Sữa chua và bơ sữa cho bé

seminoon seminoon @seminoon

Sữa chua và bơ sữa cho bé

18/04/2015 10:40 AM
448

Phô mai

Phô mai là một loại thực phẩm thuận tiện và làm cho trẻ dễ ăn. Giống như sửa và sữa chua, phô mai chứa lượng chất đạm và can xi cao. Phô mai tự nhiên và phô mai làm từ sữa đã gạn kem rất tất cho trẻ. Nên nhớ rằng, trẻ cũng cần chất béo, do đó, bạn nên mua phô mai làm từ sữa cho trẻ.

MÁCH BẠN: Cho một lượng nhỏ phô mai vào chén súp của bé, để bé xem chúng tan ra.

Chỉ nên mua phô mai tự nhiên

Các loại phô mai chế biến chỉ chứa 51% phô mai thật. Do đó, bạn nên mua các sản phẩm mang nhãn hiệu "phô mai chế biến", "phô mai để phết lên bánh" hoặc phô mai dùng để chế biến thức ăn. Khi mua phô mai, kiểm tra vỏ bọc cân thận và nhớ xem kĩ hạn dùng. Không nên mua loại phô mai cũ. trông khô và bị nứt. Nên mua loại phô mai có màu sắc đồng đều nhau. Phô mai trắng (phô mai ricota) trở thành màu vàng khi đã cũ. Tránh mua loại phô mai có bề mặt trơn, vì đây là loại phô mai đã được hâm nóng lại.

Cất giữ phô mai

Phô mai nên được cất giữ trong các thùng hàng kín, bọc bằng lá nhôm, hoặc cất trong các túi nhựa để trong tủ lạnh.

LƯU Ý: Bỏ ngay các loại phô mai bị mốc, mặc dù thỉ bị mốc một ít. Các chuyên gia nói rằng, sẽ không có vấn đề gì, nếu bạn cắt bỏ phần bị mốc và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, tôi muốn nói rằng đừng bao giờ để trẻ ăn loại phô mai này.

Phô mai có thể được đông lạnh trong túi nhựa kín hay trong thùng hàng. Các mẩu phô mai đông lạnh được cắt khoanh, không quá 0,22kg. Photmat cứng, dễ vỡ, phô mai mềm dễ tách rời. Phô mai làm từ sữa và phô mai ricota đông lạnh dùng bằng Đơn vị thức ăn. Phô mai đông lạnh dành cho trẻ từ 4-6 tháng tuổi. Để phô mai trong tủ lạnh để bảo đảm dùng phô mai tan chảy trong vài ngày.

Một số mẹo về phô mai

Phô mai dễ dàng được lát mỏng bằng dao cùn. Làm ấm dao dưới nước nóng để dễ dàng lát mỏng phô mai.

Khối phô mai lớn sẽ rẻ hơn, khi bạn mua phô mai nhỏ. Sau đó, bạn dùng Túi nhựa lồng vào nhau, đặt phô mai vào, rồi đông lạnh chúng. Phô mai mềm (phô mai làm từ sữa, phô mai ricota), có thể mua khối lớn, rồi đông lạnh nó.

Phết dầu hoặc bơ lên bàn xát hay phun dầu lên rồi mài phô mai. Bàn xát cũng dễ dàng được lau sạch sau khi dùng.

Phô mai mềm có thể được mài xát dễ dàng hơn, nếu chúng ta để nó đông lạnh khoảng 15-30 phút.

Các khoanh phô mai nhỏ có thể được mài với máy ép tỏi. Dùng dụng cụ gọt khoai để lấy đi phần phô mai dùng để tạo hình. trang trí.

Để tránh làm phô mai bị mốc, bạn bọc phô mai vào giấy trắng giữ ẩm với rượu táo trước khi đặt nó vào túi nhựa. đưa vào tủ lạnh. Một ít đường cho vào phô mai cứng, rồi đặt vào thùng hàng, giúp cho phô mai không bị mốc.

Cất giữ phô mai làm từ sửa, phô mai ricota, kem chua và sữa chua vào hộp bìa cứng lật ngược, rồi đưa vào tủ lạnh.

Khối phô mai sẽ nhanh chóng bị khô nếu không được cất giữ đúng cách. Để phô mai không bị khô, bạn ngâm chúng trong sữa chứa bơ. Ngoài ra, bạn có thể cắt một ít bơ phết lên bề mặt phô mai hoặc phun một ít dầu lên phô mai, để nó không bị khô.

Sữa bột không béo

Đây là loại sữa không kem, tiệt trùng có dạng bột. Loại sữa này không có mùi.

LƯU Ý: Chỉ nên dùng loại sữa bột KHÔNG Béo và không làm khô toàn bộ sữa, vì lượng cholesteron trong bột sữa có hàm lượng béo thấp, bị phân hủy trong quá trình sấy khô. Làm cho chất này trở thành chất có hại cho sức khoẻ.

Thêm vào loại thức ăn liền và thức uống cho thực phẩm của trê để thêm vào lượng chất đạm và canxi. Ngoài ra, bạn có thể dùng chúng để làm đặc sữa chua tự làm như hướng dẫn ở trang sau.

MÁCH BẠN: Trộn một thìa sữa bột không béo vào một cách Sữa không kem và trộn chứng cho đến khi mịn. Đây là cách để người lớn tuổi, không dùng nhiều chất béo, có thể dùng.

Cất giữ loại sữa bột không béo chưa mở hộp, ở nơi khô thoáng và bỏ ngay nếu hết hạn dùng. Nếu đã mở hộp, bạn nên cất nó vào lọ thủy tinh, để vào tủ lạnh. Sữa sẽ được báo quản và dùng trong vài tuần.

Loại sữa bột không béo có thể được trộn chung với nước (3 thìa sữa bột với một chén nước), sau đó bạn có thể uống chúng hoặc dùng để nấu ăn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng, vị của loại sữa này không như loại sữa thường. Cất giữ hỗn hợp sữa này trong hộp kín đưa vào tủ lạnh và dùng trong ba ngày.

Sữa chua

Ở chương này, tôi hướng dẫn bạn cách bảo quản sữa chua tốt nhất. Sữa chua đã có khoảng 1000 năm. Ngoài ra, nó còn là nguồn thực phẩm tốt cho trẻ và cho cả người lớn. Sữa chua là nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể, gồm: Canxi, Phốt-pho, kali, riboflavin, vitamin B12 và axit pantothenic. Người ta nói rằng, sữa chua có rất nhiều công dụng như ngăn ngừa bệnh ung thư, cao huyết áp và nhiễm trùng âm đạo. Ngoài ra, sữa chua còn giúp tăng cường hệ miễn dịch trong cơ thể.

Sữa chua là một loại sữa lên men chứa vi khuẩn sống. Không như các loại vi khuẩn "gây hại" khác, vi khuẩn có trong sữa chua rất thân thiện và có ích cho sức khoẻ. Chúng sinh sôi nảy nở ở nhiệt độ của cơ thể, sinh ra vitamin B trong ruột và tấn công các loại vi khuẩn gây hại ở ruột kết. Sữa chua làm dạ dày giảm đau và giúp tiêu hóa casein, một loại chất đạm có trong sữa. Ngoài ra, sữa chua còn giúp cơ thể tránh được nhiễm trùng dạ dày-ruột. Thực tế cho biết rằng, trẻ em thường xuyên ăn sữa chua, ít bị bệnh tiêu chảy hơn các trẻ không ăn sữa chua. Sữa chua là một loại thực phẩm cho trẻ dễ tiêu hóa.

Thuốc kháng sinh, có thể giết các vi khuẩn có lợi cho chúng ta. Người dùng thuốc kháng sinh nên ăn hai phần sữa chua một ngày, bắt đầu với lượng dùng đầu tiên và tiếp tục dùng cho đến 10 ngày sau. Thuốc kháng sinh sẽ không còn tác dụng nữa. Ngoài ra, thuốc kháng sinh làm cho vi khuẩn "gây hại" phát triển, làm cho trẻ bị bệnh tưa miệng và bị mắc phải các bệnh nhiễm trùng khác.

Bột Acidophilus trộn với sữa bột một lần một ngày rất có ích. Acidophilus là vi khuẩn rất tốt cho ruột, có trong sữa chua và có thể bị thuốc kháng sinh giết chết. Nếu bạn ở giai đoạn cho con bú, sữa bột có thể được trộn cùng với một ít nước và dùng vài lần một ngày. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho bé dùng sữa bột.

Bảng dùng thuốc kháng sinh cho bé

Sáng

Trưa

Tối

1

Thứ tư

2

Thứ năm

3

Thứ sáu

4

Thứ bảy

5

Chủ nhật

6

Thứ hai

7

Thứ ba

8

Thứ tư

9

Thứ năm

10

Thứ sáu

MÁCH BẠN: Bạn nên dán bảng này lên cứa tủ lạnh hay ở nơi nào đó trong nhà để thấy được lượng dùng thuốc kháng sinh của trẻ. Hãy nói rằng, bạn cho trẻ uống ba lần thuốc kháng sinh mỗi ngày và cho trẻ dùng trong 10 ngày tới. Trên giấy, bạn kẻ ra một bảng, có ba cột và mười dòng. Ghi và ba cột: "Sáng", "trưa" và "tối". Còn mười dòng thì ghi ngày: "Thứ Tư", "Thứ Năm", "Thứ Sáu"... Sau đó, viết lượng dùng thuốc kháng sinh của trẻ lên bảng. Báng này như một người nhắc nhở bạn cho trẻ uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng.

Đối với một số người không thể uống sửa có thể dùng sữa chua mà không gặp vấn đề gì vì sữa chua chứa ít lactoza hơn sữa. Vi khuẩn tiêu hóa lactoza. Lactoza là một loại đường sữa, gây ra bệnh tiêu chảy và bệnh sưng phù. Vi khuẩn có trong sữa chua sẽ tạo ra men lactoza, giúp cơ thể không bị thiếu chất này. Những người bị DỊ ỨNG với sữa không nên ăn sữa chua làm từ sữa bò. Tuy nhiên, họ có thể dùng sữa chua không làm từ sữa bò. Chúng ta đã nói phần này ở các trang trước.

Sữa chua ít béo có thể giúp cơ thể giảm chất béo bằng cách thay kem chua, kem trứng và bơ làm sữa. Các chất này có thể được thay thế một phần hoặc toàn bộ.

Cách mua sữa chua tốt cho sức khoẻ

Loại sữa này có giá rất đắt. Trước khi bắt đầu quyết định làm sữa chua, tôi mua hai hộp 896g để làm bánh kem. Giờ, tôi có thể tự làm sữa chua. Thay vì trả khoảng 65000 đồng cho khoảng 1792g sữa chua mua ở cửa hàng, tôi mua khoảng 1792g sữa với giá khoảng 19000 đồng, tự làm sữa chua và tiết kiệm được hơn 48000 đồng. Phần cuối của chương này có trong hướng dẫn cách tự làm sữa chua (trang sau).

Chỉ mua loại sữa chua với vi khuẩn còn sống. Bạn nên đọc kĩ các gói hàng trước khi mua. Một số loại sữa chua được tiệt trùng. Chính cách tiệt trùng này, giết chết các vi khuẩn có ích cho cơ thể. Nếu bạn thấy dòng chữ "tiệt trùng", "có độ ổn định" thì có nghĩa rằng "các vi khuẩn có lợi đều bị giết chết".

Không mua loại sữa chua cũ. Sữa chua còn mới tốt hơn sữa chua đã cũ. Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua. Mặc dù, sữa chua CHƯA MỞ HỘP có thể giữ trong tủ lạnh 10 ngày trước khi hết hạn dùng nhưng lượng vi khuẩn có ích sẽ bị suy yếu đi. Nếu bạn chuẩn bị mua sữa chua để tự làm sữa chua cho mình, bạn nên mua loại sữa chua còn mới.

Hãy mua loại sữa chua có hàm lượng sữa ít béo cho trẻ. Trẻ cần chất béo và bạn không nên cho bé kiêng chất béo cho đến khi bé được một tuổi. Đồng thời, chất béo trong sữa chua cũng giúp vi khuẩn có lợi khoẻ hơn. Hãy mua loại sữa chua không có chất phụ gia. Tránh mua loại sữa chua có đường, hương liệu, giêlatin (chất lỏng trong suất, không có vị dùng để chế ra thạch làm thức ăn) và các chất làm ngọt nhân tạo. Các chất phụ gia này sẽ cản trở các hoạt động của vi khuẩn. Đôi khi, một số loại sữa chua bán ở cửa hàng có thêm lớp kem ở bề mặt, chúng chứa hàm lượng chất béo rất cao. Bạn không nên mua những loại sữa chua này. Bạn chi nên mua loại sữa chua THÔNG THƯỜNG và thêm vào hương liệu của bạn.

Thêm vào hương liệu của mình. Các loại sữa chua ở cửa hàng thường có nhiều đường và các chất phụ gia, trẻ không cần những chất này. Trẻ sẽ thích dùng sữa chua thông thường, không có hương liệu. Bạn nên khuấy nhẹ hương liệu trong sữa chua vì nếu khuấy quá mạnh, bạn sẽ làm sữa chua trở nên đặc. Tốt hơn hết, bạn nên cho hương liệu vào sữa chua trước khi ăn. Còn nếu muốn thêm bột trái cây vào sữa chua, bạn phải thêm trước khi ăn vài giờ. Nếu tự làm sữa chua, bạn nên thêm hương vị SAU KHI nó được ủ.

Đông lạnh sữa chua

Bạn có thể đông lạnh sữa chua trong hộp hơn 6 tuần. Nếu không thể dùng sữa chua trong 5-7 ngày, bạn có thể đông lạnh nó, bọc kĩ càng và đặt vào hộp kín. Vi khuẩn trong sữa chua sẽ phát triển như các loại vi khuẩn đã nói ở các trang trước và có thể sống ở nhiệt độ đông lạnh.

Hiện nay, sữa chua đông lạnh có thêm hương vị rất phổ biến nhưng cũng có nhiều loại sữa chua bán ở cửa hàng cho thêm đường và các chất phụ gia. Bạn hãy tự mình làm kem sữa chua đông lạnh-xem hướng dẫn ở các trang sau.

Sữa chua có bơ

Loại sữa chua này không có gì cả ngoài sữa chua với chất lỏng (giống chất lỏng còn lại sau khi sữa chua đông lại, có màu vàng nhạt). Để làm loại sữa chua này, bạn chi dùng loại sữa chua bình thường, không dùng loại sữa chua có hương vị hay có chất gelatin.

Đặt sữa chua vào hộp. Loại sữa chua này có bán ở các cửa hàng nhưng bạn không nên mua chúng. Sau đó, dùng thiết bị lọc hay nồi hấp hơi để lọc đi phần chất lỏng sau khi sữa chua đã đông.

Đổ chao ra tô để lấy phần chất lỏng vàng đó. Bọc chao bằng giấy bọc nhựa và đặt vào tủ lạnh. Để cho phần này khô lại sau vài giờ. Sau khi đó, khuấy nó bằng thìa nhựa. Sau vài giờ, nó sẽ trở nên dày hơn. Qua một đêm, nó sẽ trở thành phô mai kem. Hãy giữ lạnh loại sữa chua này và bảo quản khoảng một tuần.

MÁCH BẠN. Đừng bỏ phần chao, vì chúng chứa nhiều canxi và các chất dinh dưỡng khác. Dùng ngay và dùng chung với thức uống có hương liệu.

LƯU Ý: Loại sữa chua này sẽ trở thành chất lỏng nếu bạn khuấy mạnh, do đó, bạn nên khuấy nhẹ như hướng dẫn.

Các hương vị có thể thêm vào sữa chua tự làm.

Khuấy nhẹ các hương vị sau, nếu không, sữa chua của bạn sẽ dày hơn và chảy ra:

Trái cây tươi-táo, quả mọng, đào, lê..., thái thành lát hoặc nghiền ra.

Trái cây đông lạnh, không đường, thái thành lát hoặc nghiền ra.

Mứt hoặc nước quả nấu đông.

Trái cây đóng hộp, rút hết nước, thái thành lát hoặc nghiền ra.

Trái cây trong lọ cho trẻ.

Táo thắng đường.

Trái cây khô, thái thành lát hoặc nghiền ra.

Dứa đóng hộp, rút hết nước, nghiền ra.

Mật đường.

Nước ngọt lấy từ nhựa cây thích.

Mật ong (cho trẻ hơn một tuổi).

Mật đường.

Vani

Mầm lúa mì.

Nước chanh.

Nước cam, dứa hoặc các loại trái cây đông lạnh khác.

Nước xốt táo, nước xốt mận hoặc các loại nước xốt trái cây khác.

Các loại hạt tốt.

Bơ lạc có kem dày.

Quả hạnh dày hoặc bơ quả hạch.

Bột vừng xay dày hoặc bơ hạt.

Carốt nấu chín, nghiền nát hoặc khoai lang (chia thành 1 hay 2 đơn vị thức ăn).

Mảnh dưa chuột thái hạt lựu.

Ngò tây thái nhỏ.

Quế.

Hạt đậu khấu.

Các thành phần tốt cho sức khoẻ (xem các trang sau).

Dành cho phụ huynh, không dành cho bé Xi rô làm từ kẹo (làm bằng bơ đun với đường).

Xi-rô sôcôla (hay hạt carob).

Sôcôla khoanh.

Xi-rô sôcôla/ bơ lạc.

Cà-phê và chất làm ngọt dùng liền.

Jamocha (xi-rô sôcôla và cà-phê dùng liền).

Bột cà-ri, nước xốt cay.

Tự làm sữa chua

Sữa chua tự làm ngon!

Bạn có thể tự làm sữa chua, phù hợp khẩu vị của mình. Nếu sữa không thích dùng sữa chua mua ở cửa hàng, bạn có thể tự mình làm lấy. Sữa chua tự làm rất ngon và không có vị chua nếu bạn làm với vị mới. Ngoài ra, bạn cùng có thể thêm trái cây nghiền, chất ngọt làm từ nhựa cây thích hoặc các hương vị khác, để sữa chua có vị như bánh bông lan. Nếu thích vị chua của sữa chua, bạn cũng có thể tự làm được. Món sữa chua tự làm có thể có vị chua sau vài ngày đặt trong tủ lạnh.

Sữa chua tự làm rẻ!

Các nhà sản xuất sữa chua không muốn cho bạn biết, sữa chua tự làm dễ và rẻ như thế nào. Ơ siêu thị gần nhà tôi, giá của 896g sữa chua ít béo có giá khoảng 35000 đồng. Một lít sữa để làm 896g sữa chua tốn chưa đến khoảng 112000 đồng. Một sự trái ngược rõ ràng về giá cả xuất hiện khi bạn so sánh với lượng sữa chua nhỏ hơn, hộp sữa chua 224g có giá khoảng 38000 đồng mỗi lít. Sữa chua trong cửa hàng đắt hơn 3 lần so với sữa chua tự làm.

Sữa chua dễ làm!

Khi làm sữa chua, bạn thường làm nảy sinh vi khuẩn có lợi. Có lẽ bạn không muốn đề cập chuyện này với đứa con lớn của bạn. Khử trùng sữa chua và làm nguội sữa. Sau đó, thêm vào vi khuẩn làm sữa chua và ủ chúng ở nơi ấm trong vài giờ cho đến khi sữa chua dày.

Dùng sữa ít béo cho trẻ

Sữa chua có thể được làm với tất cả các loại sữa. Bạn có thể dùng các loại sữa 2%, 1% sữa không kem, sữa tiệt trùng, sữa nguyên chất, sữa đặc không đường, sữa bột, sữa bò, sữa dê, sữa trâu và sữa đậu nành. Sữa càng nhiều thì lớp sữa chua càng dày. Đối với trẻ, sữa ít béo tốt nhất, vì trẻ cần chất béo và vi khuẩn trong sữa chua có thể tạo ra chất béo nhiều hơn sữa không kem. Đồng thời, lượng chất béo gia tăng sự tiêu hóa của vitamin hòa tan trong mỡ. Sữa chua là từ tất ca các loại sữa hay sữa chua ít béo dễ tiêu hơn sữa chua làm từ sữa không kem. Nếu lo lắng, trẻ có thể gặp vấn đề về cân nặng, bạn có thể cho trẻ dùng sữa chua ít béo hay sữa chua làm từ sữa không kem sau khi bé được một tuổi. Điều quan trọng là bạn phải được sự đồng ý của bác sĩ nhi khoa.

MÁCH BẠN. Chỉ nên dùng loại sữa nguyên chất để làm sữa chua. Hiện nay, loại sữa bò nguyên chất có bán trong các cửa hàng hay siêu thị. Sữa đậu nành ở cửa hàng thường được làm từ đậu nành nguyên chất nhưng hãy kiểm tra kĩ trước khi mua.

Sữa được làm từ sữa khô không béo, sữa bột hay sữa đặc không đường, có thể được dùng làm sữa chua. Dùng nước đã đun sôi để nguội 110-1200F và trộn với sữa bột hay sữa đóng hộp. Chỉ nên dùng loại sữa bột không béo-không mùi. Nếu là sữa tươi, chỉ nên dùng loại sữa không dùng liền. Kiểm tra hạn sử dụng trên vỏ hộp.

LƯU Ý: Một số tác giả nói rằng nên dùng nước máy ấm để làm loãng sữa bột và sữa đặc không đường. Bạn hãy đọc kĩ các trang trước để biết được tại sao chúng ta KHÔNG NÊN dùng nước ấm hay nước nóng để làm thức uống.

Nếu dùng sữa bột và sữa đặc không đường với nước đun sôi để nguội, thì bạn không cần đun sữa sau khi đã trộn thành hỗn hợp. Sữa bột và sữa đóng hộp nên được vô trùng. Khi đun sôi nước, nó cũng làm giải phóng các vi khuẩn. Bỏ qua phần Làm nguội sữa đến nhiệt độ ủ... ở trang tiếp theo.

Các bước tự làm sữa chua

Các bước ngắn để tự làm sữa chua:

1 Khứ trùng sữa để diệt tất cả vi khuẩn.

2. Làm nguội sữa đến nhiệt độ thính hợp để làm sữa chua.

3. Thêm vào sữa bột không béo để có thêm chất dinh dưỡng (tùy ý).

4. Cho vi khuẩn có trong sữa chua vào sữa.

5. Ủ vi khuẩn có trong sữa chua.

6. Sau khi hoàn tất, cho vào tủ lạnh.

7. Thêm vào hương vị tùy ý thích.

Trước tiên, loại trừ tất cả các loại vi khuẩn "gây hại" trong sữa, bằng cách đun nóng

Khi mua từ cửa hàng, sữa không vô trùng, mặc dù nó đã được tiệt trùng. Sau khi đun nóng, một số vi khuẩn mất đi và sau vài phút, nó lại tiếp tục xuất hiện. Đó là lý do tại sao, sữa để lâu sẽ bị hỏng, thậm chí khi không mở hộp.

Đun nóng sữa. Đổ 1 lít sữa vào một bình để đun nóng. Dùng thìa kim loại để khuấy sữa. Bạn có thể dùng bất kì bình nào nhưng bình bằng thủy tinh, inox hay men là tốt nhất vì chứng không làm ảnh hưởng đến vị của sữa. Đun nóng sữa ở khoảng 1800F-1850F.

Dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ sữa chua. Bạn có thể mua loại dụng cụ này ở cửa hàng với giá dưới 48000 đồng. Ghim nhiệt kế vào bình và dìm nó vào sữa ít nhất 5cm khi còn nóng. Quan sát nhiệt kế cho đến khi nó tăng lên 1850F. Xem các trang trước để biết nhiệt độ cần thiết diệt vi khuẩn.

MÁCH BẠN: Để kiểm tra tính chính xác của nhiệt kế, bạn đặt nó vào nước sôi để xem nó có tăng lên 2120F hay không.

MÁCH BẠN: Để ngăn ngừa sữa bị khét ở đáy bình, bạn nên tăng nhiệt độ từ từ và khuấy đều. Vết cháy không chỉ làm cho bạn rửa bình khó khăn, mà còn làm hỏng vị của sữa chua. Dùng nồi đun sôi hai lớp, nếu có.

Đun nóng bằng lò vi-ba. Tôi không đề nghị bạn dùng lò vi-ba vì nó đun nóng không đều. Vi khuẩn gây hại có thể sống được ở khoang lạnh.

Lọ dùng để đun sữa. Ở đây Có một Cách khác để không làm bình bị bẩn. Lồng một lọ thủy tinh vào bình. Cho nước vào bên trong bình. Sau đó, cho lọ thủy tinh chứa sữa vào bên trong. Sau đó, đun sữa. Ghim nhiệt kế vào bình cho đến khi nhiệt độ chỉ 1850F. Sữa sẽ không bị khét và bình không bị bẩn.

Tiết kiệm tiền: Sau khi lấy lọ thủy tinh ra khỏi bình, dùng nước nóng trong bình khử trùng đụng cụ.

LƯU Ý: Rửa sạch tay, bình và dụng cụ. Vì chắc chấn rằng, bạn không muốn thấy vi khuẩn gây hại xuất hiện trong sữa. Rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng các hộp và dụng cụ sạch, khử trùng chúng bằng nước nóng trước khi sử dụng.

MÁCH BẠN: Nếu có máy rửa chén, bạn nên dùng nó để rửa nhiệt kế. Sau khi hoàn tất, bạn cất nhiệt kế và thìa vô trùng vào một túi nhựa mới. Để cho khô và chuẩn bị dùng cho việc làm sữa chua. Cách hướng dẫn này tương tự như ở trang trước.

Sau khi đun sữa, nếu muốn, bạn có thể hớt đi phần đóng váng trên bề mặt sữa.

Làm nguội sữa ở nhiệt độ 1120f

Giờ đây, tất Cả vi khuẩn đều chết và khi sữa nguội dần, các loại vi khuẩn này sẽ phát triển trở lại. Bạn hãy đưa chúng vào tủ lạnh. Cho một chiếc thìa vào sữa và thường xuyên khuấy đều, hoặc dùng nhiệt kế khuấy thúng. Đặt nhiệt kế ở một góc, để có thể nhìn thấy được nhiệt độ thích hợp để đưa sữa vào tủ lạnh. Nhiệt độ tốt để vi khuẩn phát triển là 1120F. Nếu không có nhiệt kế, bạn có thể nhỏ một giọt sữa vào cổ tay. Nên nhớ rằng, thân nhiệt của bạn khoảng 98.60F, do đó, bạn cảm thấy sữa hơi ấm khi nhỏ lên cổ tay. Thực ra, bạn không cần thiết để biết chính xác nhiệt độ của sữa. Nhiệt độ khoảng từ 90-1200F là rất thích hợp để ủ vi khuẩn. Tuy nhiên, tốt hơn hết, bạn nên để sữa ở nhiệt độ 105-1100F.

Cho thêm bội sa khang béo để tăng nguồn dinh dưỡng và làm sữa chua dày hơn

Có lẽ bạn đều muốn thêm vào sữa bột không béo để gia tăng hàm lượng dưỡng chất cho món sữa chua. Ngoài ra, sữa bột cũng làm sữa chua dày lên. Sữa bột luôn được tiệt trùng, do đó, bạn không phải lo lắng về vi khuẩn. Cho vào 1/4 chén bột vào mỗi lít sữa và trộn đều. Xem thêm phần lưu ý về sữa không béo ở trang trước.

Cho thêm chất lên men

Khi sữa ở nhiệt độ thích hợp, bạn cho vi khuẩn có ích vào-"chất lên men". Trước khi làm sữa chua, bạn có thể mua một lọ sữa chua ỡ tiệm để lấy phần men. Đồng thời, bạn không nên mua loại sữa chua quá cũ. Mỗi lít sữa, cho vào 2 thìa sữa chua.

Sau đó, để men sữa chua vào nơi có nhiệt độ cao khi sữa nguội. Nhờ vậy mà sữa chua không quá lạnh khi bạn cho thêm sữa vào. Nếu muốn, bạn có thể cho thêm một ít sữa trong hộp trộn với men sữa chua. Sau đó, cho phần hỗn hợp này vào phần sữa còn lại.

Ngoài ra, bạn có thể mua men làm sữa chua ở cửa hàng thực phẩm. Mặc dù, chúng đắt hơn nhưng loại men này tốt hơn men sữa chua tự làm. Ủ sữa chua và để cho vi khuẩn có ích phát triển.

Cho sữa vào hộp nhỏ, sạch. Ngoài ra, bạn có thể dùng một lọ có miệng lớn hay một cái tô. Phần mình, tôi chỉ thích dùng lọ thủy tinh để chứa sữa chua- chúng có thể được rửa sạch bằng máy rửa chén. Khử trùng lọ thủy tinh bằng nước nóng trước khi bạn trộn sữa chua vào. Bao phủ sữa chua trong quá trình ủ, không để sữa chua tiếp xúc với không khí.

Giữ cho sữa chua ấm trong quá trình ủ. Nên nhớ rằng, vi khuẩn phát triển ở nhiệt độ không quá nóng cũng không quá lạnh. Giữ nhiệt độ ở khoảng giữa 105-1120F.

Hương vị của sữa chua tự làm, tùy thuộc vào loại sữa và nhiệt độ ủ men. ở nhiệt độ thấp, sữa chua có vị ngọt hơn. ờ nhiệt độ cao hơn, sửa chua có vị chua hơn. Tuy nhiên, bạn nên nhớ, giữ nhiệt độ ở khoảng từ 90-1200F, nếu không, vi khuẩn sẽ chết vì nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh.

MÁCH BẠN: Khi làm sữa chua lần đầu, bạn nên trông chừng chúng. Nói cách khác, bạn không nên ra ngoài cả ngày hoặc để sữa chua qua đêm. Bạn nên kiểm tra nhiệt độ hàng giờ.

Đừng nản lòng nếu món sữa chua của bạn bị hỏng. Lần đầu tiên thực hiện, tôi cũng làm hỏng món này. Khi nói với bọn trẻ rằng: "Mẹ đã làm hại món sữa chua rồi", bọn chúng liền bật cười. Món sữa chua bị hỏng vì nhiệt độ quá cao, làm chết tất cả vi khuẩn có ích. Tôi đã điều chỉnh nhiệt độ 1100F và đi ra ngoài. Nửa giờ sau, khi quay lại, nhiệt kế cho biết, nhiệt độ lên đến 1500F. Món sữa chua đã hỏng nhưng chúng tôi đã dùng sữa nóng để làm nước cacao.

MÁCH BẠN: Nếu dùng lò để ủ sữa chua, bạn nên làm ấm nó trước khi cho sữa chua vào và điều chỉnh nhiệt độ ít nhất 15-30 phút. Cách này, giúp bạn bảo đảm nhiệt độ trong lò không quá nóng. Xem thêm phần Tìm hiểu kĩ về chiếc lò của bạn ở trang sau.

Nơi ấm, giúp quá trình ủ men tốt hơn. Trước khi đặt sữa chua vào nơi ấm để ủ men, bạn có thể kiểm tra nhiệt độ bằng cách sau: Cho khoảng 1 lít nước ấm vào lọ thủy tinh hoặc tô. Đặt lọ vào nơi ấm khoảng vài giờ. Ghim nhiệt kế vào lọ và kiểm tra mỗi giờ để bảo đảm nhiệt độ trong khoảng từ 90-1200F. Trong khi làm kiểm tra nhiệt độ, bạn có thể tự tin thực hiện việc ủ men.

Hấp sữa chua. Bọc sữa chua bằng khăn dày hoặc và đưa chúng vào lò với nhiệt độ thấp nhất (khoảng 1100F). Để quan sát nhiệt độ, tôi thường dùng nhiệt kế và đánh dấu mức nhiệt độ cao nhất. Bạn có thể dùng nhiệt kế trong lò nhưng nên nhớ một điều, nhiệt độ 2000F có thể làm hỏng món sữa chua của bạn. Với nhiệt độ của lò hấp, bạn nên đánh dấu ở mức 1100F. Nếu bạn chỉ có nhiệt độ đo nhiệt độ sữa chua, đặt nó vào tô nước ở trong lò hấp. Nên nhớ rằng, lò hấp của bạn không thể nấu món ăn khác trong vài giờ.

Hấp sữa chua II. Thay vì để sữa chua trong lò, phải qua quá trình ủ làm hấp, trước tiên, bạn vặn nhiệt độ của lò là 1200F và tắt nó. Quan sát nhiệt độ Khi nó sắp rơi xuống mức 1000F, bạn lại mở lò lên trong một phút và đợi cho đến khi nó tăng lên 1200F. Đây là cách tôi dùng, vì nếu để nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, món sữa chua của bạn sẽ bị hỏng. Tôi thường mất hai giờ để giảm nhiệt độ đến 1000F và sau đó lại cho nó tằng lên mức 1200F. Nếu ủ sữa chua qua đêm, tôi không cần phải thức vào nửa đêm để làm nóng chúng lại.

Bọc lọ sữa chua bằng khăn dày nhằm bảo vệ chúng tránh khỏi nhiệt độ còn lại bên trong lò.

Hấp sữa chua III. Tắt lò. Chỉ dùng đèn điều khiển trong bếp gas hay bóng đèn ở lò điện. Nhiệt độ hạ thấp là độ ấm vừa đủ.

Máy ướp lạnh. Cho sữa chua vào nước ấm. Cho nước ấm (khoảng 1150F) vào nửa lo, đưa vào máy ướp lạnh chứa sữa chua. Đóng chặt máy lại.

Máy ướp lạnh II. Tôi đã làm món sữa chua thành công bằng cách nấu lọ nước nóng, cho nó vào máy ướp lạnh chứa sữa chua. Nước nóng trong lọ đủ giữ ấm trong quá trình ủ sữa chua.

Bồn nước. Nếu không có máy ướp lạnh, bạn cũng có thể dùng bồn nước. Cho nước máy vào bồn (1150F), cho các lọ sữa chua vào. Dùng khăn bao phủ bồn, để giữ nhiệt. Bạn có thể kiểm tra hàng giờ để bảo đảm nước không trở lạnh.

Lò gốm. Cho nước vào bình, đưa lên lò với nhiệt độ thấp nhất. Đặt lọ sữa chua vào nước. Bảo đảm rằng nước không quá nóng. Sau một hoặc hai giờ, chiếc lò điện cũ kỹ của tôi tăng nhiệt độ nước lên 1300F, do đó, tôi phải thường xuyên trông chừng và tắt mở lò liên tục.

Chảo điện. Cho nước ấm đầy chảo và vặn nhiệt độ khoảng 100-1100F. Đặt các hũ sữa chua vào chảo. Nếu muốn, bạn có thể dùng nắp chảo để đậy chúng lại.

Lọ sành. Nếu lọ sành của bạn chỉ có mức nhiệt độ cao và thấp, nhiệt độ của nó có thể tăng cao và làm hỏng món sữa chua. Nhiệt độ thấp ở lọ sành là 2000F và nhiệt độ cao là 3000F. Bạn có thể dùng nước ấm, cho vào lọ và vặn nhiệt độ khoảng 110-1150F.

Khay ấm. Dùng loại dụng cụ này để làm ấm thức ăn. Đặt một tô nước vào khay và cho sữa chua vào tô. Nếu khay quá nóng, bạn có thể quấn lớp khăn giữa khay và tô.

Tấm lót nhiệt. Quấn sữa chua vào khăn dày. Sau đó, đặt chúng lên tấm lót nhiệt ở nhiệt độ thấp.

Chai nước nóng. Đây cũng là một nguồn nhiệt, bạn có thể dùng để đặt. vào máy ướp lạnh hay lọ men làm sữa chua. Quấn lọ bằng một khăn dày để giữ ấm cho sữa chua.

Nguồn nhiệt ở nhà. Bạn có thể dùng lò sưởi, bếp gỗ hoặc ống dẫn nhiệt. Quấn sữa chua vào khăn vào khăn dày và đặt vào trong các nguồn nhiệt hoặc đặt gần nguồn nhiệt trong nhà.

Dùng vật dụng lớn. Để che phần trên của tủ lạnh hoặc che phần trên của máy nước nóng.

Các thiết bị điện. TV, máy thu phát âm thanh nổi hoặc các thiết bị diện khác có thể giải phóng đủ nhiệt để ủ sữa chua. Các mạch tích hợp ngày nay cũng đủ năng lượng để hoạt động hiệu quả.

Bình thủy miệng rộng. Rửa sạch bên trong bình bằng nước nóng và bằng xà phòng diệt khuẩn. Sau đó rửa thật sạch. Làm ấm bình bằng nước nóng. Cho hỗn hợp sữa chua vào bình thủy, bọc kín miệng bình và để yên trong vài giờ.

Năng lượng mặt trời. Đặt sữa chua vào trong xe hơi đang khởi động hoặc đặt ở cửa sổ có ánh nắng chiếu vào.

Các vật khác. Túi ngủ, áo vét có thể làm cho sữa chua ấm.

Khăn choàng cổ. Bạn đừng nên mua vật này. Nếu đã có sẵn khăn choàng ở nhà, bạn có thể dùng nó vào việc ủ sữa chua. Bạn có thể làm ấm nó bằng cách đặt nó vào lò vi-ba trong vài phút, sau đó, dùng nó ủ sữa chua. Quấn các hũ sữa chua bằng khăn dày. Sau đó, lại dùng khăn choàng quấn quanh nó. Ngoài ra, bạn có thể dùng túi nhiệt tự làm (xem trang sau).

Máy làm sữa chua. Bạn có thể mua thiết bị này đặc biệt là dùng để ủ sữa chua. Điều này thật dễ dàng. Nếu bạn dùng sữa chua mỗi ngày, mua một cái máy làm sữa chua, cũng rất đáng, phải không?

Nhiệt độ cơ thể. Trong khi leo núi, nhiệt độ của cơ thể có thể làm túi sữa chua được ủ ở nhiệt độ thích hợp.

Ủ sữa chua ở bất cứ nơi nào ấm. Bạn có thể dùng bất cứ gì, miễn là ấm để ủ sữa.

Giữ cho sữa chua không nổi bọt khí trong quá trình ủ

Để hỗn hợp sữa chua ở nơi cố định vài giờ. Di chuyển hỗn hợp này nhiều làm cho chất lỏng sữa chua bị chảy ra khỏi phần sữa đông. Lắc sữa chua có thể làm cho hỗn hợp này dày lên.

Đợi vài giờ cho đến khi sữa chua được hoàn tất

Sữa chua, khi để khoảng 4 đến 12 giờ, sẽ dày lên như bánh bông lan. Kiểm tra độ đóng váng của sữa chua bàng ngón tay. Nếu ủ lâu, sữa chua có vị chua hơn. Nếu làm sữa chua trong lò hấp cả ngày, nên nhớ bạn không thể dùng lò ấy nấu ăn trong thời gian dài.

MÁCH BẠN: Mặc dù mất nhiều thời gian để làm sữa chua nhưng đừng đế nó làm trì hoãn các công việc khác của bạn. Bạn cũng không cần quá quan tâm đến các hũ sữa chua, chỉ cần bạn vặn nhiệt độ thích hợp và thỉnh thoảng lại đến xem chúng. Điều này không mấy khó khăn với những gia đình có thành viên mới.

Làm lạnh món sữa chua

Bọc sữa chua và đưa vào tủ lạnh vài giờ trước khi dùng. Sữa chua có thể được giữ trong tủ lạnh từ 1 đến 2 tuần. Nếu bạn đùng sữa chua này như chất lên men để làm cho món sữa chua tiếp theo thì nên dùng chúng từ 5-7 ngày. Sửa chua mua ở cửa hàng, càng để lâu, nó sẽ càng chua. Chất lỏng màu vàng, còn gọi là chất lỏng còn lại sau khi sữa chua đã đông, được tạo thành ở bề mặt sữa chua. Bạn có thể dùng thìa, khuấy sữa chua nếu muốn lớp sữa chua của bạn mỏng hơn.

Thêm vào hương vị hoặc chất dinh dưỡng

Tương tự như hướng dẫn thêm hương vị cho sữa chua ở trang trước.

Làm sữa chua nhiều lần để có được vị và độ dày như bạn mong muốn

Vị và độ này của sữa chua tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: sữa, phương pháp đun nóng, men, nhiệt độ ủ, tính ổn định của nhiệt độ trong quá trình ủ, thời gian ủ. Làm nhiều lần món này cho đến khi có được món sữa chua hợp khẩu vị của bạn.

Làm dày sữa chua. Sữa chua chỉ dày lên khi nó được đông lạnh. Nếu sau khi đông lạnh, sữa chua của bạn vẫn lỏng, lần sau làm, bạn nên dùng sữa chua với nhiều chất béo hơn. Sữa không kem làm sữa chua lỏng hơn sữa ít béo. Sữa ít béo làm sữa chua lỏng hơn sữa nguyên chất. Ngoài ra, để làm sữa chua đặc, bạn có thể dùng sữa bột cho vào men như hướng dẫn ở các trang trước. Đồng thời, bạn có thể thêm vào một gói (hoặc một thìa) aga hay chất gelatin không mùi vị vào sữa chua sau khi món này hoàn tất và trước khi đưa món này vào tủ lạnh. Trước tiên, bạn làm loãng aga hoặc chất gelatin bàng vài thìa nước nóng, sau đó trộn với sữa chua.

Tăng hoặc giảm độ chua. Bản thân tôi không thích sữa chua có vị chua. Tôi thích sữa chua dày và có kem, không cần vị gì cả. Bạn nên nhớ rằng, càng ủ lâu, sữa chua của bạn sẽ chua hơn. Đồng thời, sữa chua để trong tủ lạnh càng lâu, sữa chua cũng có vị chua hơn. Nếu men làm sữa chua có vị chua, nó cũng làm món ăn này chua. Khi men làm sữa chua của tôi bị chua, tôi sẽ bỏ nó ngay và dùng men mới. Nhiệt độ thấp trong quá trình ủ (nhưng vẫn ở trong khoảng nhiệt độ từ 90-1200F) làm cho sữa chua ít có vị chua hơn. Khi làm món này, tôi thường ủ nhiều nhất là 5 giờ và ủ ở nhiệt độ 1000F để giảm vị chua. Để giảm vị chua của sữa chua trong tủ lạnh, bạn cho thêm nước chanh vào.

Nếu sữa chua của bạn bị hỏng

Nếu sữa chua của bạn quá lỏng, bạn đừng bỏ nó đi. Cho thêm vào một thìa aga hay gelatin không mùi vị vào 4 thìa nước ấm (dùng lò vi-ba). Khuấy sữa chua và đông lạnh nó. Dưới đây là các vấn đề thường gặp, có thể làm hỏng món sữa chua:

Nhiệt độ quá nóng, trên 1200F sẽ giết chết các vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Nhiệt độ quá thấp. Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua trở nên kém hoạt động ở nhiệt độ dưới 90-950F.

Có chất kháng sinh trong sữa. Hầu hết sữa mua ở cửa hàng đều có chất này. Nếu muốn, bạn có thể mua sữa nguyên chất về làm sữa chua.

Men làm sữa chua quá cũ. Bạn nên mua loại men mới.

Nếu sữa chua của bạn bị chua, có lẽ nguồn nhiệt ủ không đủ ấm. Cách khác: bạn ủ trong thời gian quá ngắn.

Nếu bạn đặt sữa chua vào máy ướp lạnh để làm mát, trước khi đưa vào tủ lạnh, thì sữa chua càng đặc hơn.

Nếu sữa chua có vị lạ, có lẽ vi khuẩn lạ đã vào món sữa chua của bạn. Bỏ nó đi và bắt đầu làm món sữa chua mới với men mới. Bảo đảm mọi thức đều được rửa sạch sẽ.

Đừng nướng bánh mì vào ngày hoặc trước ngày bạn làm sữa chua. Sữa chua sẽ có vị như men bánh mì.

Kiểm tra lò

Lò nướng là nơi tốt nhất để ủ sữa chua tự làm. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ trong lò quá nóng, sẽ giết chết tất cả vi khuẩn có ích trong sữa chua. Một ngày nào đó, khi không dùng lò nướng, bạn nên kiểm tra độ nóng của nó. Nhiệt độ làm nóng lò là 1100F. Trước tiên, bạn nên đặt nhiệt kế vào trong lò đánh dấu mức thấp nhất là 1000F. Đóng cửa lò, vặn thời gian 60 giây. Sau đó tắt lò sau khi máy báo hết thời gian. Giờ, bạn nhìn nhiệt độ bên trong lò trong vài giờ. Xem bao lâu lò nóng và lò có thể ghi nhiệt độ 1100F trong bao lâphản ứng. Nếu 60 giây vẫn chưa đủ, bạn có thể thực hiện cuộc kiểm tra lò vào ngày khác với thời gian 90 giây. Thực tế, khi đặt sữa chua hoặc bánh mì vào lò nướng, nó sẽ giảm nhiệt độ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho quá trình ủ sữa chua.

Tóm tắt cách làm sữa chua dễ nhất của tôi

Tôi muốn đưa ra cách làm chi tiết nhất để bạn có thể thực hiện món sữa chua vì đây là món rất cần thiết. Bạn có thể dùng món này trong khẩu phần ăn của bé. Ngoài ra, sữa chua tự làm cũng rất tiết kiệm. Sau vài năm tìm ra cách làm sữa chua dễ nhất và có hiệu quả nhất, đây là những gì tôi có được. Đó là kiếm tra tủ lạnh của tôi, lò vi-ba của tôi và lò nướng của tôi. Nếu phát hiện ra thiết bị có lỗi, bạn có thể tìm ra thời gian máy hoạt động và tự tìm ra cách dễ nhất để bạn điều chỉnh thời gian.

1. Cho một lít sữa vào lọ thủy tinh. Tôi thường dùng sữa đậu nành giàu canxi và Vitamin D.

2. Lồng lọ thủy tinh vào chảo có chứa nước, ngập khoảng nửa lọ thủy tinh. Đặt nhiệt kế vào sữa (không đặt vào nước) và đun cho đến khi nhiệt kế lên 1850F. (Nếu chảo ra quá nhiều tiếng lách cách, bạn có thể đặt một khăn nhỏ dưới đáy lọ). Từ tủ lạnh, bạn lấy đi lọ có chứa men (xem phần Mách bạn bên dưới) và làm ấm chúng trong khi chúng ta đun nóng là nguội sữa.

3. Khi nhiệt đạt đến 1850F, bạn bọc lọ lại và cho vào tủ lạnh khoảng 45 phút và xem bao lâu nhiệt độ giảm xuống 1150F.

4. Cho thìa và dụng cụ khác (dùng trong quá trình làm sữa chua) vào nước sôi để khử trùng chúng.

5. Khi nhiệt độ của sữa trong tủ lạnh hạ xuống 1150F, cho sữa bột và men vào lọ, khuấy chúng lên và dùng nắp đậy lại.

6. Làm ấm lọ bằng khăn và làm ấm lò trước khi ủ.

7. Sữa chua sẽ đông cứng sau 5 giờ. Bạn lấy nó ra khỏi tủ lạnh.

MÁCH BẠN: Trước khi dùng sữa chua, bạn nên lấy đi lớp váng bên trên, để dành làm men cho lần làm kế tiếp. Cho khoảng 2-3 thìa nhỏ sữa chua vào lọ khử trùng của bé. Bọc nó lại và giữ trong tủ lạnh. Rửa sạch thìa. để riêng. Khi dùng, sữa chua, bạn nên nhớ để lại một ít để làm men, cho lần làm kế tiếp.

Khăn ủ sữa chua

Xếp khăn lại và quấn quanh lọ sữa chua. Dùng khăn cũ, xếp thành nhiều lớp và may chúng thành một cái túi, vừa với lọ sữa chua. Tất cả các phần của lọ đều được bao phủ để giữ được độ ấm thích hợp trong suốt quá trình ủ sữa chua. Cách làm này làm cho sữa chua của bạn chịu được nhiệt độ thất thường bên ngoài.

(St)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý