Thực phẩm tốt cho bệnh huyết áp cao

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Thực phẩm tốt cho bệnh huyết áp cao

19/04/2015 01:20 PM
200
Ăn uống đúng cách cũng quan trọng không kém việc dùng thuốc đối với người bị cao huyết áp. Dưới đây là những “thực phẩm vàng” nên ưu tiên.

Thực phẩm "vàng' cho người cao huyết áp


Rau muống: Hàm lượng canxi khá cao trong rau muống giúp duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Rau muống càng đặc biệt có ích với những người cao huyết áp có triệu chứng đau, nặng đầu.

Cải cúc: Lượng tinh dầu trong loại rau này giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp, thích hợp với bệnh nhân cao huyết áp, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu. Có thể dùng cải cúc để ăn sống, nấu canh hoặc ép lấy nước uống.
 
Cà rốt: Nước ép cà rốt là thứ đồ uống cực tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nó giúp làm mềm thành mạch, dự phòng rối loạn vi tuần hoàn – tình trạng dễ gặp ở người cao huyết áp.
 
Mộc nhĩ:
Là thức ăn lý tưởng với bệnh nhân cao huyết áp, nhất là người đã có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Có thể dùng mộc nhĩ đen hoặc trắng, mỗi ngày 10gr, nấu nhừ, chế thêm đường phèn để ăn cả nước lẫn cái. 
 
Cà tím: Loại thực phẩm giàu vitamin P này giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn

Thực phẩm "vàng' cho người cao huyết áp - 1
Cà chua, cà rốt cũng là món người cao huyết áp nên ăn.

Đậu Hà Lan, đậu xanh: Dùng hai loại đậu này ủ làm giá ăn hằng ngày, hoặc ép lấy nước uống. Có thể dùng chúng trong các món hầm.
 
Sữa đậu nành:
Có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, rối loạn lipid máu và giảm huyết áp. Nên uống hằng ngày, chia 3 lần.

Dưa chuột: Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hoặc làm dưa góp.
 
Dưa hấu: Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người cao huyết áp vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10-15gr.
 
Chuối tiêu: Mỗi ngày nên ăn 1-2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.
 
Mã thầy:
Ăn củ hoặc ép lấy nước uống, mỗi ngày chừng 100gr, chia vài lần.
 
Nho: Chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.
 
Cần tây: Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và nhờ đó làm giảm huyết áp. Cách dùng: Uống nước ép cần tây pha chút mật ong ngày 3 lần, mỗi lần 40ml.
 
Hành tây: Ngoài tác dụng giảm huyết áp, hành tây còn giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
 
Nấm hương, nấm rơm:
Các loại nấm này có tác dụng làm hạ huyết áp, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
 
Cà chua:
Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu. Việc ăn sống cà chua mỗi ngày 1-2 quả rất có lợi cho bệnh nhân cao huyết áp (dĩ nhiên cần chọn đúng loại cà chua sạch để bảo đảm an toàn thực phẩm).

Thực phẩm "vàng' cho người cao huyết áp - 2
Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày.

Tỏi: Ngoài khả năng hạ huyết áp, tỏi còn có công dụng giảm mỡ máu. Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi.
 
Lê: Loại quả này rất có lợi cho những người cao huyết áp có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực... nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1-2 quả lê, hoặc ép lấy nước uống.
 
Táo:
Chứa nhiều kali, giúp duy trì mức huyết áp bình thường nhờ kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra ngoài.  Mỗi ngày nên uống 3 lần nước ép táo, mỗi lần 50ml, hoặc ăn 3 quả táo.
 
Ngoài ra, để ổn định sức khỏe, người mắc bệnh cao huyết áp nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc hay những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng...

 

10 loại rau giúp hạ huyết áp

Sau đây xin giới thiệu 10 loại rau thường dùng có tác dụng phòng trị bệnh huyết áp.

Rau rút:
tính hàn, vị ngọt có tác dụng thanh nhiệt lợi thủy, tiêu thũng giải độc. Rau rút rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Y học đã chứng minh rằng chất polysacarid trong rau rút có tác dụng hạ huyết áp và phòng chống ung thư.

Rau cải cúc: tính mát, vị tê, không độc có tác dụng hòa tỳ vị, an tâm khí, lợi tiểu, tiêu đờm... Cải cúc tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật có tác dụng hạ huyết áp, bổ não, những chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, thông tiện và giảm cholesterol.

Rau diếp:
tính mát, vị đắng có tác dụng lợi ngũ tạng, thông kinh mạch, lợi tiểu... Tốt cho các bệnh tăng huyết áp. Trong thành phần của rau diếp, lượng kali cao gấp 27 lần lượng natri, tỷ lệ này rất có lợi cho sự cân bằng nước trong cơ thể và sự đào thải cặn bã, tăng cường bài tiết nước tiểu, giúp cải thiện tính năng co bóp của người tăng huyết áp. Rau diếp thường dùng ăn sống nên phải chú ý gieo cấy sạch và rửa sạch trước khi ăn để tránh bị tiêu chảy.

Rau cần tây:
tính mát vị ngọt đắng có tác dụng tỉnh não kiện thần. Cần tây thích hợp với các bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, mất ngủ, đau đầu... Rau cần tây có nhiều vitamin P có tác dụng tăng cường hiệu lực của vitamin C trong việc giảm huyết áp và giảm mỡ máu, có hiệu quả rõ rệt với các bệnh tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp do mang thai, sinh nở, tăng huyết áp thời kỳ mãn kinh.
 
Có thể dùng nước ép rau cần tây hoặc nấu nước uống hằng ngày rất tốt. Rau cần còn chứa nhiều chất khoáng, chất xơ có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.

10 loại rau giúp hạ huyết áp - 1
Cần tây có tác dụng trấn tĩnh bảo vệ mạch máu, tăng cường phát triển xương, chống thiếu máu thiếu sắt.

Rau cải thìa: tính mát, vị ngọt, có tác dụng tán hàn tiêu thũng, thanh nhiệt giải độc... Cải thìa có tác dụng hỗ trợ điều trị đối với các bệnh tăng huyết áp, hở van tim, viêm thận, chảy máu lợi, hoại huyết và bệnh về huyết quản não.

Mộc nhĩ đen (thường gọi mộc nhĩ): tính mát, vị ngọt, có công năng bổ khí ích trí bồi bổ dưỡng sinh, bổ huyết hoạt huyết... Mộc nhĩ thích hợp cho các bệnh tăng huyết áp, băng huyết, thiếu máu, đau răng, mất ngủ, viêm amidan. Mộc nhĩ chứa nhiều kali nên rất thích hợp cho người bệnh tăng huyết áp. Trong mộc nhĩ chứa chất axít tác dụng hạ cholesterol trong máu.
 
Chất keo trong mộc nhĩ có tính kết dính mạnh, có tác dụng kết hút các chất cặn thừa trong cơ thể, bài thải ra ngoài theo đường tiêu hóa. Glucoxit purin trong mộc nhĩ làm giảm khả năng tắc mạch máu não do tăng huyết áp gây nên.

Nấm hương: tính mát, vị ngọt có tác dụng kiện tỳ ích vị, giảm mỡ, giảm huyết áp. Nấm hương rất tốt cho các bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, xơ cứng động mạch, thừa mỡ trong máu... Nấm hương chứa nhiều kali, ít natri và chứa chất có tác dụng khống chế lượng cholesterol trong máu và trong gan, ngăn chặn quá trình xơ cứng động mạch. Nấm hương là thực phẩm trị liệu thích hợp với các chứng bệnh như: xơ cứng động mạch, tăng huyết áp, tiểu đường do thừa cholesterol gây nên.

Hành tây: tính ấm, vị cay, rất tốt cho các bệnh tăng huyết áp, thừa mỡ máu, tiểu đường... hành tây có thể làm tan bớt búi tắc mạch máu não, ức chế cholesterol trong máu tăng cao do ăn uống các thực phẩm nhiều chất béo. Hành tây có lượng canxi phong phú nên thường xuyên ăn hành tây sẽ bổ sung lượng canxi trong máu giúp hạ huyết áp. Những chất có trong hành tây có thể giảm bớt sức cản của huyết quản ngoại biên và động mạch vành tim để ổn định huyết áp.

10 loại rau giúp hạ huyết áp - 2
Cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu.

Cà chua: tính mát, vị chua có tác dụng tốt với các bệnh tăng huyết áp, xuất huyết đáy mắt... Chất xeton trong cà chua có tác dụng hạ huyết áp, lợi tiểu. Hàm lượng vitamin C trong cà chua không cao nhưng khó phá hủy, giúp làm mềm huyết quản nên có tác dụng chống xơ cứng động mạch và chống ung thư.

Cà tím: tính hàn lạnh, vị ngọt tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc... Cà tím hàm chứa nhiều vitamin E và P giúp nâng cao sức đề kháng của vi mạch huyết quản, chống xuất huyết. Các chất kiềm trong cà tím giúp giảm bớt lượng cholesterol trong máu, có tác dụng phòng chống bệnh về van tim rất tốt. Vì vậy cà tím là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch não, mạch vành...
 

Những bài thuốc "đánh bại" huyết áp cao

  Có rất nhiều bài thuốc y học cổ truyền độc đáo giúp chữa trị người bị bệnh huyết áp cao.

Cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, được xác định khi huyết áp tâm thu (tim co lại) lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương (tim giãn ra) lớn hơn 90 mgHg. Nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp có nhiều (bệnh ở thận, vỏ thượng thận do xơ vữa động mạch, do thai nghén hoặc dùng thuốc...). Tuy nhiên, có trên 90% trường hợp tăng huyết áp không rõ nguyên nhân (vô căn).
 
Theo y học cổ truyền, bệnh cao huyết áp thuộc chứng “huyễn vựng”, hoặc “can dương vượng”. Nguyên nhân có thể là do tình chí căng thẳng lâu ngày khiến can khí nội uất, hóa hỏa làm hao tổn can âm, can dương nhiễu loạn, bốc hỏa. Can và thận có quan hệ mật thiết với nhau, hỏa nung đốt phần âm của can thận, dẫn tới can thận âm hư, can dương vượng. Hoặc do ăn uống quá nhiều chất béo, chất ngọt làm tổn thương tỳ vị, dẫn đến chức năng vận hóa của tỳ suy giảm rồi dẫn tới đàm thấp nội sinh, và đưa đến thanh dương bất thăng, trọc âm bất giáng mà gây nên bệnh huyết áp cao.

Những bài thuốc "đánh bại" huyết áp cao - 1
Mướp đắng giúp chữa trị bệnh huyết áp ao (Ảnh minh họa)

Tùy theo thể bệnh (can hỏa thịnh, can thận âm hư, âm dương đều hư...) mà y học cổ truyền có những bài thuốc điều trị hiệu quả. Điều đặc biệt là có một số vị thuốc chỉ dùng độc vị (một vị), hoặc kết hợp vài ba vị để điều trị cao huyết áp ở thể nhẹ, hoặc ở giai đoạn đầu rất tốt như: cúc hoa, đỗ trọng, câu đằng, phòng kỹ, hòe hoa, mướp đắng, rau má, cải xoong, cam thảo đất, hạ khô thảo, lá liễu...

Dưới đây là một số cách ứng dụng đơn giản chữa cao huyết áp bằng cây cỏ mà người dân ở quê cũng có thể áp dụng.
 
- Rau cần nửa kg, rửa sạch, xay (hoặc giã nhuyễn) để vắt lấy nước uống.

- Lạc nhân (hạt đậu phộng) 200 gr, để cả vỏ lụa đem ngâm vào nửa lít giấm ăn, mỗi tối trước khi đi ngủ nhai 10 hạt và nuốt.

- Lá liễu tươi 250 gr, cho vào cùng 1 lít nước, rồi sắc (nấu) kỹ, uống trong ngày.

- Hoa cúc, hòe hoa, hoa đề thái (mỗi loại 10 gr) cho vào nửa lít nước, sắc uống trong ngày.

- Hạ khô thảo 15 gr, long đởm thảo 6 gr, ích mẫu 30 gr, bạch thược 12 gr, cam thảo 6 gr. Tất cả cho vào nồi cùng 3 chén nước (750 ml) sắc uống trong ngày.

- Sinh địa 15 gr, sơn thù 10 gr, trạch tả 10 gr, quế chi 10 gr, ngưu tất 10 gr cho vào cùng 3 chén nước, sắc uống trong ngày.

Lưu ý, cần tham khảo ý kiến nhà chuyên môn và cần theo dõi huyết áp, nếu thấy bất thường phải đi khám, kiểm tra sớm.



Món ăn cho người huyết áp cao
Cách chữa bệnh huyết áp cao bằng thuốc nam hiệu nghiệm
Bệnh cao huyết áp - nguyên nhân và cách điều trị
Ăn kiêng huyết áp cao
Cách làm hạ huyết áp nhanh cho người bệnh huyết ap cao


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý