Các món ăn từ nấm rơm thanh mát, bổ dưỡng

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Các món ăn từ nấm rơm thanh mát, bổ dưỡng

19/04/2015 01:20 PM
6,382

Vị ngọt tự nhiên, giòn giòn, thơm thơm của nấm được nhiều người ưa thích. Bạn hãy thử làm các món sau để làm phong phú thêm bữa cơm nhé.

Kết quả hình ảnh cho các món ăn từ nấm rơm

Cách làm các món ngon từ nấm


Gỏi Cuốn Chay

Nguyên liệu:

200 gr nấm rơm tươi + 1 miếng đậu hủ tươi, thứ vuông

1 chục bánh tráng trắng + 1 chén giá, lặt gốc rửa sạch

1 nắm hẹ + 1 ít rau sống, cải salad rửa sạch để sẵn + Bún

Kết quả hình ảnh cho gỏi chay cuốn

Cách làm:

Nấm rơm gọt ngâm nước muối, rửa sạch, tai nào lớn chẻ làm tư, nhỏ chẻ hai, vắt ráo , xào qua nếm chút muối,

Bún luộc để ráo

Đậu hủ xắt miếng dài khoảng 1 phân đừng mỏng quá

Sau đó lấy các món đã làm sẵn trên đây dùng bánh tráng cuốn rau sống, salad , giá, hẹ, bún.

Tương ăn với gỏi cuốn:

Lấy nữa chén đậu xanh , bỏ vỏ nấu chín tán nhuyễn, nữa chén tương tàu, vớt lấy hột bằm nhỏ, chút ba-rô bằm nhỏ, nhân đậu .

Lấy chút dầu xào tương với nhân đậu, để nước dừa tươi vô sao cho tương hơi sách là được , nấu sôi nêm thêm đường , muối , bột ngọt , để gừng bằm nhỏ, đem ra để đậu phộng rang giã dập , sắp gỏi cuốn dựng đứng trong tô, mỗi cuốn cắm 1 cái bông lan nhỏ coi cho đẹp, tương dọn ra chén nhỏ để vô chút tương ớt .

 

Thịt Kho Nấm Rơm

Nguyên liệu:

300g thịt nạc dăm + 150g nấm rơm + 1 muỗng cà-phê tỏi băm + 1 quả ớt sừng.

Gia vị: hạt nêm, muối, tiêu, nước mắm, đường, dầu ăn, tương ớt.

Kết quả hình ảnh cho thịt kho nam rom

Cách làm:

Thịt nạc rửa sạch, thái miếng dày 0,5cm. Ướp 2 muỗng cà-phê hạt nêm, 1 muỗng cà-phê đường, 2 muỗng súp nước mắm, 1/2 muỗng cà-phê muối, 1/2 muỗng cà-phê tiêu.

Nấm rơm cắt chân, ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch bằng nước sạch. Nấm nhỏ để nguyên, nấm lớn chẻ đôi. Ớt sừng thái khoanh.

Phi thơm tỏi băm với 1,5 muỗng súp dầu ăn. Cho thịt vào đảo đều, khi thịt săn lại cho nấm rơm vào kho. Nêm 2 muỗng súp tương ớt, 1/2 muỗng súp nước mắm, 1/2 muỗng cà-phê đường.

Kho thêm 5 phút, tắt bếp.

Cho thịt kho ra đĩa, rắc 1/3 muỗng cà-phê tiêu, ớt lên.

 

Cháo Nấm

Nguyên liệu:

Gạo tẻ: 300g + Gạo nếp: 100g + Nấm tươi: 200g

Hành khô: 100g + Rau răm, rau mùi, gia vị, dầu ăn

Kết quả hình ảnh cho nam cháo

Cách làm:

Gạo nếp trộn lẫn gạo tẻ, vo nhặt sạch, để ráo nước cho vào cối xay vỡ. Đổ nước vào nồi sao cho khoảng cách từ mặt nước đến gạo khoảng 1 ngón tay.

Khi nồi cháo sôi vặn nhỏ lửa cho cháo nở đều, sánh mà không bị cháy bén. Rau mùi, rau răm nhặt rửa sạch thái rối. Nấm tươi có thể mua nấm sò, nấm mỡ hoặc nấm kim châm đều được. Cắt bỏ một chút dưới chân nấm, nếu nấm to có thể xé làm hai hoặc 3 phần theo chiều dọc thân nấm, rửa qua nước pha muối loãng rồi bóp nhẹ tay cho nấm ra bớt nước. Khi nồi cháo đã chín nhừ, trút nấm vào quấy đều đun sôi nhỏ lửa khoảng 5-6 phút cho nấm chín. Nêm gia vị cho vừa ăn, rắc rau răm, rau mùi vào nồi bắc xuống. Khi ăn múc cháo vào bát tô ăn nóng.

 

 

MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Nấm ăn là những loại nấm không độc hại, được con người dùng làm thực phẩm. Không chỉ là món ăn ngon, các loại nấm còn có tác dụng tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống lão hóa, làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư, tim mạch...

Trong giới sinh vật có gần 7 vạn loài nấm, nhưng chỉ có hơn 100 loài có thể ăn hoặc dùng làm thuốc, thông dụng nhất là nấm rơm, nấm sò, nấm hương, nấm mỡ, nấm kim châm,... Ngoài nguồn thu hái từ thiên nhiên, người ta đã trồng được hơn 60 loài theo phương pháp công nghiệp với năng suất cao. Nhiều nhà khoa học cho rằng, nấm sẽ là một trong những thực phẩm rất quan trọng và thông dụng của con người trong tương lai.

Sau đây xin giới thiệu một số loại nấm ăn đang được trồng và sử dụng làm thực phẩm phổ biến hiện nay:

1. Nấm rơm

Là một trong những loại nấm ăn được sử dụng rất rộng rãi, có giá trị dinh dưỡng khá cao, cứ 100g nấm rơm khô chứa tới 21 - 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao, đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được), các yếu tố vi lượng (Ca, Fe, P) và các vitamin A, B1, B2, C, D, PP...

Nhờ giàu thành phần dinh dưỡng nên nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt bò, nấu canh, nấu lẩu, hầm với thịt gà, chế biến các món chay..., ngoài ra có thể chế thành thực phẩm chức năng, đặc biệt y học đã biết sử dụng nấm rơm trong các món ăn thuốc để hỗ trợ chữa nhiều bệnh như các chứng bệnh rối loạn chuyển hóa: béo phì, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp...

2. Nấm sò (Nấm bào ngư)

Nấm sò có màu trắng, vị ngọt, thơm, có giá trị dinh dưỡng với hàm lượng protein cao, giàu các vitamin và khoáng chất, không có độc tố mà giá cả lại mềm hơn so với các loại nấm khác nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Nấm sò thường được chế biến các món ăn đơn giản như xào, làm gỏi, nấu canh.. nhưng không kém phần bổ dưỡng cho cơ thể. Nấm sò giúp tiêu hoá tốt thức ăn, nhất là những trường hợp rối loạn tiêu hoá do dùng kháng sinh quá nhiều, gây viêm đại tràng mãn tính, giúp phục hồi chức năng của gan.

3. Nấm kim châm

Nấm kim châmlà một loài nấm màu trắng có hình giá đậu nhưng với kích thước lớn hơn. Mũ nấm lúc còn non có hình câu hay hình bán cầu, về sau chuyển sang dạng ô. Trong nấm kim châm có 16 loại acid amin, trong đó có 8 loại cần thiết cho cơ thể con người, nhiều lysin và kẽm giúp phát triển trí nhớ và trí lực của trẻ (nên được gọi là “nấm tăng trí nhớ của trẻ” và “nấm ích trí”). Do có nhiều kali nên nấm kim châm  rất thích hợp với người tăng huyết áp, phòng chữa tai biến mạch máu não, giảm hàm lượng cholesterol và thúc đẩy nhu động ruột và dạ dày nên chống béo phì, phòng và trị bệnh gan, bệnh loét dạ dày. Nấm kim châm còn có tác dụng chống mệt mỏi, tăng sức đề kháng, chống khuẩn tiêu viêm, bài tiết các kim loại nặng khỏi cơ thể.

4. Nấm mỡ

Còn gọi là nhục tẩm, bạch ma cô, dương ma cô..., cũng là một trong những loại nấm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong 100g nấm mỡ tươi có chứa 2,9 g đạm (100g khô chứa 36 – 38g đạm), nhiều loại vitamin và khoáng chất (B1, B2, C, Ca, P). Ngoài ra, nấm mỡ còn chứa nhiều loại acid amin quý như threonine, alanine, aspartic acid, leucine, citrulline, glycine, glutamic acid, sarcosine, proline…, nhiều nguyên tố vi lượng khác như Na, K, Mn, Zn, I, Cu, Fe…

Nấm mỡ có tác dụng làm giảm đường và cholesterol máu, phòng chống ung thư và cải thiện chức năng gan. Bởi vậy, đây là loại thực phẩm rất thích hợp cho những người bị ung thư, tiểu đường, tăng cholesterol máu, cao huyết áp, giảm bạch cầu và viêm gan.

5. Nấm hương (nấm đông cô)

Nấm hương chứa khá nhiều đạm (12-14%) và đặc biệt giàu khoáng chất, vitamin như vitamin C, B, tiền vitamin D, Ca, Niacin, Fe, Mg... Nó có khoảng 30 enzym và tất cả các acid amin thiết yếu cho cơ thể (tức là những acid amin mà cơ thể không tổng hợp được). Nấm cũng có một số alcool hữu cơ mà khi nấu chín, các alcool này biến đổi, tạo thành mùi thơm đặc biệt.

Nấm hương có tác dụng tăng cường miễn dịch của cơ thể, ức chế tế bào ung thư, hạ huyết áp, giảm cholesterol, hỗ trợ tiêu hóa. Đây là thức ăn lý tưởng cho những người bị thiếu máu do thiếu sắt, cao huyết áp, tiểu đường, trẻ em suy dinh dưỡng.

6. Nấm mèo (mộc nhĩ đen)

Nấm mèo hay còn gọi là mộc nhĩ đen hoặc nấm tai mèo vì lúc còn tươi nấm có hình dạng trông giống tai mèo. Mặt ngoài tai nấm màu nâu nhạt, có lông mịn, mặt trong nhẵn màu nâu sẫm. Nấm mèo nguyên là một loại nấm mọc hoang trên những thân gỗ mục. Gần đây, nấm mèo được bán trên thị trường chủ yếu được trồng và chế biến theo phương pháp công nghiệp.

Nấm mèo là một loại nấm ăn được có giá trị bổ dưỡng rất cao, có nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, giải độc và làm chậm sự lão hoá. Đặc biệt, với tính năng lương huyết và hoạt huyết, nấm mèo là một loại thực phẩm làm thuốc rất quý có tác dụng làm giảm cholesterol và cải thiện tuần hoàn huyết. Ngoài ra, nấm mèo còn giúp cơ thể tăng cường giải độc, kết dính những chất độc hại để thải ra ngoài theo đường tiêu hóa hoặc đường tiết niệu và cả tác dụng làm tiêu dị vật hoặc bào mòn các loại sỏi kết tụ trong cơ thể. Do vậy, người ta khuyên những người mắc bệnh sỏi thận, sỏi mật hoặc sỏi bàng quang, những người làm việc trong môi trường độc hại, nhiều khói bụi như công trường xây dựng, mỏ than, nhà máy xi măng... nên thường xuyên sử dụng nấm mèo trong khẩu phần ăn hàng ngày.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý