạn không cần đến nó nữa thì sao? Việc xóa một tài khoản là tương đối dễ dàng, nhưng có thẻ bạn sẽ muốn lưu lại những file và các thiết lập phòng trường hợp cần dùng trong tương lai.

Để xóa một tài khoản Windows, đầu tiên bạn hãy gõ "user accounts" vào khung search trong Start menu rồi bấm Enter.

Sau đó bấm vào "Manage another account".

Chọn tài khoản mà bạn muốn xóa.

Bấm vào dòng chữ "Delete the account".

Bạn sẽ được hỏi có muốn lưu lại các file người dùng không. Có thể bạn sẽ cần đến những file này nếu chủ tài khoản muốn dùng trên một máy tính khác hoặc sẽ dùng trong tương lai.

Nếu bạn chọn lưu file lại thì chúng sẽ được chuyển vào một thư mục trên Desktop.

Sau đó bạn tiếp tục chọn "Delete Account".

Bây giờ thì tài khoản đã được xóa khỏi Windows. Và bạn cũng có thể hoàn toàn yên tâm vì các file người dùng cũng đã được lưu trữ lại.


5 cách login windows Xp khi quên password


Cách 1:

Cách này được dùng nếu trước đây, khi tạo password trong “User accounts”, bạn đã có thêm vào dòng “Password hint”cụm từ gọi ý trong trường hợp quên password. Khi bạn gõ nhầm password, Windows sẽ nhắc giúp bạn câu này để có thể giúp bạn nhớ lại password.
sieuthiNHANH20100107601yzyynge4nm1131666sieuthiNHANH20100107601yzyynge4nm1131666
Cách 2

Đối với cách này, bạn cần tạo đĩa mềm cứu hộ khi quên password gọi là “Password reset disk”. Bạn cần lưu ý là đĩa mềm này phải được format lại. Bấm tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del để làm hộp hội thoại Windows Security hiện ra.

Nếu khi bấm tổ hợp phím này mà không thấy hộp hội thoại Windows Security hiện ra, mà thay vào đó là Windows Task Manager thì bạn hãy làm theo cách sau: Vào User Account trong Control Panel, bấm chọn Change the way user log on or off và bỏ đánh dấu chọn vào Use the Welcome Screen.
sieuthiNHANH20100107601ntdjndviow1262754
Bây giờ bạn bấm lại tổ hợp phím Ctrl+Alt+Del và vào Change password (hãy bấm phím Shift+C). Chọn vào Backup và làm theo hướng dẫn trên màn hình. Chú ý: Trong phần Current user account passowrd là pasword hiện thời của bạn. Nếu như bạn chưa thiết lập thì bạn hãy bỏ trống phần này. Sau quá trình hoàn tất, trên đĩa mềm của bạn sẽ có một file userkey (dung lượng khoảng 2KB)

Sử dụng đĩa mềm này cũng rất đơn giản: Khi vào Windowws, một khi bạn đã gõ sai password thì hộp thoại “Login Failed” hiện ra, bạn chọn Reset. Trình Password reset wizard sẽ giúp bạn tạo mới một password hit vào phần reset the user account password rồi bấm nút OK.

Sau khi quá trình này hoàn tất, bạn trở lại hộp thoại đăng nhập và login bằng password vừa mới tạo. Nếu bạn để trống, có nghĩa bạn chọn đăng nhập vào windows mà không cần password.

Một vào lưu ý khi sử dụng Password reset disk:
Đối với hệ điều hành Windows XP sẽ có một file riêng. Do vậy, bạn không thể dùng đĩa password reset disk của máy tính này để reset password cho máy tính khác.

Bạn cũng có thể dùng đĩa password reset đík để thay đổi tài khoản trên máy chủ trong mạng LAN

Cách 3

Cách này là đăng nhập bằng tài khoản quản trị (administrator) để reset lại password cho user. Với tài khoản quản trị này, sau khi vào Windowws, bạn bấm tổ hợp phím Win+R. Sau đó, bạn gõ vào control userpassword2. Tiếp theo, bạn chọn vào reset password trên account đã quên password. Giờ bạn chỉ cần chọn một password mới cho user này và confirm (xác nhận) là hoàn tất! hoặc bạn có thể vào User account để thay đổi (change) trực tiếp password cho account này.

Cách 4

Bạn cũng đăng nhập vào hệ thống với tài khoản administrator. Sau đó bấm tổ hợp phím Win+R và chạy compmgmt.msc. Vào thư mục User trong Local User and Group. Bấm phải vào user đã mất password, chọn Set Password. Bấm chọn Proceed. Tiếp theo, bạn chỉ cần gõ password và xác nhận lại. Bấm nút OK để kết thúc.
sieuthiNHANH20100107601zjrlyzm5zj865974

Cách 5


Dùng đĩa hirent boot reset lại pass
Cách này hiệu quả nhất
Với những cách trên thì nếu ta đã thay đổi pass administator thì vô dụng,mình sẽ trình bày cụ thể dưới đây:
Đưa đĩa CD Hiren’s Boot vào ổ CDROM, tiến hành restart lại máy.

Mẹo : dùng các phím mũi tên lên xuống để di chuyển đến mục cần chọn
hoặc dùng các phím số để di chuyển, nhấn Enter để lựa chọn có hiệu lực.


Màn hình giao diện Hiren’s Boot xuất hiện, chọn Start BootCD


hirent boot1

Chọn Next.
.

hirentboot2nu0

Chọn Password & Registry Tools…



hirentboot3kh9

Chọn Active Password Changer …….



hirentboot4hw0

Để CD tự load lên, sẽ có giao diện như bên dưới.Ở đây chúng ta chỉ chú ý đến việc làm thế nào để cr@ck pass của window, đến đây chọn Choose Logical Drive , nhấn 1 và Enter.



hirent boot5

Hệ điều hành (HDH) sẽ liệt kê tất cả các partition ( ổ đĩa vật lý).Chúng ta sẽ chọn partition chứa hệ điếu hành, vì đây là nơi sẽ lưu mọi thông tin về users và password khi chúng ta đăng nhập.Theo hình minh họa bên dưới, ổ chứa HDH có Disk Label (tên ổ đĩa) là WINVISTA. Giờ bạn nhấn 0 và Enter.



hirentboot6hp6

Chờ trong giây lát để chương trình quét…


hirentboot7rv1


Toàn bộ Password của các user đều được lưu vào tập tin có tên là sam , như hình minh họa bên dưới, là đường dẫn lưu giữ của tập tin, nhấn Enter để tiếp tục.



hirent boot8
Chương trình sẽ quét toàn bộ Partition chứa HDH, và liệt kê mọi tài quản user kể cả user Administrator.Bây giờ mọi mấu chốt sẽ nẳm ở đây, muốn bỏ pass của user nào thì chỉ cần chọn user đó, dễ quá còn gì.Ở đây tôi sẽ tiến hành xóa pass của user có tên trungthanh, nhấn 1 và enter



hirent boot9

Bảng lựa chọn kiểu pass cần xóa, chúng ta sẽ chọn theo như hình bên dưới, nhấn Y để tiến hành xóa pass, đến đây mọi thứ đã song rùi đấy.



hirent boot10

Và đây là kết quả, sau khi xóa thành công.



hirent boot11

Nhấn tố hợp phím Ctrl+Alt+Delete để Restart lại máy.Sau khi login vào Win bước đầu tiên sẽ là reset lại pass như ý của bạn.




Hướng dẫn làm cho Win XP chạy nhanh hơn
Hướng dẫn làm USB boot cho Win 7 và Win xp
Hướng dẫn làm đẹp desktop Win XP
Cách tăng tốc độ internet cho win XP
Cách khóa 1 thư mục trong win xp không khó
Hướng dẫn làm phim với Windows Movie Maker
Hướng dẫn làm cho máy tính chạy nhanh hơn



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý