Cách đánh răng cho bé 18 tháng

seminoon seminoon @seminoon

Cách đánh răng cho bé 18 tháng

19/04/2015 01:18 PM
2,069


Dù răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vinh viễn nhưng việc chăm sóc răng sữa vẫn cực kỳ quan trọng. Sâu răng sữa có thể khiến bé bị ốm. Mất răng sữa quá sớm cũng có thể khiến răng trưởng thành mọc lệch lạc và dẫn tới các vấn đề về phát âm.





Chăm sóc răng miệng bé theo tháng tuổi


Chăm sóc răng miệng bé theo tháng tuổi - Chăm sóc bé - Dạy bé tập đánh răng

Vì thế, ngay cả khi bé chưa có chiếc răng nào, cha mẹ vẫn cần giữ thói quen vệ sinh răng miệng cho con.

Giai đoạn 0-6 tháng tuổi

Chiếc răng đầu tiên có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào trong giai đoạn 3-12 tháng. Thời điểm mọc răng phổ biến là 6 tháng tuổi. Mầm răng sữa được hình thành ngay từ khi bé còn nằm trong bụng mẹ; do đó, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai (nhất là canxi và phôtpho) đóng vai trò lớn cho sự phát triển răng của bé.

Dấu hiệu đáng lưu ý: Bạn có thể thấy chỗ lợi (nơi các răng sắp nhú lên) đổi màu. Điều này không có gì đáng lo. Chỗ một cái răng sắp nhú lên trông như một vết tím bầm (tụ máu) và dấu hiệu này sẽ biến mất khi chiếc răng mới xuất hiện.

Vai trò của cha mẹ: Nên lau lợi hàng ngày cho bé với miếng gạc (hoặc khăn mặt sạch) cuốn vào ngón tay của mẹ. Trước khi răng nhô lên khỏi bề mặt lợi, có thể có một vết nứt ở lợi, nơi vi khuẩn dễ cư trú và gây viêm.

Khi một chiếc răng nhú lên, bạn có thể vệ sinh răng cho bé với khăn mặt sạch (hoặc bàn chải nhỏ) cùng với nước ấm. Nên vệ sinh răng cho bé sau bữa ăn sáng và trước giờ đi ngủ hàng ngày.

Khám nha sĩ: Có thể đưa bé nhà bạn đi khám răng lúc 6 tháng tuổi (thời điểm của chiếc răng sữa đầu tiên).

Giai đoạn 6-12 tháng tuổi

Đến sinh nhật đầu tiên, bé thường có ít nhất hai cái răng hoặc có thể là 8 cái răng.

Vai trò của cha mẹ: Nếu bé khó chịu vì mọc răng, bạn có thể chuẩn bị đồ chơi sạch, an toàn để bé gặm; có thể massage răng lợi cho bé với một chiếc gạc hoặc khăn mặt; hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn muốn dùng thuốc giảm đau cho bé mọc răng.

Khám nha sĩ: Cho bé đi khám nha sĩ ở thời điểm 1 tuổi giúp cha mẹ được tư vấn cách chăm sóc răng miệng cho con tốt hơn. Chẳng hạn, bạn sẽ biết việc cho bé mút ti giả hay mút ngón tay có ảnh hưởng đến răng của bé không.

Giai đoạn 12-18 tháng tuổi

Nếu bé nhà bạn chưa có chiếc răng nào dù đã 15 tháng tuổi, bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ kiểm tra lợi cho bé. Bác sĩ có thể nhận biết răng ngay dưới bề mặt lợi và chỉ định cách chà lợi để giúp răng nhú lên.

Vai trò của cha mẹ: Có thể dùng một chiếc bàn chải đánh răng lông mềm để vệ sinh răng cho bé. Thời điểm này, bạn chưa cần sử dụng kem đánh răng cho bé vì bé có thể nuốt phải kem đánh răng. Hãy dạy bé biết cách đánh răng: bạn di chuyển bàn chải trước, bé sẽ nối tiếp theo bạn.

Khám nha sĩ: Nếu bé chưa từng đi khám nha sĩ thì đây là thời điểm phù hợp. Nha sĩ sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về răng của bé.

- Trước khi bé mọc răng, mẹ có thể dùng một miếng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch (hoặc có thể dùng nước muối sinh lý), lau nhẹ nhàng và massage nướu sau mỗi bữa ăn và ngay trước khi bé đi ngủ, ngay từ những tháng đầu đời, khi răng còn chưa mọc. Điều này có ích cho sự mọc răng, giúp bé quen với việc thường xuyên làm vệ sinh răng miệng và tạo thói quen lành mạnh cho cả cuộc đời.
 

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 1


- Nếu bé bắt đầu mọc răng, các mẹ nên chuyển sang dùng một chiếc bàn chải mềm (loại gắn trên đầu ngón tay) và một chiếc khăn sạch, mềm. Nhúng bàn chải vào nước, cho một ít kem đánh răng đánh răng không chứa flour dành cho trẻ em và chải sạch toàn bộ nướu, chải kĩ hai mặt của răng. Nếu như bé hay nghịch thì bạn có thể để bé chơi một món đồ chơi nào đó trong lúc bạn vệ sinh răng miệng cho bé. Sau khi chải bằng bàn chải, mẹ dùng khăn mềm lau sạch lại toàn bộ răng và nướu cho bé.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 2


- Để giữ vệ sinh răng miệng cho bé, mẹ hãy cho trẻ uống vài thìa nước ngay sau khi bú hay ăn rồi dùng gạc hoặc vải ướt quấn quanh ngón tay lau sạch răng (đừng quên lau mặt trong của răng các mẹ nhé) và xoa nắn nướu, lưỡi cho trẻ sau khi trẻ bú hay ăn.

- Khi quyết định dùng kem đánh răng cho bé, mẹ hãy cẩn trọng với việc sử dụng kem đánh răng trẻ em có chứa fluor. Các bác sĩ nha khoa khuyên mẹ không nên sử dụng kem đánh răng có chứa flour vì khi trẻ nuốt phải sẽ rất nguy hiểm.

Hướng dẫn mẹ cách vệ sinh răng miệng cho bé 3


- Cách chải răng cho bé: Mẹ hãy đặt lông bàn chải hướng về phía đường viền nướu một góc 45 độ so với răng, xoay nhẹ bàn chải. Chải từng nhóm răng, và chải ba mặt răng: mặt ngoài (mặt nhìn thấy khi há miệng), mặt trong (phía dưới) và mặt nhai.

- Cha mẹ nên chủ động chải răng cho bé cho đến khi con được 9 - 10 tuổi vì trước độ tuổi này, bé nhà bạn chưa có khả năng tự chải răng một cách hiệu quả.

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Lịch mọc răng sữa của bé và dấu hiệu khi bé mọc răng sữa

Flash Card Cho Bé gửi các mẹ lịch mọc răng sữa của bé, các mẹ tham khảo để lưu ý và chăm sóc con mình nhé, vì khi mọc răng sữa, bé sẽ trở nên cáu kỉnh và thường sốt nhẹ.

20 chiếc răng đầu tiên có thể mọc từ tháng thứ năm cho đến năm tuổi thứ ba của em bé.

Chúng thường xuất hiện theo một trình tự nhất định như sau:

Hai răng cửa giữa hàm dưới

Hai răng cửa giữa hàm trên

Hai răng cửa bên hàm dưới

Hai răng cửa bên hàm trên

Hai răng hàm thứ nhất hàm dưới

Hai răng hàm thứ nhất hàm trên

Hai răng nanh hàm dưới

Hai răng nanh hàm trên

Hai răng hàm thứ hai hàm dưới

Hai răng hàm thứ hai hàm trên

5 – 9 tháng

7 – 10 tháng

7 – 14 tháng

8 – 12 tháng

12 – 20 tháng

14 – 20 tháng

16 – 20 tháng

18 – 24 tháng

20 – 28 tháng

24 – 30 tháng

Dấu hiệu khi trẻ mọc răng sữa:

Dấu hiệu thông thường

- Nhỏ dãi nhiều

- Thường xuyên nhai hoặc mút bàn tay, ngón tay

- Lợi sưng hoặc phồng lên

- Cáu bẳn khác thường

Dấu hiệu bất thường

- Mọc răng không bao giờ khiến cho trẻ sốt cao

- Mọc răng cũng không gây ra các triệu chứng giống như cảm lạnh hay tiêu chảy

lịch mọc răng sữa của bé

Giúp bé giảm đau khi mọc răng sữa:

Mọc răng thường kèm theo sốt, đau nhức, chảy dãi,… vì thế sinh hoạt, ăn uống hàng ngày của bé bị xáo trộn là điều bình thường, hoàn toàn dễ hiểu. Bạn không thể làm bất cứ điều gì để bảo chiếc răng của bé rằng “đừng làm đau chủ nhân”, nhưng có vài cách bé sẽ thoải mái hơn khi bị đau răng nếu bạn tuân thủ theo vài cách sau:

Bé có thể ăn ít đi, không hào hứng với việc ăn uống như trước đây, bạn đừng cố ép con ăn nhiều vào thời điểm này làm gì mà cách hay nhất vẫn là chia nhỏ bữa ăn của bé, cha mẹ nên cho bé ăn các loại thức ăn mềm như cháo hạt để kích thích răng bé mọc nhanh hơn và việc nhai cũng làm bé thoải mái, không gây đau đớn.

Dành thời gian trò chuyện, an ủi, ôm ấp yêu thương bé nhiều hơn vào thời điểm này.

Bạn có thể cho bé nhai những đồ ăn mát mẻ, thực phẩm mềm, nhuyễn, chúng giúp bé nuốt không phải nhai. Bạn cần lưu ý rằng răng bé sẽ được mọc nhanh hơn nếu bé tiếp nhận những thực phẩm lạnh.

Chẳng hạn như táo, lê, cà rốt xay nhuyễn để trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc bạn có thể tìm mua và cho bé ngậm một cái vòng rồi làm lạnh nó trong tủ lạnh (vòng được thiết kế riêng làm nướu bé dễ chịu).

Nếu bé hơn 4 tháng tuổi bạn hoàn toàn có thể chà gel vào nướu để hỗ trợ giảm đau cho bé.

Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ, bậc cha mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc hạ sốt sau khi đã tham khảo đầy đủ ý kiến của bác sĩ.

Khi mọc răng, nhiều bé bị đi ngoài nhiều lần từ 3 – 6 ngày. Bà mẹ cần cho bé uống thật nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất đi.

Ngoài ra, bạn hãy bắt tay vào công cuộc làm sạch sẽ thường xuyên những chiếc răng của bé. Trẻ còn nhỏ chưa thể dùng tới bàn chải đánh răng, bạn có thể đánh răng cho bé bằng một miếng gạc nhỏ được làm ẩm, mềm chà lưỡi và răng bé một cách nhẹ nhàng.

Cha mẹ có thể dùng tay để mát-xa nhẹ nướu răng để bé đỡ đau nhức. Lưu ý rằng trước khi thực hiện động tác này, bậc phụ huynh cần rửa tay sạch sẽ để tránh đưa vi khuẩn vào miệng bé.

Cha mẹ cũng có thể đánh lạc hướng cơn đau của bé bằng cách thu hút bé vào một hoạt động, trò chơi mà bé yêu thích như nghe nhạc, chơi đồ chơi mới…

Không nên cho bú đêm khi trẻ mọc răng sữa

Các bà mẹ không nên vội lo lắng con mình sẽ bị đói nếu không cho bú đêm vì trên thực tế, thời điểm các bé bắt đầu mọc răng sữa thường từ 6 – 8 tháng tuổi thì chỉ cần ăn no vào bữa tối, bé có thể ngủ yên cả đêm.

Nếu nửa đêm cho bé bú hoặc uống sữa hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe răng miệng và cũng không tốt cho giấc ngủ của bé. Vì những lý do này mà các nha sỹ khuyên bạn cả trước khi đi ngủ cũng không nên cho con uống sữa là tốt nhất.
 

Đổi thay quan trọng của bé 16 - 18 tháng tuổi
Ảnh minh họa.

Đổi thay quan trọng của bé 16 - 18 tháng tuổi

1.    Tháng thứ 16

Con bạn biết làm gì?

-    Lật xem các trang sách

-    Thích chơi những vật mềm

-    Thích leo trèo

-    Học cách sử dụng những đồ dùng thông thường (ví dụ: điện thoại)

Đổi thay quan trọng của bé 16 - 18 tháng tuổi - 1
16 tháng tuổi, bé thích lật xem các trang sách. (Ảnh minh họa).

-    Cố gắng tự mình cởi quần áo

-    Biết đòi ăn những thức ăn khác - Ngủ ít hơn

Thay đổi quan trọng

-    Đôi khi cảm xúc của bé tuôn trào và bé nổi cáu. Bé không thể ngừng òa khóc và giận dữ. Bạn hãy nhớ: đó là cách duy nhất để bé 'xả'. Không giống như người lớn, bé không thể hả giận bằng cách nào khác. Do đó, nếu bé đang cáu, hãy nhẫn nại, có mặt bên bé, xoa dịu hoặc để bé một mình.

-    Bé có thể vẽ nguệch ngoạc.

-    Bé thích giúp bạn làm một số việc lặt vặt.

2.    Tháng thứ 17

Con bạn biết gì?

-    Thường dùng một số từ quen thuộc

-    Thích giả vờ

-    Thích lái xe, cưỡi ngựa đồ chơi

-    Chăm sóc búp bê

Đổi thay quan trọng của bé 16 - 18 tháng tuổi - 2
17 tháng tuổi, bé rất thích chăm sóc búp bê. (Ảnh minh họa).

-    Nói rõ ràng hơn

Thay đổi quan trọng

-    Biết nghe và làm theo các lời chỉ dẫn (ví dụ: "ngồi xuống")

-    Biết phân biệt màu sắc, hình dạng, kích thước của đồ chơi

-    Đây là thời điểm tốt để dạy bé cách cư xử. Bạn phải là người thể hiện cho bé thấy cách xử sự mà bạn muốn bé có được. Hãy nhờ bé giúp mình và cám ơn khi bé thực hiện. Khi làm như vậy, bạn đã dạy cho bé hiểu được một điều cơ bản là tầm quan trọng của việc bày tỏ sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng người khác.

-    Hãy giúp bé hiểu “Thưa gửi” và “Cám ơn” không chỉ là những câu trả lời thông thường mà con cho thấy sự quan tâm và gắn bó của bé với những người xung quanh.

-    Bé có thể nắm vững một số từ (“con”) và một số bé thậm chí còn kết hợp các từ với nhau (“con uống sữa”).

3.    Tháng thứ 18

Con bạn biết gì?

-    Tự "đọc" bìa sách

-    Biết đạp khi được đặt trên xe ba bánh của trẻ con

-    Tháo và ráp đồ chơi

Đổi thay quan trọng của bé 16 - 18 tháng tuổi - 3
19 tháng tuổi, bé có thể tự chải răng. (Ảnh minh họa).

-    Biết gọi người lớn khi muốn đi vệ sinh

Thay đổi quan trọng

-    Tự chải răng (với sự giúp đỡ của người lớn)

-    Xếp những khối lập phương thành hình tháp

-    Bé sẽ cho bạn thấy rằng bé có thể suy nghĩ đến những vật không hiện diện. Trí nhớ bé ngày một tốt hơn, do đó bé không còn ngơ ngác nếu bạn giấu vật trong khi bé đang nhìn rồi chuyển nó đến nơi khác khi bé ngó đi chỗ khác. Sau khi bé phát hiện vật không còn ở nơi bé tưởng, bé sẽ tiếp tục tìm kiếm.

-    Bé có thể có một vài thói quen giúp bé tự trấn an như xoắn tóc mình, lắc hoặc mút ngón tay. Đa số trẻ em sẽ tự bỏ những hành vi này khi lên 4 tuổi. Do đó, bạn không nhất thiết phải can thiệp bây giờ.





Thức ăn cho trẻ từ 12 đến 18 tháng tuổi
Cách bổ sung vitamin D cho trẻ để hấp thụ Canxi tốt nhất
Bé 5 tháng tuổi biết làm gì
Bảng theo dõi chiều cao cân nặng của trẻ
Vì sao trẻ chậm mọc răng
Chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi



(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý