Hướng dẫn tìm hiểu cấu hình máy tính đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Hướng dẫn tìm hiểu cấu hình máy tính đơn giản

19/04/2015 01:18 PM
347

Cùng tham khảo những hướng dẫn tìm hiểu cấu hình máy tính đơn giản nhé. Những giải pháp đơn giản nếu bạn muốn tìm hiểu hệ thống phần cứng của mình.



Giúp bạn kiểm tra cấu hình máy tính Windows dễ dàng

Bạn đang muốn kiểm tra toàn bộ thông tin cấu hình máy tính và hệ thống Windows, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện điều ấy.
1. Kiểm tra bằng hệ thống Windows
Đầu tiên, bạn có thể kiểm tra cấu hình máy bằng tiện ích System Properties ngay trên Windows.
Để thực hiện, bạn chỉ việc nhấp chuột vào biểu tượng My Computer trên màn hình, chọn Properties. Muốn kích hoạt nhanh chóng hơn, bạn nhấn tổ hợp phím tắt Windows + Pause/Break.
Tại hộp thoại System Properties, bạn ngay lập tức nhìn thấy thông tin cấu hình sơ bộ của máy.
Chúng bao gồm xung nhịp của chíp xử lý, dung lượng bộ nhớ RAM, hệ thống 32-bit hay 64-bit và một số thông tin cơ bản khác.
 
Nhìn chung, bạn thoải mái xem nhanh cấu hình máy tính và thông tin hệ điều hành thông qua System Properties. Nếu muốn tham khảo những thành phần chi tiết hơn, bạn hãy tìm đến DirectX Diagnostic. Cách thực hiện như sau:
Bạn sử dụng tổ hợp phím Windows + R nhằm kích hoạt hộp thoại Run. Tại hộp thoại này, bạn điền từ khóa "dxdiag" và nhấn Enter.
DirectX Diagnostic Tool giúp bạn kiểm tra những chức năng của DirectX, chuẩn đoán các vấn đề và hiển thị cấu hình hệ thống.
Trên thực tế, Diagnostic Tool tập hợp những thông tin hệ thống và thành phần DirectX được cài đặt trên đó, cũng như cung cấp nhiều tác vụ test nhằm bảo đảm rằng các thành phần của DirectX đang hoạt động chính xác.
Những thông tin mà DirectX Diagnostic cung cấp luôn rất chi tiết.
Với thẻ System, bạn nhìn thấy đầy đủ thông tin cấu hình của hệ thống máy tính. Bên cạnh đó, thẻ Display thể hiện cấu hình card đồ họa và driver kèm theo. 
Thẻ Sound mang đến thông tin về card âm thanh. Thông tin về thiết bị kết nối như chuột hay bàn phím nằm tại thẻ Input.
Cuối cùng, nếu muốn lưu lại thông tin cho việc sử dụng về sau, bạn hãy nhấp chọn Save All Information nhằm lưu toàn bộ cấu hình thành một tập tin văn bản.
2. Kiểm tra bằng phần mềm
Nếu cảm thấy tiện ích trên Windows không đủ đáp ứng nhu cầu của mình, bạn nên sử dụng một số phần mềm chuyên nghiệp trong việc quản lý thông tin cấu hình máy tính.
Ứng dụng miễn phí CPU-Z của nhà phát triển CPUID thừa sức đáp ứng yêu cầu trên.
Để tải về ứng dụng này, bạn truy cập liên kết sau.
Những nội dung mà CPU-Z thể hiện được chia theo từng nhóm.
Đầu tiên, thẻ CPU cho phép bạn nắm bắt mọi thông tin từ chíp xử lý, số luồng xử lý cho đến mức điện thế hoạt động...
Thẻ Caches cung cấp thông tin về bộ nhớ đệm của chíp xử lý. Thẻ Mainboard cho biết các thông tin về bo mạch chủ, chipset.
Cuối cùng, hai thẻ Memory/SPD cho biết đầy đủ thông tin về bộ nhớ và thẻ Graphics giúp bạn kiểm soát card đồ họa của mình.
GPU-Z
Ngoài ra, nếu bạn muốn kiểm tra cấu hình của mỗi phần card màn hình, bạn có thể nhờ đến ứng dụng GPU-Z.
Để tải về ứng dụng này, bạn truy cập liên kết sau.
Về mặt giao diện, GPU-Z không khác đồng nghiệp CPU-Z là mấy.
Chỉ cần khởi động phần mềm là bạn sẽ tìm được thông tin chi tiết về chiếc card đồ họa của mình.
Trong thẻ Graphics Card, bạn nắm bắt đầy đủ thông tin xung quanh card màn hình, bao gồm: tên nhà sản xuất, xung nhịp, băng thông, dung lượng, kiểu bộ nhớ... Đặc biệt, bạn còn biết được những công nghệ được tích hợp vào card như PhysX, CUDA hay OpenGL.
Rõ ràng, GPU-Z sẽ giúp người dùng làm chủ chiếc card màn hình thật dễ dàng.



10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Không ngừng tìm hiểu là bí quyết để bạn có thể làm chủ máy tính.

Máy tính hiện nay vẫn được đánh giá là công cụ hỗ trợ tuyệt vời nhất cả trong làm việc và lĩnh vực giải trí so với các thiết bị khác như smartphone hay tablet. Việc không ngừng tìm tòi, nắm bắt các kinh nghiệm mới sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc làm chủ máy tính của mình và hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động thường ngày. Sau đây là 10 lời khuyên hữu ích mà bạn có thể tham khảo từ trang công nghệ Lifehacker.

Tìm hiểu các tính năng phụ của những chương trình bạn đang có

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Hiện nay, mỗi nhu cầu sử dụng hàng ngày của bạn đều có thể được đáp ứng dễ dàng bằng rất nhiều loại phần mềm chuyên dụng khác nhau. Tuy nhiên, nhiều phần mềm đang cài đặt sẵn trong máy tính lại có thể ẩn chứa nhiều tính năng rất hữu ích mà chúng ta chưa khám phá ra. Chẳng hạn, Dropbox ngoài việc được biết đến như một công cụ lưu trữ đám mây thì ứng dụng này có thể giúp giám sát thiết bị hay in ấn từ xa, hoặc thậm chí lần ra...kẻ trộm, trong trường hợp laptop của bạn bị đánh cắp. Trong trường hợp của Dropbox là khi kẻ trộm bật laptop và kết nối internet, Dropbox sẽ tự động ghi lại IP của máy tính. Khi bạn truy cập vào trang web của Dropbox, ở trang tài khoản (Account) sẽ liệt kê tất cả các thiết bị mà bạn đang cài Dropbox trên đó cũng như IP mới nhất đăng nhập đang dùng tài khoản của bạn. Bạn có thể dựa vào thông tin này để phối hợp với cơ quan chức năng để truy tìm kẻ trộm...Nhìn chung, bất kỳ công cụ nào cũng ẩn chứa nhiều tính năng hữu ích, chỉ cần bạn không ngừng tìm kiếm và học hỏi.

Sử dụng Command Line đem lại những hiệu quả bất ngờ

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Giao diện của Command Line có cảm giác tương đối “khô cứng” nhưng những công dụng mà nó đem lại thực sự vô cùng hữu ích. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu về các dòng lệnh và cách sử dụng chúng trên Command Line thông qua sách vở hay internet. Một khi đã thành thạo, với Command Line, bạn sẽ có thể dễ dàng tìm kiếm dữ liệu, kiểm tra kết nối, xem cấu hình IP, xem thông tin hệ thống, điều hướng thiết bị…

Tìm hiểu về tài nguyên hệ thống

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Khi cảm thấy chiếc máy tính của mình hoạt động chậm chạp hơn bình thường, việc cần làm đầu tiên là truy cập vào mục giám sát và quản lý các tài nguyên của hệ thống. Tuy nhiên, nếu chưa thực sự am hiểu, một loạt các biểu đồ, đồ thị sẽ nhanh chóng làm bạn rối mắt và không biết bắt đầu từ đâu. Thỉnh thoảng sẽ có những chương trình rất “ngốn” CPU khi chạy khiến con chip của bạn luôn trong tình trạng full load dẫn đến treo toàn bộ hệ thống.

Thiếu RAM cũng là một nguyên nhân gây chậm cho máy tính, do đó bạn cũng nên nghiên cứu về tình trạng RAM Usage để có thể tắt bớt các chương trình không cần thiết. Có những trường hợp bạn đang sử dụng thì máy tính đột ngột tắt tự động, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này nhưng thường là do CPU quá nóng, rất dễ gặp vào mùa hè như hiện nay. Khi đó bạn hãy sử dụng một số công cụ đo nhiệt độ của CPU, GPU, mainboard để tìm xem lý do có phải như vậy không và có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Sắp xếp công việc theo lịch trình

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Windows và một số nền tảng hệ điều hành hiện nay được tích hợp sẵn tiện ích Task Scheduler cho phép người dùng lên lịch trước cho các hoạt động của máy tính. Chẳng hạn, bạn có thể cài đặt lịch tự động, bật máy tính khi đang ở chế độ sleep, sau đó tự bảo trì rồi tải ảnh.

Khám phá và sử dụng các tính năng ẩn trên hệ điều hành

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Mỗi hệ điều hành như Windows hay Mac đều có rất nhiều tính năng ẩn hữu ích. Đơn cử, trên Windows 8 có thể hỗ trợ đồng bộ nhiều hệ thống tài khoản. Bên cạnh đó, một tài khoản liên kết loại mới còn cho phép bạn đồng bộ các thiết lập Windows, từ hình nền desktop cho tới lịch sử trình duyệt. Loại tài khoản này sẽ cực kỳ hữu ích nếu bạn dùng nhiều máy tính khác nhau tại nhà và ở cơ quan. Hãy mở charm Settings, chọn “Change PC settings” và mở trang “Sync your settings” để cấu hình tính năng này. Ngoài ra, trong Windows 8, Microsoft đã thay thế Security Essentials bằng Windows Defender. Không giống Security Essentials, Windows Security Essentials chống lại cả virus và spyware.

Những công cụ đi kèm này có sức mạnh không hề kém cạnh phần mềm của bên thứ 3 và đặc biệt là tính tương thích rất cao. Vì vậy bạn hãy cố gắng tận dụng thật tốt chúng.

Học cách bẻ khoá mật khẩu

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Tất nhiên, bạn không cần phải học cách bẻ khoá mật khẩu để trở thành một hacker chuyên nghiệp. Nhưng việc hiểu được một số kỹ năng cơ bản của “nghệ thuật” “hack password” sẽ giúp bạn có thể tự bảo vệ dữ liệu trên chiếc máy tính của mình an toàn. Không hẳn cứ thiết lập những mật khẩu phức tạp là bạn đã có thể yên tâm, nếu muốn đảm bảo bạn vẫn cần thêm một số công cụ mã hoá hoặc các tinh chỉnh thiết lập tối ưu.

Tương tự như vậy, bạn cũng hoàn toàn có thể học thêm cách dò WEP của mạng Wi-Fi hay mật khẩu WPA.

Điều hướng mọi thứ bằng bàn phím

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Gõ phím nhanh bằng 10 đầu ngón tay và sử dụng thành thạo các phím tắt trong một số chương trình phổ biến như Microsoft Word, Gmail sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc văn phòng. Dưới đây là 20 tổ hợp phím tắt thông dụng nhất trên hệ điều hành Windows và Mac.

Tăng sức mạnh phần cứng

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Chiếc máy tính của bạn không phải là thiết bị hiện đại nhất hiện nay, nhưng bạn muốn nó đủ sức chơi những game cấu hình cao hoặc thực hiện công việc đồ họa. Khi đó, một giải pháp đặt ra mà không phải nâng cấp phần cứng đó là “OC”. Đây là phương pháp tăng xung cho CPU hoặc GPU để giúp thiết bị chạy nhanh hơn.

Tuy nhiên, đây là một biện pháp khá mạo hiểm và không khuyến khích cho những người dùng không chuyên vì CPU có thể bị quá tải hoặc nóng quá mức, ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ phần cứng.

Điều khiển máy tính bằng AutoHotkey

Người dùng Windows có thể sử dụng AutoHotkey để tạo ra các phím tắt trên bàn phím một cách đơn giản nhằm kiểm soát máy tính của họ từ xa. Các công dụng chính của AutoHotkey như tự động hóa hầu hết các thao tác bằng tổ hợp phím và chuột; tạo hotkey cho bàn phím, phím điều khiển, và chuột, hay tổ chúng lại với nhau; tạo phím tắt phục vụ cho công việc văn phòng. Trong khi đó, người dùng Mac được tích hợp sẵn một công cụ gần tương tự là AppleScript.

Thử nghiệm hệ điều hành Linux

10 điều bạn cần tìm hiểu để làm chủ máy tính

Windows có thể nói là một HĐH khá "hoàn hảo", dễ sử dụng, với rất nhiều tiện ích đáp ứng gần như mọi yêu cầu của người dùng. Vậy thì tại sao chúng ta lại phải tìm đến một HĐH như Linux ? Điều đó liệu có thực sự cần thiết không?

Linux là một HĐH mã nguồn mở với chi phí rẻ hơn, dễ nâng cấp, cải tiến (do cung cấp mã nguồn kèm theo). Bạn có thể chỉnh sửa Linux và các ứng dụng trên đó sao cho phù hợp với mình nhất. Ngoài ra, Linux còn có một số ưu điểm khác như có độ an toàn cao, thích hợp cho quản trị mạng và chạy thống nhất trên nhiều hệ thống phần cứng.


Hướng dẫn xem cấu hình máy tính
Muốn xem cấu hình của phần cứng máy tính, nhưng bạn không hề muốn tháo chiếc máy đấy ra để xem thông số trên mainboard, vậy phải làm thế nào?


Bạn Trần Văn Thái (Lâm Đồng) hỏi:
Tôi vừa mua máy tính, máy sử dụng hệ điều hành Windows XP, nhưng tôi chưa biết cách xem cấu hình phần cứng mà không cần mở vỏ máy. Làm ơn hướng dẫn tôi.

Trả lời

Để xem cấu hình phần cứng của máy tính sử dụng hệ điều hành Windows XP mà không phải mở vỏ máy, bạn có thể thực hiện theo cách sau:


Trên màn hình Desktop bạn bấm menu Start chọn Run, khi cửa sổ Run hiện ra, bạn gõ dxdiag và bấm Ok. Trong bảng DirectX Diagnostic Tool bạn có thể xem đầy đủ thông tin của các linh kiện phần cứng bên trong máy tính như: tốc độ của bộ vi xử lý (CPU), dung lượng RAM trong hệ thống, card màn hình, card âm thanh…

Chúc bạn thành công.


Cách sắp xếp tài liệu trong máy tính
Hướng dẫn làm cho máy tính chạy nhanh hơn
Hướng dẫn làm sạch máy tính
Hướng dẫn làm cho máy tính khởi động nhanh
Khắc phục tình trạng đen màn hình máy tính cực kì đơn giản

(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý