Trứng gà ăn chay được không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trứng gà ăn chay được không?

19/04/2015 01:10 PM
369



Hiện nay, rất nhiều người đang băn khoăn, ăn chay có được ăn trứng, uống sữa không? Và nếu ăn như vậy có phạm tội sát sinh trong giới luật.




Khi bàn về vấn đề ăn chay theo nhà Phật, bác Nguyễn Thị Phượng (Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội) bày tỏ sự băn khoăn, các loại trứng cũng là do máu xương của các loại gia cầm mới tạo nên nếu ăn thì cũng vướng vào tội sát sinh, 1 trong 5 trọng tội của Phật Giáo.

Đã ăn chay dù mình nói là trứng không trống có thể ăn nhưng ai biết được quả trứng đó có trống hay không, nếu như trứng đó được đặt vào ổ cho một con gia cầm mái ấp nở thành con con thì sao. Chính vì thế thà rằng không ăn, để tránh tổn phước còn hơn.

Trứng do các con gia cầm đẻ ra, có được ấp để nở thành con con hay không đều không thể thay đổi sự thật nó là trứng. Cũng là một mầm sống trong tương lai.

Cùng với đó, anh Nguyễn Trí Thành (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho rằng, uống sữa thì không sao nhưng khi thực hiện thao tác vắt sữa sẽ làm đau bò hoặc dê cái như vậy là trái với giáo lý của đạo Phật.

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV Đại đức Thích Minh Tiến, Uỷ viên Thư ký Hội đồng trị sự TƯ GHPGVN, Phó viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội cho rằng, giáo lý nhà Phật luôn mong cầu một sự hướng, khuyến giáo con người khởi lòng từ bi, thương tưởng tới muôn loài và mọi chúng sinh đều có Phật tính, có sự sống nên từ cỏ cây hoa lá đến các vật hữu tình đều có sự sống riêng.

Đại đức Thích Minh Tiến, Uỷ viên Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội.
Đại đức Thích Minh Tiến, Uỷ viên Thư ký HĐTS GHPGVN, Phó Viện trưởng HVPGVN tại Hà Nội.

Đối với việc ăn uống của các nhà tu hành, theo Đại đức Thích Minh Tiến "Ngay từ thời đức Phật còn tại thế, việc ăn uống được xác định là tuỳ thí đắc thụ. Tức là những đệ tử của đức Phật đi khắp nơi nhằm khuyến giáo con người làm việc thiện, tránh việc ác, một ngày hai thời sáng và trưa, khi đi đến đâu, bà con Phật tử, tín đồ hay người mến mộ hảo tâm dâng cúng gì thì trân trọng và dùng cái đó, không có sự đòi hỏi, phân biệt".

Cũng theo Đại đức Thích Minh Tiến: "Từ thời đức Phật tại thế, các đệ tử đi hoá độ chúng sinh còn dùng tam tịnh nhục, tức là 3 thứ thịt gọi là thanh tịnh. Nghĩa là mình không đòi hỏi người ta hiến cúng mình ăn thứ nọ, thứ kia. Thứ hai là mình không xui khiến người ta phải cho mình thứ này, thứ khác và thứ ba là mình cũng không hoan hỉ người ta làm những việc đó. Nói cách khác là không nghe, không nhìn, không chứng kiến, không khởi tâm độc ác, không khởi lên cái làm cho đạo, nghiệp thay đổi...".

Đại đức Thích Minh Tiến cho biết thêm, đến nay, các đệ tử của đức Phật theo truyền thống Nam truyền (dòng Tiểu thừa) hay nguyên thuỷ ở một số nước như Lào, Thái Lan, Campuchia và miền Nam nước ta... vẫn duy trì theo cách như vậy.


"Với các đệ tử của đức Phật theo truyền thống Bắc truyền (dòng Đại thừa) cũng luôn thực hiện theo tinh thần của đức Phật đã chỉ dạy. Người tu hành nên ăn làm sao cho bảo đảm chính pháp như Phật dạy và không nên say vào lương thực, thực phẩm mình ưa thích. 

Đối với trứng hay sữa cũng như những gì đã nói ở trên. Việc ăn hay không thì không ai phản bác nhưng điều quan trọng nhất là ăn ở đâu, ăn như thế nào cho đúng chính pháp và không ảnh hưởng đến đạo nghiệp về sau thì cần phải quan tâm", Đại đức Thích Minh Tiến nhấn mạnh.

Cùng với đó, theo Đại đức Thích Minh Tiến, cuộc sống riêng tư của các nhà tu hành cũng như những người dân bình thường bởi lẽ : "Phật pháp bất ly thế gian pháp, công việc của các thầy cũng không khác chúng sinh nhưng có khác ở đây là, các thầy làm, ăn ở việc đạo. 

Những người xuất gia là thầy của rất nhiều các đệ tử nên trong cách sống, cư xử phải luôn giữ được sự mô phạm, để từ đó mới có thể giáo hoá được chúng sinh".


MỘT  VÀI CHIA SẺ VỀ KINH NGHIỆM ĂN CHAY


Vừa qua, Tổ Tư vấn nhận được thư của bạn Thanh Quang (Đaklak) chia sẻ kinh nghiệm thực tập ăn chay trong đời sống hàng ngày. Thiết nghĩ, ăn chay là một trong những phương thức tu tập rất quen thuộc nhưng để thích ứng với nhiều phương diện và hoàn cảnh của cuộc sống cũng có nhiều điều đáng bàn. Xin giới thiệu một số nhận thức và kinh nghiệm ăn chay của bạn Thanh Quang như một lời tâm tình sẻ chia đến với bạn đọc. GN

mon-chay4

Ăn chay có cần phải nấu nồi riêng, bát đũa riêng?

Nếu bạn là người ăn chay trường, trong khi các thành viên khác trong gia đình không ăn chay trường, thì bạn nên nấu bằng nồi riêng, ăn bát đũa riêng. Vì soong nồi bát đĩa dùng mặn có thề có mùi thịt cá làm bạn không dễ chịu. Nhưng nếu bạn chỉ ăn chay kỳ thì việc làm này là không mấy cần thiết.

Rượu bia cũng được làm từ chất liệu chay?

Hoàn toàn đúng! Là Phật tử bạn nên biết rằng trong năm giới cấm của người cư sĩ, có giới không được uống rượu bia. Một trong những lý do ăn chay là tiêu thụ giản dị. Một lon bia có giá trị bằng một bữa ăn đạm bạc, trong khi hành tinh chúng ta còn bao nhiêu triệu người nghèo đói. Vì người Phật tử, học theo hạnh từ bi của Như Lai chúng ta phải ý thức điều này trong tiêu thụ. Đó là chưa nói đến những tác hại khác do bia rượu gây ra.

Ăn trứng gà công nghiệp có được không?

Về nguyên tắc, trứng gà công nghiệp không nở ra con, tức không chứa mầm sống, nhưng nó rất giống trứng gà thường (có mầm sống) . Tôi nghĩ không nên dùng khi ăn chay. Còn nếu bạn có quan điểm khác, bạn bảo “ăn được” thì... cũng không sai.

Nếu ngày chay mà đi dự tiệc thì phải như thế nào?

Đã ăn chay thì bạn không nên tham dự những buổi tiệc mặn. Đám cưới đám giỗ, tiệc tùng của người thân, nếu có bạn thì vui hơn nhưng không có bạn thì cũng chẳng sao. Bạn có thể bày tỏ tấm lòng với người thân bằng cách chỉ gởi quà chúc mừng, nếu chỗ thân tình thì nên nói thẳng lý do để được cảm thông.

Tôi ăn chay ngồi chung bàn với người ăn mặn, họ vô tình (lấy đũa của họ đang ăn mặn) gắp thức ăn cho tôi?

Đã ăn chay thì bạn không nên ngồi chung bàn với người ăn mặn. Đã ngồi chung bàn với người ăn mặn thì có thể bỏ qua một kỳ ăn chay. Nhiều người vẫn ngồi chung bàn với người ăn mặn nhưng chỉ ăn món chay, phần lởn là để chứng tỏ mình ăn chay hơn là vì mục đích cao cả của việc ăn chay. Ăn chay như thế có thể chỉ để làm tăng thêm bản ngã mà thôi. Người ăn chay không cần phải chứng tỏ là mình đang ăn chay đâu.

Đến ngày chay mà trong nhà còn thức ăn mặn, có thể qua ngày chay dùng tiếp được không?

Sao lại không! Nhưng tốt hơn là khi gần đến ngày chay thì bạn không nên mua nhiều thịt, cá. Ví dụ, bạn phát nguyện ăn chay 4 ngày/tháng, tức bạn sẽ ăn chay vào các ngày mùng 1, 14, 15 và 30 âm lịch hàng tháng. Vậy thì bạn không mua hoặc mua rất ít thịt cá trong ngày 13 và 29. Đến cuối những ngày này thì thức ăn mặn sẽ không còn trong bếp nhà bạn. Trương hợp, ngày 14 (hoặc 30) còn thức ăn mặn, bạn có thể bố thí. Nhưng tốt nhất, bạn nên lập kế hoạch để đến ngày chay, trong nhà bạn không còn thức ăn mặn.

Hôm nay là ngày chay nhưng tôi lỡ ăn mặn, có sao không?

Bằng chứng là bạn đã không sao. Nhưng lần sau bạn thận trọng hơn.

Tôi đi công tác, ăn chay thật khó khăn?

Nếu là người ăn chay trường, bạn nên cố gắng khắc phục. Đi công tác nơi xa xôi, bạn có thể mua mì (phở, cháo) gói chay mang theo. Nếu chỉ ăn chay kỳ, trong trường hợp khó khắc phục, bạn có thể bỏ qua kỳ này.

Món chay giả mặn, nên chăng?

Phần lớn Tăng, Ni và cư sĩ đều không đồng tình với việc giả mặn, nhưng trong thực tế việc giả mặn rất phổ biến. Ta có thể khắc phục tình trạng này như sau: Là Phật tử, chúng ta tuyệt đối không giả mặn trong khi làm các món chay. Vào quán chay, không gọi những món giả mặn. Đặc biệt, quý Tăng Ni tuyệt đối không thọ món giả mặn do cư sĩ cúng dường trong những dịp trai tăng. Như vậy, sau một vài lần cư sĩ sẽ không giả mặn nữa.

Lợi ích của ăn chay?

Ý thức rằng ăn chay là để tôn trọng sự sống, để bảo vệ sức khoẻ, để nuôi dưỡng lòng thương đối với muôn loài và tránh quả báo sát hại. Có thể bạn chưa ăn chay trường được nhưng bạn nên luôn tâm niệm tìm cách giảm thiểu tối đa việc sát sanh. Là Phật tử chân chánh, bạn cần thấy được bản chất của vấn đề chứ không nên bám vào các hình thức cứng nhắc. Khi hiểu được bản chất của việc ăn chay, bạn sẽ không còn kẹt vào hình thức và trong bất cứ lúc nào, bạn cũng có thể phát huy được lợi ích của việc ăn chay

(Nguồn: http://chuaphuoctuongtravinh.com)


ĂN CHAY VÀ SỨC KHỎE

Ăn chay là cách ăn không đầy đủ các loại thực phẩm trong tự nhiên, bắt đầu từ nguyên nhân tôn giáo, nhưng ngày càng phổ biến vì người ta nhận ra lợi ích của ăn chay với sức khỏe.

Đa số các phương pháp ăn chay đều có nguồn gốc từ tôn giáo. Chính vì vậy trên thế giới có nhiều trường phái ăn chay khác nhau dựa trên loại thực phẩm được sử dụng. Đa số các trường phái ăn chay thì cho phép dùng các loại thực vật, vì vậy nhiều người cứ nói đến ăn chay là nghĩ đến thực vật, nhưng thật ra các trường phái rất khác nhau. Ví dụ ăn chay đối với công giáo là không ăn các thực phẩm từ thịt gia súc, nhưng vẫn được ăn cá, hải sản, đối với Phật giáo là không ăn các thực phẩm có máu, còn thì vẫn có thể uống sữa, và ăn trứng gà công nghiệp, nhưng cũng có khi sữa và trứng cũng không được ăn.
Ở Ấn độ, Nhật hay Trung Á, có những trường phái ăn chay cực kỳ nghiêm ngặt, chỉ ăn ngũ cốc, cấm cả trái cây... Ngay cả uống cũng vậy, chất cồn thường được chế biến từ ngũ cốc, nhưng chế độ ăn chay thì có khi cho uống, có khi không. Nhìn chung thì ăn chay là cách ăn không đầy đủ các loại thực phẩm trong tự nhiên, bắt đầu từ nguyên nhân tôn giáo, nhưng càng về sau thì càng phổ biến hơn vì người ta nhận ra lợi ích của ăn chay với sức khỏe.


Lợi của việc ăn chay:

-Thành phần chất đạm là đạm thực vật, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu

-Lượng rau xanh, quả tươi nhiều, cung cấp đầy đủ lượng chất xơ cần thiết hàng ngày cùng với các vitamin tan trong nước như B, C, các chất chống oxy hóa giúp duy trì sự trẻ trung và khỏe manh của tế bào.

-Chất béo không có cholesterol, có lợi cho người bị bệnh lý rối loạn chuyển hóa, tim mạch, tiểu đường, huyết áp

Nếu ăn chay đúng cách, cơ thể thường sẽ giảm chuyển hóa cơ bản, tức là các tế bào làm việc ít hơn, nhẹ nhàng hơn, và vì vậy chúng ta sẽ trẻ trung lâu hơn, ít bị bệnh tật hơn. Nhiều nghiên cứu về ăn chay đã cho thấy tỉ lệ bệnh lý tim mạch, rối loạn chuyển hóa, thậm chí là cả ung thư giảm đi khi người ta ăn chay.

Hại của việc ăn chay:

-Chất đạm thực vật tuy dễ tiêu hóa và sử dụng, nhưng không đủ các thành phần axit amin thiết yếu, vì vậy không đủ cho sự tăng trưởng, phát triển của cơ thể  

-Chế độ ăn chay thường rất nhiều chất béo, do các thực phẩm hay được chế biến bằng phương pháp chiên, nhât là thói quen dùng nước cốt dừa, có nhiều axit béo no, nên mặc dù không có cholesterol từ thức ăn, nhưng lại kích thích cơ thể tạo ra cholesterol nhiều hơn. Những người ăn chay trường thường cuối đời dễ bị tăng cholesterol máu hơn người ăn bình thường là do vậy. Chế biến thức ăn bằng cách chiên cũng làm tăng các gốc oxy hóa trong cơ thể.

-Ngoài  chất béo, thành phần chất bột trong bữa chay cũng thường rất cao, do các món chay thường chế biến khô, đặc, nên tổng năng lượng cũng tăng lên, nên rất nguy hiểm với những người tiểu đường, thừa cân béo phì, rối loạn chuyển hóa đường (nhiều người ăn chay nhưng tăng câm đều đều!)

-Chế độ ăn chay thường thiếu các chất khoáng vi lượng như kẽm, sắt... do các chất này trong thức ăn thực vật khó hấp thu hơn thức ăn động vật. Những người ăn chay trường dễ bị thiếu máu.

-Ăn chay dễ bị loãng xương do không đủ lượng canxi theo nhu cầu

-Lượng rau và chất xơ nhiều cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng quý.

Chính vì vậy, có một số đối tượng không được ăn chay:

-Trẻ dưới 18 tuổi

-Phụ nữ mang thai và cho con bú

-Người suy kiệt, cần phục hồi dinh dưỡng.

Lưu ý khi ăn chay:

Nếu ăn chay một tháng vài ngày, thì có lẽ không cần quan tâm lắm đến chuyện phối hợp thực phẩm trong ăn chay, chỉ ăn càng đơn giản càng tốt và quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là được. Lưu ý nhất là với những người ăn chay trường.

- Thực phẩm có chất đạm: Đậu nành, đậu phộng (lạc), gạo, ngũ cốc... Nhưng thức ăn thực vật giàu đạm thường thiếu một số acid amin thiết yếu như lysine (gạo, bắp, lúa mỳ), threonine (gạo), tryptophan (bắp) và methionine (các loại đậu). Nhưng tình trạng mất cân đối các acid amin sẽ không xảy ra nếu chúng ta biết cách phối hợp các loại đạm thực vật với nhau, ví dụ như gạo lứt với muối mè, cơm với các loại đậu... nhưng cách tốt nhất là dùng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa như yaourt, fomai... trong khẩu phần ăn.  
- Thực phẩm có nhiều các nhóm sinh tố và khoáng chất: Các vitamin tan trong nước như C và B thường không thiếu trong khẩu phần ăn chay. Vitamin A thường cũng không thiếu do có betacaroten từ các loại rau quả củ màu vàng đậm hay xanh đậm sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A. Các vitamin tan trong dầu khác như K, E, D thường cũng ít khi thiếu hụt. Chỉ lưu ý nhất là các chất khoáng vi lượng, tức là chất sắt, chất kẽm... Những loại chất khoáng này có nhiều trong các loại rau quả màu xanh đậm như bông cải xanh, rau bồ ngót, bó xôi... tuy nhiên do rất khó hấp thu nên khi ăn lưu ý thêm vitamin C (chanh, cam, cà chua...) và tránh ăn cùng với uống trà đặc.



Làm món ăn chay đơn giản cho ngày rằm
Ăn chay đúng cách có lợi cho sức khỏe như thế nào
Tác dụng của việc ăn chay trường với sức khỏe
Thực đơn ăn chay cho người giảm cân hiệu quả
Thực đơn hàng ngày cho người ăn chay


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý