Cách trị chảy máu cam hiệu quả nhất

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Cách trị chảy máu cam hiệu quả nhất

19/04/2015 01:12 PM
238

Chảy máu mũi còn gọi là chảy máu cam, Đông y gọi nục huyết. Nếu chảy máu cam nhiều lần kèm theo triệu chứng miệng khát, tinh thần rã rời là do âm hư khô nóng gây ra. Sau đây là một số bài thuốc chữa theo từng thể bệnh.



Chảy máu cam và cách xử trí

Các điều tra tại Pháp cho thấy, nam giới hay bị đổ máu cam hơn nữ. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở Lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu...

Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:

- Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã...).

- Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi...).

- Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

- Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

- Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

- Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

- Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

- Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

- Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

- Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

- Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

- Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

- Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

- Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

- Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Khi nào tìm bác sĩ?

- Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

- Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

- Người bệnh bị huyết áp cao.

- Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

- Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.

Sơ cứu nạn nhân chảy máu mũi























Nhưng đôi khi chảy máu mũi (hay còn gọi chảy máu cam) là biểu hiện của những bệnh nặng hơn như tăng huyết áp hay do chấn thương.

Trong những trường hợp như vậy chúng ta hay có khuynh hướng nằm ngữa để máu đừng chảy ra nhưng thực tế là máu lại chảy ngược vào trong. Vậy thì nếu bạn bị hay người khác bi chảy máu mũi bạn hãy làm như sau:

- Cho nạn nhân ngồi

- Kẹp mũi 5-10 phút

- Để tránh chảy máu mũi trở lại: không móc mũi, đừng cúi người xuống trong vài giờ, giữ cho đầu cao hơn tim.

- Nếu chảy máu trở lại: hỉ sạch máu trong mũi, xịt dung dịch rửa mũi có chất giảm sung huyết, kẹp mũi trở lại.

Gọi cấp cứu khi:

- Chảy máu mũi hơn 20 phút.

- Chảy máu mũi sau tai nạn, té hoặc có chấn thương vùng đầu, mặt... có thể làm vỡ mũi.
bền chắc.

Bài thuốc chữa chảy máu cam

Thuốc cổ truyền trị chảy máu cam

Chảy máu cam là chứng thường gặp, thường không có dấu hiệu gì báo trước, cũng không kể về thời gian. Có khi trẻ em đang nô đùa cũng chảy máu cam, có khi đêm ngủ máu cam ra lúc nào cũng không hay... Nếu bị chảy với lượng ít, số lần bị ít, thì ảnh hưởng cũng không lớn. Song nhiều trẻ do việc chăm sóc và quan tâm của gia đình không chu đáo, hiện tượng chảy máu cam sẽ xuất hiện nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đến việc học tập của các cháu.

YHCT cho rằng, chảy máu cam là do nguyên nhân "huyết nhiệt" gây ra "huyết nhiệt sinh phong", tức cơ thể ở trạng thái nhiệt sẽ làm cho "bức huyết vong hành", tức là gây xuất huyết; mà trong trường hợp này là xuất huyết ở mũi. Do vậy mà YHCT thường sử dụng các vị thuốc và phương thuốc mang tính lương huyết, chỉ huyết, kèm với bổ huyết để điều trị chứng bệnh này.

Một số bài thuốc thường dùng

Khi bị chảy máu cam, trước hết lấy ngón tay trỏ và ngón tay cái, ấn vào chỗ phía trên cánh mũi, hơi ngửa cổ về phía sau. Đồng thời lấy một ít tóc rối, tên vị thuốc là "loạn phát", loạn là "rối", "phát" là tóc. Trường hợp không có tóc rối có thể cắt ngay một nhúm tóc cũng được. Đem tóc đốt cháy thành than, vò cho thành bột mịn, rồi đặt ngay vào bên lỗ mũi bị chảy máu, hít  sâu vào trong, máu sẽ ngừng chảy ngay.

Cỏ nhọ nồi.

Sau đó hãy dùng các bài thuốc sau đây.

Bài 1: Ngó sen tươi 40 g, móng giò lợn 1 cái. Ninh nhừ, ngày ăn một lần. Cách 2 ngày ăn lại. Làm liền như vậy 2 tuần lễ, là được. Cách này rất dễ làm, và tiện cho các trẻ nhỏ.

Bài 2: Lá sen tươi 50 g, hoặc 20 g khô. Sắc uống. Để tăng tác dụng, cần đem lá sen sao cháy.

Bài 3: Lá cây huyết dụ 12 - 16 g, cỏ nhọ nồi,  lá trắc bách diệp, đồng lượng,  sao đen, sắc uống, ngày một thang, 2 lần, uống sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền hai tuần lễ.

Bài 4: Hoa hòe (sao cháy) 12g, trắc bách diệp (sao cháy) 12g, kinh giới tuệ (sao cháy) 12g, chỉ xác (sao vàng xém cạnh) 12g. Dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 2 lần uống, sau bữa ăn 1 giờ 30 phút. Uống liền 2 tuần lễ.

Bài 5: Thục địa 16g, trạch  tả 6g, hoài sơn 8g, bạch linh 6g, sơn thù du 8g, mẫu đơn bì 6g.

Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc, ngày một thang, chia 3 lần uống sau bữa ăn khoảng 1 giờ 30 phút. Uống liền 3 tuần lễ. Cũng có thể làm dưới dạng viên hoàn với mật ong, ngày uống 2 lần, mỗi lần 9g. Phương này thích hợp cho những trường hợp cơ thể bị huyết nhiệt, do chứng âm hư hỏa vượng, chứng chảy máu cam, nhiều lần, cơ thể gầy và xanh...

Ngoài việc dùng thuốc YHCT ra, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là cần bổ sung thêm thường xuyên các loại rau quả tươi, chứa nhiều vitamin, nhất là vitamin C. Trong trường hợp cần thiết nên kết hợp uống thêm vitamin C và hoa hòe sao đen hàng ngày, dưới dạng chè hãm. Vì trong hoa hòe chứa rutin, một chất có hoạt tính vitamin P, có tác dụng làm giảm tính thấm của thành mạch, làm tăng sự bền vững của hồng cầu, làm giảm trương lực cơ trơn, chống co thắt. Do đó, nó là thành phần hữu hiệu để đề phòng những biến cố của bệnh xơ vữa động mạch và suy yếu tĩnh mạch,  gây chảy máu cam, ho ra máu và các chứng xuất huyết khác.

Bệnh do phế nhiệt: Người bệnh thường có triệu chứng mũi ráo miệng khô kèm ho. Nếu phế nhiệt có cảm phong hàn thì kèm nhức đầu sợ gió, mạch phù sác. Phép chữa: tân lương thanh nhiệt. Dùng bài Tang cúc ẩm: tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, cam thảo 4g, lô căn 12g, liên kiều 12g, đan bì 12g, mao căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh do vị nhiệt: Người bệnh có triệu chứng miệng khát khô, mũi ráo, đại tiện bí kết, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. Phép chữa: thanh nhiệt lương huyết. Dùng bài Ngọc nữ tiễn: sinh thạch cao 12g, địa hoàng 20g, mạch môn 12g, tri mẫu 12g, ngưu tất 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bệnh do can dương vượng: Người bệnh có triệu chứng nhức đầu, choáng váng, miệng khô hay giận, mạch huyền sác. Phép chữa: thanh can tả hỏa. Dùng bài Long đởm tả can thang bỏ xa tiền, sài hồ: long đởm thảo 8g, hoàng cầm 12g, mộc thông 4g, đương quy 12g. Nếu kiêm âm hư lưỡi đỏ, ít ngủ thì gia các vị huyền sâm 12g, mạch môn 10g.

Lá sen là vị thuốc trong bài “Tứ sinh hoàn” tác dụng lương huyết chỉ huyết, trị chảy máu cam.
Huyệt hợp cốc.
Huyệt thượng tinh.

Các bài thuốc cổ phương trị chứng chảy máu cam

Bài Kinh giới liên kiều thang: đương quy, thược dược, xuyên khung, địa hoàng, hoàng liên, hoàng cầm, hoàng bá, sơn chi tử, liên kiều, kinh giới, phòng phong, bạc hà diệp, chỉ xác đều 2g, cam thảo 1,5g; bạch chỉ, cát cánh, sài hồ đều 3g. Sắc uống. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, dưỡng huyết, tản phong, trị chảy máu cam, viêm tai giữa cấp hoặc mạn, viêm mũi mạn tính, viêm amidan mạn tính, trứng cá.

Bài Tả tâm thang: đại hoàng 2g, hoàng cầm 1,5g, hoàng liên 1,5g. Tất cả sắc với 120ml nước còn 40ml, uống 1 lần lúc nguội. Tác dụng: trị các chứng tăng huyết áp như chóng mặt ù tai, nặng đầu mất ngủ, chảy máu cam, trĩ ra máu, các chứng của thời kỳ mãn kinh, các chứng bệnh về huyết hay bị chóng mặt, mặt đỏ từng cơn, bí đại tiện, tinh thần bất an. Không dùng cho những người bị xuất huyết kéo dài, thiếu máu rõ rệt và người có mạch vi nhược.

Bài Hoàng liên giải độc thang: hoàng liên 2g, hoàng bá 3g, hoàng cầm 3g, sơn chi tử 3g. Tất cả tán bột, mỗi lần uống 2g, ngày uống 2 lần. Tác dụng: tả hỏa giải độc, trị chảy máu cam, mất ngủ, viêm dạ dày, bệnh về huyết, chóng mặt, tim đập nhanh.

Bài Tứ sinh hoàn: lá sen tươi 320g, lá trắc bá tươi 40g, lá ngải cứu tươi 12g, sinh địa 340g. Cách dùng: có thể làm hoàn hoặc dùng tươi: giã các vị thuốc vắt lấy nước uống mát; hoặc sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần. Tác dụng: lương huyết, chỉ huyết, chữa bệnh do huyết vọng hành như thổ huyết khạc ra huyết, chảy máu cam, miệng họng khô ráo.

Kết hợp day bấm mạnh các huyệt hợp cốc, thượng tinh. Trị trí huyệt hợp cốc: khép 2 ngón tay cái và ngón trỏ lại, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái. Thượng tinh: giữa đường chân tóc trán lên 1 tấc.
Những cách cầm máu ngay khi bị chảy máu cam:

- Dùng một củ gừng tươi gọt nhọn, đem nướng qua rồi nhét vào lỗ mũi.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.


- Sơn chi tử (quả dành dành) hoặc tông lu bì (bẹ móc) đem đốt cháy, tán bột mịn rồi rắc vào lỗ mũi.

- Thanh tương tử (hạt mào gà trắng) sắc đặc rồi nhỏ vào trong mũi sẽ cầm được huyết.

- Ngoài ra, có thể dùng một ít tỏi và hồng đơn đồng lượng giã nhừ, trộn đều. Nếu xuất huyết ở mũi trái thì đắp hỗn hợp vào lòng bàn tay phải và ngược lại, xuất huyết ở mũi phải thì đắp hỗn hợp vào lòng bàn tay trái, huyết sẽ được cầm.

Các phương thức trị bệnh chảy máu cam bằng vị thuốc đơn giản có ngay quanh ta:

- Ngó sen tươi ninh với móng giò lợn, ăn vài lần.

- Ngải diệp tươi 12g, trắc bá diệp 10g, sinh địa 12g sắc uống ngày 1 thang, 2 -3 ngày liền hoặc lấy một nắm rau muống rửa sạch, giã nát, thêm ít đường và pha chút nước sôi vào uống, ngày 1 lần. Nếu chảy máu cam liên tục thì áp dụng một trong các bài thuốc sau:

- Đăng tâm 40g sao vàng tán bột, hoà với 4g chu sa, chia 2- 3  lần uống với nước cơm.

- Rễ hẹ tươi 30g, rửa sạch sắc với 200 ml nước đến còn phân nửa thêm đường đỏ 10g, uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần. sẽ có tác dụng chỉ huyết.

Phòng ngừa chảy máu cam

Lý do thông thường nhất của bệnh chảy máu cam là khô mũi, do đó nên để ý đến thời tiết để giữ mũi đừng khô. Những lúc trời lạnh, khô, gió mùa Đông Bắc thổi làm không khí hanh khô và bụi bay đầy thì nên giữ cho mũi ẩm bằng cách bôi vaseline hay ointment vào trong mũi, chỉ bôi vào bên trong cánh mũi rồi bóp lại, không nên bôi sâu, làm cho đau.

Một biện pháp nữa rất tốt là xông mũi bằng hơi nước, có thể là cốc nước trà nóng, bát cơm hay canh nóng bốc hơi, máy xông cũng rất tốt nhưng tốn tiền và cần chỗ cắm điện. Xông mũi khoảng 15 phút mỗi lần, một ngày 3 lần trở lên để giữ cho mũi ẩm và sạch. Hơi nước trong phòng tắm hay phòng tắm hơi cũng rất tốt trong việc giữ vệ  sinh cho mũi.

Kết luận

Chảy máu cam là điều thông thường, các biện pháp cấp cứu nói trên sẽ giúp trong đa số các trường hợp. Nếu mũi chảy máu lại sau một thời gian ngắn thì nên khám bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng để tìm bệnh và điều trị dứt bệnh.

Đối với trẻ sơ sinh, nên khám sớm vì chảy máu mũi có thể do những bệnh của cơ thể.
Đối với trẻ ở tuổi biết đi, rất dễ chảy máu, nếu tái phát, nên khám bác sĩ.
Đối với những người ở tuổi trung niên thường do chấn thương hay vách ngăn, nên khám một lần để biết nguyên do.
Đối với những người ở tuổi già, nên khám sớm về các bệnh liên quan, máu khó đông và thường thì có áp huyết cao cần chữa trị.



Cách cầm máu khi bị chảy máu mũi hiệu quả
Cách cầm máu khi chảy máu cam nhanh nhất
Quẳng gánh lo chảy máu cam ở bà bầu
Nguyên nhân chảy máu cam ở phụ nữ mang thai và cách xử trí
Nguyên nhân chảy máu cam và cách khắc phục kịp thời


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý