Cách nấu canh rau đay mồng tơi

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách nấu canh rau đay mồng tơi

19/04/2015 01:17 PM
287

Gần đây trời nắng nóng, thời tiết này mà được ăn món canh cua mồng tơi rau đay thì hẳn cả gia đình ai cũng tươi tắn, mát mẻ ^^




CANH CUA RAU MỒNG TƠI

   * Nguyên liệu:

  • 1bó rau đay
  • 1trái mướp nhỏ
  • 1bó rau mồng tơi
  • 1 kg cua đồng
  • 1muỗng muối trắng
  • 1chén  mắm tôm nhỏ
  • ớt, tỏi, củ hành khô

 Cách làm:

  • - Cua đồng: khi mua bạn nhờ người bán làm sạch, xay nhuyễn thịt cua tại chỗ. Phần mai bạn đem về nhà, lấy gạch cua để riêng vào một chén nhỏ, ướp 1 ít muối. Cho phần thịt cua đã xay nhuyễn vào 1 tô nước lạnh, thêm 1/2 muỗng cà phê muối.Dùng tay trộn và bóp cho cua tan, lọc lấy nước cua bằng đồ lọc. Bỏ xác cua.
  • -  Rau đay, và rau mồng tơi lặt lấy lá non, ngâm qua nước muối, để ráo rồi xắt nhỏ.
  • -  Mướp gọt vỏ, xắt thành từng miếng xéo.
  • -  Cho nước cua vào nồi, dùng đũa khuấy đều lên một lượt, rồi nấu sôi. Lưu ý khi đun, canh chừng để lửa vừa phải, không để nước sôi lớn, thịt cua sẽ tràn ra ngoài. Khi cua đã kết tụ và nổi màng thịt dày thì lần lượt cho mồng tơi, rau đay, mướp vào.
  • -  Khuấy 1 muỗng mắm tôm với lượng nước lã vừa đủ, cho vào nồi. Tăng lửa lên một chút để nồi canh sôi lên, nêm lại với muối và một ít bột ngọt.
  • - Cho dầu ăn vào chảo, bắc lên bếp đợi nóng lên, cho củ hành khô xắt nhỏ vào phi vàng, rồi cho gạch cua vào, đảo đều tay cho đến khi gạch cua chín đều.
  • -  Đổ phần gạch cua vừa chín vào nồi canh.

 CANH CUA RAU MỒNG TƠI

Món ăn ngon, mát cho ngày nắng nóng. Ảnh: E Food

  • -  Món này ăn với cơm, kèm cà pháo muối, mắm tôm trộn với tỏi, ớt giã nhuyễn và một chút nước cốt chanh.

Chúc các bạn cuối tuần nhiều niềm vui và hạnh phúc.

Cách 2:

Dưới đây là một số gợi ý cho món canh rau đay mồng tơi:

Nguyên liệu:  

  • Rau mồng tơi: 1 mớ
  • Rau đay: 1 mớ
  • Mướp: 1 quả
  • Tôm (cua)
  • Gia vị vừa đủ

Thực hiện:

  1. Mồng tơi, rau đay nhặt lấy phần lá và ngọn non. Rửa sạch.
  2. Mướp gọt vỏ thái nhỏ.
  3. Cua làm sạch lọc lấy nước, bỏ phần xương. Gỡ phần gạch cua riêng ra bát.
  4. Bắc nồi nước cua đã lọc đun. Khoảng 5 phút thì lấy đua ngấy đều cho nổi màu cua lên. Phi thơm phần gạch cua rồi đổ vào nước nấu.
  5. Đun nước nấu sôi đều. Tiếp cho rau mồng tơi và rau đay vào đun tiếp.
  6. Nêm gia vị vào rồi bắc ra khỏi bếp.
  7. Múc anh ra bát và ăn luôn thôi. Nhanh kẻo hết nào.

Mách nhỏ:

Rau vừa chín tới, tránh để rau nhũn sẽ không ngon.

Khi đun nước nấu tránh đun to phần màu cua sẽ trào. Món này ăn với cà muối chua thì ngon hết ý.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

13 công dụng chữa bệnh không ngờ của rau mồng tơi

 Rau mồng tơi còn có các tên mùng tơi, tầm tơi, tên Hán là lạc quỳ, chung quỳ, yên chi thái, đằng thái. Theo Đông y, mồng tơi có vị chua ngọt, không độc, tính lạnh, có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, hoạt tràng... Dùng mồng tơi chữa táo bón, đái dắt, kiết lỵ, làm đẹp da... vô cùng hiệu quả.
 

1. Loại rau tốt cho người tiểu đường:
Rau mồng tơi giúp thải chất béo nên rất tốt cho người có mỡ và đường máu cao.

 

2. Trị núm vú sưng:
Dùng rau mồng tơi giã nát đắp chữa vú sưng, nứt, giải độc.

 

3. Trị táo bón:
Ăn rau mồng tơi hàng ngày giúp nhuận tràng rất tốt. Nếu bị táo bón có thể dùng bài thuốc sau: Lấy 500g mồng tơi cho mắm muối, tương, giấm nấu thành canh ăn cơm hằng ngày. Sử dụng vài ngày là đại tiện sẽ thông.

 

4. Trị đái dắt:
Rau mồng tơi sắc nước uống trong ngày có thể trị được bệnh đái dắt.

 
5. Trị tiểu buốt: Hái lá mồng tơi từ sáng sớm lau sạch cho vào cối giã nát, vắt lấy nước cốt pha thêm một ít nước sôi để nguội cho vài hạt muối rồi uống. Bã dùng để đắp vào bụng dưới (chỗ bàng quang) chỉ sau vài lần là khỏi.

 

6. Tăng sữa cho sản phụ sau sinh:
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ… Món ăn nấu từ mùng tơi với gà ác, đậu đen ninh nhừ ăn nóng sẽ giúp sản phụ nhiều sữa, mau hồi phục sức khỏe lại có làn da hồng hào, tóc đen mượt.

 

7. Làm đẹp da:
Lá mồng tơi còn có tác dụng dưỡng da. Ăn rau mồng tơi giúp lưu thông khí huyết, nhuận tràng giúp da dẻ mịn màng, tươi trẻ. Hoặc để dưỡng da, làm mịn nếp nhăn ở mặt, chống thô ráp có thể lấy vài lá mồng tơi non giã lấy nước cốt, cho vài hạt muối, thoa đều lên mặt vài lần trước khi đi ngủ.

 

8. Trị vết thương, trị đau nhức xương khớp:
Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

 

9. Chữa yếu sinh lý:
Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.
10. Chữa khó chịu, hơi thở nóng: Khi người khó chịu, mũi thở ra hơi nóng thì nấu canh rau mồng tơi thái nhỏ với cua đồng giã nát ăn vào các buổi trưa, rất công hiệu.
11. Trị trĩ: Lấy một nắm lá mồng tơi rửa sạch, giã nát nhuyễn cùng vài hạt muối đắp vào chỗ trĩ sưng, đồng thời nấu canh mồng tơi ăn với cá diếc (ăn cả nước và cái), rất hiệu nghiệm.
12. Trị đầy bụng: Rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, khoai sọ 1 củ (bóc vỏ thái nhỏ) nấu canh ăn vài ba ngày. Hoặc dùng 4 loại rau sau đây với lượng bằng nhau nấu canh: mồng tơi, đay, rau khoai, rau má.
13. Giảm chất béo, cholesterol: Chất nhầy của rau mồng tơi có tác dụng hấp thu cholesterol: cholesterol nội sinh và ngoại sinh đều bị giữ lại trong ruột. Vì cholesterol bị khóa hoạt tính nên chất béo trong thực phẩm không ngấm được qua màng ruột, cholesterol sẽ bị thải ra ngoài qua phân. Người mập phì muốn giảm thân trọng nên ăn rau mồng tơi vì nó có khả năng sinh nhiệt thấp, lại thông tiểu và nhuận tràng.

Tác dụng của rau đay

Rau đay là loại rau được dùng phổ biến trong mùa hè. Ngoài công dụng là một món canh ngon, mát trong những ngày nóng nực, rau đay còn là vị thuốc chữa một số bệnh thông thường.

rau đay

Canh cua rau đay có tác dụng giải nhiệt, bổ sung can xi. Ảnh: internet

Nghiên cứu phân tích thành phần hóa học cho thấy, trong rau đay có Ca 498mg%, P 93mg%, Fe 3,8mg%, K 650mg%, acid ôxalic 870mg%, vitamin B1 0,24mg%, vitamine B2 0,76mg%, vitamin C 168mg%, vitamin A 7,940 đơn vị, vitamin E 141. Trong hạt của quả rau đay có chứa nhiều glycoside khác nhau, nhưng chủ yếu là corchorosid và olitorisid.

Theo Đông y, rau đay có vị cay, tính lạnh, không độc, có công dụng giải nhiệt, nhuận tràng, tiêu đàm, cảm nắng,…

Một số bài thuốc áp dụng:

Canh giải nhiệt: Rau đay (không kể liều lượng) nấu với rau mồng tơi, cua đồng ăn với cơm hàng ngày có tác dụng giải nhiệt, dễ tiêu, bổ sung can xi, thích hợp trong điều kiện thời tiết nóng bức, người mệt mỏi, chán ăn.

rau đay

Rau đay hạ nhiệt cơ thể. Ảnh: internet

Nhuận tràng, chữa táo bón:

- Lấy 20g lá rau đay sắc lên lấy nước uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Uống 5 – 7 ngày.

- Rau đay, rau mồng tơi, lượng bằng nhau, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5-7 ngày.

- Rau đay, rau mồng tơi, rau lang, rau má, mỗi thứ 50g, nấu canh ăn ngày 1 lần trong 5 -7 ngày.

Chữa cảm nắng nhẹ: Lấy một nắm rau đay tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống, còn bã đắp vào hai bên thái dương. Làm vài lần trong ngày.  Hoặc có thể lấy từ 20g hạt rau đay sắc uống nóng cho toát mồ hôi ra.

Chữa phụ nữ sau sinh ít sữa: Tuần đầu tiên sau sinh mỗi ngày ăn từ 150 – 200g rau đay nấu canh vào các bữa ăn chính. Các tuần sau mỗi tuần ăn 2 lần, mỗi lần ăn từ 200 – 250g rau đay sữa ra đều và rất tốt.

 



Tác dụng của việc ăn rau mồng tơi
Hướng dẫn trồng rau mồng tơi tại nhà
Cách nấu canh riêu cua rau đay ngon cho cả nhà ăn hết sạch
Cách trồng rau đay tại nhà cực đơn giản
Hướng dẫn làm canh cua mát lành ngày hè
Bà bầu có nên ăn cua đồng không?



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý