Cách cầm máu khi bị chảy máu mũi hiệu quả

seminoon seminoon @seminoon

Cách cầm máu khi bị chảy máu mũi hiệu quả

19/04/2015 01:12 PM
342

Chảy máu cam rất hay gặp ở trẻ nhỏ, thường chảy máu cam ở một bên, đôi khi cũng có thể ở cả hai bên. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của trẻ, đặc biệt gây ra cho trẻ tâm lý sợ hãi. Dưới đây xin giới thiệu một số cách xử lý cần làm ngay khi trẻ bị chảy máu cam.






Xử trí khi trẻ bị chảy máu cam

Chảy máu mũi là một triệu chứng ít gặp, do vậy khi trẻ bị chảy máu mũi quí phụ huynh rất bối rối, không có cách xử lý phù hợp.
Một cuộc điều tra gần đây tại phòng khám tai mũi họng Bệnh viện Nhi Đồng 1 cho thấy 90% quí phụ huynh có con bị chảy máu mũi đều có cách xử trí không đúng.

Nguyên nhân
- Do bị tác dụng lực vào mũi làm vỡ các mạch máu trong hốc mũi gây chảy máu và nếu nặng có thể gây mất máu với một số lượng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Trong mùa hè, nhiều trẻ bị nóng trong, gây ngứa ngáy làm trẻ ngoáy mũi, vô tình làm vỡ mạch máu và chảy máu cam.
Ngoài ra còn phải kể đến chảy máu cam do các bệnh lý, nhiễm trùng như sốt do virus, viêm gan mạn tính, tiểu đường, suy thận, dị ứng...,

Không nên để trẻ ngoáy mũi dễ bị chảy máu cam. Ảnh: TL



Chảy máu mũi vô căn: đây là nguyên nhân thường gặp nhất, chiếm trên 90%, lành tính nhất, tuy nhiên bệnh hay lặp đi lặp lại, do vậy thường làm quí phụ huynh lo lắng.

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn:

- Dị vật mũi: thường kèm theo thối mũi, chảy mũi, nghẹt mũi một bên.

- Viêm xoang mũi: viêm xoang mũi cấp và mãn tính đều có thể làm tổn thương niêm mạc gây chảy máu mũi.

- Một số bệnh lý về máu: xuất huyết giảm tiểu cầu, suy tủy, bệnh thiếu các yếu tố đông máu.

Nhóm nguyên nhân hiếm gặp:

- Các loại u: u máu vách ngăn, u máu cuống mũi, u ác tính xoang hàm, u xơ vòm.

- Một số bệnh lý dị dạng mạch máu mũi, suy dinh dưỡng.


Dấu hiệu phải lo lắng

Thông thường, hiện tượngđổ máu cam ít nguy hiểm. Các bé dễ bị chảy máu cam trong thời tiết mùa đông, khi không khí trở nên khô và cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn. Bạn cũng có thể nhận thấy những vệt máu khô, chảy ra từ mũi của bé vào buổi sáng (do bé chảy máu cam khi ngủ).

Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện những dấu hiệu sau, bạn nên đưa bé đi khám:

- Chảy máu cam sau khi bé bị ngã hoặc do bị va đập vào vùng đầu hoặc vùng mũi.

- Bé bị mất khá nhiều máu do chảy máu cam. Ngay khi bạn nhận thấy việc cầm máu cho bé không thành công, bạn nên nhanh chóng đưa bé đi khám.

- Bé dùng một loại thuốc mới; sau đó, bé bị chảy máu cam không ngừng.

- Bé chảy máu cam thường xuyên.

- Vừa chảy máu cam, bé vừa bị chảy máu ở bộ phận khác trên cơ thể (chẳng hạn ở lợi).

Xử trí

Khi trẻ bị chảy máu cam thì trước tiện bạn phải thật bình tĩnh, cho trẻ ngồi xuống ghế và hơi ngả ra phía trước (gập người về phía trước) sao cho vị trí mũi cao hơn vị trí tim. Vì khi ở vị trí này, máu sẽ chảy ra ngoài hai lỗ mũi mà không chảy ngược vào họng trẻ.
Dùng hai ngón tay (ngón cái & ngón trỏ) để bóp chặt liên tục hai cánh mũi của trẻ để chúng chụm lại với nhau trong khoảng 10 phút. Khi ấy, cho trẻ thở bằng miệng.
Bạn có thể sử dụng khăn lạnh đắp ở phần sống mũi củ trẻ để cầm máu.
Dặn trẻ thật kỹ, tuyệt đối không được nuốt máu bởi nếu trẻ nuốt vào thì có thể gây nôn hoặc tiêu chảy ở trẻ sau đó.
Nhỏ một giọt chanh vắt vào trong lỗ mũi trẻ. Máu sẽ nhanh chóng ngừng chảy.
Dùng một miếng gạc lạnh hay một túi đá chườm để chườm lên trên cánh mũi. Khi máu đã ngưng chảy bạn dặn trẻ không nên khụt khịt, hắt hơi hay ngoáy mũi vì sẽ rất dễ khiến cho máu chảy lại.
Sau khi bạn đã cầm được máu cho trẻ, hãy rửa mặt cho trẻ thật sạch với nước lạnh, thái một củ hành và cho trẻ ngửi. Tiếp đó, bạn cũng có thể cho trẻ ăn một chút mật ong hoặc đường.
Nếu chảy máu kéo dài trên 15 phút, chảy máu cam sau khi bị ngã, bị chấn thương đầu hoặc thường xuyên bị chảy máu cam cần đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Dặn trẻ đừng nuốt máu


Trong đa số trường hợp các bậc phụ huynh vô cùng bối rối khi thấy trẻ bị chảy máu mũi nên xử trí không phù hợp.

Các bước xử trí ban đầu trước khi bạn đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất bao gồm:

- Xác định bên chảy máu: lau sạch cửa mũi trước hai bên, cho trẻ cúi người về trước bạn sẽ dễ dàng xác định được bên chảy máu.

- Cầm máu: vì đa số là do chảy máu mũi vô căn do vỡ điểm mạch mũi trước, nên bạn chỉ cần cho trẻ ngồi nghỉ hơi cúi người về trước (hình 1), dùng ngón tay cái đè cánh mũi vào vách ngăn trong 10 phút điểm mạch sẽ tự cầm máu.

- Nếu máu còn chảy xuống họng dặn bé dùng lưỡi lùa máu ra mỗi 2-3 phút để theo dõi lượng máu mất.

- Nếu sau 10 phút máu vẫn còn chảy nên đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất. Trên đường đi bạn vẫn tiếp tục cho trẻ duy trì cách cầm máu như trên.

- Tuyệt đối phải dặn dò kỹ không cho trẻ nuốt máu vào bụng vì hậu quả sẽ gây nôn ói, gây mất nước và các chất điện giải làm nặng hơn tình trạng của bệnh.

Khi bị chảy máu cam, có thể dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi để cầm máu.

Những cách cầm máu ngay khi bị chảy máu cam:

- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc) đem đốt cháy, tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc rồi nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

- Ngoài ra, có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ, trộn đều. Nếu xuất huyết ở mũi trái thì đắp hỗn hợp vào lòng bàn tay phải và ngược lại, xuất huyết ở mũi phải thì đắp hỗn hợp vào lòng bàn tay trái, huyết sẽ được cầm.

Các phương thức trị bệnh chảy máu cam bằng vị thuốc đơn giản có ngay quanh ta:

- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.

- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần. Nếu chảy máu cam liên tục thì áp dụng một trong các bài thuốc sau:

- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.

- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.

Phòng ngừa

Đa số trường hợp đều khó có thể phòng ngừa được do diễn tiến tự nhiên của bệnh hoặc do không tìm thấy nguyên nhân. Tuy nhiên bạn cũng có thể giúp trẻ phòng ngừa được trong một số trường hợp bệnh lý viêm nhiễm, dị vật, suy dinh dưỡng bằng cách:

- Giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ thật tốt.

- Giáo dục trẻ phòng tránh tiếp xúc với các vật kích thước nhỏ dễ trở thành dị vật.

- Cho trẻ ăn uống chế độ dinh dưỡng hợp lý, đủ chất.




Cạch cầm máu nhanh hiệu quả nhất
Chảy máu cam khi mang thai
Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời
Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai
Xử lý khi bị chảy máu cam
Quẳng gánh lo chảy máu cam ở bà bầu
Cách cầm máu nhanh sơ cứu các vết thương đúng cách



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý