Bà bầu bị bệnh cảm cúm

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Bà bầu bị bệnh cảm cúm

19/04/2015 01:10 PM
339
Nếu bị cảm cúm, bà bầu nên ăn nhiều tỏi, nhỏ mũi bằng nước muối, giữ ấm cho cơ thể...

Một trong những nỗi lo thường trực đối với các bà bầu khi thời tiết chuyển mùa là dễ mắc bệnh cảm cúm. Nguyên do là bởi cảm cúm trong quá trình mang thai  (nhất là trong ba tháng đầu) có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình phát triển của “bé yêu”, gây dị tật bào thai. Bởi vậy nếu chẳng may bị cảm cúm, chị em nên làm theo hướng dẫn dưới đây để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Xì mũi thường xuyên

Bầu bí đừng sợ cúm - 1

Khi bị cảm cúm, các mẹ nên xì mũi thường xuyên (Ảnh minh họa)

Theo các chuyên gia, khi mắc bệnh cảm cúm, thay vì sụt sịt hút chất nhầy vào trong, thai phụ nên chú ý xì mũi thường xuyên và nhẹ nhàng bởi nếu không áp lực xuất hiện khi xì mũi quá mạnh sẽ khiến mầm bệnh quay trở lại đường tai, gây đau tai. Cách tốt nhất để mẹ bầu xì mũi là đặt một ngón tay lên lỗ mũi và từ từ hít thở nhẹ nhàng để thông mũi.

Nhỏ mũi bằng nước muối

Nước muối là giải pháp tuyệt vời để “đánh bay” nghẹt mũi, loại bỏ vi rút, vi khuẩn gây bệnh. Do đó mẹ bầu nên trộn ¼ thìa muối và ¼ thìa baking soda vào nước. Sau đó vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối loãng này. Dùng một ngón tay để bịt một bên lỗ mũi còn lại trong khi đang phun xịt vào lỗ mũi bên kia rồi để nước muối từ từ chảy ra. Lặp lại hai đến ba lần động tác này và đổi bên. Đây là dung dịch không hóa chất và rất an toàn cho chị em đang mang thai.

Tránh đi máy bay

Đi máy bay khi bị nghẹt mũi, cảm cúm gây cho bạn cảm giác như bị thủng màng nhĩ do sự thay đổi áp suất trong quá trình cất cánh và hạ cánh. Bởi thế nếu bắt buộc phải đi công tác bằng máy bay, chị em nên nhai kẹo cao su và cố gắng nuốt nước bọt càng nhiều càng tốt.

Súc miệng thường xuyên

Bầu bí đừng sợ cúm - 2

Súc miệng ít nhất bốn lần một ngày khiến cổ họng dịu lại, bớt đau đớn (Ảnh minh họa)

Súc miệng thường xuyên sẽ khiến cổ họng dịu lại, bớt đau đớn. Vì thế các mẹ nên hòa muối với nước và súc miệng ít nhất bốn lần một ngày. Pha một chút mật ong với giấm táo hay kết hợp một thìa nước chanh cùng hai cốc nước ấm, thêm một thìa mật ong là chị em đã có được dung dịch súc miệng tuyệt vời rồi. Lưu ý để hỗn hợp nguội trước khi sử dụng.

Giữ ấm và nghỉ ngơi

Tiết trời mùa thu se se lạnh. Bởi vậy chị em đang bị cảm cúm nên chú ý mặc quần áo ấm, đi tất mỏng, đắp chăn và nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể nhanh chóng hồi phục, đủ sức chiến đấu với căn bệnh đáng ghét này.

Thoa tinh dầu bạc hà

Thoa một chút tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, long não trước mũi sẽ giúp mở đường thở, giảm đau đớn khi cọ mũi thường xuyên. Các mẹ đang mang bầu có thể sử dụng giải pháp nói trên khi bị cảm cúm.

Uống nước nóng

Bầu bí đừng sợ cúm - 3

Uống nước nóng có tác dụng giảm ngạt mũi, ngăn ngừa tình trạng mất nước  (Ảnh minh họa)

Nước nóng có tác dụng giảm ngạt mũi, ngăn ngừa tình trạng mất nước và làm dịu sự đau rát ở cổ họng. Do đó các mẹ nên uống nước nóng thường xuyên, tốt nhất là hai lít nước mỗi ngày. Nếu cảm thấy nguy cơ thức trắng đêm đếm cừu, chị em có thể pha một cốc trà thảo dược nóng, thêm một thìa mật ong và một chút rượu whiskey hay bourbon.

Ăn cháo giải cảm

Khi bị cảm cúm, chị em nên nấu cháo gạo tẻ rồi cho thêm nhiều hành, tía tô hay trứng gà, ăn ngay lúc còn nóng rồi đắp chăn ấm để mồ hôi ra là được. Ngoài ra, cháo táo đỏ nấu cùng bí ngô và đường phen, canh cải gừng... cũng là những món ăn dễ tiêu, phòng cảm cúm mà còn có tác dụng bồi bổ và trị bệnh rất tốt. Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không ăn hả các mẹ?

Kết bạn với tỏi

Bầu bí đừng sợ cúm - 4

Tỏi là “khắc tinh” của các loại cảm cúm (Ảnh minh họa)

Tỏi được mệnh danh là “khắc tinh” của các loại cúm bởi trong tỏi chứa thành phần kháng sinh Allicinin, giàu Glucogen, Fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm và các loại vi rút gây bệnh. Chị em có thể giã tỏi nhỏ ra rồi uống ngay với nước sẽ có tác dụng giảm cảm cúm nhanh chóng. Nếu không quen mẹ bầu có thể ăn tỏi ngâm giấm hay tỏi trong rau xào để phòng tránh cúm
 

Chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm

Những phương cách dân gian trị cảm cúm là an toàn nhất với mẹ bầu.

Thời tiết chuyển mùa từ xuân sang hè sẽ khiến chị em bầu bí rất dễ mắc cảm cúm do sức đề kháng yếu. Không chỉ thế, trong ba tháng đầu nhiều người còn mắc cảm cúm như một triệu chứng ốm nghén. Điều đáng nói là cảm cúm trong quý đầu thai kỳ rất nguy hiểm với bà bầu và chị em lại không thể dùng thuốc. Vì vậy, cách an toàn nhất để trị bệnh là sử dụng đến các phương pháp từ dân gian.

Khi bị cảm cúm, mẹ bầu nên bổ sung các loại thức ăn giàu dinh dưỡng như soup, rau xanh, hoa quả và nghỉ ngơi đủ giúp củng cố sức khỏe, chống lại bệnh tật. Tỏi (với số lượng vừa phải) và thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, rau quả củ có màu vàng cam) cũng tăng cường hệ miễn dịch.

Các chuyên gia khuyên rằng khi chăm sóc bà bầu giảm cảm cúm nên bổ sung viêm kẽm trong giai đoạn này nhưng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước. Ngoài ra, nên cho bà bầu uống đủ nước để tránh mất nước lại khiến các dịch nhầy ở mũi dễ chảy ra ngoài và được làm sạch.

Chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm - 1
Sức đề kháng kém khiến mẹ bầu dễ mắc cảm cúm. (ảnh minh họa)

Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích giúp mẹ bầu ứng phó với cảm cúm:

Ăn tỏi

Bạn có thể dùng dung dịch tỏi để tránh cúm bằng cách giã tỏi cho nhỏ ra rồi cứ thế uống với nước sẽ có tác dụng nhanh chóng. Làm như vậy có thể hơi khó uống một chút vì vị hăng hăng của tỏi khiến bạn khó chịu, nhưng bạn sẽ rất hài lòng với tác dụng mà nó đem lại. Trong quá trình mang thai bạn có thể ăn tỏi nhiều hơn bình thường cũng được. Ví như trong quá trình xào rau bạn cho tỏi nhiều hơn, ăn bữa sáng cho giấm tỏi sẽ giúp bạn phòng tránh cúm.

Xông mũi

Chị em hãy thử chùm một chiếc khăn lên đầu vào ghé mặt vào một ly nước nóng. Xông hơi thế này giúp dễ thở khi bà bầu bị nghẹt mũi. Để thông mũi đạt hiệu quả, có thể thêm tinh dầu trà xanh hoặc vài nhánh tỏi đập dập vào ly nước khi xông hơi.

Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lí

Nước muối sinh lý 0.9% dùng để vệ sinh mũi phải được bác sĩ tư vấn cho bà bầu. Ngoài ra, khi chăm sóc bà bầu giảm cảm cúm có thể tự pha dung dịch nước muối loãng (1/4 thìa muối trong một chén nước) để vệ sinh mũi. Đây là dung dịch không hóa chất và an toàn cho bà bầu. Cũng có thể pha một thìa muối vào một cốc nước ấm để bà bầu súc miệng.

Trị ho, viêm họng

Chị em bầu cũng có thể sử dụng chanh và mật ong trộn lẫn hoặc pha chanh với mật ong vào nước ấm giúp trị ho, viêm họng. Các mẹ cũng có thể dùng quất + mật ong hấp lên để ăn giúp trị ho nhé.

Chăm sóc mẹ bầu bị cảm cúm - 2
Khi bị cảm cúm ở mức độ nhẹ, mẹ bầu nên sử dụng những
phương pháp chữa bệnh từ dân gian. (ảnh minh họa)

Ăn cháo giải cảm

Nếu bị cảm cúm nhẹ, bà bầu chỉ cần ăn cháo trứng đặc biệt cháo phải nóng và có nhiều hành tía tô sao cho khi ăn xong cơ thể toát ra mồ hôi. Món ăn này vừa bổ dưỡng vừa chữa khỏi cảm cúm vậy thì còn trần trừ gì mà không ăn phải không bạn.

Phòng tránh cảm cúm cho bà bầu

- Để phòng tránh cảm cúm bạn tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống nhiều nước, giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối thường xuyên. Uống nhiều nước để làm loãng đờm và thải độc tố. Uống nước mật ong thêm gừng hoặc chanh nóng.

- Bạn nên cẩn thận mang trong mình một chiếc áo mưa. Vì tháng này mưa thất thường lắm. Nếu bị mưa bạn sẽ bị cảm đấy.

- Tránh tiếp xúc với người bị cảm cúm vì bà bầu có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất.

- Trong khi ngủ bạn nên đề phòng bị ngạt mũi bằng cách nằm không rọi quạt vào mặt, lấy một chiếc khăn mỏng đặt lên cổ. Tra thuốc nhỏ mũi.

Những bài thuốc dân gian tuy thời gian khỏi hơi lâu một chút nhưng lại an toàn hơn cả. Nếu bà bầu kiên trì sẽ có kết quả tốt đẹp mà không hề ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ.
 

Ngừa cảm cúm cho thai phụ

Cảm cúm là một mối nguy hại rất lớn cho thai phụ do đó cần biết cách phòng tránh.

Khi bạn đang mang thai, tiêm ngừa cảm cúm là phương pháp hiệu quả nhất để bảo vệ cơ thể chống lại những căn bệnh nguy hiểm gây ra từ cúm.

Theo giới chuyên môn, việc tiêm ngừa cúm không chỉ giúp bảo vệ thai phụ ngừa cúm, mà còn có tác dụng bảo vệ các thai nhi khi còn nằm trong bụng mẹ và ngay cả sau khi chúng được sinh ra.

Cảm cúm có nhiều khả năng gây ra những căn bệnh nghiêm trọng ở thai phụ hơn ở những người bình thường khác. Những biến đổi của cơ thể, như sự thay đổi ở hệ miễn dịch, tim và phổi trong suối thời gian thai nghén, khiến các thai phụ dễ có khuynh hướng bị các biến chứng nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp bệnh tiến triển nặng đến mức thai phụ phải nằm điều trị tại bệnh viện hoặc tử vong. Các thai phụ bị cảm cúm cũng có thể đối diện với nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng của thai nhi, bao gồm nguy cơ sẩy thai hoặc sinh non.

Ngừa cảm cúm cho thai phụ - 1

Bị cảm cúm khi mang thai là một nguy cơ rất lớn đối với thai nhi (Ảnh minh họa)

Tiêm ngừa chống bệnh cúm

Theo các chuyên gia y tế, tiêm ngừa cúm là bước quan trọng đầu tiên trong việc bảo vệ thai phụ chống lại bệnh cúm. Việc tiêm ngừa cúm trong thời gian thai nghén đã được chứng minh có tác dụng giúp bảo vệ cả thai phụ lẫn đứa bé sau sinh (tới sáu tháng tuổi) khỏi bệnh cúm. Tuy nhiên, có một điều mọi người cần nhớ là loại vắc-xin dạng xịt mũi để ngừa cúm không nên sử dụng cho thai phụ.

Giới chuyên môn cho biết, tiêm ngừa cúm là phương pháp an toàn và hiệu quả trong việc bảo vệ thai phụ và thai nhi khỏi các căn bệnh nguy hiểm và những biến chứng gây ra từ cúm. Tiêm ngừa cúm đã được thực hiện cho hàng triệu thai phụ trong nhiều năm qua, đồng thời việc này đã được chứng minh không gây hại gì cho cả thai phụ và những đứa con của họ.

Ngừa cảm cúm cho thai phụ - 2

Nên đi khám thường xuyên để điều trị sớm bệnh cảm cúm (Ảnh minh họa)

Điều trị sớm bệnh cúm

Trong trường hợp thai phụ thấy mệt mỏi và có những triệu chứng giống như bị cúm, hãy đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức. Nếu cần thiết, hãy đề nghị các bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc chống virus để điều trị cảm cúm.

Nếu thai phụ bị sốt do nhiễm virus cúm hoặc các bệnh lây nhiễm khác trong giai đoạn đầu của thai kỳ, có thể dẫn tới những dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Do vậy, các thai phụ khi bị sốt cần được điều trị và tư vấn ý kiến với các bác sĩ càng sớm, càng tốt.

Trong trường hợp thai phụ bị sốt và kèm theo bất cứ một trong các dấu hiệu nào sau đây, cần đến bệnh viện kiểm tra ngay lập tức: khó thở hoặc thở nông; đau hoặc bị tức ngực và bụng; chóng mặt bất ngờ; có sự nhầm lẫn; nôn ói kéo dài và nghiêm trọng; sốt cao và không phản ứng với thuốc; thai nhi giảm khả năng vận động (thai máy ít) hoặc không cử động.

Theo Nana (Mỹ phẩm)



Những vitamin cần thiết cho bà bầu
Chữa chứng khó tiêu cho bà bầu nhanh khỏi, an toàn
Cách chọn tai nghe bà bà bầu cực tốt
Bà bầu ăn gì để bé thông minh
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý