Làm sao để ngủ ít lại mà vẫn có sức khỏe và làm việc tốt

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để ngủ ít lại mà vẫn có sức khỏe và làm việc tốt

19/04/2015 01:14 PM
2,718
Làm sao để ngủ ít lại mà vẫn có sức khỏe và làm việc tốt? Nghe có vẻ khó tin nhưng dưới đây chính là những bí quyết giúp bạn “chữa cháy” để đảm bảo hiệu quả công việc, trước khi tìm được cách điều trị chứng mất ngủ phù hợp.



Giấc ngủ rất quan trọng đối với mỗi con người vì thông thường giấc ngủ của 1 người là khoảng 8h/ngày tương đương với việc 1/3 cuộc đời của con người là dành cho giấc ngủ.
Vậy làm thế nào để tăng hiệu quả của giấc ngủ của mình tức là ngủ ít nhưng đảm bảo vẫn đầy đủ sức khỏe và năng lượng làm việc.

Trước tiên phải hiểu Bản chất của giấc ngủ


Khi ta ngủ mọi hoạt động của cơ thể đều đưa về trạng thái thấp nhất: sóng não, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở,....Liên quan cơ bản đến độ tỉnh táo và tinh thần hưng phấn của ta là sóng não, khi sóng não hoạt động với tần số cao là lúc ta tỉnh táo và hăng hái làm việc, ngược lại khi sóng não thấp là lúc ta mơ màng và rơi vào trạng thái ngủ.

sleep4

Tiếp theo chúng ta nói đến cấu trúc của 1 giấc ngủ:


sleep1


Biểu đồ trên minh họa rất rõ ràng về từng giai đoạn của giấc ngủ trong 1 giấc ngủ dài 8 tiếng đồng hồ.

chúng ta có 4 giai đoạn lớn trong 1 giấc ngủ, bao gồm: Light Sleep(ngủ nhẹ - stage 1,2), Deep Sleep(ngủ sâu – stage 3,4), REM(Rapid Eye Movement - mắt di chuyển nhanh), Wake .
Trạng thái Light Sleep là trạng thái vô nghĩa nhất của giấc ngủ. Tuy vậy, nó lại chiếm đến hơn 1/2 thời gian ngủ. Và người ta càng ngủ nhiều, thời gian Light Sleep càng tăng, rất phí phạm.
Deep Sleep-là giai đoạn này sóng não, nhịp tim, huyết áp thấp nhất; máu ở các cơ quan sẽ đi vào các cơ bắp và nuôi dưỡng, sửa chữa chúng, phục hồi lại sức khỏe sau một ngày làm việc. Đây là gian đoạn mang lại tác dụng chủ yếu của giấc ngủ
Tuy nhiên, thứ quan trọng nhất mà chúng ta cần quan tâm đến ở đây là giai đoạn REM(Rapid Eye Movement). Vì sao? Vì nó chính là giai đoạn chúng ta mơ. Ở giai đoạn này, mắt chúng ta di chuyển cực kỳ nhanh(như tên đã ghi ở trên). Và trong giai đoạn này, não bộ chúng ta sẽ sàng lọc các dữ liệu, ký ức mà chúng ta tiếp thu vào ban ngày. Việc sàng lọc này giúp não bộ loại bỏ những thông tin thừa, vô ích, sắp xếp các dữ liệu quan trọng 1 cách hợp lý, đồng thời “refresh” cho bộ não. Chính điều này giúp cho chúng ta tỉnh táo và sáng suốt hơn khi thức dậy. Nhiệm vụ của chúng ta là tăng % của giai đoạn REM này lên.
Bằng phương pháp nghiên cứu biểu đồ dạng sóng và dạng cột, Tim Ferris (sinh năm 1977 nhưng rất nổi tiếng wikipedia) đã tổng hợp và chứng minh rằng Light Sleep chiếm 51% giấc ngủ, trạng thái REM chiếm 41%, Deep Sleep chiếm 7% và Wake chỉ chiếm 1%.

Phân loại giấc ngủ


- Monophasic Sleep (ngủ 1 pha), đây là điều chúng ta hay làm nhất, ngủ 1 giấc dài từ 7-10h đồng hồ mỗi đêm. Phương pháp này là kém hiệu quả nhất.
- Biphasic Sleep (ngủ 2 pha), đây đơn giản chỉ là thêm 1 giấc ngủ nhỏ vào buổi trưa, đồng thời giảm thời gian ngủ đêm.
- Cuối cùng, Polyphasic Sleep (ngủ đa pha): ngủ nhiều lần và mỗi lần 1 thời gian rất ngắn để kéo ngắn light sleep và kéo dài REM và deep sleep.
Polyphasic Sleep cũng có phân loại ra như Everyman, Siesta, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ).
Polyphasic Sleep cũng có phân loại ra như Everyman, Siesta, Dymaxion và Uberman. Bản thân Everyman cũng phân biệt ra 2,3,4 naps(giấc ngủ nhỏ).
Nói về Everyman 2 naps, thể hiện minh họa là


200px-Everymansvg


Cụ thể, khi bạn ngủ toàn bộ 5,2 tiếng đồng hồ thì bao gồm 1 giấc 4,5 tiếng đồng hồ và 2 giấc nhỏ chiếm 20 phút.
Với Everyman 3 naps, bạn ngủ 4 tiếng đồng hồ với 1 giấc 3 tiếng và 3 giấc 20 phút.
Với Everyman 4 naps, bạn ngủ 3 tiếng đồng hồ với 1 giấc 1 tiếng 30 phút và 4 giấc 20 phút.
Tiếp đến là 2 vũ khí tối thượng: Dymaxion và Uberman

Với Dymaxion
200px-Dymaxionsvg
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 30 phút sau mỗi 6 tiếng đồng hồ.

Với Uberman
200px-Ubermansvg
Bạn sẽ ngủ 2 tiếng đồng hồ, tức là 20 phút sau mỗi 4 tiếng đồng hồ.


Cuối cùng bạn hãy chọn cho mình 1 phương pháp ngủ đa pha hợp lý, phù hợp với sức khỏe của mình vì việc này không dễ để thực hiện. Bạn cần phải 2-3 tháng để làm quen với cách ngủ mới và trong thời gian đầu tiên thì cơ thể của bạn sẽ vô cùng mệt mỏi.
Người áp dụng phương pháp ngủ ít, làm việc nhiều vô cùng thành công là danh họa thiên tài Leonardo Da Vinci.
Ông đã có phương pháp ngủ này từ 700 năm trước với phương pháp ngủ Uberman. Dường như danh họa đã biết được trước những chìa khóa tiến hóa mở ra những bí mật của cơ thể và não bộ con người. Một trong những bí quyết của Leonardo da Vinci ẩn giấu trong chế độ ngủ đặc biệt: cứ 4 giờ ông lại chợp mắt 15 phút và bằng cách này thu gọn lại tổng thời gian ngủ trong một ngày đêm từ 8 giờ xuống còn 1,5 giờ. Nhờ thế, danh họa đã “tiết kiệm” được 75% thời lượng dành cho giấc ngủ và trong thực tế đã kéo dài được thời gian sống tỉnh táo của mình từ 70 năm lên 100 năm.

Một số cách hiệu quả điều chỉnh giấc ngủ:

1. Uống nhiều nước

Nước không chỉ dập tắt cơn khát của bạn mà còn giúp bạn năng động hơn bằng việc đi tới đi lui nhà vệ sinh thường xuyên. Đừng nghĩ rằng việc ghé thăm nhà vệ sinh nhiều lần chỉ làm bạn mất thời gian và không thể tập trung trong khi làm việc bạn nhé! Việc đi lại thường xuyên và tiếp xúc với nguồn nước sạch cũng như gương trong nhà vệ sinh như thế này sẽ nhắc nhở bạn không được ngủ gục trên bàn làm việc đấy. Trong trường hợp này, việc ngồi gần vị trí đặt nước uống trong công ty cũng có lợi vì giúp bạn có điều kiện “nạp” nước vào cơ thể nhiều hơn.



2. Tìm hướng mặt trời

Nếu bạn mất ngủ liên tục nhiều ngày, sự hấp thu ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sớm có thể tái thiết lập hệ thống đồng hồ sinh học cho cơ thể bạn. Nó cũng giúp bạn “bơm” lại năng lượng sau những ngày mất sức vì thiếu ngủ. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Bỉ vào năm 2006 đã chứng minh được rằng ánh sáng mặt trời buổi sáng sẽ tác động lên một vài khu vực của não bộ khiến bạn duy trì được sự chú ý, trạng thái tỉnh táo suốt ngày dù rằng đêm qua bạn mất ngủ.

Chính vì vậy, bạn hãy chọn vị trí gần cửa sổ để nhâm nhi cà phê buổi sáng và đón những tia nắng đầu ngày có ích cho mình. Còn nếu không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn hãy yêu cầu được gắn những bóng đèn có cường độ ánh sáng cao tại bàn làm việc. Ánh sáng của loại bóng đèn này cũng có tác dụng gần như ánh sáng mặt trời đấy!


3. Dậy sớm và di chuyển

Đừng tưởng rằng bạn đã mất ngủ đêm hôm trước thì có thể ngủ bù vào sáng hôm sau nhé! Chưa kể đến việc giấc ngủ lúc gần sáng thường chập chờn, khiến bạn dễ đau đầu khi thức dậy. Việc ngủ không đúng đồng hồ sinh học thông thường này sẽ làm bạn mệt mỏi, thiếu tập trung hơn mà thôi. Thay vào đó, hãy thức dậy sớm, ghé vào một quán nào đó nhâm nhi cà phê để khởi động ngày mới.

Đừng sử dụng thang máy khi bạn muốn lên phòng làm việc, cầu thang bộ là giải pháp tốt cho sức khỏe của bạn lúc này. Thậm chí bạn có thể đi lên xuống cầu thang mấy lượt để giúp đầu óc tỉnh táo hơn. Theo bác sĩ Ralph Downey, Đại học Loma Linda (Mỹ), việc di chuyển liên tục vào buổi sáng sẽ giúp não bộ của bạn tỉnh dậy dù rằng đêm hôm trước bạn thiếu ngủ đi chăng nữa.





4. Điều chỉnh thời gian linh hoạt

Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Wake Forest (Mỹ) vào năm 2007 cho thấy: Những ai có thể điều chỉnh lịch làm việc một cách linh hoạt thì có thể sẽ dễ ngủ hơn vào ban đêm (dù đang bị chứng mất ngủ), đồng thời sẽ giữ được vẻ tỉnh táo trong suốt thời gian làm việc ngày hôm sau.

Bên cạnh đó, những người biết cách sắp xếp được thời gian cũng sẽ đỡ căng thẳng và ngủ ngon hơn vào mỗi buổi tối. Vì vậy, hãy thương lượng với sếp của bạn để có thể chủ động được thời gian trong suốt quá trình làm việc bạn nhé! Việc này rất có ích cho chứng mất ngủ của bạn, lại giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Thử xem nhé!

Nguồn: lamsao.com


(St)
Mẹo giúp bé ngủ ngon giấc cực kì đơn giản
Chứng rối loạn giấc ngủ
Làm gì khi bị mất ngủ?
Những loại thực phẩm tốt cho giấc ngủ ngon
Cách chọn mua giường ngủ để có giấc ngủ thật ngon
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý