Thực phẩm giúp giảm huyết áp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thực phẩm giúp giảm huyết áp

19/04/2015 01:17 PM
171

Hạ huyết áp cần phải dựa vào thuốc nhưng không thể phủ nhận một số loại thực phẩm cũng có hiệu quả bổ trợ cho việc hạ huyết áp.


Bình thường mọi người cho rằng rau cần có tác dụng bảo vệ huyết quản, hành trộn với đậu phụ có thể giảm sự tích tụ colesterol trên thành mạch máu, có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp; hành tây có thể giảm mỡ máu, đề phòng hình thành máu đông đạt hiệu quả bổ trợ giảm áp; giấm có thể giúp lưu thông huyết dịch, cải thiện triệu chứng của những người cao huyết áp; dưa hấu chứa nhiều thành phần hữu ích có thể điều tiết được sự căng huyết quản, bổ trợ huyết áp; flavonoid có trong nho cũng có thể giảm huyết áp. Ngoài những thực phẩm trên ra, nghiên cứu mới nhất đã phát hiện một số thực phẩm sau đây cũng có tác dụng hạ áp rất tốt:

1. Lòng trắng trứng gà

1. Lòng trắng trứng gà

Theo “Daily Mail” của Anh ngày 9/4 cho biết, một thạc sĩ của trường Đại học Cát Lâm TQ cùng với tổ nghiên cứu của mình đã hoàn thành 1 nghiên cứu và phát hiện lòng trắng trứng gà có thể hạ huyết áp.

Một thạc sĩ của khoa thực phẩm và dinh dưỡng – Học viện y học quân sự cũng cho nhà báo biết, thực ra vào năm 2009 một hạng mục nghiên cứu của trường Đại học Alberta Canada cũng đã phát hiện một loại chất protein có trong trứng gà có thể có tác dụng như thuốc hạ áp, chỉ là hạng mục nghiên cứu mới đây mới cho ra giải thích chính xác hơn. Thạc sĩ này cho biết, những người mắc bệnh cao huyết áp có thể thích hợp với món trứng luộc, nhưng mỗi ngày không nên ăn nhiều hơn 2 quả. Trứng gà rán đã qua nhiệt độ cao làm cho protein bị biến tính, lại còn có dầu mỡ, do đó không thích hợp với những người mắc bệnh cao huyết áp.

Cần nhắc nhở rằng, những người mắc bệnh cao huyết áp không được vì thế mà mù quáng bổ sung lòng trắng trứng, bởi vì trứng gà ăn nhiều sẽ làm tăng cholesterol, còn có hại cho sức khỏe, càng không được tự ý dừng thuốc để tránh ảnh hưởng đến bệnh tình.

2. Nước cam

Nước cam có chứa vitamin C, có tác dụng nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Năm 2010 Đại học Auvergne của Pháp đã nghiên cứu và phát hiện, mỗi ngày uống 2 cốc nước cam có thể hạ huyết áp. Các nhà khoa học đã phát hiện, những người đàn ông trung niên liên tục trong vòng 1 tháng mỗi ngày uống nửa lít nước cam, tương đương với 2 cốc, sẽ thấy huyết áp giảm xuống rõ rệt. Trong nước cam có chứa thành phần hữu ích chủ yếu là hesperidin, ngoài ra chất này còn có trong lá trà, hoa quả, đậu và cacao, nó có tác dụng bảo vệ sức khỏe.

Ngoài chất hesperidin được phát hiện trong nghiên cứu trên ra, vitamin C có trong cam có tác dụng chống oxy hóa, có tác dụng làm giảm sự xâm hại của các gốc tự do đối với huyết quản, hàm lượng kali phong phú trong nước cam càng bổ trợ cho việc hạ áp.

Nhưng các nhà khoa học cũng nhắc nhở, những người đang uống thuốc hạ huyết áp trước khi uống nước cam, nước bưởi, nước táo thì nên hỏi ý kiến của bác sĩ để phòng tránh những nước quả ấy làm giảm công hiệu của thuốc hạ áp.

Đồng thời mọi người cũng cần nhớ, nước cam phải uống loại quả tươi vắt hay ép lấy nước, bởi vì những loại nước cam đóng chai ngoài thị trường đều chứa hàm lượng đường rất cao bất lợi cho sự ổn định của đường huyết.

3. Hồng trà

Theo tạp chí “Tư vấn dinh dưỡng” của Anh, một nghiên cứu của trường Đại học Australia đã phát hiện, mỗi ngày uống 3 cốc hồng trà có thể hạ huyết áp rõ rệt. Một giáo sư và các đồng sự tại trường này đã tiến hành nghiên cứu so sánh hiệu quả hạ huyết áp của hồng trà, cà phê và placebo. Kết quả phát hiện mỗi ngày uống 3 cốc hồng trà, sau 6 tháng người tham gia thử nghiệm đã hạ huyết áp đến mức ổn định, điều này có nghĩa là những nguy hiểm của người mắc cao huyết áp và bệnh tim đã giảm 10%.

Vị giáo sư này còn cho rằng, buổi sáng uống hồng trà là tốt nhất, có thể thúc đẩy tuần hoàn máu trong cơ thể. Điều cần chú ý là uống hồng trà vào buổi sáng nhớ là phải sau khi ăn sáng, bởi vì trong lá trà có chứa cafein, khi bụng rỗng uống vào làm cho tràng vị phải hấp thu quá nhiều cafein, làm người xuất hiện các triệu chứng khó chịu như tim đập loạn, tiểu rắt. Ngoài ra, những người thần kinh yếu dễ bị ảnh hưởng của alcaloid không nên uống nhiều hồng trà.

4. Khoai lang tím

4. Khoai lang tím

Một nghiên cứu của một nhà khoa học trường Đại học Scranton – Mỹ đã phát hiện, mỗi ngày ăn khoai lang tím 2 lần có thể hạ huyết áp, có hiệu quả giống như khi ăn yến mạch, song lại không làm cho cơ thể phát phì, thích hợp với những người mắc cao huyết áp mà có cân nặng vượt tiêu chuẩn.

Người phụ trách nghiên cứu này cho hay, khoai lang tím có thể để cả vỏ rồi nướng lên ăn. Khoai rán hay chao dầu đều không có lợi cho sức khỏe, bởi vì dưới nhiệt độ cao của dầu mỡ rất nhiều thành phần dinh dưỡng đã bị phá vỡ.

Khoai lang tím tuy tốt nhưng thiếu protein và lipid, do đó trong chế độ ăn cần ăn thêm rau xanh, hoa quả và những thức ăn giàu protein. Hơn nữa, cách ăn khoai lang tím tốt nhất là để cả vỏ luộc ăn, không nên dùng lò vi sóng hay lò nướng để nướng bởi vì dưới nhiệt độ cao của vi sóng sẽ làm mất đi những chất có lợi trong khoai. Ngoài ra, những củ khoai mà có những chấm đen ngoài vỏ không nên ăn vì dễ bị ngộ độc.

5. Rong biển (tảo biển)

Trên “Tạp chí hóa học nông nghiệp và thực phẩm” của Mỹ đã viết, Trung tâm nghiên cứu thực phẩm của bộ nông nghiệp Ailen khi phân tích dữ liệu của 100 nghiên cứu liên quan đã phát hiện, thường xuyên ăn rong biển có khả năng hạ huyết áp và đề phòng bệnh tim. Bởi vì trong rong biển có peptid hoạt tính sinh vật quan trọng trợ giúp hạ huyết áp, tác dụng của nó giống như thường xuyên uống thuốc hạ huyết áp.

Những thực phẩm rong biển chủ yếu bao gồm: rong biển xanh, rong biển tím. Ngoài ra trong sữa bò cũng có chứa nhiều peptid hoạt tính sinh vật. Người phụ trách nghiên cứu đã kiến nghị, những người mắc bệnh cao huyết áp có thể dùng rong biển hầm với đậu phụ, có tác dụng bổ trợ với việc hạ áp.

Ngoài ra trong rong biển chứa hàm lượng muối tương đối nhiều, do đó không nên ăn quá nhiều, một tuần tốt nhất không nên ăn nhiều hơn 2 lần.

6. Ớt

Một giáo sư Thạc sĩ của Học việc khoa học cuộc sống thuộc Đại học Trung văn Hồng Kông đã nghiên cứu và phát hiện, capsaicin có trong ớt có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp và mỡ máu, giảm nguy hiểm của “sát thủ số 1 toàn cầu” đó là bệnh tim.

Một giáo sư khoa Tim Học viện nhân dân Đại học bắc Kinh chỉ ra, capsaicin có trong ớt có thể làm cho mạch máu giãn nở rõ rệt, đồng thời thực hiện hiệu quả hạ áp. Tuy nhiên, mỗi ngày ăn bao nhiêu ớt mới có thể “tránh xa bác sĩ nội tim”, điều này còn đang là vấn đề cần nghiên cứu sâu hơn nữa.

Vị giáo sư này nhắc nhở, capsaicin có thể thúc đẩy nhu động ruột, huyết dịch lưu động và niêm dịch phân tiết, có tác dụng kích thích ruột, do đó những người bị viêm dạ dày hay loét dạ dày thì không nên ăn nhiều ớt.

7. Quả kiwi

Học viện trực thuộc Đại học Oslo có một nghiên cứu mới nói rằng, mỗi ngày ăn 3 quả kiwi có thể hạ huyết áp, hiệu quả còn rõ rệt hơn so với ăn táo. Trong nghiên cứu mới này, các nhà khoa học đã nghiên cứu 50 người đàn ông và 68 người phụ nữ có độ tuổi bình quân 55 tuổi. Kết quả phát hiện, mỗi ngày ăn 3 quả kiwi hiệu quả hạ huyết áp rõ rệt hơn so với mỗi ngày ăn 1 quả táo. Bởi công hiệu hạ huyết áp của quả kiwi chính là do nó có chứa nhiều chất Lutein – một loại chất chống oxy hóa.

Một chuyên gia về bệnh tim cho rằng trong “thực đơn 5 loại hoa quả rau xanh mỗi ngày” tốt cho bệnh tim nên bao gồm quả kiwi.

Song có 2 vị chuyên gia Trung Quốc lại nhắc nhở rằng, trong nghiên cứu này không nói rằng quả kiwi là một loại quả thần kỳ, những người mắc bệnh không được mù quá dựa vàng nghiên cứu này mà bổ sung chất Lutein một cách mù quáng.

8. Vang đỏ không chứa ancol

Mạng tin tức Focus của Mỹ đưa tin, một nghiên cứu của Đại học Barcelone của Tây Ban Nha lần đầu tiên phát hiện ra, những người đàn ông có nguy cơ bệnh tim cao mỗi ngày nên uống 2 ly rượu vang đỏ không chứ ancol, sau 4 tuần nguy cơ bệnh tim và bệnh trúng phong sẽ giảm xuống rõ rệt.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, cồn có trong rượu vang đỏ thông thường có thể làm trở ngại cho việc hạ áp, do đó chỉ uống loại rượu vang đỏ không chứa ancol độ cồn không vượt quá 0,5% mới có thể có hiệu quả hạ áp nhất định. Trên thực tế, rất nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy, mỗi ngày uống 1-2 ly rượu vang rất có lợi cho tim và huyết áp.

9. Nước củ dền tím

“Daily Mail” của Anh ngày 15/4 đưa tin, trên Tạp chí hiệp hội tim của Mỹ đã đăng một nghiên cứu mới nhất của Anh nói rằng thường xuyên uống nước của dền tím có tác dụng hạ huyết áp.

Nghiên cứu mới này đã phát hiện, những người mắc bệnh cao huyết áp mỗi ngày uống khoảng 227g nước củ dền tím có thể hạ huyết áp khoảng 7%. Sau 3-4 tiếng uống nước của dền hiệu quả hạ áp đạt tốt nhất và hiệu quả có thể duy trì đến 24 tiếng.

Chuyên gia đã chỉ ra rằng, nước củ dền có chứa các vitamin C, vitamin K, chất xơ thực phẩm và nhiều thành phần khác có lợi cho sức khỏe của tim, có tác dụng giảm mỡ, giảm kali. Vị chuyên gia này còn giới thiệu, củ dền thường thấy nhiều ở khu vực miền Nam nước Anh, nghiên cứu này đã chỉ ra các dùng mới cho củ dền.

Trong củ dền có chứa lượng lớn Anthocyanidin có tác dụng chống oxy hóa, thanh trừ oxy gốc tự do trong huyết dịch, có lợi cho sức khỏe huyết quản. Nhưng vị này cũng nhắc nhở, trong củ dền chứa lượng đường rất cao, uống nhiều có thể tăng đường huyết, do đó nên dùng vừa phải.

 

Thực phẩm phòng và trị cao huyết áp

Bệnh nhân cao huyết áp nên tăng cường ăn đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, cá thu, cá trích..

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên đến 87% ở người bị cao huyết áp do cholesterol cao, ít bổ sung vitamin A và vitamin E. Vì thế bác sĩ khuyên mọi người nên bổ sung vitamin trong bữa ăn hàng ngày để phòng và trị chứng cao huyết áp.

Cụ thể một số thực phẩm quen thuộc như:

1. Vitamin E: 

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng nam giới dùng hơn 30 đơn vị vitamin E giảm 37% nguy cơ bệnh tim mạch. Những người muốn giảm cao huyết áp bằng vitamin E nên sử dụng 800 đơn vị vitamin E tự nhiên mỗi ngày.

Một số thực phẩm chứa vitamin E có nguồn gốc thiên nhiên như: đậu tương, giá đỗ, vừng, lạc, mầm lúa mạch, hạt hướng dương, dầu ô-liu...

Hạt hướng dương giúp phòng và trị cao huyết áp. Ảnh:

Hạt hướng dương giúp phòng và trị cao huyết áp. Ảnh: Thaphimex.

Y văn thế giới ghi rõ, vitamin E là chất chống ôxy hóa. Nó có tác dụng ngăn ngừa các tế bào mỡ trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và cao huyết áp, bảo vệ các động mạch khỏi ảnh hưởng của cholesterol LDL bị ôxy hóa. 

2. Vitamin C: 

Trong thiên nhiên, vitamin C có trong hầu hết các loại rau quả tươi. Thông thường, các loại rau quả trồng ở nơi đủ ánh sáng có hàm lượng chất này cao hơn.

Vitamin C có tác dụng bảo vệ các mạch máu, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, cao huyết áp. Hơn nữa sự có mặt của vitamin này giúp ngăn ngừa ảnh hưởng của các gốc tự do có hại cho thành mạch máu, làm lành vùng thành mạch bị tổn thương, ngăn hình thành mảng bám tại những nơi có vết thương và tăng lượng cholesterol tốt HDL. 

Các nhà nghiên cứu khuyên những người bị cao huyết áp dùng lượng vitamin C tối thiểu là 2.500 mg mỗi ngày.

3.Vitamin A: 

Vitamin A được tìm thấy ở nhiều nguồn thực phẩm như: cá thu, cá trích, những loại quả màu vàng và rau xanh sẫm có chứa một lượng tiền vitamin A lớn.

Nên bổ sung cá vào khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị huyết áp. Ảnh: wp.

Nên bổ sung cá vào khẩu phần ăn hàng ngày để hạn chế nguy cơ bị huyết áp. Ảnh: wp.

Vitamin A giúp hòa tan chất béo và ngừa cholesterol xấu LDL do có tác động tích cực đến các tế bào mỡ.

Lưu ý: Dùng vitamin A với liều lượng cao rất nguy hiểm. Vì thế bệnh nhân cao huyết áp muốn chỉ nên dùng 5.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày.

4. Vitamin "tinh thần", đó chính là giấc ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày: 

Một nghiên cứu mới đây cho thấy thiếu ngủ và tình trạng căng thẳng kéo dài là tác nhân làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Các nhà khoa học trường Đại học Y Harvard ở Boston, Mỹ, đã chứng minh, huyết áp có thể được kiểm soát bằng "phương thuốc" đơn giản là tăng thêm thời gian ngủ. Cụ thể đối với người có dấu hiệu bị cao huyết áp chỉ cần đi ngủ sớm hơn một tiếng đồng hồ vào ban đêm sẽ phục hồi được sức khỏe trong vòng 6 tuần.

Nghiên cứu này được đăng trên trang Journal of Sleep Research. Qua đây, các nhà khoa học đề nghị ngành y tế nên đưa loại "vitamin ngủ" này vào quy định điều trị chứng cao huyết áp.
 

9 lời khuyên dinh dưỡng cho người huyết áp cao

Người cao huyết áp cần hạn chế rượu, dè chừng muối ăn, ít ăn thịt, tăng cường sử dụng bơ thực vật, ngũ cốc nguyên vỏ lụa, bổ sung nhiều rau quả chứa kali, sữa đã gạn kem...

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM, cho biết chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều chất béo, ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc lá… là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tăng huyết áp hiện nay.

1. Hạn chế uống rượu

Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế rượu, không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.

2. Tăng cường sử dụng với bơ thực vật

Nhất thiết phải tránh xa chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần thay bơ động vật bằng bơ thực vật.
Nên thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Ảnh: myhealthmy
Nên thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu hoặc bơ thực vật. Ảnh: myhealthmy
 3. Không để cân nặng 'vượt chuẩn'

Thừa cân là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép, chứng cao huyết áp sẽ dễ xuất hiện. Vì thế khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.

4. Cảnh giác với muối ăn

Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng  nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp... vì chúng rất nhiều natri. Bên cạnh đó cũng nên dè chừng muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.

5. Hạn chế ăn thịt

Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).

6. Chọn những phương thức nấu ăn toàn

Cần chọn những cách nấu ít chất béo nhất mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn. Tốt nhất nên làm chín thức ăn bằng phương thức luộc, hấp hoặc nướng. Hạn chế và tránh ăn chiên, xào đồ ăn.

7. Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo

Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.

8. Sử dụng nhiều với ngũ cốc nguyên vỏ lụa

Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.
Người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Ảnh: webmd
Người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Ảnh: webmd


 9. Bổ sung nhiều rau quả chứa kali

Nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho cơ thể để có được một sức khỏe tốt nhất. Đối với những người có huyết áp cao, bên bổ sung nhiều hoa quả chứa kali như hoa quả khô, chuối...



Chữa bệnh huyết áp thấp ở bà bầu an toàn hiệu quả
Nguyên nhân hạ huyết áp
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Thức ăn dành cho người bị bệnh huyết áp thấp



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý