Trái cây cho bé

seminoon seminoon @seminoon

Trái cây cho bé

18/04/2015 10:40 AM
418

Chúng ta luôn xem trái cây là loại củ ngọt nhưng thật ra chúng là một bộ phận của cây, có hạt. Trong sinh học, các nhà thực vật học xếp bơ, cà chua, bí ngô, cà, quả đại hoàng và dưa chuột là loại quả chứ không phải loại rau củ Tất cả các loại quả đều mọc cây, cây leo hay cây bụi phần phía trên đất. Những loại quả mọc ở gần vùng xích đạo (chuối, quả sung, quả chà là) chứa tỉ lệ phần trăm đường tự nhiên và ngọt hơn nhiều những loại mọc ở những khu vực có khí hậu ôn hòa. Lí do là trong quá trình phát triển, các loại gần xích đạo hơn hấp thụ nhiều ánh sáng mặt trời hơn so với các loại khác. Cũng lí giải theo cách tương tự như vậy ta biết được vì sao trong cùng một quả nhưng lại có bộ phận ngọt hơn. Phần quả cam gần cuống ngọt hơn phần dưới đáy quả bởi vì nó hấp thụ nhiều ánh sáng hơn.

Cách tốt nhất để cho trẻ ăn trái cây là cho trẻ ăn nguyên quả, không cắt, ăn tươi. Cho trẻ ăn trái cây ngay từ khi lấy trái cây ra khỏi tủ lạnh, đem rửa, gọt vỏ, đem xay. Đối với những trẻ lớn hơn, gọt vỏ và thái trái cây thành từng miếng nhỏ và cho ăn bằng tay. (Xem cảnh báo vế các loại trái cây vỏ trơn ở phần trước). Chú ý chọn trái cây mềm và tránh chín ép. Giảm thiểu thời gian để trái cây ở nhiệt độ ấm của phòng để giữ lại chất dinh dưỡng, đặc biệt là loại vitamin dễ biến đổi-vitamin C.

Chọn quả tươi

Không chọn trái cây được bọc trong bịch nhựa để có thể nhìn thấy được từng quả ở cự ly gần. Nói chung, khi chọn, phải tránh loại trái cây bị thâm, mốc, có vết cắt hoặc có mìn vị khó chịu. Yếu tố màu sắc thỉnh thoảng quan trọng nhưng thinh thoảng cũng chẳng nói lên điều gì cả. Bạn có biết quả cam màu xanh tết hơn màu cam? Phụ lục loại Củ Và Quả Đặc Thù trình bày một số thông tin về cách chọn các loại trái cây đặc thù và nhận biết chúng đã chín hay chưa.

Bạn chỉ nên mua loại quả mới chớm chín khi đang còn trong cửa hàng để bảo đảm rằng nó sẽ chín. Chọn loại quả rắn. Chắc nhưng đừng cứng như đá. Chú ý, nếu quả có mùi ngọt nhẹ nhàng, đó là dấu hiệu nó sắp chín. Đừng mua loại trái cây chín quá kể cả loại đang được khuyến mãi, vì khi mua về bạn không thể ăn được. Nếu bạn không có kinh nghiệm chọn quả, tôi cam đoan rằng cách thử độ chín của quả của bạn sẽ không chính xác. Nếu bạn nghĩ rằng bạn gặp vấn đề rắc rối với việc xác định các yếu tố chu quan như "cứng nhưng không quá cứng", "ngọt nhẹ" thì cũng đừng lo lắng quá. Mang theo cuốn sách này tới siêu thị và thử đối với nhiều loại trái cây khác nhau. Chỉ với một ít kiến thức thôi cũng đủ làm cho bạn biến thành một chuyên gia thực thụ?

Vấn đề là độ chín của quả

Chúng ta nên ăn trái cây khi nó đã chín muồi (ngoại trừ bông cải xanh). Hầu hết các loại trái cây mọc hàng loạt được đưa đến siêu thị khi đang còn cứng, còn xanh. Nếu nó chưa hoàn toàn chín trong cửa hàng rau quả thì hãy để nó chín tiếp ờ nhà. Một số loại trái cây như chuối chẳng hạn thì độ chín không phụ thuộc vào vỏ còn xanh hay không. Tuy nhiên, một số loại khác thì không bao giờ chịu. Tôi mua một ít bơ nhưng nó không hề chín và vẫn còn cứng vài tuần sau đó. Thời gian đó, tôi không biết rằng nó chỉ chín ở nhiệt độ phòng chứ không phải trong tủ lạnh. Hãy làm cho trái cây chín bằng cách giữ nó ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, thỉnh thoảng trở hướng của nó. Đối với những loại trái cây sử dụng theo cách bình thường, xem thêm những chỉ dẫn trong phụ lục Các Loại Rau Và Quả Đặc Thù.

Dụng cụ làm chín trái cây

Có một thứ được gọi là dụng cụ làm chín nhưng không có gì ngoài một tô có nhiều lỗ. Một khi bạn sử dụng loại tô này thì hãy lau chùi nó thường xuyên để tẩy các loại vi khuẩn, nấm mốc không nhìn thấy được. Chúng rất dễ chuyển từ giỏ trái cây này sang giỏ trái cây khác. Chúng ta có thể sử dụng phương pháp rẻ nhưng hiệu quả để làm chín là dùng một cái túi giấy có đục một vài lỗ nhỏ hoặc chỉ thắt hờ dây cột. Chính những cái lỗ sẽ giúp thoát khí cacbonic, chất ẩm và hấp thụ khí oxy. Có một điều thú vị là khí êtylen mà trái cây tự sinh ra sẽ giúp cho trái cây chín. Dụng cụ làm chín trái cây hay túi giấy thu hút khí xung quanh trái cây và hoạt động như một chất xúc tác.

MÁCH BẠN: Bạn có thể thử cách này nếu bạn muốn tăng tốc độ làm chín trái cây: Đặt trái cây thật chín vào cùng với túi đang đựng trái cây còn xanh. Chính những trái chín này thải ra rất nhiều khí êtylen và đẩy nhanh quá trình chín của những quả còn xanh.

Cất giữ trái cây

Không nên cắt trái cây ra để cất giữ khi chưa cần đến. Nếu trái cây đã được cắt, hạn chế khả năng nó tiếp xúc nhiều với không khí bên ngoài. Hầu hết các loại trái cây đã chín thích hợp với nơi lạnh và có độ ẩm cao. Vì vậy hãy gói chúng trong chất dẻo và /hoặc đựng trong ngăn đựng rau cách ly với không khí khô của tủ lạnh hoặc máy ướp lạnh. Đừng cất giữ trái cây đã chín ở nơi có nhiều ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp mà nên cất giữ trong bóng tối bởi vì ánh sáng có thể làm phân hủy vitamin C. Đó cũng là lý do tại sao bạn nên cất chúng trong tủ lạnh, nơi hoàn toàn không có ánh sáng mặt trời rọi vào. Tôi luôn tự hỏi có bao nhiêu lượng vitamin C thật sự tồn tại trong nước ép trái cây được đựng trong ly thủy tinh hoặc bằng nhựa, vật không thể ngăn được sự xâm nhập của ánh sáng mặt trời.

Rửa trái cây

Nếu bạn muốn rửa trái cây đúng cách thì hãy làm theo hướng dẫn ở trang 180. Chú ý trường hợp loại quả mọng như được trình bày ở phần sau.

Ướp lạnh trái cây

Xem phụ lục các loại rau và quả đặc thù để biết được số ngày mà các loại trái cây đặc thù nên được giữ trong tủ lạnh. Thời gian cất giữ trái cây trong phụ lục được áp dụng cho tất cả, những quả chưa cắt. Các loại trái cây một khi đã được cắt hoặc chế biến chỉ giữ được 1 hoặc 2 ngày cho nên sau khi ướp lạnh, xay mà sau một ngày không dùng đến thì nên bỏ đì. Để tránh phải bỏ uổng trái cây, ta nên xay phần trái cây cho trẻ đủ dùng trong ngày. Nếu muốn làm nhiều hơn thì xem thêm phương pháp Khối Thức ăn.

Ướp lạnh trái cây

Trong tất cả trường hợp, nếu có thể cho trẻ ăn trái cây khi đã chín, còn tươi là tốt nhất. Tuy nhiên, bạn có thể ướp lạnh các loại trái cây mà thời gian mỗi lần ra quả ngắn, như dâu tây chẳng hạn để trẻ thể thể thưởng thức suốt năm. Một khi được ướp lạnh và trở lại trạng thái ban đầu, trái cây sẽ có khuynh hướng mềm, xốp bởi vì sự nở vì hơi ẩm có trong trái cây sẽ làm phá vỡ các thành tế bào trong trái cây.

Bạn có thể ướp lạnh trái cây ở trạng thái nguyên chất, không cần phái chế biến trước. Chỉ cần lau sạch, cắt thành từng khoanh và phơi khô trên các lớp khăn giấy. Làm theo những hướng dẫn trong phụ lục Các Loại Rau, Củ Và Trá i Cây Đặc Thù .

Có nhiều phương pháp để ướp lạnh trái cây. Phương pháp "làm lạnh nên khay" là tối ưu nếu bạn muốn sử dụng toàn bộ phần trái cây đem ướp lạnh còn nếu như bạn không quan tâm các khoanh trái cây sẽ kết lại thành một miếng do thì hãy sứ dụng phương pháp "gói khô"-ướp trái cây trong một vật chứa kín khí không chứa nước.

Đối với những loại trái cây có màu sáng-rất dễ mất màu và mùi vị khi ướp lạnh thì theo một số chuyên gia, bạn nên ướp trái cây trong chất lỏng hay còn gọi là phương pháp "gói ướt". Chất lỏng, với mục đích là giữ trái cây luôn dược tiếp xúc với không khí và không gây ra đổi màu, thường là một loại dung dịch si-rô chứa đường và a-xít a-sơ-cô-bic. Theo ý tôi, thức ăn dành cho trẻ không nên thêm vào đường đã qua xử lý nếu bạn không muốn con của bạn phải quá tải với vitamin C. Nếu bạn muốn sử dụng chất lỏng, tôi khuyên bạn dùng nước ép cam thay cho dung dịch xirô. Nước cam, với thành phần đường và a-xít a-sơ-cô-bic (vitamin C) tự nhiên là sự thay thế tốt nhất cho nước chứa đường. Tất nhiên, không nên sử dụng nước cam nếu con của bạn chưa đủ tuổi để ăn cam, quýt-hãy sử dụng phương pháp "làm lạnh trên khay". Nếu con của bạn lớn từ 9 tháng tuổi trở lên thì nó đã đủ tuổi để ăn loại đứa. Vì thế bạn có thể sử dụng nước dứa thay cho nước cam. Đặt các khoanh trái cây đã được rửa sạch vào một vật chứa cứng và đổ nước ép lên. Các khoanh trái cây có thể sẽ nổi lên trên nước ép. Để giữ chúng chìm xuống, dùng giấy bôi sáp bị vò nhàu hoặc khăn đậy máy ướp lạnh phủ lên các khoanh trái cây. Việc này sẽ giúp cho trái cây không tiếp xúc được với không khí.

DỄ TIẾT KIỆM: Thay vì phải mua vật chứa bằng nhựa để ướp lạnh trái cây, bạn có thể sử dụng hộp các-tông bôi sáp rỗng. Trước khi sử dụng, nhớ chùi rửa chúng cho sạch sẽ. Bạn cũng có thể lót hộp các -tông bằng giấy sáp hoặc đồ phủ máy ướp lạnh.

Làm lạnh trái cây đã được xay nhuyễn thành khối thức ăn Để ngăn ngừa sự mất màu của trái cây đã được xay một khi được làm lạnh, hãy pha một lượng nước chanh hoặc nước dứa trước khi làm lạnh. Xem các hướng dẫn làm lạnh các loại trái cây đặc thù trong phụ lục Các Loại Rau Cú và Quả Đặc Thù.

Làm rã đông trái cây

Nếu có thể, bạn nên làm rã đông trái cây trong tủ lạnh trong nhiều giờ liền hoặc tốt hơn là suốt đêm. Làm theo các hướng dẫn trong bài Làm Tan Khối Thức ăn Trong Tủ Lạnh. Nếu bạn cần phải làm rã đông trái cây nhanh thì hãy làm trong lò vi-ba ở công suất thấp nhất trong thời gian rất ngắn nhưng hãy cẩn thận nếu không chúng sẽ rất nóng. Bạn cũng có thể đặt trái cây vào bình đun cách thủy hoặc trên bếp lò với ngọn lửa vừa đủ. Hãy nhớ hơi nóng và không khí có thể hủy hoại các chất dinh dưỡng, cho nên đậy trái cây thật kỹ và cho vào tủ lạnh là biện pháp tốt nhất. Riêng đối với loại quả mọng, xem phần Làm Tan Loại Quả Mọng.

LƯU Ý: Nên vứt bỏ các loại trái cây mà 24 giờ không dùng đến bởi vì một khi đã được làm đông và rã đông thì chúng bị phân hủy nhanh hơn loại trái cây tươi.

Phương pháp chế biến trái cây

Nếu con của bạn chưa tới 6 tháng tuổi thì không nên cho ăn trái cây còn ở dạng thô (ngoại trừ chuối và bơ). Chế biến chúng cho mềm và dễ tiêu hóa hơn cho trẻ có hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện. Hãy chế biến trái cây sao cho thật mềm rồi để cho ráo nước để vỏ củ chúng bóc ra, tránh gây nghẹn cho trẻ.

Trái cây đóng hộp

Tôi khuyên bạn nên sử dụng loại trái cây tươi, tự nhiên hoặc đông lạnh hơn là trái cây đóng hộp. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định cho trẻ ăn loại trái cây đóng hộp thì hãy mua những loại cất trong nước ép tự nhiên. Nếu trái cây được đóng hộp trong chất si-rô đường, rửa nhẹ bằng nước để loại bỏ chất si-rô bám vào trái cây. Hãy đọc thêm những lưu ý về các loại hộp ở phần trước.

Ăn quá nhiều trái cây có thể gây ra chứng nổi mề đay vùng mông Hãy đọc thêm những cảnh báo về Chứng Nổi Mề Đay Vùng Mông và việc ăn quá nhiều trái cây hoặc nước ép trái cây ở (phần trước).

Trái cây sấy khô

Việc sấy khô trái cây giúp bảo quản trái cây được tết hơn bởi vì vi khuẩn, mốc, chất men không thể sinh trưởng trong môi trường khô (phần trước). Nếu trên vỏ trái cây xuất hiện mốc meo, điều đó có nghĩa là trái cây đã không được bảo quản ở môi trường khô. Việc sấy khô trái cây là quá trình khử nước hoặc làm khô hết phần lớn lượng nước có trong trái cây. Hầu hết các loại trái cây đều chứa hơn 70% là nước nhưng tỉ lệ này khác nhau tùy theo mỗi loại trái cây. Quả mọng chiếm 90% nước, táo có 84% và chuối là 65%. Sau khi được làm khô, lượng chất ẩm của chúng giảm xuống khoảng 15-20% làm cho chúng rút lại về kích cỡ cũng như trong lượng. Thật ra, chúng ta phải tốn ít nhất 2,7kg trái cấy tươi để làm thành 0,45kg trái cây khô.

Việc làm khô trái cây làm chất đường tự nhiên (và các loại chất dinh dường khác) có trong trái cây đặc lại. Điều đó giải thích tại sao trái cây sau khi được sấy khô thường có vị ngọt. Trái cây được làm khô chứa một lượng lớn chất đường, đường tự nhiên nhưng hấp thụ nhiều đường quá cũng không tốt. Vì vậy đừng cho trẻ ăn quá nhiều trái cây loại này. Xem cảnh báo về những vấn đề răng miệng ở phần trước.

Trái cây khô làm mất một số loại chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin A và C nhưng một số chất khoáng thì lại được bảo toàn. Cho nên, trái cây khô là món ăn nhanh rất có lợi cho con của bạn, đặc biệt là so sánh với các loại nhiều chất đường nhưng không có ca-lo mà trẻ hay đòi bạn mua ở siêu thị. Một số đồ khô, như chuối khô chẳng hạn, rất thích hợp để làm thức ăn nhanh cho trẻ. Tuy nhiên, trước hết bạn phải che nó ra thành từng miếng nhỏ và tái Hydrat hóa để chúng được mềm (sẽ được miêu tả sau).

MÁCH BẠN: TRÁI CÂY khô thường thì dễ chẻ nhỏ hơn nếu như nó được làm lạnh, vì thế hãy đặt chúng trong máy ướp lạnh khoảng 1 giờ. Dùng kéo nhà bếp cắt chúng thành từng miếng nhỏ. Để tránh trái cây bám vào kéo, bạn nên dùng bơ để cọ hoặc dầu bôi vào kéo (hoặc dao), hoặc cũng có thể nhúng chúng vào nước nóng hoặc đường kết hạt hoặc thấm nước lạnh trước khi đặt chúng vào máy xử lý.

Táo khô làm thành từng vòng thì tốt cho răng của trẻ nhưng chúng phái rất khô, đủ lớn và cứng để trẻ không cắn hết dẫn đến bị nghẹn.

Bạn có thể mua trái cây khô tại siêu thị hoặc tại các cửa hàng thực phẩm tự nhiên, nếu không muốn, bạn cũng có thể tự làm mềm nó tại nhà. Lợi ích của việc làm khô trái cây tại nhà cũng giống như làm các thức ăn khác: Nó giúp tiết kiệm tiền và bạn có thể kiểm soát được chất lượng của các thành phần có trong thức ăn mà không cần phải sử dụng chất bảo quản. Trái cây được làm khô tại nhà tốt cho sức khoẻ hơn loại được bán trên thị trường bởi vì trái cây khô bán sẵn có thể chứa đường thêm vào, một ít dầu và các chất hóa học.

LƯU Ý: Theo dõi các nhãn hiệu có thêm chất dầu ở phần sau. Đọc kỹ nhãn hiệu một cách cẩn thận.

Các dụng cụ làm khô trái cây thường không có sẵn tại các cửa hàng nhà bếp và hình thức đặt hàng qua bưu diện. Nếu bạn đã có dụng cụ làm khô, bạn biết công năng của chúng để làm trái cây, thảo mộc, thịt bò kho và thậm chí là hoa khô. Nếu bạn không có dụng cụ đó, bạn có thể sử dụng lò vi ba để sấy khô một lượng nhỏ trái cây. Việc sử dụng lò vi-ba thì không tốt bằng các dụng cụ khác nhưng dù sao nó cũng có cùng tính năng. Cuốn sách về vấn đề sấy khô thức ăn mà tôi thích nhất là cuốn do Deanna De Long biên soạn. Một cuốn khác cũng hay là cuốn Cuốn Sách Hay về Bảo Quản Vụ Mùa của Carol W. Costenbader. Hai cuốn này đều có trong danh mục ở cuối cuốn này.

Xin xem những phần sau để tìm hiểu về việc sấy khô ngò tây và các loại thảo mộc khác cũng như các loại cam, quýt.

Bảo quản trái cây đã xấy khô

Phương pháp tốt nhất mà tôi từng biết để bảo quản trái cây đã sấy khô là Phương Pháp Túi Nhựa. Theo phương pháp này, bạn hãy cất giữ những đồ dùng cá nhân ở ngăn bên trong, còn đựng trái cây sấy khô ở một ngăn khác sao cho khi mở túi xách sẽ không để trái cây tiếp xúc với không khí. Việc giữ trái cây tránh tiếp xúc với không khí là điều rất quan trọng bởi vì chúng hấp thụ hơi ẩm từ không khí rất nhanh chóng và chính hơi ẩm này làm trái cây bị mốc, meo. Cất giữ túi xách ở nơi có nhiệt độ lạnh khoảng 500 F (100 C) trong chỗ khô, tối. Bạn nên giữ trái cây trong khoảng 2 đến 4 tuần. ở nhiệt độ phòng, bạn chỉ giữ được chúng khoảng 1 đến 2 tuần. Để giữ trái cây được lâu hơn, ướp lạnh chúng trong tủ lạnh đến 2 tháng, trong máy ướp lạnh từ 6 tháng đến một năm.

MÁCH BẠN: Nếu nho khô và những miếng trái cây kết dính lại với nhau thì hãy đặt chúng trong lò vi-ba khoảng 10 đến 15 giây. Bạn cũng có thể đặt chúng trong chao hoặc rửa nhẹ bằng nước nóng.

Tái Thủy Hợp (Làm Đầy Đặn) Trái Cây Sấy khô

Bạn có thể ăn trái cây ép khô nhưng bạn phải nhận thấy rằng ăn loại trái cây "đầy đặn" và được tái thủy hợp thì dễ dàng và ngon hơn. Trước khi cho trẻ ăn, bạn phải tái thủy hợp trái cây ép khô để trẻ không bị nghẹn. Nho khô, thường là loại "đều đặn" thường được sử dụng rộng rãi trong phương pháp chế biến.

Có nhiều cách để tái thủy hợp trái cây ép khô. Bạn có thể ngâm chúng suốt đêm trong nước trong tủ lạnh hoặc có thể dội nước nóng lên trái cây ép khô 1.5 chén nước nóng cho mỗi chén trái cây ép khô. Phương pháp sau có thể tốn ít nhất 10 phút đối với những miếng trái cây nhỏ (nho khô chẳng hạn) và 1 đến 2 tiếng đối với những miếng to hơn (một nửa quả mơ). Có thể làm đều đặn nho khô hoặc các loại kích thước nhỏ khác bằng cách hấp chúng bằng nước nóng hoặc đưa vào lò vi-ba. Đặt trái cây ép khô trong một vật chứa và che phủ chúng bằng nước. Chưng trong lò vi-ba cho đến khi nước bắt đầu sôi. Đứng đợi trong 5 đến 10 phút.

LƯU Ý: Một khi trái cây ép khô được tái thủy hợp, chúng rất dễ hư. Một là ăn nó ngay lập tức hoặc vứt nó đi.

MÁCH BẠN. Trong quá trình nung, cuộn nho ép khô hơi ẩm hoặc các loại trái cây ép khô khác vào bột mì trong khi sử dụng ngón tay để tách riêng từng miếng. Điều này giúp ngăn các mầu trái cây chìm xuống đáy bột.

ĐỂ TIẾT KIẾM: Bạn đang phải trả số tiền rất cao cho sự tiện lợi của những hộp đựng nho khô. Nên mua hộp có kích thước lớn. 0.45 kg nho khô cân nặng xấp xỉ 3 chén.

Món da trái cây

Khi bạn mua sắm thực phẩm ở siêu thị thì không nên vội vàng mà hãy thong thả đọc kỹ các thành phần nguyên liệu ghi trên hộp trái cây. Những hộp trái cây sấy kho được làm từ "trái cây nguyên chất" này đều được cho thêm đường, dầu hyđrát hóa, màu và hương vị nhân tạo cùng các chất hóa học khác 1 hộp 168g có giá khoảng 35000 đồng trưng bình khoảng 96000 đồng cho 0,45kg! Trong đó tất nhiên phần bao bì và dịch vụ chiếm một số lượng không nhỏ trong giá thành. Điều đó có đáng đồng tiền bát gạo? Nếu con của bạn vẫn thích loại trái cây này thì hãy làm cho chúng món Da trái cây Pinwheels (xem công thức ở phần sau). Tôi cam đoan chúng sẽ đổi ý.

Một ngày nọ, thấy tôi đang nghiền trái cây, một đứa bạn của con trai tôi liền hỏi tôi đang làm gì. Tôi trả lời nhưng nó rất ngạc nhiên và đáp: "Sao cơ? Chính bác làm tất cả những cái này à?"

Món da trái cây có thể được là từ trái cây tươi, trái cây đông lạnh đã được rã đông hoặc thậm chí là trái cây khô đóng hộp. Nếu bạn sử dụng trái cây tươi hãy chọn loại chín và có chất lượng tốt. Thật ra loại trái cây chín hơi quá cũng thích hợp để chế biến món Da Trái Cây, tùy vào hương vị và vị ngọt của nó. Hầu hết các loại chuối đen và đào chứa nhiều nước chín hơi quá thì tuyệt vời đối với món Da Trái Cây.

Phần da có thể được làm từ trái cây đã được chế biến hoặc ở dạng thô. Việc chế biến trái cây có thể làm mất các chất dinh dương nhưng da được làm từ trái cây đã qua chế biến thì tươi và bóng loáng. Hãy thử một trong số chúng và chọn lựa loại cho riêng mình.

Dụng cụ làm khô trái cây thường đi với một cái khay nhựa có thể tái sử dụng được dùng để chế biến món Da Trái Cây, hoặc một cái khay có thể được mua riêng biệt. Làm theo những chỉ dẫn làm khô món Da Trái Cây trong cuốn sổ tay về dụng cụ làm khô thức ăn mà bạn có.

Phương pháp chế biến món da trái cây trong lò hấp

Chuẩn bị tấm phủ bánh quy dẹt hoặc tấm phủ phẳng dùng để nướng có kích thước 10 x 15 có khăn choàng ở ngoài.

Viền tấm choàng dưới lớp khăn giấy và phủ hết cả 4 mặt để ngăn nó bị bùng và bao hết vùng viền của tấm da, ngăn nó khỏi khô. Cách khác: thay vì phải viền khăn, bọc dụng cụ làm bằng chất dẻo lên viền và dưới tấm phủ để có đủ phần chùng thêm cho tấm khăn để giữ nó nằm đúng chỗ. Nếu bạn không muốn sử dụng bọc nhựa, bạn có thể chỉ cần bôi trơn bằng dầu hoặc xịt nước.

Rửa trái cây thật sạch sẽ. Bạn có thể gọt vỏ trái cây nhưng không nhất thiết phải làm như vậy. Thái hoặc chẻ nhỏ trái cây ra và cho vào máy xay để nghiền nhuyễn. Để phòng trường hợp mất màu, thêm một muỗng nước chanh nếu bạn muốn. Nghiền nhuyễn, thêm một lượng thật nhỏ nước hoặc nước ép nếu xét thấy cần thiết. Nếu như độ nhuyễn đạt được như mật đường hoặc nước xốt táo thì đạt yêu cầu. Hai chén (thêm hoặc bớt 1/4 chén) chất lỏng sệt mới được xay ra đủ cho một khẩu phần món Da Trái Cây.

Nếu như bạn muốn chế biến trái cây, đổ bột nhuyễn vào một cái chảo rồi đun sôi ở mức độ vừa phải. Khuấy đều. Khi nước sôi, tiếp tục khuấy, ngưng đun và để đấy trong 3-5 phút. Giữ lạnh ở nhiệt độ phòng.

Trải bột nhuyễn trái cây trên khăn phủ với độ mỏng l/4 đến 1/8. Lật nghiêng cái khay hoặc sử dụng dao bay để trải bột nhuyễn. Trải thật đều và phẳng để cho các mặt đều khô giống nhau. Ngăn phần bột thành 2. Nếu có quá nhiều bột, bạn nên dùng 2 tấm phủ. Bạn cũng có thể làm đông phần bột dôi ra để làm khô trong lần khác và khi bạn cần tới đơn giản chỉ cần làm tan chúng, trải ra giấy và để khô.

MÁCH BẠN: Bạn có thể tạo những hình vui trong khi trải phần da: Hình tròn, mặt hình gấu nhồi bông, cỏ 3 lá, hình trái tim... Dùng thêm bột trái cây màu hoặc hoa lá (sẽ được trình bày sau) để trang trí cho đẹp mắt. Hay đợi sau khi bột khô, bạn sẽ thấy dễ hơn để tạo ra những hình dạng đẹp mắt-xem phần Cắt món Da Trái Cây ở trang sau.

Làm khô món da trái cây

Phương pháp 1: Cho khay vào lò vi-ba mở khẽ cửa. Nếu bạn có lò hấp điện, hé cửa khoảng 2,5- 5cm. Nếu bạn có lò hấp gấp, hé cửa khoảng 15- 20cm. Giữ lò ở nhiệt độ 115-120 độ F. Làm khô trong khoảng 6-8 giờ. Sau đó kéo tấm khăn phủ ra và làm khô trong 6-8 giờ nữa.

Làm khô món da trái cây

Phương pháp 2: Cho khay vào lò (hé khẽ cửa) đã được hâm nóng ờ nhiệt độ 1750F (790C) trong 3 giờ. Nếu như ở phần đáy không khô, khuấy nhẹ và tiếp tục làm khô.

Làm khô món da trái cây

Phương pháp 3: Cho khay vào lò (đóng cửa) được hâm nóng trước ở 275 độ F (1350C) trong vòng 30-35 phút. Sau đó tắt lô, đóng lò lại và để khô suốt đêm hoặc trong vòng 8- 10 giờ.

Làm khô món da trái cây

Phương pháp 4: Bạn cũng có thể làm khô Món Da Trái Cây dưới ánh mặt trời nhưng mất khá nhiều thời gian, từ 1-3 ngày tùy theo nhiệt độ và độ ẩm. Cảnh giác với côn trùng bằng cách lấy khăn hoặc lưới đậy lại. Sau khi món này khô, để nó ở nơi 200 độ F (930C) trong 45 phút trước khi làm lạnh và cất trữ.

Món Da Trái Cây hoàn toàn được làm khô khi nó dễ uốn và bốc ra khỏi tấm phủ. Nên nhớ, làm khô hơi quá bao giờ cũng tốt hơn là làm khô chưa tới. Phần da càng khô thì ta càng giữ được lâu, vì vậy nếu bạn muốn phần da vẫn còn sử dụng tốt trong vòng nhiều tháng thì hãy làm khô nó cho đến khi nó không còn dính và khô hoàn toàn.

MÁCH BẠN: Món này rất tốt khi được tái thủy hợp. Sử dụng chúng như một thành phần tăng hương vị dùng cho ngũ cốc, sữa chua, đậu hũ, nước uống... Những lát mỏng da trái cây rất thích hợp để trang trí cho các món khác.

Cuộn món da trái cây

Bạn có thể cuộn món Da Trái Cây để nó trông có vẻ giống như món trái cây ăn nhanh đóng hộp bán tại siêu thị. Đơn giản bạn chỉ cần cuộn nó lại tương tự như cái túi ngủ. Phần da sẽ dễ dàng hơn để cuộn nếu nó vẫn còn hơi ấm. Bạn cũng có thể cuộn nó lại mà không cần dời tấm chất dẻo nhưng khi cuộn thành những phần nhỏ cho trẻ, thì tuyệt nhiên không nên dùng tấm chất dẻo mà đặt lên một tệp giấy sáp và cuộn lại. Rồi cắt nó thành những mảnh đơn nhỏ có chiều rộng khoảng 2,5cm. Việc cắt da sẽ dễ hơn nếu dội qua bằng nước lạnh trước.

Cắt món da trái cây

Thay vì cuộn, bạn có thể cắt món Da Trái Cây khi nó đang còn hơi ấm thành từng miếng hình chữ nhật. Cách khác: bạn có thể cắt phần da thành các kiểu và sử dụng để trang trí.

MÁCH BẠN: Với món Da Trái Cây, bạn có thể ghi chữ trẻ hoặc số năm sinh của trẻ để trang điểm lên bánh. Bạn cũng có thể sử đụng các loại khuôn để tạo chữ hoặc số một cách chuyên nghiệp. Hãy sử dụng dao sạch hoặc vật cắt pizza để cắt phần da được dễ dàng nhưng nhớ đặt trước nó trên giấy sáp lên trên các tạp chí cũ hay lên trên nhiều tầng báo để bảo vệ bề mặt bàn ăn. Sao chép các bức hình trong sách mà con bạn thích để đậy lên món Da Trái Cây. Cách khác: sử dụng các Hình Đơn giản ở phần sau. Trước khi làm khô, bạn có thể thêm thuốc màu thực phẩm vào các loại bột nhuyễn trái cây có màu nhạt như táo hoặc chuối bằng những màu quen thuộc như màu tía của khủng long ảo hay màu xanh của cây thông Noel.

Cất trữ món da trái cây

Cho từng khẩu phần món Da Trái Cây vào những túi nhỏ đựng nhựa đựng sandwich rồi cột chặt để trong túi càng ít không khí càng tết. Cho lần lượt từng túi vào cái túi lớn chứa máy ướp lạnh. (đây là phương pháp Túi Đựng Nhựa). Bây giờ bạn có thể thoải mái mở túi lớn ra mà không phải lo bánh trong các túi nhỏ tiếp xúc với không khí hay chất ẩm. Nến cất theo phương pháp này ở nơi lạnh (khoảng 50 độ F), khô, tối thì sẽ giữ được bánh lên đến 2-4 tuần. Còn nếu muốn cất lâu hơn thì hãy ướp trong tủ lạnh (giữ được 2 tháng), trong máy ướp lạnh (giữ được 3-4 tháng).

Công thức làm món da trái cây

Món này dường như sự kết hợp của rất nhiều thứ: Trái cây, hương vị, hoa lá trang trí... Táo là loại trái cây rất thích hợp để làm món Da Trái Cây do hàm lượng chất pec-tin có trong nó giúp làm đông dính bột nhuyễn trái cây. Một số loại trái cây như giống cam quýt, quả việt quất chứa quá nhiều nước nên không thể sử dụng riêng mà phải kết hợp với quả táo hoặc các loại trái cây khác để tăng thêm hương vị. Quả lê có kết hợp với táo hoặc quả dứa mà sấy khô là thích hợp nhất.

Kết hợp nhiều loại trái cây để làm món Da Trái Cây

Các loại bột nhuyễn trái cây sau đây có mùi vị rất ngon khi được kết hợp với nhau để làm món Da Trái Cây:

Táo – chuối

Chuối – quả anh đào

Quả đào – việt quốc

Táo – dâu tây

Anh đào – dứa

Quả đào – quả mận

Táo – một loại anh đào

Quả xuân đào – dứa

Lê – táo

Táo – mơ

Quả xuân đào – quả mận

Lê – dứa

Táo – đào

Dâu tây – đào

Táo – cam

Dâu tây – dứa

Táo – một loại trái cây khác

Quả mơ – quả mận

MÁCH BẠN: Thêm một ít nước vắt có chứa vitamin C vào một loại trái cây có màu nhạt như đào, lê, chuối... để chúng không biến thành màu nâu.

Chế biến món Da Trái Cây Táo theo cách đơn giản nhất: Mở chai chứa nước xốt táo, trải ra lớp khăn giấy rồi để khô.

Cách khác: Cho 1/4 muỗng cà phê bột quế vào nước xốt táo trước khi làm khô. Cách khác: pha nước xốt táo với một lượng l13g trái cây củ trẻ em như đào, quả mơ, mận khô...

Chế biến nhanh món Da Trái Cây dâu tây

Làm tan một gói dâu tây đông lạnh. Sử dụng máy xay để nghiền dâu tây. có thể cho nước hoặc nước ép trái cây vào cho đến khi dâu thật nhuyễn rồi làm khô.

Chế biến món Da Trái Cây xoài

Nghiền nhuyễn 2 chén xoài rồi làm khô.

Món Da Trái Cây bí ngô theo kiểu Đèn ma trơi

Dùng hộp bí ngô khoảng 448g trộn vào 1/2 chén mật ong hoặc nước si-rô từ cây thích và thêm 1/2 muỗng cà phê gia vị làm từ bí ngô rồi làm khô. Cắt thành hình dạng Đèn ma trơi rồi trang trí cho đẹp mắt.

Chế biến món Da Trái Cây từ trái cây đóng hộp

Mở hộp trái cây. Vắt trái cây lấy nước. Cho vào máy xay, thêm vào lượng nước vắt vừa đủ cho đến khi thật nhuyễn thì làm khô.

Thêm gia vị cho món Da Trái Cây

Trong khi pha trộn, có thể thêm vào một vài muỗng mật ong hoặc chất ngọt nào khác nếu như bạn muốn. Tuy nhiên, điều đó sẽ không còn cần thiết trong trường hợp trái cây đã chín và ngọt sẵn. Những chất gia vị như nước chanh, nước quả hạnh chiết, nước va-ni, quế, hạt nhục đậu khấu... đều có thể được sử dụng.

Trang trí món Da Trái Cây

Hạt hạch băm nhỏ, nho khô, dừa vụn... có thể được dùng làm đồ trang trí để rải lên trên món Da Trái Cây ở cuối giai đoạn làm khô. Ngoài ra, bạn cũng có thể cắt món Da Trái Cây thành những hình tưởng tượng được rồi trang trí lên.

Món Da Trái Cây Pinwheels

Sau khi phần da khô nhưng vẫn còn hơi nóng, trải một lớp mỏng thịt nhồi lên trên rồi cuộn lại. Cắt phần đã cuộn đó thành từng miếng nhỏ 1/2 hoặc 2,5cm. Công việc cắt này sẽ dễ dàng hơn nếu phần da đã cứng. Bạn có thể dùng đậu hũ pha ngọt, phô mai kem, bơ lạc, tahini, phô mai bằng sữa chua, mứt... Để nhồi vào chúng. Cất pinwheels trong tủ lạnh hoặc máy ướp lạnh. Có lẽ trẻ em (và thậm chí người lớn hơn) rất thích những hình xoắn của món ăn. Trông chúng rất ngon.


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý