Kinh nghiệm xin việc ở Canada

seminoon seminoon @seminoon

Kinh nghiệm xin việc ở Canada

19/04/2015 01:19 PM
241


Kinh nghiệm tìm việc và hòa nhập vào cuộc sống tại Canada

1. Tìm hiểu thông tin, xác định mục đích

- Xác định rõ những việc bạn có thể làm: những việc làm fulltime, các việc làm bán thời gian phụ thuộc vào năng lực, sở thích và điều kiện của bản thân. Có những lúc cần phải lấy ngắn nuôi dài bằng các công việc đơn giản và bán thời gian khi mới tạo lập cuộc sống. Đ���i với việc làm bán thời gian cũng rất đa dạng, vì Canada trả lương theo giờ (làm giờ nào tính tiền giờ đó), nên các ông chủ khi thuê nhân viên cũng khá linh hoạt về thời gian, thậm chí làm ngân hàng cũng có nhân viên part-time.

- Tìm hiểu thông tin qua các website của chính phủ dành cho người mới tới: để hiểu rõ những dịch vụ của chính phủ cung cấp cho người mới tới, các quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

- Tìm hiểu về xu hướng phát triển các ngành nghề: các ngành nghề đang thiếu nhân lực tại liên bang và tại địa phương, điều kiện về bằng cấp và trình độ cần thiết đối với từng nghề thông qua các dữ liệu thống kê của chính phủ, qua website hướng dẫn của chính phủ.

- Mua tạp chí dành cho người mới tới phát hành định kỳ, đây là tạp chí hướng dẫn rất cần thiết và có nhiều thông tin bổ ích để tạo lập cuộc sống mới ở Canada. Rất nhiều kinh nghiệm phong phú của những người định cư thành công trong việc tạo lập cuộc sống mới mà chúng ta có thể học tập.


jobcanada1 

2. Tham gia vào các cộng đồng nghề nghiệp

- Tham gia vào các forum trên mạng: các diễn đàn này sẽ cung cấp các câu hỏi và những tình huống rất thực tế của những người cùng nghề nghiệp và cùng mối quan tâm với bạn. Dữ liệu được lưu trữ từ quá khứ tới hiện tại và có thể tham khao online bất cứ thời gian nào.

- Tạo ra các quan hệ hỗ trợ cho phát triển nghề nghiệp của bạn

+ Quan hệ với cộng đồng người Việt: những người cùng ngôn ngữ, văn hóa và đã định cư lâu năm tại nước sở tại, họ có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ từ cách kiếm việc, kinh doanh và kinh nghiệm sống.

+ Tham gia các câu lạc bộ dành cho người mới tới: các câu lạc bộ này thường do chính phủ địa phương tạo ra nhằm tạo môi trường giao lưu cho những người mới tới. Bằng cách tham gia các câu lạc bộ này bạn sẽ có nhiều bạn bè hơn và có thêm nhhững kinh nghiệm của những người cùng cảnh ngộ, cách thức và các bài học mà những người đó đã trải qua.

- Tham gia vào các câu lạc bộ nghề nghiệp, gặp gỡ những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn muốn làm, đồng thời có thể qua trung tâm hỗ trợ người mới tới, họ có thể tìm kiếm những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực bạn lựa chọn nghề nghiệp để hẹn gặp và chia sẻ kinh nghiệm cho bạn. Đây là những người làm việc hòan toàn thiện nguyện.

- Tham gia vào các cộng đồng và hoạt động xã hội khác nhau nếu bạn cảm thấy hợp với sở thích và có lợi cho phát triển mối quan hệ và nghề nghiệp sau này.
 

3. Xây dựng kế hoạch học tập


jobcanada2
 

- Học tập fulltime hay bán thời gian: Tùy theo điều kiện kinh tế và hoàn cảnh từng người để đăng ký học fulltime hay học bán thời gian. Tại Canada có rất nhiều khóa học khác nhau và sinh viên có thể lựa chọn thời gian (có những buổi học vào buổi tối, vào chủ nhật, thứ bảy...) và cách thức học phù hợp với mình. Không nhất thiết lúc nào cũng phải có mặt trên lớp, chỉ cần là vượt qua đầy đủ các kỳ thi là được cấp bằng (có nhiều người chỉ lấy tài liệu về tự học, thời gian lên lớp cũng rất ít).

- Đối với những người đã có bằng cấp và kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam thì nên tận dụng nó, đừng tự ti rằng các bằng cấp và kinh nghiệm này không có giá trị, Cụ thể nếu bạn từng học đại học tại Việt Nam thì khi học lại đại học bên Canada cùng ngành sẽ không phải chịu nhiều điều kiện và học nhiều môn học như người chưa từng học ngành đó. Hoặc có nhiều doanh nghiệp khi họ cần người làm, nếu bạn có bằng cấp tại Việt Nam sẽ được ưu tiên tuyển dụng hơn là người khác không có kinh nghiệm và chủ doanh nghiệp sẽ đào tạo bổ sung thêm kỹ năng cần thiết để làm tốt công việc. Tại Canada cũng có một dịch vụ nhằm đánh giá trình độ và kỹ năng của người nhập cư, so sánh với tiêu chuẩn nghề nghiệp của Canada, sau đó tư vấn cho người nhập cư bổ xung thêm những kiến thức, kỹ năng phù hợp, không nhất thiết học lại hết từ đầu.

- Học thực tế

+ Trở thành khách hàng trước khi làm nhân viên. Ví dụ bạn muốn vào làm việc trong ngành ngân hàng thì trước tiên nên trở thành khách hàng của ngân hàng. Chỉ cần với một số tiền nhỏ để mở tài khỏan thì bạn có thể sử dụng rất nhiều các dịch vụ khác nhau, qua đó bạn hoàn toàn hiểu được khá nhiều về các công việc sau này bạn sẽ phải làm và tâm lý khách hàng khi mà bạn đã từng sử dụng thực tế sản phẩm của ngân hàng.

+ Làm công tác thiện nguyện trước khi đi làm. Trước khi bắt tay vào một nghề nào đó, nếu có cơ hội làm thiện nguyện thì bạn nên xung phong làm. Đây là cách rất tốt để học, tích lũy kinh nghiệm thực tế và mở rộng quan hệ bạn bè.

- Học các kỹ năng làm việc cần thiết

+ Kỹ năng giao tiếp trong doanh nghiệp

+ Tiếng Anh.

+ Kỹ năng viết đơn xin việc

+ Kỹ năng phỏng vấn

+ Các quyền và nghĩa vụ của người lao động

Những kỹ năng này tại Canada được đào tạo miễn phí cho người mới tới nên bạn chỉ cần tìm những khóa học và đăng ký học.
 

4. Tìm kiếm việc làm


jobcanada3 

- Các website và dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm việc làm (người lao động được miễn phí).

- Sử dụng các mối quan hệ đã có được do bạn tự tạo ra trước đó (Tại Canada nhiều công việc qua bạn bè và người thân quen giới thiệu).

- Tham gia các ngày hội nghề nghiệp: là cơ hội để trao đổi với các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng tại địa phương. Tôi đã tham gia các hội chợ như này và thu được rất nhiều thông tin. Các doanh nghiệp khá nhiệt tình giải thích cặn kẽ và đưa những thông tin chi tiết cho bạn về những vị trí họ cần, công việc đảm nhận, bằng cấp cần, giới thiệu về doanh nghiệp của họ.

- Trực tiếp truy cập vào website của các công ty mà bạn quan tâm xem họ có nhu cầu tuyển dụng nhân viên hay không?


Những khó khăn khi xin việc tại Canada:

+ Thông thường mọi người hay nộp đơn vào những công việc, vị trí tương đương với công việc mình đã làm ở Việt Nam. Tuy nhiên, các bạn phải tự nhận thức được là mình đang đi xin việc tại một đất nước mới, tính chất công việc, yêu cầu công việc….không giống như ở Việt Nam, trình độ tiếng Anh hoặc tiếng Pháp của bạn dù giỏi đến cỡ nào cũng không thể bằng người bản xứ được. Do vậy, yêu cầu một công việc như công việc của bạn khi ở Việt Nam là tương đối khó (tất nhiên bạn vẫn có khả năng tìm được công việc theo ý thích nhưng khả năng rất ít).

+ Khi nộp đơn xin việc họ thường hỏi về kinh nghiệm làm việc mà thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc ở Canada. Một người mới đến nhập cư thì làm sao đã có kinh nghiệm làm việc tại Canada được. Bởi vậy đây là một điểm yếu trong hồ sơ xin việc của những người mới đến định cư. Để khắc phục điểm yếu này, bạn có thể bằng cách nào đó (giải trình trong CV hoặc viết một cover letter) gửi thông điệp tới người sử dụng lao động rằng tuy chưa có kinh nghiệm làm việc tại Canada nhưng bạn đã có kinh nghiệm tương đương và sẵn sàng học hỏi trong môi trường mới.

+ Yêu cầu về bằng cấp. Mặc dù chính phủ Canada chấp nhận bằng cấp Việt Nam của bạn nhưng các nhà sử dụng lao động lại thích những người được đào tạo tại Canada vì họ sẽ không mất công đào tạo lại người lao động (về kiến thức và kỹ năng). Một số ngành nghề yêu cầu bạn phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ do các cơ sở đào tạo của Canada cấp và bạn phải có chứng chỉ hành nghề hoặc phải đăng ký với cơ quan/tổ chức nghề nghiệp có thẩm quyền (ví dụ nghề luật sư, bác sỹ, dược sỹ, kinh doanh bất động sản…).

+ Khác biệt về văn hóa cũng là một điểm yếu của các ứng đơn khi đi xin việc tại Canada.

Tóm lại là nếu bạn mong muốn tìm được một công việc như ý ở đất nước Canada khi bạn mới đặt chân đến đất nước này thì đó là một mong muốn rất khó đạt được. Tuy nhiên, với một số ngành nghề ít có sự khác biệt trong công việc ở các nước như các nghề kỹ thuật, IT…. thì bạn có nhiều cơ hội hơn những ngành nghề về xã hội.

Kinh nghiệm xin việc ở Canada. Những gợi ý cho bạn khi đang muốn tìm việc và ổn định cuộc sống của mình ở đất nước Canada


Làm thế nào để khắc phục những hạn chế trên?

+ Điều kiện tiên quyết là bạn phải trang bị cho mình vốn tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp) thật vững vàng, đặc biệt là tiếng Anh chuyên ngành của bạn. Nếu vốn tiếng Anh của bạn chưa tốt, bạn có thể đăng ký chương trình học tiếng Anh miễn phí dành cho những người mới đến định cư tại Canada.

+ Sẵn sàng chấp nhận một vị trí thấp hơn vị trí mình đã có ở Việt Nam để được làm việc đúng ngành nghề. Chủ sử dụng lao động ở Canada rất fair. Nếu bạn chứng tỏ được khả năng của mình thì dù bạn không phải là người bản xứ họ cũng sẽ sẵn sàng cất nhắc bạn lên vị trí cao hơn.

+ Ngay khi đặt chân đến Canada bạn nên tìm hiểu về ngành nghề mình định làm và nếu có thể, trong thời gian chưa xin được việc như mong muốn, đăng ký đi học một khóa học nào đó phù hợp với chuyên môn của mình. Đa số những người mới nhập cư khi mới sang Canada chấp nhận đi làm một công việc trái ngành trái nghề, thậm chí là công việc chân tay và đăng ký đi học thêm để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển dụng và có cư hội học hỏi cách làm việc, suy nghĩ của người bản xứ. Chính phủ Canada có chương trình cho vay tiền học (cho công dân Canada và thường trú nhân Canada). Điều kiện và thủ tục rất đơn giản.

+ Chính phủ có chương trình tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho những người mới tới định cư. Khi bạn nhập cảnh vào Canada, bạn sẽ được phát tờ rơi về các chương trình này. Hãy liên lạc với các tổ chức tư vấn và định hướng nghề nghiệp, bạn sẽ được tham gia các cuộc hội thảo về việc làm, các khóa học về viết CV, kỹ năng tìm việc…

Chúc các bạn thành công!

(St)

Món ăn truyền thống của Canada
Những hình ảnh đẹp của đất nước Canada
Kinh nghiệm học ở Canada cực kì bổ ích
Cách xin visa du lịch Canada dễ dàng



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý